Thực trạng xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện kim bảng, hà nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 28)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà

2.2.1. Những thành tựu của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam và nguyên nhân

2.2.1.1. Những thành tựu

Thứ nhất, trong lĩnh vực văn hóa giáo dục.

Kim Bảng - mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời, mạch nguồn đất học nơi đây thật nên thơ bởi địa lý kiến tạo nên sông Đáy hiền hòa, thơ mộng cùng những dải núi đồi xanh biếc hun đúc nên con người Kim Bảng cần cù, hiếu học và giàu truyền thống cách mạng.

Từ khi mới thành lập đến nay quy mô trường lớp không ngừng được mở rộng. Tính đến năm học 2013 - 2014 toàn huyện đã có 60 trường: 19 trường mầm non, 23 trường tiểu học và 18 trường THCS (3 trường xã Kim Bình và trường Tiểu học Thanh Sơn B đã sáp nhập về Thành phố Phủ Lý tháng 10 năm 2013). Toàn ngành có hơn 1700 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thực hiện chương trình VII của huyện ủy Kim Bảng về “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và xây dựng trường chuẩn quốc gia” chất lượng giáo dục Kim Bảng

24

những năm gần đây đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, chất lượng giáo dục đại trà luôn ổn định vững chắc, chất lượng vào lớp 10 THPT luôn đứng tốp đầu của tỉnh với điểm chuẩn vào các trường THPT cao, chất lượng học sinh giỏi đang được quan tâm và có nhiều chuyển biến, hiện có 44 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác phổ cập giáo dục được chú trọng; 100% các trường đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; các trường Tiểu học chuẩn bị đón Bộ GD&ĐT công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Toàn ngành cũng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học và các tổ chức xã hội, các cơ quan ban ngành trong và ngoài địa phương huy động mọi lực lượng, mọi nguồn lực xã hội tham gia chăm lo phát triển giáo dục, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hiệu quả.

Với tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm qua ngành Giáo dục Kim Bảng được Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp tặng nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng cao quý. Tập thể phòng GD&ĐT được công nhận đơn vị đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trong nhiều năm. Huân chương lao động hạng Ba năm 1995; Bằng khen của UBND tỉnh các năm 2000, 2002, 2013; Bằng khen của Bộ GD&ĐT các năm 2001, 2003, 2005, 2007; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 1998, 2004, 2009; Năm học 2012-2013 ngành giáo dục huyện Kim Bảng được Sở GD&ĐT Hà Nam công nhận hoàn thành xuất sắc 10/14 chỉ tiêu lĩnh vực công tác, vui mừng đón nhận nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng của các cấp, tập thể phòng Giáo dục Kim Bảng được UBND tỉnh công nhận “Tập thể lao động xuất sắc” và tặng Bằng khen.

Thứ hai, trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ.

* Công tác văn nghệ quần chúng phát triển rộng:

Năm 2010, phong trào văn nghệ phát triển rộng khắp, hoạt động của các câu lạc bộ hát dân ca luôn được duy trì tốt. Toàn huyện có trên 153 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ, tết, ngày kỉ niệm, ngày hội làng và dịp Đại hội Đảng. Các xã tổ chức tốt gồm: xã Lê Hồ, Đồng Hóa, Đại

25

Cương, Nhật Tựu, Tân Sơn, Thi Sơn, Liên Sơn, Kim Bình, Tượng Lĩnh, Khả Phong, Ngọc Sơn, … Hoạt động câu lạc bộ Thơ - Văn Núi Ngọc của huyện, các câu lạc bộ thơ của xã hoạt động có hiệu quả. Hoạt động văn hóa dân gian được bảo tồn và phát huy thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Đội Múa tứ linh của xã Nguyễn Uý tham gia liên hoan tại Lễ hội Tịch Điền trong dịp Mừng Đảng Mừng xuân Canh Dần, trong liên hoan di tích đạt kết quả tốt. Đào tạo mới được 18 giọng hát dân ca tuổi thơ, câu lạc bộ hát dân ca làng Khuyến Công duy trì tốt hoạt động.

