... dung tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa Chương VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY. .. huyện Kim Bảng, Hà Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh * Phạm vi nghiên cứu Việc tìm hiểu trình xây dựng phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà sắc dân tộc huyện Kim Bảng, Hà Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. .. dụng tư tưởng Hố Chí Minh văn hóa việc xây dựng phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà sắc dân tộc huyện Kim Bảng, Hà Nam 18 2.2 Thực trạng xây dựng phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà sắc dân
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ =======***======= ĐINH THỊ AN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ =======***======= ĐINH THỊ AN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Phạm Thị Thúy Vân HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng kính trọng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Phạm Thị Thuý Vân - Người đã luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa giáo dục chính trị, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội II đã cung cấp cho tôi nền tảng tri thức quý báu để tôi hoàn thành khóa luận của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo, cán bộ sở ban ngành và nhân dân huyện Kim Bảng, Hà Nam đã giúp đỡ và cung cấp các số liệu và tài liệu tham khảo cho khóa luận. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Đinh Thị An LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thúy Vân. Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận chưa công bố trong bất kỳ công trình nghiên nào và không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào. Các số liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Đinh Thị An MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .......................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 6. Kết cấu của khóa luận ............................................................................. 4 Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ............... 5 1.1. Khái niệm về văn hóa .......................................................................... 5 1.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ........... 6 Chương 2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY .................................................................................................. 18 2.1. Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hố Chí Minh về văn hóa trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay ...................................................... 18 2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam............................................ 23 2.3. Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay ...................................................... 34 KẾT LUẬN .................................................................................................. 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 47 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề văn hóa luôn chiếm một vị trí quan trọng. Những quan điểm của Người về văn hóa là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hóa qua các giai đoạn xây dựng đất nước. Những quan điểm và hoạt động văn hóa của Người đã góp phần vào sự tiến bộ, văn minh của nhân loại. Khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thây rằng, Người đã đấu tranh không mệt mỏi, hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam vì sự tiến bộ của nhân loại. Chính sự cống hiến to lớn như vậy Người đã được UNESCO ghi nhận danh hiệu cao quý: “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất thế giới”. Với tầm vóc danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lạ cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu về nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hóa. Việc tìm hiểu những quan điểm của Người về văn hóa và việc giữ gìn văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc giúp chúng ta có cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước. Có thể nói, trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, luôn gắn liền với quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, toàn bộ những giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh như ngọn đuốc dẫn đường cho cách mạng Việt Nam qua bến bờ đến tương lai, trong đó có giá trị tư tưởng về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng , văn minh”, chúng ta 1 phải ra sức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam để đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế một cách toàn và phát triển bền vững. Hà Nam - một tỉnh phía Bắc nằm giáp Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định, là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử và lễ hội: Lễ hội đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn), Hội chùa Đọi Sơn, Lễ hội tịch điền, Hội đền Trần Thương, Hội làng Duy Hải, … Hiện nay, huyện Kim Bảng - Hà Nam đang trên đà phát triển cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước chúng ta phải ra sức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển huyện một cách toàn diện và bền vững. Vì vậy, nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh được in thành sách, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể như: - Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh - văn hóa và đổi mới, Nxb lao động, Hà Nội, 1996. - Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. - Phùng Ngọc Diễm, “Bác Hồ - Tinh hoa bản sắc văn hóa dân tộc”; Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số 5 - 2007. 2 - Nguyễn Ngọc Quyến, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc”; Tạp chí Triết học, tháng 11- 2014. Những công trình nghiên cứu kể trên của tác giả đã đề cập đến tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh tuy nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào nói về quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích Khóa luận tốt nghiệp góp phần hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và tìm hiểu sự vận dụng tư tưởng của Người vào quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay. * Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên khóa luận có nhiệm vụ: - Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa. - Phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và nêu nên các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Khóa luận nghiên cứu việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. * Phạm vi nghiên cứu Việc tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ 3 Chí Minh là vấn đề quan trọng. Song ở đây công trình nghiên cứu giới hạn trong phạm vi văn hóa của huyện Kim Bảng trong vòng 5 năm từ năm 2010 đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp logic là chủ yếu, đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát - trừu tượng, …để làm rõ mục đích và nhiệm vụ của đề tài. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương và 5 tiết. 4 Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA 1.1. Khái niệm về văn hóa Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy có đến hằng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tháng 8- 1943, khi còn trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa của mình về văn hóa. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh sáng tạo đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sinh tồn” [8, tr.458]. Với định nghĩa này chúng ta nhận thấy Người đã khắc phục được những quan điểm phát diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến những lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn, … Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng như mục đích sống của loài người. Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần: Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được hiểu chủ yếu là văn hóa tinh thần. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người. Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người phải đi học văn hóa, 5 xóa mù chữ, … Như vậy, nói tới văn hóa là nói tới con người, tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. 1.2. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa 1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Ngay sau thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm này. Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết. Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau. Trong quan hệ với chính trị, xã hội: Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy… Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn hóa cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”[14, tr.231 ] .Để văn hóa phát triển tự do, phải làm cách mạng chính trị trước. Ở Việt Nam , tiến hành cách mạng chính trị thưc chất tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để dành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội , từ đó giải phóng văn hóa, mở đường chovăn hóa phát triển. Trong quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của xây dựng văn hóa. Từ đó, Người đưa ra luận điểm: Phải chú trọng xây dựng kinh tế , xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. Người viết: văn hóa là một kiến trúc thượng tầng ; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được. 6 Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là kinh tế phải đặt trước một bước. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế . Tục ngữ ta có câu : có thực mới vực được đạo, vì kinh tế phải đi trước” .[17, tr.470] Hai là, văn hóa kinh tế không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển cả kinh tế. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chi Minh không nhấn mạnh một chiều về sự phụ thuộc “thụ động” của văn hóa vào kinh tế , chờ cho kinh tế phát triển, chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới phát triển văn hóa. Người cho rằng, văn hóa có tính tích cực, chủ động đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị. Người nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.[15, tr.459 ] Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển và xây dựng kinh tế. Quan điểm này không chỉ định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn định hướng cho mọi hoạt động văn hóa. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, quan điểm “Văn hóa cũng là một mặt trận”, “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”…mà Người đưa ra, đã tạo nên một phong trào văn hóa văn nghệ sôi động chưa từng thấy. Văn hóa không đứng ngoài mà ở trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Và cuộc kháng chiến trở thành cuộc kháng chiến có tính văn hóa. Chính điều này đã đem lại sứ mạnh vượt trội cho nhân dân Việt Nam đã thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế chính trị cũng có tính văn hóa, mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang đòi 7 hỏi. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trương đưa các giá tri văn hóa thấm sâu vào kinh tế và chính trị , làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 1.2.2. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào việc xây dựng một nền văn hóa mới. Nhiều vấn đề về văn hóa đã được đặt ra và giải quyết ngay trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng, như: giải quyết nạn dốt, giáo dục nhân dân tinh thần cần, kiệm, liêm, chính;cấm hút thuốc phiện, lương giáo đoàn kết và tự do tín ngưỡng…Như vậy, nền văn hóa mới ra đời đã gắn liền với nước Việt Nam mới. Nền văn hóa việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ mới. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền văn hóa được xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau xong nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính chất :tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng. Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt không nhầm lẫn với văn hóa của dân tộc khác. Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến thuận với trào lưu văn hóa của thời đại. Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng mác- xít, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị 8 đoan, phải biết gạn đục khơi trong, biết kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. Hồ Chí Minh nói: “văn hóa phục vụ ai? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đa số nhân dân”[16, tr.558]; Quần chúng là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là những người sáng tác nữa…” Hồ Chí Minh cũng nhận định: mỗi cán bộ, mỗi người dân đều phải biết xây dựng một nền văn hóa dựa trên cơ sở giữ, vay, trả. Giữ là luôn giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; vậy là biết cách lựa chọn để tiếp nhận cái hay, cái đẹp của văn hóa của nhân loại nhằm bổ sung vào cái thiếu, cái dở của ta; trả là chúng ta biết cách giới thiệu cái đẹp của nền văn hóa nước ta ra nước ngoài, một nền văn hóa đẹp mà họ cần học hỏi. Trong đó, giữ vai trò quan trọng nhất, nó là căn bản để phân biệt nền văn hóa của dân tộc ta với nền văn hóa của dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta vay phải cảnh giác với âm mưu “diễn biến hòa bình” của Chủ nghĩa Đế quốc, mà ta có thể trở thành cái bóng của văn hóa họ, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 1.2.3. Quan điểm về chức năng của nền văn hóa Chức năng của nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Khi bàn về chức năng của văn hóa Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có 3 chức năng chủ yếu sau đây: Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là bồi dưỡng nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm 9 và thấp hèn có thể có trong tư tưởng tình cảm của mỗi người. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, văn hóa phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm ấy tri phối đời sống tinh thần cảu mỗi con người và cả dân tộc. Hai là, mở rộng phải biết nâng cao dân trí. Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có thể hiểu biết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vấn đề nâng cao dân trí chỉ có thể thực hiện sau khi chính trị đã được giải phóng, toàn bộ chính quyền thuộc về tay nhân dân. Mục tiêu của nâng cao dân trí trong từng giai đoạn cách mạng có thể có những điểm chung và riêng, song tất cả đều hướng vào mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng Đảng “…biến một nước dốt nát thành một nước văn hóa cao và đời sống vui tươi hạnh phúc”. Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân. Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Phẩm chất và phong cách thường có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi người thường có nhiều phẩm chất, trong đó có nhiều phẩm chất chung và phẩm chất riêng, tùy theo nghề nghiệp và vị trí công tác. Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tự tu dưỡng. Riêng với cán bộ, Đảng viên, Hồ Chí Minh đắc biệt quan tâm đến phẩm chất đạo đức- chính trị. Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp tạo nên giá trị con người. Văn hóa giúp con người hình thành nên những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua việc phân biệt cái đẹp và cái xấu, cái hư hỏng, 10 cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ. Từ đó giúp con người hoàn thiện bản thân mình. Với ý nghĩa đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tình trạng tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. 1.2.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa Thứ nhất, văn hóa giáo dục. Sau khi tim thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến, chuẩn bị cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam sau này. Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến (tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ…) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.) Nền giáo dục mới thực sự ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng nền giáo dục mới phải được coi là mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Nền giáo dục đó sẽ; “…làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà. Về mục tiêu của văn hóa giáo dục, giáo dục là để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa thông qua việc dạy và học. Dạy và học là nhằm mở mang dân trí, nâng cao kiến thức; bồi dướng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho con 11 người, đào tạo con người có ích cho xã hội. Văn hóa giáo dục phải đào tạo những lớp người có đức, có tài kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”[9, tr.35] . Học không phải để lấy bằng cấp mà phải thực học, “học để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Về nội dung giáo dục, phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Giáo dục phải toàn diện bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học- kỹ thuật, chuyên môn nghền nghiệp, lao động. Các nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người chỉ rõ, nếu không có trình độ văn hóa thì không tiếp thu được khoa học- kỹ thuật, không học khoa học- kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; song phải chú ý học chính trị, vì nếu chỉ học văn hóa không học chính trị thì như người nhắm mắt mà đi. Học chính trị là học chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Học để nắm vững quan điểm, lập trường có tính nguyên tắc của Đảng, thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin. Phương pháp học phải sáng tạo, không giáo điều. Xã hội ngày càng phát triển, nhân dân ngày càng tiến bộ nên người đành phải tiến hành cải cách giáo dục, nhằm xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học thật khoa học, hợp lý, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng. Về phương châm, phương pháp giáo dục, phương châm học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động, phải kết hợp thật chặt chẽ ba khâu: gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người, học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tại lại. Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù hợp với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi, dạy từ dễ đến khó; phải kết hợp học tập với vui chơi, giải trí lành mạnh phải dùng biện pháp nêu gương gắn liền với phong trào thi đua… Về đội ngũ giáo viên, phải quan tâm xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ 12 giáo viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, yên tâm công tác, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp, giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức, về học tập “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Như vậy Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng nền giáo dục mới phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà. Thứ hai, văn hóa văn nghệ. Văn nghệ bao gồm văn học và nghệ thuật, là biểu hiện tập trung nhất cảu nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ là người khai sinh ra nên văn nghệ cách mạng ở Việt Nam mà còn là chiến sĩ tiên phong trong sáng tạo văn nghệ. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đưa nhiều quan điểm lớn. Trong đó, có 3 quan điểm chủ yếu sau đây: Một là, văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa văn nghệ là một mặt trận, tức là khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng có tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế. Ở một tầm nhìn sâu xa hơn, Hồ Chí Minh coi mặt trận văn hóa như một “cuộc chiến khổng lồ” giữa chính tà, giữa cách mạng và phản cách mạng. Cuộc chiến đó sẽ rất quyết liệt, rất lâu dài song rất vẻ vang. Trong cuộc chiến đó, người “nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí” đấu tranh. Trước khio giánh được chính quyền văn nghệ có nhiệm vụ thức tỉnh quần chúng, tập hợp lực lượng, cổ vũ cho thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sau khi có chính quyền, văn nghệ phải tham gia vào công cuộc xây dựng chế độ mới, xây dựng con người mới. Mặt trận văn nghệ lúc này còn gam go hơn, quyết liệt hơn, bởi 13 thắng đế quốc thực dân đã khó, thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn nhiều. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chí Minh yêu cầu “chiến sĩ nghệ thật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng, …đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ Quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.” Phải nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ đời sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân. Thực tiễn đời sống của nhân dân rât phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới. Đây là nguồn nhựa sống, là sinh khí và là chất liệu vô tận cho văn ngệ sáng tác. Từ thực tiễn đó, bằng tài năng sáng tạo và tinh thần nhân văn của mình, văn nghệ sĩ có thể nhào lặn, thăng hoa, hư cấu tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Để làm được như vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải “thật hòa mình vào quần chúng”, phải “từ trong quần chúng ra, trở về nơi quần chúng”, phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân” để hiểu thấu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, học tập nhân dân và miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng hồn thực tiễn của đời sống nhân dân. Bởi vì nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Họ còn là người hưởng thụ và đánh giá các tác phẩm văn học- nghệ thuật một cách trung thực, khách quan và chính xác nhất. Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại của đất nước và dân tộc. Mục tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng. Để thực hiện được mục tiêu này, các tác phẩm văn nghệ phải đạt tới sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Người nói: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm cóa nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”.[18, tr.504] Đó là một tác phẩm hay. Một tác phẩm hay là tác phẩm diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai 14 đọc cũng hiểu được và khi đọc xong phỉa suy ngẫm. Tác phẩm đó phải kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc, mang được hơi thở của thời đại, vừa phản ánh chân thực những gì đã có trong đời sống, vừa phê phán cái dở, cái sai, hướng nhân dân đến cái chân, cái thiện, cái mỹ, vươn tới cái lý tưởng- đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Để thực hiện được tính hướng đích này, các tác phẩm nghệ thuật phải chân thực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình thức và thể loại. Chính sự phong phú, đa dạng về hình thức và thể loại dã mở ra con đường sáng tạo không giới hạn cho các văn nghệ sĩ. Thứ ba, văn hóa đời sống. Văn hóa là một bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy không phải là cái gì cao siêu, trừu tượng mà còn được thể hiện ngay ra trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người, rất dễ hiểu, dễ thấy. Đó chính là văn hóa đời sống. Gắn việc xây dựng nền văn hóa mới với xây dựng đời sống mới thực sự là một cách nhìn, một giải pháp rất độc đáo của Hồ Chí Minh. Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh nêu ra với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết, trong đó đạo đức giữ vai trò chủ yếu. Bởi vì chỉ có thể dựa trên một nền đạo đức mới, thì mới xây dựng được nếp sống mới và lối sống mới. Đến lượt mình, đạo đức mới cũng chỉ có thể thể hiện trong lối sống và nếp sống. Đạo đức mới: để xây dựng đời sống trước hết phải xây dựng đạo đức mới. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị “mở một chiền dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Sau này, Người đã nhiều lần khẳng định: “Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”, “Nêu cao thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là 15 nhen lửa cho đời sống mới”. Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hóa văn hóa nhân loại. Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải làm sao cho mỗi hoạt động đó đều phải mang tính văn hóa. Chính vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sủa đổi: “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại” - theo ngôn ngữ hiện nay đây chính là phong cách sống (sinh hoạt và ứng xử) phong cách làm việc gọi chung là lối sống mới. Phong cách sống, theo Hồ Chí Minh, là phải khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức - quyền - danh - lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương, quý mến, trân trọng con người; với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì độ lượng, khoan dung. Phong cách làm việc theo Hồ Chí Minh, là phải sửa đổi sao cho có tác phong quần chúng, tác phong tập thể- dân chủ, tác phong khoa học. Ba loại tác phong này có quan hệ mật thiết với nhau. Sửa đổi phong cách l;àm việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh, đã là cán bộ cách mạng phải có phong cách sống và phong cách làm việc tốt, để làm gương mẫu cho dân. Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới - nếp sống văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì sửa đổi. Cái gì cũ mà tốt thì phát triển lên. Cái gì mới 16 mà hay thì phải làm, phải bổ sung. Xây dựng văn hóa đời sống mới nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một công việc lâu dài và phải có phương pháp tốt. Công việc đó đòi hỏi quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc, song trước hết phải bắt đầu từ mỗi con người, mỗi gia đình, với tư cách là một tế bào của xã hội. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa bao gồm những quan điểm, nội dung cơ bản của Người về văn hóa. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng của người cộng sản một mặt chăm lo đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, mặt khác Người chống lại nguy cơ bảo thủ, khép kín. Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp cách mạng của mình cả trong thời kỳ kháng chiến và trong thời đại ngày nay đã có những quan điểm tư tưởng về văn hóa hết sức sâu sắc, đến nay vẫn mang đầy đủ ý nghĩa chỉ đạo quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh còn có giá trị to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nên văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay. 17 Chƣơng 2 VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY 2.1. Sự cần thiết phải vận dụng tƣ tƣởng Hố Chí Minh về văn hóa trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay 2.1.1. Khái niệm về băn sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau. “Bản” là gốc, cái tự có, cái thuộc về bản chất, cốt lõi, căn lề, dòng chính của một nền văn hóa. “Sắc” nghĩa là màu, đường nét. Bản sắc văn hóa là những đường nét tạo ra đặc trưng của một nền văn hóa. Bản sắc là cốt cách chứ không phải là cái biểu hiện ra bên ngoài. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khóa VIII) đã khái quát: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử, hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ Quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống, … Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”. 