1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát đặc điểm sinh học, hình thái của bọ rùa 12 chấm (epilachna dodecastigma) gây hại trên họ dưa bầu bí

82 608 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 13,12 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT HUỲNH THANH PHONG KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM Epilachna dodecastigma GÂY

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

HUỲNH THANH PHONG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI

CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna dodecastigma)

GÂY HẠI TRÊN HỌ DƯA BẦU BÍ

Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cần Thơ – 2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI

CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna dodecastigma)

GÂY HẠI TRÊN HỌ DƯA BẦU BÍ

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Ths Phạm Kim Sơn Huỳnh Thanh Phong

Lớp: Nông Nghiệp Sạch K35

MSSV : 3093085

Cần Thơ – 2012

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

-

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch, với đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI

CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna dodecastigma)

GÂY HẠI TRÊN HỌ DƯA BẦU BÍ

Do sinh viên Huỳnh Thanh Phong thực hiện

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày… tháng… năm…… Cán bộ hướng dẫn

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài: KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna dodecastigma) GÂY HẠI TRÊN HỌ DƯA BẦU BÍ Do sinh viên Huỳnh Thanh Phong thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:

DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày… tháng… năm …

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Huỳnh Thanh Phong

Trang 6

LỜI CẢM ƠN Kính dâng!

Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người

Chân thành biết ơn sâu sắc

- Ths Phạm Kim Sơn đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn

- Huỳnh Văn Minh Chánh đã giúp tôi hoàn thành số liệu và chỉnh sửa luận văn

- Chị Thảo, bạn Quyên, bạn Trân cùng các bạn Nông Nghiệp Sạch 35 đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Thân gửi về!

Các bạn lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 35 những lời chúc sức khỏe và thành đạt

trong tương lai

Huỳnh Thanh Phong

Trang 7

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Huỳnh Thanh Phong

Ngày, tháng, năm sinh: 19/12/1989

Nơi sinh: Trà Ôn – Vĩnh Long

Họ và tên cha: Huỳnh Văn Bảy

Họ và tên mẹ: Phạm Thị Liêm

Địa chỉ liên lạc: ấp Tích Khánh, Xã Thiện Mỹ, Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long

Quá trình học tập:

Năm 1996-2002: học cấp 1, tại trường Tiểu Học Thiện Mỹ A

Năm 2002-2006: học cấp 2, tại trường THCS Thiện Mỹ

Năm 2006-2009: học cấp 3, tại trường THPT Trà Ôn

Năm 2009-2012: sinh viên ngành Nông Nghiệp Sạch khóa 35, Khoa Nông

nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ

Trang 8

HUỲNH THANH PHONG, 2012 “Khảo sát đặc điểm sinh học, hình thái của bọ

rùa 12 chấm (Epilachna dodecastigma) gây hại trên họ dưa bầu bí” Luận văn tốt

nghiệp Đại học, nghành Nông Nghiệp Sạch, Khoa Nông Ngiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ

Cbhd: Ths Phạm Kim Sơn

TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát đặc điểm sinh học, hình thái của bọ rùa 12 chấm (Epilachna dodecastigma) gây hại trên họ dưa bầu bí” được thực hiện tại Thành Phố Cần Thơ từ

tháng 9/2011 đến tháng 3/2012 đã đạt được những kết quả sau:

Qua thí nghiệm khảo sát vòng đời của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma

trong điều kiện PTN từ tháng 9/2011 với điều kiện nhiệt độ phòng dao động từ

27-30oC và ẩm độ từ 75-88% cho thấy vòng đời trung bình 64,7 + 2,33 ngày, ấu trùng có 4 tuổi thời gian sống của thành trùng cái lâu hơn thành trùng đực Thành trùng đực và thành trùng cái bọ rùa 12 chấm có kiểu biến thái hoàn toàn gồm 4 giai đoạn phát triển

đó là trứng, ấu trùng (có 4 tuổi), nhộng và thành trùng

Ấu trùng có 4 tuổi phát triển qua 3 lần lột xác thời gian phát triển của ấu trùng

từ 17- 25 ngày Nhộng phát triển trong thời gian từ 6-10 ngày và hình thành ở mặt dưới

lá Thành trùng thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) có kích thước trung bình, mặt lưng cơ thể hình bán cầu, chiều dài từ 5-8 mm, rộng từ 3-6 mm, có màu nâu đỏ, ngực trước và

cánh có màu nâu Mỗi con cái đẻ trung bình khoảng 936,1 + 353,27 trứng

Về khả năng lựa chọn một số loại kí chủ trong phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy ngoài một số loại kí chủ phổ biến như: dưa leo, bầu, mướp, bí đỏ, cà tím… thì bọ

rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma còn gây hại trên một số loại cây khác như ớt, đậu

bắp, dưa gang, dưa hấu Nhưng bọ rùa thích ăn nhất là bí đao, cà tím kế đến là dưa gang, mướp hương, dưa leo và ít gây hại trên khổ qua

Trang 9

MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG xi

DANH SÁCH HÌNH xii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC PHÂN BỐ HỌ DƯA BẦU BÍ (Cucurbitaceae) 2 1.1.1 Về dinh dưỡng 2

1.1.2 Giá trị kinh tế 3

1.1.3 Kỹ thuật trồng một số loại cây thuộc họ dưa bầu bí……… 3

1.2 MỘT SỐ CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN HỌ DƯA BẦU BÍ……….12

1.2.1 Bọ rùa 12

1.2.1.1 Epilachna vigintioctopunctata (bọ rùa 28 chấm) 14

1.2.1.2 Epilachna dodecastigma (bọ rùa 12 chấm) 155

1.2.2 Bọ trĩ 166

1.2.1.1 Triệu chứng 16

1.2.1.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái 17

1.2.1.3 Thiên địch 17

1.2.3 Ruồi đục lá (Dòi đục lá) 17

1.2.3.1 Triệu chứng 177

1.2.3.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái 177

1.2.3.3 Thiên địch 18

1.2.4 Ruồi đục trái 1818

1.2.4.1 Triệu chứng 18

1.2.4.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái 18

1.2.5 Bọ dưa ……… ……… 19

1.2.5.1 Triệu chứng gây hại……….……… 19

1.2.5.2 Đặc điểm sinh học và hình thái……….…….……….19

1.2.5.3 Biện pháp phòng trừ………19

Trang 10

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 21

2.1 PHƯƠNG TIỆN 211

2.1.1 Vật liệu thí nghiệm 21

2.1.2 Nguồn bọ rùa 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP 22

2.2.1 Khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm 22

2.2.2 Khảo sát khả năng gây hại trên một số loại kí chủ của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm .24

2.2.2.1 Khảo sát phổ kí chủ của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma trong phòng thí nghiệm 25

2.2.2.2 Khảo sát tính ưa thích kí chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm trong điều kiện phòng thí nghiệm 25

2.2.3.3 Khảo sát khả năng gây hại của bọ rùa 12 chấm trên các bộ phận khác nhau của kí chủ 26

2.2.2.4 So sánh khả năng ăn của thành trùng bọ rùa 12 chấm và thành trùng bọ rùa nâu Epilachna vigintioctopunctata 27

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ CÁCH GÂY HẠI CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM Epilachna dodecastigma 28

3.1.1 Đặc điểm sinh học và hình thái của bọ rùa 12 chấm 28

3.1.1.1 Trứng 30

3.1.1.2 Ấu trùng 32

3.1.1.3 Nhộng 34

3.1.1.4 Thành trùng 35

3.1.2 Triệu chứng và cách gây hại của bọ rùa 12 chấm .37

3.2 KHẢO SÁT MỘT SỐ LOẠI KÍ CHỦ VÀ SỰ ƯA THÍCH CÂY KÍ CHỦ CỦA THÀNH TRÙNG BỌ RÙA 12 CHẤM EPILACHNA DODECASTIGMA 39

3.2.1 Khảo sát phổ kí chủ của bọ rùa 12 chấm 40

Trang 11

3.2.2 Khảo sát tính ưa thích kí chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm Epilachna

dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm 42

3.2.3 Khảo sát khả năng gây hại của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma trên các bộ phận khác nhau của kí chủ 43

3.2.4 So sánh khả năng ăn của thành trùng bọ rùa 12 chấm và bọ rùa 28 chấm 44

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ CHƯƠNG

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG

1.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được 3

3.1 Thời gian phát triển qua các giai đoạn của bọ rùa 12 chấm

Epilachna dodecastigma trong phòng thí nghiệm

3.4 Chỉ tiêu tỷ lệ hóa nhộng của bọ rùa 12 chấm Epilachna

dodecastigma trong phòng thí nghiệm

35

3.5 Khả năng sinh sản của thành trùng cái bọ rùa 12 chấm Epilachna

dodeecastigma trong phòng thí nghiệm

37

3.6 Khả năng gây hại gây hại trên một số loại kí chủ của bọ rùa 12

chấm Epilacna dodecastigma

39

3.7 Khả năng gây hạitrên các bộ phận khác nhau của kí chủ 41

3.8 Khả năng gây hại của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma

trên các loại kí chủ khác nhau

42

3.9 So sánh khả năng gây hại của bọ rùa 12 chấm Epilachna

dodecastigma và bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata

trên bí đao

43

Trang 13

2.3 Khảo sát phổ kí chủ của bọ rùa 12 chấm trong phòng thí nghiệm 25

2.4 Khảo sát tính ưa thích kí chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm

Epilachna dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm

26

2.5 Thành trùng bọ rùa loài Epilachna vigintioctopunctata (A) loài

Epilachna dodecastigma (B)

27

3.1 Vòng đời bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma 28

3.2 Các giai đoạn phát triển trứng của bọ rùa 12 chấm Epilachna

dodecastigma

31

3.4 Các mảnh vỏ để lại của ấu trùng Epilachna dodecastigma khi lột

xác

33

3.5 Các giai đoạn nhộng của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma 34

3.6 Thành trùng cái (A) và thành trùng đực (B) bọ rùa Epilachna

dodecastigma

35

3.7 Triệu chứng gây hại của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma 38

3.8 Triệu chứng gây hại trên lá (A) dưa gang (B) cà tím (C) mướp (D)

dưa hấu (E) bầu của bị rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma

40

3.9 Triệu chứng bọ rùa g Epilachna dodecastigma

gây hại trên hoa bí đao

41

3.10 Trọng lượng thức ăn (mg) bọ rùa Epilachna dodecastigma tiêu

thụ trên 6 loại thức ăn trong phòng thí nghiệm

43

Trang 14

MỞ ĐẦU

Rau ăn quả họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae) là loại rau rất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình Thời gian sinh trưởng ngắn, thị trường tiêu thụ rộng, phù hợp với chế độ luân canh, xen canh và đặc biệt có thể trồng được quanh năm nên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao Chính vì thế, ngày nay rau họ bầu bí dưa được trồng với diện tích lớn và quanh năm nên dịch hại có điều kiện phát triển nhanh, gây hại nhiều đến năng suất Do đó, người dân đã sử dụng nhiều loại thuốc độc hại, phun nhiều lần trên vụ, với liều lượng cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất Đây là nguyên nhân chính làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân khi phun thuốc và tiêu thụ sản phẩm có dư lượng thuốc, ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường

Côn trùng là một trong những yếu tố gây hại quan trọng gây thất thu năng suất Một trong những loài gây hại nghiêm trọng trên họ bầu bí dưa là bọ rùa 12 chấm

Epilachna dodecastigma mà hiện nay có rất ít tài liệu nghiên cứu về loại bọ rùa này

Đây là một dịch hại mới, nhưng hiện diện khá phổ biến trên lá của các ruộng dưa bầu

bí, bọ rùa tấn công thường cạp ăn trụi lá trên cây do đó làm giảm diện tích quang hợp

và khả năng sinh trưởng của cây trồng, nếu mật số cao có thể tấn công tiếp phần ngọn, hoa và cuống trái

Chính vì vậy đề tài này được thực hiện nhằm mục đích khảo sát đặc tính sinh

học, cây kí chủ và khả năng gây hại của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma

nhằm hiểu rõ về đối tượng gây hại này từ đó đưa ra biện pháp phòng trị có hiệu quả và kịp thời đối với loại gây hại đang phổ biến trên các rẫy dưa bầu bí hiện nay

Trang 15

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC PHÂN BỐ HỌ DƯA BẦU BÍ (Cucurbitaceae)

Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, khổ qua Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, mặc dù có lẽ không quan trọng như họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae) hay họ Cà (Solanaceae) Phần lớn các loài trong họ này

là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và sặc sỡ

Họ bầu bí dưa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm thuộc nam Châu Á, là loại cây ưa nhiệt Những năm cuối của thế kỷ XX, họ bầu bí dưa là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai cập, Tây Ban Nha Ở nước ta, những năm gần đây bầu bí dưa đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề về thực phẩm (Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2004)

1.1.1 Về dinh dưỡng

Các loại rau nói chung và bầu bí dưa nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày và không thể thay thế Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300 -2500 Calo năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể Dưa bầu bí là một thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có giá trị

Thành phần dinh dưỡng gồm protein (đạm); glucid (đường); xenlulo (xơ); năng lượng; canxi; phospho; sắt; natri ; kali; caroten; vitamin B1; vitamin C

Trang 16

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được

(Mai Thị Phương Anh, 1996)

1.1.2 Giá trị kinh tế

Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa bầu bí là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao Bầu bí dưa là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị

1.1.3 Kỹ thuật trồng một số loại cây thuộc họ dưa bầu bí (Cucurbitaceae)

 Kỹ thuật trồng bầu

Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới Trái non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, phơi khô để ăn dần Trái non chứa 90,7% nước, 0,7% đạm, 0,2% chất béo, 6,3% chất bột đường, 1,5% chất xơ và 0,6% chất khoáng Bầu là loại dây leo, có tua cuốn, phân nhánh Thân được phủ nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng, không xẻ thuỳ hay xẻ thuỳ hơi nông, hoa đơn tính (Trần Khắc Thi, 2011)

Bầu có nhiều giống nhưng trồng phổ biến ở vùng đồng bằng gồm có:

- Bầu thước: trái hình trụ, dài 60 - 80 cm, vỏ màu xanh nhạt, cho nhiều trái trên đất

Chỉ tiêu Thành phần hóa học (g,%) Vitamin (mg,%)

Loại rau Nước Protit Glu Tro

Trang 17

phù sa màu mỡ, trái chứa ít hạt, hạt già màu nâu, trơn, láng Canh tác bầu thước phải làm giàn

- Bầu sao: trái hình trụ, dài 40 - 60 cm, vỏ màu xanh đậm điểm những đốm trắng Bầu sao thích nghi với điều kiện đất rộng rãi nên được trồng phổ biến hơn bầu thước Một số nơi trồng bầu sao bò trên đất, bầu vẫn cho trái nhưng trái ngắn Bầu sao chứa nhiều hột, hột già màu nâu sậm với nhiều lông tơ trắng

- Bầu thúng hay bầu nậm: trái có hình dáng như cái bình với phần dưới phình to, trái nhiều ruột và hột nên ít được ưa chuộng trong sản xuất

- Bầu trắng: trồng phổ biến ở Tiền Giang và vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh Bầu cho trái ngắn, từ 30 - 40 cm, hình trụ, kích thước đầu và cuối trái bằng nhau Bầu trắng được ưa chuộng nhờ cho nhiều trái, từ 30 - 40 trái/cây, trái nhỏ vừa dễ mua và dễ

ăn trong ngày, phẩm chất ngon Bầu có thể trồng giàn hay bò đất

* Kỹ thuật trồng bầu như sau:

- Thời vụ: có thể trồng quanh năm, vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn

mùa mưa

- Mật độ, khoảng cách: liếp rộng 0,7 m, cao 0,3 m (tuỳ theo mùa vụ và mực thuỷ

cấp) Trồng 1 hàng, cây cách cây 0,8 m Lượng hạt giống cần cho 1 ha: 300 – 400gr

- Cách trồng: đào hốc kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân

chuồng hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100 g phân hỗn hợp NPK (16-16-8) cho mỗi hốc trước khi trồng

- Chăm sóc

+ Tưới nước, bón thúc

Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 - 2 lần/ngày cho đủ ẩm Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái

Bón thúc cho bầu vào 2 giai đoạn cần thiết như sau:

Giai đoạn tăng trưởng: kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng) Bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất cho cây ra hoa kết trái

Trang 18

Giai đoạn ra hoa, đậu trái: bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái

Trong suốt thời gian canh tác (130 - 140 ngày) mỗi hốc bón từ 1 - 1,5 kg phân hỗn hợp NPK

+ Lấp dây, làm giàn

Trồng bầu giàn khi bầu mọc dài được 1m bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 - 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này Trồng được 2 tháng mới nương dây cho bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây Nên làm giàn bằng

để bầu đủ diện tích bò, nếu dàn không thích hợp hay quá nhỏ không đủ để bầu bò, bầu cho ít trái hay thay đổi dạng trái và kích thước trái, không đạt tiêu chuẩn trái thương phẩm của giống Bầu vừa lên giàn là trổ hoa đậu trái, 75 - 90 ngày sau khi trồng bầu bắt đầu cho thu hoạch

+ Tỉa nhánh, bấm ngọn

Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh Các dây nhánh ở đoạn thân

từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng Khi bầu lên giàn thì không tỉa nữa

để dây nhánh cho trái Lấy được trái trên nhánh nào thì bấm ngọn để trái phát triển lớn

và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác

+ Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại bầu gồm bọ rùa ăn lá (Epilachna dodecastigma), ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ dưa (Aulacophora similis) Phun thuốc khi

thấy các côn trùng nầy xuất hiện

Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa

và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô Trong thực tế do

diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của bầu không cao nên nông dân thường không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có

Trang 19

- Thu hoạch và để giống

Trái bầu phát triển 10 - 12 ngày sau khi trổ hoa là có thể thu họach để ăn Cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon Không nên để trái già,

vỏ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và cây mau tàn Nếu chăm sóc tốt giàn bầu cho thu trái 2 - 3 ngày/lần; lúc rộ thu hoạch mỗi ngày, thu liên tục 60 ngày bầu mới tàn Mỗi gốc trung bình cho từ 10 - 15 trái, muốn lấy giống phải để trái già, dây nào để trái giống thì không cho trái tươi nửa Chọn trái tốt gần gốc, giữ cho đến khi dây tàn, vỏ trái chuyển sang vàng, hóa gỗ Thu trái giống về treo nơi thoáng mát cho hạt bên trong chín đầy đủ, cắt bỏ đầu và cuối trái, bổ phần giữa lấy hạt rửa sạch, phơi khô rồi cất giữ trong chai lọ kín (Nguyễn Mạnh Chinh, 2011)

 Kĩ thuật trồng bí đỏ

Bí đỏ có nguồn gốc Trung Mỹ, gồm 25 loài nhưng phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới là

C pepo và C moschata, còn C maxima thì thích hợp ở vùng khí hậu mát

Sản phẩm sử dụng chính là trái, giàu vitamin A, trái chứa 85 - 91% nước, chất đạm 0,8

- 2 g, chất béo 0,1 - 0,5 g, chất bột đường 3,3 - 11 g, cho năng lượng 85 -170 kJ/100 g Ngoài ra, hoa, lá và đọt non cũng được dùng làm rau ăn

* Rễ: hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ ăn lan rộng nên khả năng chịu hạn tốt Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn Đây là cây rau được chú ý canh tác đầu tiên trên những vùng đất mới khai phá

* Thân: thân bò có tua cuốn, thân dài ngắn tuỳ giống, thân tròn hay có gốc cạnh Thân

có khả năng ra rễ bất định ở đốt Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân

* Lá: lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay gốc cạnh, có xẻ thùy sâu hay cạn, màu xanh hay lốm đốm trắng

* Hoa: hoa đơn phái, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng Trong điều kiện khí hậu không thuận hợp cây sinh ra hoa lưỡng tính hay hoa đực bất thụ

* Trái: đặc điểm của cuống trái là một đặc tính dùng để phân biệt các loài bí trồng Cuống trái mềm hay cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy cuống phình hay không Vỏ trái cứng hay mềm, trơn láng hay sần sùi, màu sắc vỏ trái thay đổi từ xanh đậm tới vàng,

Trang 20

hơi trắng Hình dạng trái rất thay đổi từ tròn, oval tới dài Thịt trái dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến vàng tươi Ruột chứa nhiều hột nằm giữa trái

Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở đồng bằng cho đến cao nguyên có cao độ 1.500 m Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 18 – 27oC Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng hoa và trái non

Nhiệt độ và độ dài ngày đều có ảnh hưởng trên sự hình thành tỷ lệ hoa đực và cái trên cây Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực

Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng kém nhưng chịu khô hạn tốt, ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát sinh bệnh trên lá (Trương Đích, 2011)

Các giống địa phương trồng phổ biến Hai giống được ưa chuộng nhất là:

- Giống Bí Vàm Răng: trồng phổ biến ở Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng Trái tròn dẹp, có khía, nặng 3 - 5 kg, trái già màu vàng, vỏ hai da, thịt dầy, dẻo, màu vàng tươi, phẩm chất ngon

- Giống Bí trái dài Ban Mê Thuộc: trồng phổ biến ở miền Đông Nam Bộ và cao nguyên Trái bầu dục dài, nặng 1 - 2 kg, vỏ vàng xanh hay vàng, trơn láng hay sần sùi, thịt mỏng, màu vàng tươi đến vàng cam, ít dẻo, ngon ngọt

* Kỹ thuật trồng bí đỏ như sau:

Thời vụ: bí đỏ trồng được quanh năm, tùy theo điều kiện đất và nước từng nơi

mà bố trí trong mùa khô hay mùa mưa Mùa khô gieo tháng 11 - 1 dương lịch, thu hoạch tháng 3 - 4 dương lịch; mùa mưa gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 8 - 9 dương

lịch

Làm đất: bí đỏ rất dễ trồng không kén đất, có thể trồng trên đất bờ hoặc đất

ruộng sau mùa lúa, nhưng tốt nhất là đất mới khai phá Kỹ thuật làm đất bí tương tự như làm đất trồng dưa hấu Đất được cuốc lên líp đôi, khoảng cách giữa 2 tim mương 5

- 6 m, mương rộng 0,4 - 0,6 m, mặt luống rộng 0,7 m, cao 0,2 - 0,3 m, khoảng cách cây

trên luống 0,5 - 0,7 m, mật độ 5.500 - 7.500 cây/ha

Trang 21

Gieo hạt: hạt gieo thẳng hoặc gieo trong bầu, thường ngâm ủ cho nẩy mầm

trước khi gieo Lượng giống gieo 1 - 1,5 kg/ha tùy giống Cây con đem trồng có 1 - 2 lá nhám

Tưới nước: cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa

Thoát nước tốt trong mùa mưa không để rễ cây bị úng

Tạo hình: khi bí dài 1m, lấy đất đắp đoạn thân giúp cây phát triển rễ phụ tăng

khả năng hút chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng tốt hơn Bí có khả năng đâm nhánh mạnh nên ra rất nhiều nhánh Mỗi cây chỉ nên chừa 2 - 4 nhánh tốt nhất hoặc dây chánh và 1 - 2 dây nhánh, tỉa hết các nhánh khác làm rau ăn để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái Cũng tỉa bớt các lá chân hoặc lá vàng úa, giúp thông thoáng ong bướm

dể tìm hoa hút nhụy, tăng tỷ lệ đậu trái

Để trái: Hoa đực ở bí đỏ rất nhiều gấp hơn 20 lần hoa cái, hoa đực có sớm hơn

hoa cái vài ba ngày Khoảng 35 ngày sau khi trồng hoa cái bắt đầu nở Hoa nở vào buổi sáng sớm, thường thì hoa đực và hoa cái trên một cây nở hoa không cùng lúc mà hạt phấn chỉ thụ tinh trong vài giờ, vì vậy thụ phấn nhân tạo rất cần thiết để đảm bảo năng suất Ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực lên nướm vòi nhụy Không nên phun thuốc trừ sâu xông hơi mạnh trong thời gian chấm nụ Mỗi cây thường để 1 -

3 trái tùy theo khoảng cách trồng và độ phì của đất

Thu hoạch: Nếu ăn ngay hoặc tiêu thụ nhanh tại điạ phương có thể thu trái non

(khoảng 30 ngày sau khi đậu trái), trái thu non hái được nhiều trái và dây lâu tàn Nếu

để dự trử lâu nên thu khi trái thật già vỏ cứng có màu vàng, có lớp sừng, có phấn, cuống vàng và cứng (khoảng 3 - 4 tháng sau khi trồng) tùy theo giống, dùng dao cắt cả cuống đem về bôi vôi vào mặt cắt giữ nơi thoáng mát Năng suất 20 - 30 tấn/ha

Trang 22

Để giống: Cần chọn trái đều đặn, nằm trên dây chính, thật già, vỏ cứng chắc, thu

hoạch khi dây đã tàn, cất giữ trong nhà ít nhất 1 tháng mới bổ ra lấy hạt Hạt được rửa sạch, phơi khô để vào chai kín cất giữ (Tạ Thu Cúc, 2009)

 Kỹ thuật trồng dưa leo

Cây dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., là một loại rau ăn quả thương

mại quan trọng, là thực phẩm thông dụng và được trồng phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới Ở Việt Nam, dưa leo được trồng từ Bắc tới Nam (Thái Hà và Đặng Mai, 2011)

Thời vụ: Ở các tỉnh phía nam, dưa leo có thể trồng được quanh năm, nhưng trồng

tốt nhất là vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 7)

Giống: Hiện nay, ngoài các giống địa phương, còn có một số giống lai F1 năng suất

cao như: Mummy 331, Mỹ trắng 3252, dưa leo 179, TN 883, dưa leo 702, dưa leo Caesar 17 Tùy theo cách trồng mà có thể chuẩn bị khoảng 50 – 80 gram hạt giống cho một 1000 m2 Ngâm hạt giống trong nước nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 1 giờ Rồi vớt hạt ra để ráo nước và dùng khăn ẩm bọc lại, ủ cho đến khi nứt nanh (khoảng 24 giờ) thì đem gieo Có thể gieo trực tiếp ra ruộng hay gieo vào khay xốp rồi sau đó 7 ngày mới đem cây con ra ruộng trồng

Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và có độ màu mỡ cao Sau khi trồng một vài vụ nên luân canh với cây lúa nước hoặc một số cây trồng khác họ bầu bí khác như hành, ngò, rau cải… (không luân canh với những cây thuộc họ bầu bí) để hạn chế sâu bệnh

Trang 23

tốt Mỗi liếp trồng 1 hàng, các hốc cách nhau 25 – 30 cm, gieo mỗi hốc 1 – 2 hạt Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, nên bón lót vôi bột, phân chuồng hoai mục, super lân, phân hữu cơ sinh học HVP 401B, HVP Organic, DAP và Kali (rãi đều trên mặt liếp trồng), sau đó xới lại để trộn vôi, phân vào đất nhằm làm tăng pH đất thích hợp cho cây dưa leo đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu Sau đó tiến hành phủ bạt nilon, đục lỗ trồng

Làm giàn: có thể làm giàn trước hoặc ngay sau khi trồng hoặc khi cây có tua

cuốn Cắm chà bằng chà tre hay có thể làm gàn bằng lưới nilon, chà cao 2 – 2,5 m, cắm theo hình chữ A

Chăm sóc: khi cây mọc khỏi mặt đất, trồng dặm những cây bị chết, thường

xuyên vắt ngọn 3 – 4 ngày 1 lần giúp cây bò lên giàn tốt, thăm đồng thường xuyên kiệp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ Ở giai đoạn từ sau khi trồng đến 30 ngày sau trồng khi phát hiện cây bị virus phải nhổ bỏ ngay để tránh lây lan bệnh khảm

Lượng phân: mỗi 1000 m2 bón khoảng 1 - 1,5 tấn phân chuồng mục + 100 kg vôi + 50 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 2 kg HVP Organic + 20 - 30 kg Urea +

20 - 25 kg Kali + 30 – 40 kg Super lân + 30 – 35 kg DAP + 20 – 25 kg NPK (20 – 20 – 15)

+ Bón lót trước khi trồng: Bón lót toàn bộ vôi, phân chuồng, super lân, phân hữu cơ

hàng hay rãi đều trên mặt liếp rồi sau đó xới đất lấp phân lại

+ Bón thúc lần 1: bón vào lúc cây có 4 – 5 lá, sắp có tua cuống với lượng 17 – 20 kg DAP + 10 -15 kg Urea + 10kg Kali (đục lỗ các gốc khoảng 15 cm bỏ phân lấp đất lại sau đó tưới nước hay pha loãng lượng phân trên vào nước để tưới)

Chú ý: sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy rễ cây)

+ Bón thúc lần 2: khi cây sắp ra hoa đầu tiên 15 – 20 kg DAP + 15 kg Kali + 10 – 15

kg Urea

+ Trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2 – 3 đợt hái trái pha loãng phân NPK 15) tưới bổ sung một lần (mỗi lần pha khoảng 5 – 7 kg NPK (20-20-15), chú ý pha

Trang 24

(20-20-loãng để tránh làm hư rễ cây Nhằm cung cấp dinh dưỡng kiệp thời cây cho cây nhiều trái hơn giảm số quả bị đèo

Phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả

nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:

- Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt, 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun

- Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Organic 1 lần giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái Khi cây bắt đầu ra hoa và đậu trái rộ phun HVP Giàu Canxi + Giàu

Bo + Giàu Lân + Giàu Manhê để cung cấp kiệp thời dinh dưỡng cho cây và tăng đậu trái Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt phun, 7 ngày phun

lập lại 1 lần để giúp trái to màu sắc đẹp (http://agriviet.com)

Thành phần sâu bệnh hại trên cây dưa leo và cách phòng trừ

* Sâu xám, dế: thường xuất hiện lúc cây con, cắn ngang thân làm chết cây, dùng Basudin 10H rãi vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1000 m2)

* Bọ rùa ăn lá: thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ, làm hư hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc như Vertimec, Sherpa, Polytrin, Trigard

* Bọ trĩ: thường trập trung ở các đọt non để chích hút nhựa cây, làm dưa chùn ngọn không phát triển được và tác nhân lây lan bệnh do virus, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Confidor, Regent, Polytrin, Selecron

* Sâu xanh ăn lá: thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Polytrin, Karate, Sherpa

* Bệnh virus: trong giai đoạn 10 – 30 NST thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để nhổ

bỏ triệt để cây nhiễm bệnh và phòng trừ nhóm côn trùng chích hút (bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy mềm)

* Đối với các bệnh do nấm gây ra như: bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, bệnh héo vàng …, thực hiện theo quy trình phòng trừ bệnh như sau:

Trang 25

- 12 – 15 ngày sau trồng phun Amistar 250SC (10 ml/bình 16 lít nước phun 2 bình/1000 m2)

- 19 – 22 ngày sau trồng phun Ridomil Gold 68WG (40g/bình 16 lít nước phun

1.2 MỘT SỐ CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN HỌ DƯA BẦU BÍ

Bầu bí và dưa chuột là những cây thường được trồng quanh năm ở nước ta và mang lại thu nhập tương đối cao cho người nông dân, đặc biệt là cây bí với ưu điểm dễ bảo quản dễ tiêu thụ nên nó được đưa vào để thay thế một phần diện tích lúa ở một số địa phương ở nước ta Tuy nhiên qua thực tế sản xuất cho thấy cây bầu bí dưa trong

quá trình trồng trọt thường bị hại bởi một số sâu hại như: bọ trĩ (Thrip palmi Karny),

ruồi đục lá (Lyriomyza sp.), ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae), bọ rùa ăn lá

(Epilachna beetle), bọ dưa (Aulacophora similis)…chính những loài dịch hại này đã

làm cho người nông dân phải phun nhiều loại thuốc và phun nhiều lần trong một vụ điều này làm tăng ô nhiễm môi trường và tăng chi phí sản xuất (Nguyễn Đức Khiêm, 2005)

Trang 26

* Bọ rùa có ích và vai trò của chúng trong hệ sinh thái nông nghiệp

Theo Trần Ngọc Lân (2000), các loài thuộc nhóm bọ rùa bắt mồi là những loài tạp thực, có phổ thức ăn rộng, tiêu diệt rệp hại, các loài sâu hại có kích thước nhỏ Triển vọng sử dụng các loài bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng là rất lớn,

có nhiều loài bọ rùa có ích đồng thời phát triển quanh năm Do tính chất chuyên hóa rộng mà mỗi loài có thể khống chế sự phát triển, hạn chế sự lan rộng một số sâu hại cây trồng Ngược lại, trên một loại sâu hại thường có vài loài bọ rùa cùng tấn công Với một hệ bọ rùa phong phú và hoạt động tích cực như vậy nên rất thuận lợi để tập hợp một số loài gần nhau lại trong cùng một khu vực, nâng cao hiệu quả khống chế sâu hại Nghiên cứu phối hợp một cách hợp lí tác dụng đồng thời của nhiều loài bọ rùa trong cùng một thời gian ở cùng một nơi hoặc tác dụng xen kẽ của nhiều loài trong những thời gian khác nhau ở cùng một khu vực canh tác sẽ tạo ra khả năng khống chế sâu hại một cách chủ động (Hoàng Đức Nhuận, 2007)

*Bọ rùa ăn thực vật và tác hại của chúng

Bọ rùa ăn thực vật trên các loại cây trồng nông nghiệp chủ yếu thuộc giống Henosepilachna Các loài bọ rùa nâu chủ yếu ăn lá, gây nên ảnh hưởng trực tiếp tới

diện tích quang hợp, tới khả năng đồng hóa của cây xanh Cây họ cà (Solanaceae) và

họ bầu bí (Cucurbitaceae), nhất là những cây rau màu như mướp, cà là những thức ăn

Trang 27

bằng phương pháp thô sơ như dùng vợt, bắt bằng tay cũng là những biện pháp có hiệu quả tốt (Phạm Văn Lầm, 1995; Nguyễn Công Thuật, 1996)

1.2.1.1 Epilachna vigintioctopunctata (bọ rùa 28 chấm)

Bọ rùa 28 chấm có tên khoa học là Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius), thuộc

họ Coccinellidae (Bọ Rùa), bộ Coleoptera (Cánh Cứng)

* Kí chủ

Ngoài họ dưa bầu bí, loài bọ rùa này còn tấn công cả cà chua, đậu bắp, ớt, các loại cây

họ đậu

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), thành trùng có cánh màu đỏ cam, có 28 chấm đen trên cánh Cơ thể có chiều dài từ 5-7 mm và rộng từ 4-6 mm Thành trùng cái sống khoảng 51 ngày và thành trùng đực sống từ 40-45 ngày

Trứng hình thoi, màu vàng, thường được đẻ thành từng khóm từ 9-55 cái ở mặt dưới lá và được xếp thẳng đứng với mặt lá Trứng dài từ 1,2-1,5 mm Một thành trùng cái có thể đẻ từ 250-1000 trứng trong thời gian từ 3-5 ngày Thời gian một thành trùng cái đẻ một ổ trứng kéo dài 20-30 phút Khi sắp nở trứng có màu vàng sậm Trứng của loài này nở rất đồng loạt và có tỷ lệ nở từ 95-100 %

Ấu trùng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 16-23 ngày Khi sắp nở, ấu trùng cắn đỉnh vỏ trứng rồi dùng cử động của chân để chui ra ngoài Thời gian chui ra của một ấu trùng mất trung bình 30 phút Sau khi nở, ấu trùng tập trung tại vỏ trứng từ 12-

15 giờ và ăn hết vỏ trứng hay ăn các trứng chưa nở kịp hoặc không nở đến khi không còn trứng nào chúng mới phân tán tìm thức ăn Ấu trùng màu vàng khi mới nở, lớn đủ sức màu đậm Trên khắp mình có gai nhỏ màu nâu đậm mọc thẳng góc với da Chi tiết trong từng tuổi của ấu trùng như sau:

 Tuổi 1: cơ thể có chiều dài từ 1-1,2 mm và chiều rộng từ 0,5-0,6 mm; toàn thân màu vàng, trên thân có 6 hàng gai, phát triển từ 2-3 ngày, trung bình 2,9 ngày

 Tuổi 2: cơ thể có kích thước 2,1 x 0,9 mm; màu vàng, 6 hàng gai trên thân đã hiện rõ, phát triển từ 2-4 ngày, trung bình 2,3 ngày

Trang 28

 Tuổi 3: cơ thể có kích thước 3,5 x 1,2 mm; màu vàng, các chi tiết khác giống như tuổi 2 và phát triển từ 2-4 ngày, trung bình 2,7 ngày

 Tuổi 4 kéo dài từ 4-5 ngày, trung bình 4,6 ngày Cơ thể có kích thước khoảng 5 x 2 mm

Nhộng màu vàng nhạt gần như trắng với nhiều đốm màu nâu đậm trên thân và chuyển sang vàng khi sắp vũ hóa Nhộng có chiều dài từ 5-6 mm, rộng từ 3 đến 4 mm Nhộng phát triển trong thời gian từ 2-7 ngày và thường được hình thành ở mặt dưới lá Trước khi làm nhộng 1 ngày, ấu trùng nằm bất động, không ăn phá và màu sắc có thay đổi chút ít, từ vàng chuyển sang vàng nhạt Ấu trùng gắn phần cuối bụng vào lá cây xong lột xác lần cuối để thành nhộng Trên mình nhộng có vài điểm đen, trong đó hai đốm đen ở đầu nhộng rất rõ, phần cuối nhộng có phủ một lớp gai

* Tập quán sinh sống và cách gây hại

Cả ấu trùng và thành trùng đều sống ở mặt dưới lá, cạp biểu bì và nhu mô diệp lục của lá, chỉ còn lại biểu bì trên và gân Mật số cao bọ rùa có thể cạp ăn trụi lá trên cây và sau đó có thể tấn công tiếp phần ngọn, trái non và cuống trái Ấu trùng có khả năng ăn mạnh hơn thành trùng, nhất là ấu trùng tuổi 4, ăn mạnh gấp 2-3 lần thành trùng

* Biện pháp phòng trị

- Trồng xen canh với cây họ hoa thập tự

- Nhặt bỏ lá bị hại và lá có nhộng bám, bắt giết bọ non và bọ trưởng thành

- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt kí chủ phụ, thu dọn tàn dư thực vật, phơi và đốt bỏ

- Khi cần thiết có thể dùng thuốc hóa học để phun trừ, phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối, dùng các loại thuốc như Sherpa, Dragon, Polytrin, Lorsban,…

1.2.1.2 Epilachna dodecastigma (bọ rùa 12 chấm)

* Phân bố và kí chủ:

Xuất hiện từ Ấn Độ đến Châu Úc, nhiều ở Đông Nam Á, Trung Á, Cận nhiệt đới

Trang 29

Kí chủ chính : họ cà, dưa bầu bí

Kí chủ phụ: bắp, đậu

* Đặc điểm, hình thái sinh học của bọ rùa 12 chấm

Thành trùng là loài cánh cứng có màu rực rỡ, mặt lưng cơ thể vồng hình bán cầu màu nâu đỏ, ngực trước và cánh có màu nâu.Trên cánh cứng mỗi bên có 5 chấm đen.Trứng hình ovan, màu vàng nhạt

Ấu trùng dài 10 mm, màu vàng nhạt, 3 đôi chân ngực màu nâu, trên lưng có 6 hàng lông phân nhánh, nhộng màu vàng hoặc vàng nâu, bao phủ nhiều lớp gai phía lưng

Theo Nguyễn Đức Khiêm (2005), sau khi vũ hoá, thành trùng hoạt động mạnh ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều mát Chúng gặm lớp biểu bì, mô mềm từ mặt dưới lá chừa lại lớp màng

Sâu non mới nở thời gian đầu sống tập trung, sau đó phân theo thành nhóm chúng gặm biểu mô lá, càng lớn ăn càng mạnh hoặc ăn hết từng mảng lá Khi mật số cao, chúng có thể ăn trụi hết lá những cây còn nhỏ, trong vườn ươm làm cây khó phục hồi và có thể chết nhất là cây con Chúng hóa nhộng ngay trên lá

* Biện pháp phòng trị

- Dùng vợt xua đuổi để bắt bọ rùa trưởng thành

- Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây còn nhỏ, để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ rùa tập trung rồi phun thuốc

- Khi bọ rùa trưởng thành phát sinh gây hại phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối, dùng các loại thuốc như Sherpa, Dragon, Polytrin, Lorsban,…

Trang 30

1.2.2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái

Trứng được đẻ trong mô lá, một con có thể đẻ từ 3-160 trứng, ấu trùng và trưởng thành thường nằm ở mặt dưới lá, nhộng nằm trong đất Hiện nay có rất ít tài liệu xác định vòng đời của bọ trĩ, tuy nhiên thời gian trứng khoảng 3 ngày, vòng đời khoảng 11 -16 ngày, ấu trùng có 2 tuổi

Trưởng thành và ấu trùng thường tập trung trên lá ngọn chích hút nhựa cây trên lá làm cho lá vàng, ngọn dưa quăn queo, cây còi cọc, hoa rụng, quả ít và nhỏ, hại nặng trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng thường phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con

từ khi ra lá đến khi có bông, trong điều kiện ấm nóng, khô, mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn (Nguyễn Văn Huỳnh, Lê Thị Sen, 2004)

1.2.3.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái

Theo Lê Thị Sen (1999), con ruồi cái đẻ trứng trên mặt lá, một con cái có thể

đẻ 250 trứng Trứng nở sau khoảng 3 - 4 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ Dòi đục lá đục

ăn mô lá làm giảm diện tích quang hợp, do vậy chúng làm cây vàng, cằn cỗi, lá rụng

Trang 31

sớm, chúng gây hại nặng giai đoạn cây con Khi lá bị hại nặng, nhất là những lá gần quả mới hình thành có thể làm ảnh hưởng đến năng suất Đối với một số cây rau ăn

lá, vết đục của dòi đục lá làm giảm thương phẩm

Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục lá gây ra tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại khác xâm nhập Dòi đục lá có thể xuất hiện nhiều lứa gây hại trong năm nhưng thường gây hại nặng vào mùa nắng

1.2.3.3 Thiên địch

Thiên địch ăn mồi: Loài ruồi ăn dòi có vai trò quan trọng hạn chế dòi đục lá

Nhóm ong ký sinh: Encarsia formosa, Dacnusa sibirica, Opium pallipes và Diglyphus isaea

Ruồi cái đẻ trứng trong vỏ trái, một con cái có thể đẻ 150-200 trứng, một trái có thể

có nhiều trứng, dòi nở ra đục vào trong trái gây hại Trong trái bị hại thường có nhiều con dòi, chúng đẫy sức chui ra ngoài rơi xuống đất hoá nhộng hoặc hoá nhộng trong trái bị rụng Ruồi thường đẻ trứng và gây hại từ khi trái già đến chín

Trang 32

1.2.5 Bọ dưa Aulacophora similis

1.2.5.1 Triệu chứng gây hại

- Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô, bọ trưởng thành hoạt động phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất Trứng

đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc dưa Sâu non sống và hoá nhộng trong đất

- Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây dưa còn nhỏ có 4 – 5 lá (dưới 20 ngày tuổi), mật độ bọ cao có thể làm cây dưa trụi hết lá và đọt non, cây dưa phát triển kém hoặc chết Khi cây dưa lớn, lá có nhiều lông, bọ dưa không phá hoại nữa

- Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có thể làm cây héo chết

1.2.5.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái

- Bọ trưởng thành có cánh cứng màu vàng cam Con cái đẻ trứng trong đất, trong rơm rạ gần gốc cây, trứng được đẻ thành từng nhóm mỗi nhóm 2 – 5 trứng Mỗi con cái có thể đẻ 200 trứng Sâu non dạng con sùng, màu trắng ngà, đầu màu nâu, chân ngực phát triển Nhộng nằm trong đất có màu nâu nhạt, bên ngoài có lớp kén tơ bao phủ

- Dùng vợt xua đuổi để bắt bọ trưởng thành

- Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để tránh lây lan sang

vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc

- Rải thuốc sâu dạng hạt như Diaphos 10G, Basudin 10H, Gà nòi 4G, Vicarp 4H, rải quanh gốc dưa trước khi cây ra hoa để diệt sâu non

Trang 33

- Khi bọ trưởng thành phát sinh gây hại phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối, dùng các loại thuốc như Sherpa, Dragon, Polytrin, Lorsban,…

Trang 34

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN 2.1.1 Vật liệu thí nghiệm

-Vợt bắt côn trùng, kéo, thước đo, bút lông, vải lưới, dây thun, giấy báo, nước cất tạo ẩm độ, một số giống cây trồng họ dưa, bầu, bí như: dưa gang, dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao…dùng làm thức ăn cho bọ rùa

-Hộp nhựa nuôi ấu trùng và thành trùng, chậu nhựa trồng cây làm thức ăn bọ rùa Mật ong pha loãng 5% làm thức ăn bổ sung cho thành trùng

-Bông gòn thấm nước để tạo ẩm độ

-Phương tiện quan sát: kính phóng đại, kính hiển vi, kính lúp

-Thước đo và máy chụp hình để đo và ghi nhận kích thước của ấu trùng và

thành trùng qua từng giai đoạn

Hình 2.1 Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm 2.1.2 Nguồn bọ rùa

Bọ rùa 12 chấm được thu thập ngoài đồng trên những ruộng dưa có bọ rùa gây hại ở thành phố Cần Thơ và huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Bọ rùa 12 chấm được thu bằng vợt hoặc bắt trực tiếp bằng tay trên các ruộng dưa

Trang 35

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái của bọ rùa 12 chấm trong điều kiện phòng thí nghiệm

Mục tiêu: khảo sát một số đặc điểm hình thái và sinh học của các giai đoạn từ

trứng đến thành trùng, thời gian hoàn thành vòng đời của bọ rùa 12 chấm cũng như một

số đặc điểm gây hại chính Nhằm xác định thời gian quản lý và phòng trị thích hợp với loài bọ rùa này một cách hiệu quả nhất

Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2011

Địa điểm: phòng thí nghiệm và nhà lưới của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ

Bọ rùa 12 chấm thu từ ngoài đồng mang về phòng thí nghiệm được nuôi trong hộp nhựa có chứa khoảng 3-4 lá dưa có quấn bông gòn thấm nước ở vị trí vết cắt để hạn chế bị héo và cho bọ rùa đẻ tự nhiên, sau đó thu trứng tách riêng vì bọ rùa có tập tính

ăn trứng khi nguồn cung thức ăn không đủ Sử dụng 30 hộp nhựa nhỏ để đựng trứng của 30 cặp bọ rùa và quan sát tỷ lệ nở trứng sau 1-2 ngày bổ sung thức ăn cho ấu trùng bằng những lá dưa bầu bí

Hình 2.2 Các lá được quấn bông gòn thấm nước ở vị trí vết cắt để hạn chế bị héo

Quan sát và ghi nhận các đặc điểm qua từng giai đoạn phát triển của bọ rùa 12 chấm tiến hành như sau:

Trang 36

- Giai đoạn trứng: Đo kích thước và quan sát hình dạng, màu sắc của trứng Lấy ở mỗi hộp nhựa và đo kích thước của 30 trứng

- Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng các tuổi được nuôi trong hộp nhựa dùng vải lưới và dây thun đậy lại Mỗi con được nuôi trong một hộp riêng Mỗi ngày thức ăn được thay mới một lần và ghi nhận thời gian lột xác qua từng tuổi của ấu trùng cũng như sự thay đổi màu sắc và hình dạng, kích thước của chúng ở từng giai đoạn phát triển

- Giai đoạn nhộng: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn nhộng, tạo ẩm độ bằng cách để

1 miếng bông gòn đã được thấm nước, tiến hành ghi nhận các đặc điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước cũng như thời gian từ hóa nhộng đến khi vũ hóa của mỗi ấu trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm

- Giai đoạn thành trùng: Sau khi nhộng nhũ hóa, phân biệt bọ rùa đực và cái, lấy ngẫu nhiên 30 bọ rùa đực và 30 bọ rùa cái cho bắt cặp trong 30 hộp nhựa

Cung cấp thức ăn lá cây họ dưa bầu bí ngoài ra còn bổ sung thêm bông gòn đã tẩm mật ong vào trong hộp Bên trong hộp để 1-2 lá dưa có quấn bông gòn ngay tại vị trí vết cắt nhằm giữ tươi lâu tránh mất nước Tiến hành lấy chỉ tiêu mỗi ngày

Các chỉ tiêu ghi nhận

- Thời gian vũ hóa đến khi thành trùng cái đẻ trứng đầu tiên

- Thời gian đẻ trứng của thành trùng cái, số trứng được đẻ trong vòng đời

- Số lượng trứng/ổ

- Tỷ lệ trứng nở (%)

- Thời gian đẻ xong ổ trứng và số ổ trứng được đẻ trong vòng đời

- Thời gian sống của thành trùng đực và thành trùng cái

- Kích thước cơ thể (chiều dài, rộng thân) của thành trùng cái và thành trùng đực

Trang 37

- Số tuổi của ấu trùng (dựa vào mảnh vỏ để lại của ấu trùng khi lột xác)

- Thời gian mỗi tuổi của ấu trùng

- Kích thước của ấu trùng

- Hình dạng và màu sắc của ấu trùng

Giai đoạn nhộng thì quan sát ngẫu nhiên 30 nhộng, các chỉ tiêu ghi nhận là:

Mục tiêu: Thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng gây hại của bọ rùa 12 chấm trên

một số loại cây trồng cũng như khả năng gây hại của chúng trên các bộ phận của cây từ

đó giúp chúng ta có hiểu biết tổng quan hơn để có biện pháp phòng trị thích hợp và cho hiệu quả tốt nhất

2.2.2.1 Khảo sát phổ kí chủ của bọ rùa 12 chấm trong phòng thí nghiệm

và thay lá mỗi ngày

Trang 38

Hình 2.3 Khảo sát phổ kí chủ của bọ rùa 12 chấm trong phòng thí nghiệm

Chỉ tiêu ghi nhận: Ghi nhận khả năng ăn của bọ rùa trên các loại lá cây được bổ sung vào trong thời gian 1 ngày, 3 ngày và 5 ngày

Đối với ấu trùng các tuổi ta bố trí tương tự như đối với thành trùng

2.2.2.2 Khảo sát tính ưa thích kí chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu trong các loại thức ăn được ghi nhận

là kí chủ thì loại cây nào được chúng ưa thích hơn trong cùng điều kiện cùng lúc có nhiều loại cây kí chủ hiện diện Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 6 nghiệm thức (6 loại lá làm thức ăn) với 4 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại tương ứng 1 hộp nhựa có chiều cao khoảng 15 cm, đường kính khoảng 10 cm, lót sẵn giấy thấm và bông gòn thấm nước Đặt 6 lá cây kí chủ có kích thước tương đương nhau và được đặt hoàn toàn ngẫu nhiên vào trong hộp, sau đó thả khoảng 20 thành trùng lên khắp các lá kí chủ cho chúng sống và phát triển

Trang 39

Hình 2.4 Khảo sát tính ưa thích kí chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm trong điều kiện

đó có biện pháp quản lý hiệu quả nhất

Thí nghiệm được bố trí chọn ngẫu nhiên 30 cặp thành trùng cho vào hộp nhựa cung cấp thức ăn lá cây, hoa, trái và thân cây bí đao loại kí chủ mà bọ rùa ưa thích Bên trong hộp để 1-2 lá có quấn bông gòn ngay tại vị trí vết cắt nhằm giữ tươi lâu tránh mất nước và thay lá mỗi ngày

Làm tương tự đối với các nghiệm thức còn lại (hoa, thân, trái, ) quan sát và ghi nhận kết quả sau 1, 3, 5 ngày Kết quả được thống kê và trình bày dạng bảng bằng phần mềm Microsoft Excel 2003

Trang 40

2.2.2.4 So sánh khả năng ăn của thành trùng bọ rùa 12 chấm và thành trùng bọ

rùa 28 chấm

Thí nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu trong các loại thức ăn được ghi nhận

là kí chủ thì khả năng ăn của 2 loại bọ rùa này trong cùng điều kiện cùng lúc có nhiều loại cây kí chủ hiện diện có khác nhau không

Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 2 nghiệm thức (2 loại bọ rùa) với 4 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại tương ứng 1 hộp nhựa có chiều cao khoảng 15 cm, đường kính khoảng 10 cm, lót sẵn giấy thấm và bông gòn thấm nước Đặt lá cây kí chủ có kích thước tương đương nhau và được đặt hoàn toàn ngẫu nhiên vào trong hộp, sau đó thả khoảng 20 thành trùng lên

đều khắp các lá kí chủ cho chúng sống và phát triển

Quan sát hoạt động của bọ rùa sau khi thả vào hộp và ghi nhận kết quả thiệt hại qua trọng lượng thức ăn được tiêu thụ sau 12, 24, 48 giờ thí nghiệm

Ngày đăng: 18/11/2015, 12:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w