Triệu chứng và cách gây hại của bọ rùa 12 chấm

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm sinh học, hình thái của bọ rùa 12 chấm (epilachna dodecastigma) gây hại trên họ dưa bầu bí (Trang 50 - 52)

M Ở ĐẦU

3.1.2. Triệu chứng và cách gây hại của bọ rùa 12 chấm

Thành trùng sau khi vũ hóa khoảng 3-10 ngày có thể bắt cặp và đẻ trứng, sau khi bắt cặp khoảng 1- 3 ngày trứng được đẻ thành từng khóm. Trứng nở ra ấu trùng tuổi 1 bắt đầu gặm nhắm ăn vỏ trứng, sau đó chúng phân tán và di chuyển đến các lá và gặm cạp biểu bì và nhu mô diệp lục của lá, ấu trùng tuổi càng lớn thì sức ăn càng mạnh, ấu trùng có khả năng ăn mạnh hơn thành trùng, nhất là ấu trùng tuổi 4, ăn mạnh gấp 2-3 lần thành trùng. Với mật số cao bọ rùa có thể ăn trụi lá trên cây và sau đó có thể tấn công tiếp phần ngọn, hoa và cuống trái.

Hình 3.7 Triệu chứng gây hại của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma

Qua việc khảo sát một số đặc điểm sinh học và cách gây hại của bọ rùa 12 chấm. Nhận thấy thành trùng đực và cái của bọ rùa 12 chấm có hình dạng bên ngoài tương tự nhau và phân biệt đực cái dựa vào một số đặc điểm: phần đầu, các đốm trên cánh và kích thước cơ thể (con đực thường nhỏ hơn con cái).

Vòng đời của bọ rùa 12 chấm trong phòng thí nghiệm từ 44- 85 ngày. Triệu chứng gây hại: lá bị bọ rùa tấn công chỉ còn lại biểu bì trên và gân lá, lá có thể bị ăn trơ trụi chỉ còn gân chính, làm cây sinh trưởng kém, ruộng dưa sơ xác.

Theo Nguyễn Đức Khiêm (2005), sau khi vũ hoá thành trùng hoạt động mạnh ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều mát. Chúng gặm lớp biểu bì, mô mềm từ mặt dưới lá chừa lại lớp màng. Dựa vào những kết quả ở trên, khi thấy bọ rùa xuất hiện thì có thể phun thuốc tiêu diệt thành trùng, hạn chế quá trình nhân mật số nhằm đạt được hiệu quả cao và tiết kiệm được lượng thuốc.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm sinh học, hình thái của bọ rùa 12 chấm (epilachna dodecastigma) gây hại trên họ dưa bầu bí (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)