* Công tác văn nghệ quần chúng luôn tạo ra không khí đàm ấm vui tươi tại các làng xóm, tổ dân phố đến xã huyện, nổi bật tiêu biêu là dịp Mừng Đảng Mừng Xuân, kỷ niệm 30/4, 1/5, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, …Các hoạt động tiêu biểu diễn Lân, Sư, Rồng, ca nhạc, bình thơ, trưng bày báo xuân, biểu diễn phục vụ thanh niên lên đường nhập ngũ thu hút rất đông nhân dân đến cổ vũ động viên, nhiều cá nhân được chọn tham gia dự liên hoan cấp tỉnh đạt thành tích tốt. Trong năm đã hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp trên công nhận nghệ nhân ưu tú hát dậm Quyển Sơn (cụ Trịnh Thị Răm). Năm 2014 các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ đã được dàn dựng từ 3 - 5 chương trình mới, toàn huyện có 138 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng, phát hiện bổ sung gần 50 giọng hát trẻ vào các câu lạc bộ, đội văn nghệ. Các nơi làm tốt công tác văn hóa văn nghệ gồm: Lê Hồ, Đồng Hóa, Thanh Sơn, …

* Hoạt động nhà văn hóa, thư viện:

Thư viện đã đầu tư 600 quyển sách mới, duy trì mở cvuar phục vụ độc giả đến đọc và mược sách luân chuyển. Trong năm có 4612 lượt độc giả đến thư viện đọc. Thư việc các trường, tủ sách xã, làng, cơ quan phục vụ thương xuyên độc giả có nhu cầu tìm hiểu sách pháp luật, kiến thức khoa học…một số tủ sách đã bổ sung thêm sách mới đồng thời tích cực mượn sách luân chuyển của thư viện huyện, tiêu biểu hoạt động của các tủ sách: Đồng Lạc, Lương Đống, Phương Đàn, Lưu Giáo, các thư viện trường phổ thông trung

26

học. Một số tủ sách gia đình luôn phát huy tác dụng tìm hiểu lịch sử, truyền thống của dân tộc, nhân loại và các kiến thức đã học. Nhà văn hóa huyện, xã, làng xóm luôn duy trì phát huy tốt hiệu quả sử dụng. Ban chủ nhiệm nhà văn hóa được kiện toàn, nội quy hoạt động được điều chỉnh phù hợp.

Trong năm có 4 xã xây dựng xong đưa vào sử dụng 4 nhà văn hóa xã với tổng kinh phí lên tới 20 tỷ đồng (Thanh Sơn, Liên Sơn, Văn Xá, Khả Phong). Các di tích xuống cấp được nhân dân tu sửa kịp thời đúng quy định của Luật di sản văn hóa.

* Hoạt động văn nghệ quần chúng:

Năm 2011, phòng văn hóa thông tin đã hướng dẫn các cơ sở tổ chức các cơ sở văn hóa văn nghệ quần chúng trong dịp Kỷ niệm ngày diễn ra các sự kiện chính trị, ký niệm 10 năm ngày Gia đình Việt Nam, ngày Thương binh Liệt sỹ, …Tạo điều kiện để các đoàn nghệ thuật của tỉnh (như đoàn hát chèo) về phục vụ nhân dân trong huyện. Tuyển chọn các nhạc công và cac giọng hát hay để tham dự liên hoan hát Chầu Văn tại tỉnh. Đội văn nghệ huyện phục vụ tốt Đại hội Người Cao tuổi của huyện. Câu lạc bộ Thơ - Văn Núi Ngọc duy trì hoạt động đúng nội quy và thường xuyên tham gia giao lưu với các câu lạc bộ trong tỉnh.

Các xã tổ chức tốt hoạt động văn nghệ: Thanh Sơn, Thi Sơn, Lê Hồ, Đồng Hóa, Kim Bình, Ba Sao, Liên Sơn, Khả Phong.

Thứ ba, trong lĩnh vực văn hóa đời sống.

* Về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:

Đa số các xã, làng xóm, cơ quan thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. Quy ước của làng, xóm được cán bộ, nhân dân thực hiện tốt đã tạo được sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được cán bộ, đảng viên, nhân dân thi đua phấn đấu thực hiện đã có 90, 1% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Công tác xây dựng nền văn hóa được các cấp ủy, chính quyền, BCĐ xây dựng đời sống văn

27

hóa các xã, thị trấn quan tâm thường xuyên. Có 8 làng đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu làng văn hóa năm 2010, thông qua kiểm tra có 5 làng được công nhận (xóm 6, xóm 10 Thi Sơn; xóm 13 Khả Phong; xóm 8 Thị trấn Ba Sao; làng Ngọc An xã Kim Bình).

Các làng văn hóa đã công nhận luôn được quan tâm nâng cao chất lượng toàn diện để giữ vững danh hiệu.

* Về thực hiện nếp sống văn hóa:

Kết hợp với BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát, hướng dẫn giúp các làng đăng ký danh hiệu làng văn hóa năm 2011 và các làng đủ thời gian đề nghị công nhận lại làng văn hóa 2011: có 16/20 làng giữ vững danh hiệu làng văn hóa giai đoạn 2009 - 2011 (huyện giao chỉ tiêu 16 làng có 4 làng 3 năm trước chưa được công nhận đăng ký thêm). Vận động nhân dân các làng xóm thực hiện tôt Quyết định 843 của UBND huyện về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội (100% các đám tang, 97% các đám cưới chấp hành nghiêm túc).

Hoàn thành khảo sát thiết chế văn hóa - thể thao của 5 xã xây dựng nông thôn mới. Làm việc với 3 xã Hoàng Tây, Nhật Tân, Thụy Lôi, để tháo gỡ khó khăn tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà văn hóa thôn xóm đến nay có 8 xóm triển khai xây dựng (Nhật Tân xóm 7, Hoàng Tây Xóm 1).

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở luôn được ban chỉ đạo, các cấp ủy quan tâm. Toàn huyện có 31.973/35.478 gia đình đạt gia đình văn hóa (toàn huyên có 35.513 hộ) đạt 90.1%. Có 6 làng 9 cơ quan được công nhận làng văn hóa, cơ quan văn hóa.

Việc xây dựng nông thôn mới xã điểm văn hóa Lê Hồ phát triển tích cực đạt 17/19 tiêu chí, trong năm có xã Thi Sơn hoàn thành 19/19 chỉ tiêu, 4 xã còn lại đạt từ 16 - 17 chỉ tiêu.

Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa:

28

quý I/2014, việc triển khai nhiệm vụ của từng thành viên trong ban chỉ đạo được lồng vào nhiệm vụ của cơ quan nên các thành viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể rất tích cực thực hiện đăng ký gia đình hội viên của các tổ chức đoàn thể đạt gia đình văn hóa, đăng ký thực hiện tốt việc cưới, việc tang, lễ hội, chấp hành quy ước của làng xóm.

Năm 2014, toàn huyện có 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Các địa phương có tỷ lệ cao, có nhiều gương người tốt, việc tốt, gia đình văn hóa tiêu biểu: Thị trấn Quế, Thị trấn Ba Sao, Thi Sơn, Lê Hồ, Đồng Hóa. Các xã, thị trấn đã hoàn thành bổ sung quy ước của làng, tổ dân phố được UBND huyện phê duyệt được áp dụng từ tháng 6/2014. Năm 2014, có thêm 5 làng xóm được công nhận mới, 10 làng xóm giữ vững danh hiệu làng văn hóa giai đoạn 2012 - 2014.

* Vê công tác gia đình:

Phòng văn hóa huyện đã thường xuyên quan tâm đến việc đôn đốc xây dựng gia đình văn hóa, phối hợp với Phòng nghiệp vụ của Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch đôn đốc nắm tình hình thực hiện mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình tại xã Đồng Hóa và tổng kết 2 năm thí điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình của xã Đồng Hóa.