2.1.2. Những diễn biến văn hóa trên thế giới Thứ nhất, ngày nay, khi thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại cùng tồn tại hòa bình và tập trung nguồn lực quốc gia cho sự phát triển kinh tế bằng những phương tiện hiện đại của cuộc cách mạng tin học thì việc giao lưu văn 18 hóa trên thế giới càng được mở rộng hơn bao giờ hết; các sản phẩm “văn hóa” kết hợp một cách tinh vi giữa nghệ thuật - kỹ thuật - kinh doanh tung ra khắp nơi đến mọi ngõ ngách trên thị trường thế giới đêm lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều nước nhất là nước Mỹ. Hiện tượng cộng sinh văn hóa là một tất yếu và là một đặc trưng mới của văn hóa thé giới. Mỗi người đều được sống với bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa được xúc với nhiều nền văn hóa khác. Thái độ khoan dung (tolérance) do UNESCO đề xướng tạo ra ý thức tôn trọng những khác biệt của người khác để người khác tôn trọng những khác biệt của ta, sao cho loài người chung sống hữu nghị, bình đẳng trong khi vẫn khác nhau. Thứ hai, là nhân tố quan trọng trong nền sản xuất tổng hợp có hàm lượng trí tuệ cao, văn hoá như chất keo dính kết các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên hình hài và bản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Văn hoá có khả năng bao quát một cách trực tiếp, đảm bảo tính bền vững xã hội, tính kế thừa lịch sử và không bị trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào những cộng đồng lớn hơn. Tính độc đáo của mỗi nền văn hoá dân tộc, hay là sự khác nhau của các nền văn hoá không những chỉ bị quy định bởi những điều kiện môi trường, lịch sử xã hội khác nhau, mà còn vì con người, ngay cả khi rất gần nhau, vẫn có ý thức khu biệt "ta với người". Hơn thế nữa, cuộc sống của loài người không phát triển ngang bằng theo một quá trình như nhau mà qua những phương thức đa dạng đến lạ lùng (trí tuệ, tâm linh, tư duy, hứng thú thẩm mỹ, giá trị đạo đức...). Vì vậy trong quá trình hội nhập thế giới, nếu như khoa học kỹ thuật ngày càng nhất thể hóa bao nhiêu, thì ngược lại, văn hóa mỗi dân tộc như là tấm căn cước, lại càng được khu biệt bấy nhiêu. Như những dòng sông, văn hóa của các dân tộc bền bỉ tích lũy, thâu nhận, gạn lọc tinh hoa từ muôn nẻo, không ngừng chuyển tải và biến đổi, không ngừng giao lưu và mở rộng để rồi kết tinh lại thành cái của riêng mình và góp phần vào đại dương mênh mông của nhân loại, và đến lượt mình lại được tận hưởng hương vị xa lạ trong cái đại dương vĩ đại bao la đó. 19 2.1.3. Vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún tiến lên ền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là một quá trình phát triển “kinh tế - kỹ thuật - văn hóa - xã hội” rất phức tạp. Qúa trình ấy đang tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt dối với chính bản thân con người và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tác động đan xen giữa các yếu tố:tích cực và tiêu cực, tiến bộ và bảo thủ, mới và cũ, truyền thống và hiện đại, nội sinh và ngoại sinh, giá trị và phản giá trị. Vì vậy, bên cạnh những mặt tốt, những mặt tích cực, con người phải biết chấp nhận và vượt qua thử thách, khó khăn để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Về tình hình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam có thể đánh giá ở một số mặt sau đây: * Thứ nhất, về văn hóa văn nghệ. Từ sau cách mạng Tháng Tám, văn hóa văn nghệ Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng, đóng góp một phần to lớn vào sự thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các văn nghệ sỹ các nhà hoạt động nghệ thuật đã thực sự là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Tác phẩm văn học nghệ thuật ngày càng xuất hiện nhiều, phong phú về nội dung, đa dạng về nghệ thuật, phản ánh chân thực cuộc sống chiến đấu và lao động, có sức cổ vũ động viên to lớn đối với quần chúng nhân dân. Từ ngày đổi mới có nhiều tác phẩm có giá trị tiếp tục ra đời được nhân dân nồng nhiệt tiếp nhận. Nhiều hình thức văn hóa truyền thống như miếu mạo, chùa chiền, lễ hội, …được khội phục, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại, đặc biệt là mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài được tổ chức với quy mô cả nước, thu hút hàng triệu người tham gia. 20 Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu thì tình hình văn hóa còn nhiều điều đáng lo ngại: lối sống chạy theo đồng tiền, những thị yếu không lành mạnh, những hủ tục mê tín dị đoan có chiều hướng tăng nhanh, văn hóa phẩm đồ trụy độc hại tràn lan trên thị trường là mối lo ngaijcuar toàn xã hội. Trong lĩnh vực sáng tác và phê bình nảy sinh một số quan điểm và khuynh hướng sai lầm: phủi tay với quá khứ, quay lưng với lịch sử, thương mại hóa văn hóa văn nghệ, …bôi nhọ truyền thống dân tộc. * Thứ hai, về văn hóa đời sống. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong qua trình xây dựng nền văn hóa mới, một kiểu nhân cách mới được hình thành và ngày càng khẳng định giá trị của nó. Đó là nhân cách con người chiến sỹ cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, hết lòng phục sự Tổ Quốc, quên mình phục vụ nhân dân. Đó là nhân cách con người công dân biết sống và làm việc theo pháp luật, đó là sự kết hợp hài hoà giữa tài và đức, hướng tới tự do cá nhân và công bằng xã hội. Nhiều nét mới trong hệ thống giá trị văn hóa được thiết lập, giáo dục con người hướng tới chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Tầng lớp tuổi trẻ tự tin hơn, có ý trí học tập vươn lên tầm cao của trí tuệ để lập thân và lập nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đang khuyến khích một số cá nhân chạy theo lợi nhuận đồng tiền mà quên đi nhân cách, lối sống của con người Việt Nam, trọng nghĩa tình, giữ gìn danh dự, phẩm chất cá nhân, gia đình và dân tộc. Một số cán bộ có chức có quyền bị sa ngã trước sự mua chuộc, lôi kéo của kẻ thù thông qua mặt trái của đồng tiền mà gục ngã, đầu hàng số phận. *Thứ ba, về văn hóa giáo dục Ngày nay, cơ chế thị trường và quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, dẫn đến quá trình thương mại hóa tạo ra nguy cơ mới tách rời cá nhân với cộng đồng, làm mất đi mối qun hệ truyền thống. Hiện tượng tiêu cực suy 21 thoái đạo đức ngày càng gia tăng, mối quan hệ huyết thống, gia đình, anh em, bạn bè, thầy trò có xu hướng bị thực dụng hóa. Con người trở thành ích kỷ, tham nhũng trở thành vấn nạn. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chiến lược con người được Đảng, Bác chăm lo vun sới đang trổ bông thơm, đậu trái ngọt ngào. Song vẫn còn nhiều điều bất cập.Đó là mâu thuẫn giữa yêu càu và quy mô phát triển, giữa chất lượng và số lượng, giữa đào tạo và phân công lao động xã hội…Mặt khác, giáo dục đào tạo còn thể hiện sự yếu kém trong quản lý giáo dục. Từ việc đưa ra tình hình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam về văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống và văn hóa văn nghệ chúng ta thấy được sự phát triển của nền văn hóa. Qúa trình vận động và phát triển của nền văn hóa Việt Nam là một quá trình tiếp nối, kế thừa, điều chỉnh và mở rộng nền văn hóa trên cơ sở giữ gìn và phát huy, giá trị văn hóa dân tọc và việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong thời đại ngày nay, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là sự tiếp tục quá trình vận động ấy trước một thực trạng thế giới đa dạng, phong phú nhưng đầy thử thách, phức tạp. 2.1.4. Một vài nét về huyện Kim Bảng, Hà Nam Kim Bảng, một huyện nằm ở đỉnh điểm phía bắc tỉnh Hà Nam, là một trong hai huyện duy nhất của tỉnh có địa thế rừng núi trải dài tới đồng bằng. Địa giới của huyện phía đông giáp huyện Duy Tiên, phía Tây giáp huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp huyệng Ứng Hòa tỉnh Hà Tây, phía nam và đông nam giáp thị xã Phủ Lý và huyện Thanh Liêm. Huyện Kim Bảng nằm ở vị trí có đường giao thông thủy bộ rất thuận lợi: đường quốc lộ 1a chạy dọc phía đông, từ Cầu Giẽ - Đồng Văn xuống thành phố Phủ Lý. Đến đây có đường đi Nam Định, Thái Bình, đường chính chạy thẳng Ninh Bình và vào các tỉnh, thành phố phía Nam. Đường quốc lộ liên tỉnh số 21 nối với đường quốc lộ 1A qua sông Đáy đi Chi Nê - Lạc Thủy, Hòa 22 Bình và nối vào trục đường Hồ Chí Minh. Về đường sông, sông Đáy là một nhánh của sông Hồng chảy qua Hà Nội đổ về Kim Bảng chảy xuôi xuống Phủ Lý, dọc theo xã Châu Sơn qua huyện Thanh Liêm đến Ninh Bình rồi đổ ra biển. Dòng sông, đường bộ địa thế từ nhiên chia đôi huyện Kim Bảng thành hai phần. Trong tất cả các lãng xã trong huyện, hầu như thôn làng nào cũng có đình thờ những bậc tiền nhân có công đức với làng thôn làng và hầu như thôn làng xã nào cùng có chùa, có đền có miếu thờ những vị có công dựng nước, giữ nước. Hầu hết những đình chùa đền miếu của Kim Bảng đều được nhiều triều đại của nưỡc ta có sắc phong và công nhận. 2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam 2.2.1. Những thành tựu của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam và nguyên nhân 2.2.1.1. Những thành tựu Thứ nhất, trong lĩnh vực văn hóa giáo dục. Kim Bảng - mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời, mạch nguồn đất học nơi đây thật nên thơ bởi địa lý kiến tạo nên sông Đáy hiền hòa, thơ mộng cùng những dải núi đồi xanh biếc hun đúc nên con người Kim Bảng cần cù, hiếu học và giàu truyền thống cách mạng. Từ khi mới thành lập đến nay quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng. Tính đến năm học 2013 - 2014 toàn huyện đã có 60 trường: 19 trường mầm non, 23 trường tiểu học và 18 trường THCS (3 trường xã Kim Bình và trường Tiểu học Thanh Sơn B đã sáp nhập về Thành phố Phủ Lý tháng 10 năm 2013). Toàn ngành có hơn 1700 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thực hiện chương trình VII của huyện ủy Kim Bảng về “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và xây dựng trường chuẩn quốc gia” chất lượng giáo dục Kim Bảng 23 những năm gần đây đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, chất lượng giáo dục đại trà luôn ổn định vững chắc, chất lượng vào lớp 10 THPT luôn đứng tốp đầu của tỉnh với điểm chuẩn vào các trường THPT cao, chất lượng học sinh giỏi đang được quan tâm và có nhiều chuyển biến, hiện có 44 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác phổ cập giáo dục được chú trọng; 100% các trường đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; các trường Tiểu học chuẩn bị đón Bộ GD&ĐT công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Toàn ngành cũng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học và các tổ chức xã hội, các cơ quan ban ngành trong và ngoài địa phương huy động mọi lực lượng, mọi nguồn lực xã hội tham gia chăm lo phát triển giáo dục, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hiệu quả. Với tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm qua ngành Giáo dục Kim Bảng được Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp tặng nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng cao quý. Tập thể phòng GD&ĐT được công nhận đơn vị đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trong nhiều năm. Huân chương lao động hạng Ba năm 1995; Bằng khen của UBND tỉnh các năm 2000, 2002, 2013; Bằng khen của Bộ GD&ĐT các năm 2001, 2003, 2005, 2007; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 1998, 2004, 2009; Năm học 2012-2013 ngành giáo dục huyện Kim Bảng được Sở GD&ĐT Hà Nam công nhận hoàn thành xuất sắc 10/14 chỉ tiêu lĩnh vực công tác, vui mừng đón nhận nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng của các cấp, tập thể phòng Giáo dục Kim Bảng được UBND tỉnh công nhận “Tập thể lao động xuất sắc” và tặng Bằng khen. Thứ hai, trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ. * Công tác văn nghệ quần chúng phát triển rộng: Năm 2010, phong trào văn nghệ phát triển rộng khắp, hoạt động của các câu lạc bộ hát dân ca luôn được duy trì tốt. Toàn huyện có trên 153 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ, tết, ngày kỉ niệm, ngày hội làng và dịp Đại hội Đảng. Các xã tổ chức tốt gồm: xã Lê Hồ, Đồng Hóa, Đại 24 Cương, Nhật Tựu, Tân Sơn, Thi Sơn, Liên Sơn, Kim Bình, Tượng Lĩnh, Khả Phong, Ngọc Sơn, … Hoạt động câu lạc bộ Thơ - Văn Núi Ngọc của huyện, các câu lạc bộ thơ của xã hoạt động có hiệu quả. Hoạt động văn hóa dân gian được bảo tồn và phát huy thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Đội Múa tứ linh của xã Nguyễn Uý tham gia liên hoan tại Lễ hội Tịch Điền trong dịp Mừng Đảng Mừng xuân Canh Dần, trong liên hoan di tích đạt kết quả tốt. Đào tạo mới được 18 giọng hát dân ca tuổi thơ, câu lạc bộ hát dân ca làng Khuyến Công duy trì tốt hoạt động. * Công tác văn nghệ quần chúng luôn tạo ra không khí đàm ấm vui tươi tại các làng xóm, tổ dân phố đến xã huyện, nổi bật tiêu biêu là dịp Mừng Đảng Mừng Xuân, kỷ niệm 30/4, 1/5, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, …Các hoạt động tiêu biểu diễn Lân, Sư, Rồng, ca nhạc, bình thơ, trưng bày báo xuân, biểu diễn phục vụ thanh niên lên đường nhập ngũ thu hút rất đông nhân dân đến cổ vũ động viên, nhiều cá nhân được chọn tham gia dự liên hoan cấp tỉnh đạt thành tích tốt. Trong năm đã hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp trên công nhận nghệ nhân ưu tú hát dậm Quyển Sơn (cụ Trịnh Thị Răm). Năm 2014 các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ đã được dàn dựng từ 3 - 5 chương trình mới, toàn huyện có 138 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng, phát hiện bổ sung gần 50 giọng hát trẻ vào các câu lạc bộ, đội văn nghệ. Các nơi làm tốt công tác văn hóa văn nghệ gồm: Lê Hồ, Đồng Hóa, Thanh Sơn, … * Hoạt động nhà văn hóa, thư viện: Thư viện đã đầu tư 600 quyển sách mới, duy trì mở cvuar phục vụ độc giả đến đọc và mược sách luân chuyển. Trong năm có 4612 lượt độc giả đến thư viện đọc. Thư việc các trường, tủ sách xã, làng, cơ quan phục vụ thương xuyên độc giả có nhu cầu tìm hiểu sách pháp luật, kiến thức khoa học…một số tủ sách đã bổ sung thêm sách mới đồng thời tích cực mượn sách luân chuyển của thư viện huyện, tiêu biểu hoạt động của các tủ sách: Đồng Lạc, Lương Đống, Phương Đàn, Lưu Giáo, các thư viện trường phổ thông trung 25 học. Một số tủ sách gia đình luôn phát huy tác dụng tìm hiểu lịch sử, truyền thống của dân tộc, nhân loại và các kiến thức đã học. Nhà văn hóa huyện, xã, làng xóm luôn duy trì phát huy tốt hiệu quả sử dụng. Ban chủ nhiệm nhà văn hóa được kiện toàn, nội quy hoạt động được điều chỉnh phù hợp. Trong năm có 4 xã xây dựng xong đưa vào sử dụng 4 nhà văn hóa xã với tổng kinh phí lên tới 20 tỷ đồng (Thanh Sơn, Liên Sơn, Văn Xá, Khả Phong). Các di tích xuống cấp được nhân dân tu sửa kịp thời đúng quy định của Luật di sản văn hóa. * Hoạt động văn nghệ quần chúng: Năm 2011, phòng văn hóa thông tin đã hướng dẫn các cơ sở tổ chức các cơ sở văn hóa văn nghệ quần chúng trong dịp Kỷ niệm ngày diễn ra các sự kiện chính trị, ký niệm 10 năm ngày Gia đình Việt Nam, ngày Thương binh Liệt sỹ, …Tạo điều kiện để các đoàn nghệ thuật của tỉnh (như đoàn hát chèo) về phục vụ nhân dân trong huyện. Tuyển chọn các nhạc công và cac giọng hát hay để tham dự liên hoan hát Chầu Văn tại tỉnh. Đội văn nghệ huyện phục vụ tốt Đại hội Người Cao tuổi của huyện. Câu lạc bộ Thơ - Văn Núi Ngọc duy trì hoạt động đúng nội quy và thường xuyên tham gia giao lưu với các câu lạc bộ trong tỉnh. Các xã tổ chức tốt hoạt động văn nghệ: Thanh Sơn, Thi Sơn, Lê Hồ, Đồng Hóa, Kim Bình, Ba Sao, Liên Sơn, Khả Phong. Thứ ba, trong lĩnh vực văn hóa đời sống. * Về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Đa số các xã, làng xóm, cơ quan thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. Quy ước của làng, xóm được cán bộ, nhân dân thực hiện tốt đã tạo được sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được cán bộ, đảng viên, nhân dân thi đua phấn đấu thực hiện đã có 90, 1% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Công tác xây dựng nền văn hóa được các cấp ủy, chính quyền, BCĐ xây dựng đời sống văn 26 hóa các xã, thị trấn quan tâm thường xuyên. Có 8 làng đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu làng văn hóa năm 2010, thông qua kiểm tra có 5 làng được công nhận (xóm 6, xóm 10 Thi Sơn; xóm 13 Khả Phong; xóm 8 Thị trấn Ba Sao; làng Ngọc An xã Kim Bình). Các làng văn hóa đã công nhận luôn được quan tâm nâng cao chất lượng toàn diện để giữ vững danh hiệu. * Về thực hiện nếp sống văn hóa: Kết hợp với BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát, hướng dẫn giúp các làng đăng ký danh hiệu làng văn hóa năm 2011 và các làng đủ thời gian đề nghị công nhận lại làng văn hóa 2011: có 16/20 làng giữ vững danh hiệu làng văn hóa giai đoạn 2009 2011 (huyện giao chỉ tiêu 16 làng có 4 làng 3 năm trước chưa được công nhận đăng ký thêm). Vận động nhân dân các làng xóm thực hiện tôt Quyết định 843 của UBND huyện về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội (100% các đám tang, 97% các đám cưới chấp hành nghiêm túc). Hoàn thành khảo sát thiết chế văn hóa - thể thao của 5 xã xây dựng nông thôn mới. Làm việc với 3 xã Hoàng Tây, Nhật Tân, Thụy Lôi, để tháo gỡ khó khăn tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà văn hóa thôn xóm đến nay có 8 xóm triển khai xây dựng (Nhật Tân xóm 7, Hoàng Tây Xóm 1). Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở luôn được ban chỉ đạo, các cấp ủy quan tâm. Toàn huyện có 31.973/35.478 gia đình đạt gia đình văn hóa (toàn huyên có 35.513 hộ) đạt 90.1%. Có 6 làng 9 cơ quan được công nhận làng văn hóa, cơ quan văn hóa. Việc xây dựng nông thôn mới xã điểm văn hóa Lê Hồ phát triển tích cực đạt 17/19 tiêu chí, trong năm có xã Thi Sơn hoàn thành 19/19 chỉ tiêu, 4 xã còn lại đạt từ 16 - 17 chỉ tiêu. Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa: Ban chỉ đạo của phong trào cấp huyện và xã được kiện toàn kịp thời từ 27 quý I/2014, việc triển khai nhiệm vụ của từng thành viên trong ban chỉ đạo được lồng vào nhiệm vụ của cơ quan nên các thành viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể rất tích cực thực hiện đăng ký gia đình hội viên của các tổ chức đoàn thể đạt gia đình văn hóa, đăng ký thực hiện tốt việc cưới, việc tang, lễ hội, chấp hành quy ước của làng xóm. Năm 2014, toàn huyện có 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Các địa phương có tỷ lệ cao, có nhiều gương người tốt, việc tốt, gia đình văn hóa tiêu biểu: Thị trấn Quế, Thị trấn Ba Sao, Thi Sơn, Lê Hồ, Đồng Hóa. Các xã, thị trấn đã hoàn thành bổ sung quy ước của làng, tổ dân phố được UBND huyện phê duyệt được áp dụng từ tháng 6/2014. Năm 2014, có thêm 5 làng xóm được công nhận mới, 10 làng xóm giữ vững danh hiệu làng văn hóa giai đoạn 2012 - 2014. * Vê công tác gia đình: Phòng văn hóa huyện đã thường xuyên quan tâm đến việc đôn đốc xây dựng gia đình văn hóa, phối hợp với Phòng nghiệp vụ của Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch đôn đốc nắm tình hình thực hiện mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình tại xã Đồng Hóa và tổng kết 2 năm thí điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình của xã Đồng Hóa. Tham mưu với UBND huyện tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 10 năm ngày truyền thống Gia đình Việt Nam. Chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập BCĐ cấp xã và các câu lạc bộ, nhóm Phòng chống bạo lực gia đình các thôn xóm (có 100% các xã, thị trấn, các thôn, xóm có quyết định chỉ đạo thành lập BCĐ, câu lạc bộ, nhóm Phòng chống bạo lực gia đình) Triển khai mẫu biểu rà soát thu nhập chỉ số về Phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn các xã, thị trấn. Kết hợp với Mặt trận Tổ Quốc hướng dẫn, giúp các xã, các làng xóm rà soát chất lượng phấn đấu đath danh hiệu Gia đình văn hóa và công nhận bình xét nhân dịp 18/11/2011. 28 Các xã, thị trấn, làng, xóm, cơ quan luôn thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc tang, cưới, lễ hội. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được cán bộ Đảng viên, nhân dân thi đua phấn đấu thực hiện đã có 34.698 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 90%. Công tác xây dựng làng văn hóa được các cấp ủy, chính quyền, BCĐ xây dựng đời sống văn hóa các xã, thị trấn quan tâm thường xuyên. Có 6 làng Huyện giao chỉ tiêu, qua khảo sát của cơ quan chuyên môn có 5 làng đạt; 9 làng văn hóa công nhận và được huyện giao chỉ tiêu giữu vững danh hiệu luôn có sự quan tâm của Đảng Uỷ, UBND, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa” các xã, thị trấn và sự đồng lòng của cán bộ nhân dân trong làng để tích cực phấn đấu nâng cao chất lượng toàn diện giữ vững danh hiệu. Thường xuyên kết hợp với các tổ chức tuyên truyền các nội dung về công tác gia đình (Chỉ thị 49/CT - TW, luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới, ..) Các BCĐ phòng chống bạo lực gia đình cấp xã và các câu lạc bộ, tổ nhóm phòng chống bạo lực gia đình ở các địa bàn thôn xóm hoạt động có hiệu quả. Năm 2014, công tác gia đình được các xã, thị trấn triển khai sâu rộng có sự vào cuộc rất hiệu quả của các ngành đoàn thể nhất là dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam, ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ. Hưởng ứng hiệu quả thông điệp “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình của các câu lạc bộ rất coi trọng việc “xây” và “chống” nên trong năm 2014 số vụ bạo lực gia đình phức tạp giảm, trong 14 vụ xảy ra ở địa phương được giải quyết kịp thời. * Các xã, thị trấn tích cực hoàn thiện một số nội dung văn hóa thông tin trong tiêu chí 6, 8, 16 của nông thôn mới. Đến nay có 7 xã thực hiện 75% tiêu 29 chí 6 và 16, các xã còn lại đạt 55 - 60 %. Có 18/18 xã, thị trấn hoàn thành tiêu chí 8, cơ sở vật chất thiết chế văn hóa thể thao luôn được phát huy giá trị sử dụng cho cộng đồng dân cư, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đến nay toàn huyện có 16/18 xã, 171/173 làng xóm có nhà văn hóa phục vụ đời sống nhân dân. 2.2.1.2. Nguyên nhân của thành tựu Một là, công tác văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn Kim Bảng luôn có sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành đoàn thể. Phong trào có nhiều tiến bộ mới ở các lĩnh vực, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Kim Bảng. Hai là, được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy và sở văn hóa phối hợp tích cực của ngành và cố gắng của đội ngũ cán bộ công chức viên chức văn hóa thông tin từ huyện tới xã thị trấn công tác văn hóa thể thao gia đình, thông tin truyền thông của huyện tiếp tục có những bước phát triển, công tác quản lý của nhà nước luôn được đẩy mạnh, hoạt độngt uyên truyền cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, gia đình thông tin truyền thông đã phục vụ kịp thời các nhiệm vụ của đất nước, của địa phương tạo không khí sôi nổi trên địa bàn huyện. Ba là, các hoạt động văn hóa thông tin thể thao du lịch và gia đình trên địa bàn huyện luôn có sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền, sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành đoàn thể phong trào phát triển toàn diện đồng đều, chất lượng thiết thực từ cơ sở các cuộc thi cấp tỉnh Kim Bảng luôn đứng thứ hạng cao. 30 Những kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu văn hóa - thể thao trong 5 năm từ năm 2010 - 2014: Chỉ tiêu TT 1 2 3 4 5 Đơn vị Mục tiêu KH 2011- TH 2011 TH 2012 TH 2013 2015 Ước TH 2014 Ước Ước TH TH 2011- 2015 2015 So với mục tiêu KH 20112015 Gia đình văn hóa Hộ 36775 38, 057.0 38, 553.0 35, 525.0 37, 723.0 - Số hộ đạt gia đình văn hóa Hộ 33, 098 34, 252 34, 698 31, 937 33, 689 33, 951 33, 525 33, 725 - Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa % 90 90 90 90 90 90 90 90 Làng 30 11 8 5 4 4 32 Vượt 2 làng Làng 184 157 165 164 168 172 Gia đình thể thao Gđ 9, 018 8, 068 8, 481 8, 301 8, 814 9, 341 9, 150 100% - Tỷ lệ gia đình thể thao % 25 21, 2 22 23, 4 24 25 25 100 Điểm 14 4 6 3 4 1 18 Vượt 4 Làng văn hóa Lũy kế số làng văn hóa được công nhận Xây dựng các điểm vui chơi Vượt 2 làng 172/179 Phòng văn hóa, thông tin huyện Kim Bảng, Hà Nam 31 2.2.2. Những hạn chế của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam và nguyên nhân 2.2.2.1. Những hạn chế Một là, có một vài cơ sở chưa thực sự làm tốt công tác quản lý Nhà nước về nếp sống văn hóa (để hiện tượng rút thẻ trong một số di tích), một số hiện tượng văn hóa vi phạm quy định xử lý chưa kịp thời (dịch vụ internet còn để trẻ em dưới 14 tuổi khai thác sử dụng không có bố mẹ hoặc người lớn đi cùng, một số dịch vụ mở cửa quá khuya làm ảnh hưởng đến quy định trong quy ước làng văn hóa và an ninh trật tự thôn xóm. Có dịch vụ mở cửa hoạt động chưa có giấy phép). Một số làng văn hóa công tác vệ sinh môi trường còn chưa sạch. Còn biểu hiện bạo lực gia đình diễn ra để ảnh hưởng đến phong trào của huyện. Một số làng xóm công tác xây dựng gia đình văn hóa, bình xét danh hiệu gia đình văn hóa còn chưa sát đúng với tiêu chuẩn quy định. Hai là, có những xã phong trào thể dục thể thao còn phát triển chậm, việc quan tâm xây dựng cơ sở vật chất sân bãi cho hoạt động thể dục thể thao còn yếu. Kinh phí đầu tư cho hoạt động thể dục thể thao quần chúng không đáp ứng phát triển của phong trào. Công tác thông tin báo cáo 2 chiều chưa kịp thời, công tác tuyên truyền của một số xã còn hạn chế (Báo cáo tháng, quý của một số xã còn chậm có xã khồn báo cáo gửi về phòng. Công tác tuyên truyền thực quan chưa đảm bảo: băng zôn tái trung tâm xã và các trục đường chính số lượng còn hạn chế). Một số xã chưa tổ chức được các giải thể thao quần chúng trong các dịp lễ tết. Ba là, công tác thông tin tuyên truyền có nơi triển khai chậm, có xã chưa thực hiện đúng, đủ yêu cầu của các đợt tuyên truyền như đợt tuyên truyền Mừng Đảng - Mừng Xuân, 30/4, 1/5, cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9, … 32 Bốn thôn xóm thiêu nhà văn hóa - sân tập thể dục thể thao không chủ động tích cực hoàn thành. Một số di tích quản lý bảo vệ chưa tốt có di tích lễ hội chỉ chú trọng phần lễ, chưa chủ trọng đến phần hội, không phát huy được trò chơi dân gian truyền thống. Có những xã phong trào thể thao quần chúng phát triển chậm, một số câu lạc bộ hiện có hoạt dộng chưa hiệu quả, đối tượng tham gia là thanh niên còn ít. Cán bộ làm công tác chuyên môn còn chưa sâu sát với phong trào. Thực hiện xã hội hóa ở một số xã còn chưa hiệu quả. Công tác quản lý nhà nược có những địa phương thực hiện chưa thường xuyên (vấn đề những cá nhân, doanh nghiệp tuyên truyền không đúng quy định, mở cửa kinh doanh dịch vụ văn hóa thông tin chưa có giấy phép mở cửa quá giờ). Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng quần chúng có xã chưa được duy trì nề nếp, còn yếu về chất lượng nên chưa thu hút được sự hưởng ứng của quần chúng của nhân dân. Có xã tuyên truyền trực quan chưa đáp ứng kế hoạch được giao như băng niểu ngữ còn ít, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu. Một số thiết chế văn hóa thể thao chưa khai thác phát huy hiệu quả sử dụng, hiện còn 2 xóm Thụy Lôi chưa có nhà văn hóa. 2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Một là, một số bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ tác dụng, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hai là, cán bộ tham mưu thiếu sự kiên trì, tham mưu không kịp thời có đồng chí lại nặng phần công việc kiêm nghiệm hơn việc chuyên môn văn hóa thông tin, thể thao, du lịch và gia đình. Cấp ủy, chính quyền một vài địa phương, một số ngành còn chưa phối hợp nhịp nhàng chỉ đạo chưa sát, chưa cương quyết, quan tâm phong trào còn hạn chế. Một số cán bộ công chức của ngành chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền 33 lãnh đạo chỉ đạo việc xây dựng phát huy phong trào cá biệt có người chưa khiêm tốn học hỏi. Một số đồng chí chưa đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn trước sự phát triển của phong trào. Ba là, chế độ kinh phí đầu tư không kịp thời nên không phát huy được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư để thực hiện xã hội hóa. Chất lượng một số việc tuyên truyền trực quan, văn nghệ, thể thao còn yếu. Việc quản lý hoạt động của một số dịch vụ văn hóa thông tin có lục chưa được tốt. Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho hoạt động của ngành còn thiếu và ít đã hạn chế được sự phát triển của phong trào. 2.3. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay 2.3.1. Phương hướng Phát triển toàn diện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng lối sống văn hóa” và phong trào “toàn dân rèn luyện thể thao theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại” để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Kim Bảng để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, là huyện có phong trào xuất sắc nhất tỉnh Hà Nam. Thứ nhất, về công tác quản lý Nhà nước. Ngành tham mưu giúp UBND huyện ban hành giao các chỉ tiêu tới xã, thị trấn, ban hành các văn bản tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm, các văn bản quản lý phát triển công tác văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình, thông tin truyền thông. Hoàn thành hồ sơ đề nghị đặt tên đường, tên phố của Thị trấn Ba Sao. Tham mưu thành lập các đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, hoạt đọng của dịch vụ văn hóa thông tin các xã, thị trấn. 34 Kiện toàn ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng kế hoạch hoạt đọng của năm”. Lập hồ sơ để công nhận từ 1 đến 2 di tích cấp tỉnh, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với hát Dậm Quyển Sơn. Các xã, thị trấn căn cứ những nhiệm vụ và giải pháp của ngành năm 2015 cụ thể hóa theo từng địa phương để thực hiện công tác quản lý của nhà nước. Thứ hai, về lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Thường xuyên duy trì công tác tuyên truyền trực quan tại trung tâm các xã, thị trấn, các làng xóm và trung tâm văn hóa chính trị của huyện, phát huy các phương tiện tuyên truyền lưu động, tuyên truyền bằng thông tin trên đài địa phương…chú trọng dịp Đại hội Đảng các cấp, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, ngày truyền thống ngành. Từng xã, thị trấn chọm ảnh tiêu biểu của từng lĩnh vực để làm panô ảnh trưng bày tại Đại hội Đảng bộ xã Thị trấn và tham dự hội thi tuyên truyền tai Đại hội cấp huyện. Chuẩn bị bài viết tuyên truyền trên xe lưu động trong dịp thi tuyên truyền lưu động cấp huyện…Phối hợp tốt với đội chiếu phim của Sở để tuyên truyền tại các xã miền núi. Mỗi xã, thị trấn, các làng nghề chuẩn bị 3 - 5 sản phẩm để trưng bày triển lãm Đại hội Đảng bộ huyện. Tổ chức các cuộc thi liên hoan văn hóa văn nghệ Mừng Đảng Mừng Xuân, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Tuyển chọn các hạt nhân tiêu biểu dự liên hoan cấp tỉnh, huyện tổ chức. Quan tâm đến những hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống vốn có của địa phương. Tích cực phát triển thêm những hạt nhân mới vào câu lạc bộ văn hóa văn nghệ. Phát động rộng khắp phong trào đọc sách nhân ngày sách Việt Nam, thư viện huyện đã bổ sung thêm sách mới để phuch vụ bạn đọc, thư viện các trường học, tủ sách cơ quan các xã, thị trấn, các làng tích cực đầu tư thêm 35 sách, báo, tạp chí để phục vụ tốt việc học tập, ứng dụng công nghệ khoa học thông tin tiên tiến vào lao động sản xuất. Làm tốt công tác bảo tồn tôn tạo phát huy giá trị của các di tích, di tích Đền Ba Dân chuẩn bị chu đáo các điều kiện làm tốt lễ hội nâng quy mô tổ chức để thu hút khách tham quan, các lễ hội duy trì hàng năm tiếp tục làm tốt hơn, phần hội khắc phục việc lợi dụng hội để chơi cờ bạc. Những di tích đề nghị xếp hạng phải còn yếu tố gốc của di tích. Những di tích bị xuống cấp khi tu sửa phải thực hiện đúng quy luật của Luật Di sản Văn hóa. Phòng văn hóa và thông tin phối hợp với UBND xã Thi Sơn, Bảo tàng Hà Nam hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng hát Dậm Quyển Sơn là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Các di tích làm tốt việc tuyên truyền giới thiệu ý nghĩa lịch sử của di tích để tham gia liên hoan di tích tiêu biểu do cấp tỉnh tổ chức. Họp 2 xã và 2 huyên để bàn biện pháp quản lý tốt các hoạt động lễ hội và dịch vụ tại Đền Đức Thánh Cả và Đền Vĩnh Sơn. Các xã, thị trấn triển khai phát động phong trào tập luyện thể thao, triển khai chiến lược phát triển thể thao đến năm 2020, tổ chức các môn thi thể thao truyền thống từ làng, xóm, tổ dân phố nhân dịp Mừng Đảng Mừng Xuân, chào mùng Đại hội Đảng cấp tỉnh, 40 năm ngày giải phóng Miền Nam thông nhất đất nước 30/4, chào mừng 125 năm ngày sinh nhật Bác 19/5, chào mừng 70 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 125 năm ngày thành lập tỉnh Hà Nam. Chọn đội tuyển dự thi cấp huyện và tỉnh tổ chức. Tiếp tục đảy mạnh các câu lạc bộ thể thao để nâng cao sức khỏe cho mọi người các môn thi thể thao trong năm cần quan tâm gồm: bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đua thuyền, vật dân tộc, cờ vua cờ tướng, điền kinh. Đấy mạnh việc quảng bá di tích lịch sử danh lam thắng cảnh của huyện như: Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc, Đền Trúc - Ngũ động Thi Sơn, Đền Lê Chân, Đền Tiên Ông, Tam Chúc Ba Sao. Làm tốt việc phục vụ giới thiệu cho khách 36 tham quan, chú trọng việc bảo tồn tôn tạo để khai thác tốt các cơ sở hạ tầng được đầu tư để hoàn thành chỉ tiên kế hoạch. Năng động sáng tạo các nhiệm vụ xã hội hóa một số lĩnh vực văn hóa thông tin phát huy giá trị sử dụng các cơ sở vật chất đã có, những xã chưa hoàn thành xây dựng nhà văn hóa xã (Nguyễn Uý, Hoàng Tây), của thôn xóm (xóm 1 và 2 của Thụy Lôi) sớm có giải pháp khắc phục. Nơi sân chơi bãi tập chưa đủ tiêu chuẩn còn thiếu diện tích theo quy định của nông thôn mới cần có biện pháp mở rộng để đáp ứng nhu cầu tập luyện thi đấu của nhân dân địa phương. Thực hiện xã hội hóa tu sửa di tích phải thực hiện đúng Luật di sản văn hóa. Tích cực đầu tư cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức, tuyên truyền thường xuyên các quy định của Nhà nước về thông tin truyền thông để cán bộ, đảng viên, nhân dân phát huy ứng dụng thông tin tích cự hơn. Duy trì việc kiểm tra đôn đốc các hoạt động dich vụ thông tin truyền thông để công nghệ thông tin thực sự có hiệu quả trên khắp địa ban huyện. Thứ ba, về lĩnh vực văn hóa đời sống. Phát động phong trào đăng ký xây dựng gia đình văn hóa để từng gia đình có trách nhiệm phấn đấu, tháng 11 của năm bình xét phái đảm bảo công khai, dân chủ, các gia đình được công nhận phải ghi vào sổ theo dõi tại nhà văn hóa các làng, xóm, tổ dân phố. Không bình xét đối với gia đình không đăng ký. Các làng xóm phát huy hoạt động của các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, không để xảy ra bạo lực mới giải quyết mà phải coi trọng việc “phòng” hơn “chống”. Các xã, thị trấn, các cơ quan chú trọng tuyên truyền công tác xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ. 37 Làm tốt công tác tuyên truyền những tấm gương người tốt việc tốt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phê phán những tệ nạn xã hội kịp thời. Tăng cường đôn đốc việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định 1788 của UBND huyện, chuẩn bị các điều kiện để tổng kết 15 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000 - 2015 từ cơ sở cấp huyện. Phát động các làng xóm thi đua thực hiện các tiêu chí của làng văn hóa, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước để hoàn thành nhiệm vụ. Ban chỉ đạo phong trào chủ động điều tra đôn đốc việc triển khai tổ chức thực hiện tại cơ sở đánh giá khách quan công bằng để đề nghị lập hồ sơ công nhận danh hiệu làng văn hóa. Thứ tư, về các hoạt động tổng hợp khác. Tiếp tục xây dựng thực hiện điểm về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới của xã Lê Hồ, đồng thời tích cực tháo gỡ những điểm yếu. Tăng cường tham mưu vơi cấp Đảng ủy, chính quyền để phát triển công tác văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình, thông tin truyền thông phát triển kịp thời với đổi mới phát triển kinh tế. Tranh thủ sự quan tâm của 2 Sở để hoàn thiện vững chắc các nhiệm vụ văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình, thông tin truyền thông. 38 Chỉ tiêu kế hoạch Nhà nƣớc năm 2015 Văn hóa - Thông tin - Thể thao LVH được công nhận năm 2015 STT Gia đình văn hóa Tên xã Lần 1 1 Nguyễn Uý 2 Lần 2 X3 Phù Lưu Số hộ đạt Tỷ lệ % Thưc hiện nếp Duy trì số sông văn hóa người tập XD gia đình trong cưới, luyện TDTT thể thao tang, lễ, hội thường xuyên Số hộ Tỷ lệ đạt % Tổng sốv (người) Tỷ lệ Gia đình % thể thao XD điểm vui chơi Tỷ lệ % năm 2015 (điểm) 1819 89.7 1959 98 2008 29, 5 492 24.7 SVĐ xã Tượng Lĩnh 2140 89.8 2303 98 2277 30.9 602 25.6 3 Lê Hồ 2502 90.5 2223 98.5 2722 30.5 571 25.3 4 Tân Sơn 2648 88 2885 97 2990 29.5 732 24.7 5 Thụy Lôi 1279 89.5 1378 98 1426 30.5 356 25.4 6 Ngọc Sơn 1711 90.5 1822 98 1819 29.5 455 24.6 7 TT Quế 1516 91.5 1610 98.5 1750 30.9 422 25.8 X3 + X5 X9 X4 39 8 Đại Cương 9 Nhật Tựu 10 Nhật Tân 11 2042 88.3 2210 97 2191 29 556 24.5 Siêu Nghệ 1334 90.5 1427 98.5 1531 29.5 356 24.7 X10 2659 89 2867 97 3099 28.5 710 24.1 Đồng Hóa 2267 90.9 2771 98, 5 3288 30.7 720 25.6 12 Hoàng Tân 1597 89.6 1725 98 1892 29.5 427 24.4 13 Văn Xá 1924 90 2073 98 2297 29.5 529 25 14 TT Ba Sao 1590 90.7 1716 98, 5 1705 30.8 446 25.6 15 Khả Phong 1679 90 1816 98, 5 1933 30.7 468 25.4 SV Đ xã 16 Liên Sơn 998 90.5 1059 98 1128 30.5 276 25.5 17 Thi Sơn X5 + X12 2499 90.1 2712 98 2788 30.1 701 25.3 18 Thanh Sơn Thanh Lộn 2197 90.3 2385 98 1947 30.2 611 25.1 SV Đ xã 9 33.951 90 36.941 98 38.791 30 9.430 Tổng số X8 X5 + X2 4 40 25 X14 4 Chỉ tiêu văn hóa - xã hội kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 STT 1 Chỉ tiêu Đơn Thực hiện vị 2011 - tỉnh 2015 Gia đình văn hóa Hộ - Số hộ gia đình văn hóa Hộ - Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa KH 2016 KH KH KH KH 2017 2018 2019 2020 Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 T37978 T38027 T38286 T38411 T38622 T38500 33, 951 34, 180 34, 224 34, 457 34, 569 34, 760 34, 650 % 90 90 90 M 03/GV M 04/ 11 GV 10 90 90 90 90 GV 15 GV 14 GV 14 13 2 Làng văn hóa Làng 32 3 Lúy kế số LVH được công nhận Làng 172 175 179 179 179 179 179 Gia đình thể thao Gđ 9, 431 9, 494 9, 056 9, 571 9, 602 9, 655 9, 607 - Tỷ lệ gia đình thể thao % 25 25 25 25 25 25 25 Điểm 18 3 3 5 5 4 4 4 5 Xây dựng các điểm vui chơi Phòng văn hóa, thông tin huyện Kim Bảng, Hà Nam 41 2.3.2. Một số giải pháp Muốn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trước hết phát triển văn hóa phải gắn bó chặt chẽ với các chính sách cụ thể của Nhà nước về văn hóa. Các định hướng cơ bản, các chiến lược văn hóa phải gắn với nguồn nội sinh và hướng tới các giá trị phổ biến. Để thực hiện mục tiêu đó, cần các giải pháp cụ thể sau đây: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trên lĩnh vực văn hóa huyện Kim Bảng. Ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Bổ sung những luật đã ban hành cho phù hợp với tình hình mới. Nghiên cứu xây dựng Luật Di sản văn hóa dân tộc, Luật quảng cáo, Pháp lệnh thư viện…, Bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định về lễ hội, việc tang, việc cưới, việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, v.v.. Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn xây dựng các quy ước về nếp sống văn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp. Hoàn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân, tăng cường công tác thanh tra văn hóa. Thứ hai, tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa ở địa phương. Tăng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi phí thường xuyên và nguồn chi phí phát triển trong ngân sách nhà nước. Tỉ trọng chi ngân sách cho văn hóa phải tương ứng nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Khuyến khích các địa phương tăng thêm nguồn đầu tư cho văn hóa, tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa. Thực hiện các Chương trình có mục tiêu về văn hóa nhằm đầu tư có 42 trọng điểm, giải quyết các vấn đề có tính cấp bách. Xây dựng một số công trình văn hóa. Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp của hoạt động văn hóa từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm hoạt động hiệu quả. Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các ban của Đảng và các tổ chức Đảng trong Bộ Văn hóa-Thông tin, các hội văn học, nghệ thuật (các Ban Cán sự, Đảng, Đoàn). Xây dựng quy chế về mối quan hệ làm việc giữa các tổ chức này, bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng. Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ các bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chương trình đào tạo lớp cán bộ mới (Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia) đủ phẩm chất và năng lực đảm đương công việc trong những năm tới. Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ văn hóa Thứ ba, phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng lối sống lành mạnh cho nhân dân. Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, xã, phường, khu tập thể, đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã, phường văn hoá, nâng cao tính tự quản của cộng động dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh. Thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hoá giữa các tầng lớp nhân dân. 43 Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá trọng điểm tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hoá, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hoá, nghệ thuật Thứ tư, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa ở địa phương. Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại. 44 KẾT LUẬN Hồ Chí Minh, biểu tượng của nghìn năm văn hiến ở Việt Nam và tinh hoa văn hóa của thời đại, đã mang ánh sáng của chủ nghã Mác - Lênin soi đường cho dân tộc Việt Nam vùng lên đánh đổ đế quốc phong kiến, xây dựng nước Việt Nam độc lập đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” [5, tr 40]. Trước lúc Người đi xa đã để lại cho dân tộc ta tài sản vô cùng quý báu đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó tư tưởng về văn hóa của Người có giá trị vô cùng to lớn. Hồ Chí Minh là kiến trúc sư vô cùng vĩ đại của công cuộc cải cách và xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam. Vận dụng thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào xây dựng nền văn hóa, Người đã tạo ra cho văn hóa Việt Nam một cách nhìn mới, một quan niệm sống, đạo đức, văn nghệ, giáo dục, …chưa từng có trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã đánh thức các tiềm năng, các giá trị truyền thống, định hướng cho sự ra đời của nền văn hóa mới, một xã hội với nhân cách mới. Tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh thể hiện một tầm nhìn chiến lược đối với nền văn hóa dân tộc trong tương lai. Một cách nhìn tổng hợp và toàn diện về văn hóa Hồ Chí Minh là những dẫn chứng quý báu cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Khi chúng ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo con đường đổi mới thì chúng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó yếu tố dân tộc được nhấn mạnh vì đó là nền tảng tinh thần, là yếu tố nội sinh để đảm bảo cho chúng ta có được một nền móng vững chắc để xây sựng một nền văn hóa trong tương lai. 45 Hà Nam một tỉnh phía Bắc với một nền văn hóa đa sắc, phong phú và đa dạng thể hiện qua các làn điệu chèo, hát chầu văn, hát dặm, lễ hội truyền thống và rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, …Vì vậy phải biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc để góp phần phát triển văn hóa của huyên Kim Bảng, Hà Nam hiện nay. 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Phùng Ngọc Diễm, “Bác Hồ - Tinh hoa bản sắc văn hóa dân tộc”; Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số 5 - 2007. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị trung ương 5 (khóa VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Võ Nguyên Giáp, “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 5. Hồ Chí Minh: Di Chúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 47 21. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh - văn hóa và đổi mới, Nxb lao động, Hà Nội, 1996. 22. Nguyễn Ngọc Quyến, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc”; Tạp chí Triết học, tháng 11- 2014. 48 [...]... điểm tư tưởng về văn hóa hết sức sâu sắc, đến nay vẫn mang đầy đủ ý nghĩa chỉ đạo quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh còn có giá trị to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nên văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay 17 Chƣơng 2 VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN... TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM HIỆN NAY 2.1 Sự cần thiết phải vận dụng tƣ tƣởng Hố Chí Minh về văn hóa trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam hiện nay 2.1.1 Khái niệm về băn sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau Bản là gốc, cái tự có, cái thuộc về bản chất, cốt... phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam về văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống và văn hóa văn nghệ chúng ta thấy được sự phát triển của nền văn hóa Qúa trình vận động và phát triển của nền văn hóa Việt Nam là một quá trình tiếp nối, kế thừa, điều chỉnh và mở rộng nền văn hóa trên cơ sở giữ gìn và phát huy, giá trị văn hóa dân tọc và việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân... thực dân Pháp là nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc, nền văn hóa dân chủ mới Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền văn hóa được xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau xong nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm ba tính chất :tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng Tính dân tộc của nền văn hóa được... lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa bao gồm những quan điểm, nội dung cơ bản của Người về văn hóa Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng của người cộng sản một mặt chăm lo đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, mặt khác Người chống lại nguy cơ bảo thủ, khép kín Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp cách mạng của mình cả trong thời kỳ kháng chiến và trong thời đại ngày nay. .. Chủ nghĩa Đế quốc, mà ta có thể trở thành cái bóng của văn hóa họ, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 1.2.3 Quan điểm về chức năng của nền văn hóa Chức năng của nền văn hóa rất phong phú và đa dạng Khi bàn về chức năng của văn hóa Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có 3 chức năng chủ yếu sau đây: Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu... tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam 2.2.1 Những thành tựu của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam và nguyên nhân 2.2.1.1 Những thành tựu Thứ nhất, trong lĩnh vực văn hóa giáo dục Kim Bảng - mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời, mạch nguồn đất học nơi đây thật nên thơ bởi địa lý kiến tạo nên sông Đáy hiền hòa, thơ... phóng dân tộc để dành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội , từ đó giải phóng văn hóa, mở đường chovăn hóa phát triển Trong quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của xây dựng văn hóa Từ đó, Người đưa ra luận điểm: Phải chú trọng xây dựng kinh tế , xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa Người viết: văn hóa. .. ngày nay, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là sự tiếp tục quá trình vận động ấy trước một thực trạng thế giới đa dạng, phong phú nhưng đầy thử thách, phức tạp 2.1.4 Một vài nét về huyện Kim Bảng, Hà Nam Kim Bảng, một huyện nằm ở đỉnh điểm phía bắc tỉnh Hà Nam, là một trong hai huyện duy nhất của tỉnh có địa thế rừng núi trải dài tới đồng bằng Địa giới của huyện phía đông giáp huyện. .. đòi 7 hỏi Ngày nay, trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trương đưa các giá tri văn hóa thấm sâu vào kinh tế và chính trị , làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước 1.2.2 Quan điểm về tính chất của nền văn hóa Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng