Đánh giá về ngoại hình

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm sinh học và năng suất sinh sản của nhóm gà nòi ở bến tre (Trang 25)

2.5.1.1 Đầu

Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra các kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Với sự thể hiện của mặt có thể suy đoán về tính nết của gia cầm. Theo hình dáng, màu sắc của mào, mào dưới tích và mào tai có thể suy đoán trạng thái sức khoẻ và điều kiện sống của chúng.

Đầu thô đều xấu đối với cả gà mái và gà trống nhưng ở gà trống đầu cần phải chắc, rộng hài hoà với cấu trúc vững chắc của thân thể. Đối với gà Ri trống đầu không được quá to nhưng cũng không được quà mảnh. Song đối với gà mái, đầu phải mảnh thanh tú. Hình dáng, màu sắc mắt cũng là yếu tố cần được quan tâm. Màu sắc của mống mắt cần phải đỏ hoặc da cam, hai mắt có màu giống nhau. Trong thời gian đẻ trứng, cơ thể gà phải điều động sắc tố nên màng cầu vồng trở nên màu da cam sáng, đôi khi là màu vàng, màu vàng sáng hoặc xanh trong. Lúc thay lông màu sắc trước đây lại được hồi phục. Hình dáng con ngươi tròn, kích thước thay đổi tuỳ theo cường độ ánh sáng.

Mào và mào dưới tích thuộc về đặc tính sinh dục thứ cấp. Khi buồng trứng hoạt động bình thường thì những mào này lớn và chứa nhiều máu. Trong thời kỳ thay lông và trong các trạng thái bị bệnh, mào tạm thời bị ngừng cung cấp nhiều máu, lúc đó kích thước và màu sắc của mào kém phát triển, nhợt nhạt. Tuy nhiên, nếu màu mào quá nhợt nhạt chứng tỏ gà mắc bệnh.

Đối với giống gà Ri cần chọn những cá thể có hình dáng mào cờ, có nhiều khía răng cưa màu tươi đỏ. Loại bỏ những cá thể có mào nụ, hoặc mào kém phát triển.

Mỏ gà phải chắc và ngắn, mỏ trên và mỏ dưới phải khớp với nhau. Loại bỏ những cá thể có mỏ mảnh, dài và đặc biệt là mỏ bị vẹo.

2.5.1.2 Thân mình

Để đánh giá thân mình phải chú ý đến cấu trúc của bộ xương. Những khuyết tật dễ thấy nhất của bộ xương là xương lườn cong, lưng nhô, xương sống đuôi lệch. Ở gia cầm cũng như ở động vật lớn, thân dài, rộng và sâu được đánh giá cao vì nó liên quan với các cơ quan bên trong. Nếu đặt đòng bàn tay vào ngực theo hướng xương sườn có thể nhận thấy sự phát triển khác nhau của các cơ bắp ngực. Đối với gà trống làm giống cần chọn những con có ngực dài với cơ bắp phát triển. Chiều dài lưng cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá. Khi đánh giá cần lật lông hai bên mình để quan sát.

2.5.1.3 Bụng và khoảng cách giữa mép sau xương lưõí hái, xương ngực và xương háng

Bụng của gà đẻ nhiều cần phải to vì chứa các cơ quan giữ chức năng đẻ trứng. Trong thời gian rụng trứng da giãn ra vì thế da phải mềm, nhẹ. Kích thước bụng được xác định bởi kích thước và khoảng cách giữa mép sau xương lưỡi hái, xương ngực và xương háng. Từ lâu, đây là những đặc điểm quan trọng để đánh giá gà. Đối với gà mái Ri đẻ tốt các khoảng cách này phải rộng, để lọt 2-3 ngón tay. Trạng thái lỗ huyệt cũng là một đặc điểm quan trọng của gà mái đẻ. Trong thời kỳ đẻ trứng huyệt to ra, ướt mềm và cử động. Ở gà mái không đẻ hoặc đẻ kém lỗ huyệt nhỏ, khô, ít cử động.

2.5.1.4 Cánh và chân

Sự phát triển của cơ cánh gà không ảnh hưởng tới năng suất, song ảnh hưởng tới ngoại hình của gà đặc biệt là ở gà trống. Cần loại bỏ những cá thể mà lông cánh lật ngược ra ngoài (gọi là cánh tiên).

Gà có chân chữ bát, các ngón cong và bộ xương khuyết tật không nên dùng làm giống. Gà có chân cao cũng không tốt vì điều đó liên quan tới khả năng cho thịt thấp, gà dùng làm giống cần có đôi chân chắc nhưng không thô.

2.5.1.5 Bộ lông

Bộ lông của gà đến 6-7 tuần tuổi cần phát triển đầy đủ, cấu tạo của lông phải bình thường, màu sắc phải đặc trưng cho giống. Tình trạng của bộ lông liên quan tới các hiện tượng sinh lý của cơ thể gà mái.

Cần loại bỏ những cá thể có thời gian thay lông kéo dài vì điều đó ảnh hưởng đến sức đẻ trứng, năng suất thấp.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm sinh học và năng suất sinh sản của nhóm gà nòi ở bến tre (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)