Tham mưu với UBND huyện tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 10 năm ngày truyền thống Gia đình Việt Nam. Chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập BCĐ cấp xã và các câu lạc bộ, nhóm Phòng chống bạo lực gia đình các thôn xóm (có 100% các xã, thị trấn, các thôn, xóm có quyết định chỉ đạo thành lập BCĐ, câu lạc bộ, nhóm Phòng chống bạo lực gia đình)

Triển khai mẫu biểu rà soát thu nhập chỉ số về Phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn các xã, thị trấn. Kết hợp với Mặt trận Tổ Quốc hướng dẫn, giúp các xã, các làng xóm rà soát chất lượng phấn đấu đath danh hiệu Gia đình văn hóa và công nhận bình xét nhân dịp 18/11/2011.

29

Các xã, thị trấn, làng, xóm, cơ quan luôn thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc tang, cưới, lễ hội. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được cán bộ Đảng viên, nhân dân thi đua phấn đấu thực hiện đã có 34.698 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 90%.

Công tác xây dựng làng văn hóa được các cấp ủy, chính quyền, BCĐ xây dựng đời sống văn hóa các xã, thị trấn quan tâm thường xuyên. Có 6 làng Huyện giao chỉ tiêu, qua khảo sát của cơ quan chuyên môn có 5 làng đạt; 9 làng văn hóa công nhận và được huyện giao chỉ tiêu giữu vững danh hiệu luôn có sự quan tâm của Đảng Uỷ, UBND, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa” các xã, thị trấn và sự đồng lòng của cán bộ nhân dân trong làng để tích cực phấn đấu nâng cao chất lượng toàn diện giữ vững danh hiệu.

Thường xuyên kết hợp với các tổ chức tuyên truyền các nội dung về công tác gia đình (Chỉ thị 49/CT - TW, luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới, ..) Các BCĐ phòng chống bạo lực gia đình cấp xã và các câu lạc bộ, tổ nhóm phòng chống bạo lực gia đình ở các địa bàn thôn xóm hoạt động có hiệu quả.

Năm 2014, công tác gia đình được các xã, thị trấn triển khai sâu rộng có sự vào cuộc rất hiệu quả của các ngành đoàn thể nhất là dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam, ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ. Hưởng ứng hiệu quả thông điệp “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình của các câu lạc bộ rất coi trọng việc “xây” và “chống” nên trong năm 2014 số vụ bạo lực gia đình phức tạp giảm, trong 14 vụ xảy ra ở địa phương được giải quyết kịp thời.

* Các xã, thị trấn tích cực hoàn thiện một số nội dung văn hóa thông tin trong tiêu chí 6, 8, 16 của nông thôn mới. Đến nay có 7 xã thực hiện 75% tiêu

30

chí 6 và 16, các xã còn lại đạt 55 - 60 %. Có 18/18 xã, thị trấn hoàn thành tiêu chí 8, cơ sở vật chất thiết chế văn hóa thể thao luôn được phát huy giá trị sử dụng cho cộng đồng dân cư, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đến nay toàn huyện có 16/18 xã, 171/173 làng xóm có nhà văn hóa phục vụ đời sống nhân dân.

2.2.1.2. Nguyên nhân của thành tựu

Một là, công tác văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch và gia đình trên địa

bàn Kim Bảng luôn có sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành đoàn thể. Phong trào có nhiều tiến bộ mới ở các lĩnh vực, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Kim Bảng.

Hai là, được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy và sở văn hóa phối

hợp tích cực của ngành và cố gắng của đội ngũ cán bộ công chức viên chức văn hóa thông tin từ huyện tới xã thị trấn công tác văn hóa thể thao gia đình, thông tin truyền thông của huyện tiếp tục có những bước phát triển, công tác quản lý của nhà nước luôn được đẩy mạnh, hoạt độngt uyên truyền cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, gia đình thông tin truyền thông đã phục vụ kịp thời các nhiệm vụ của đất nước, của địa phương tạo không khí sôi nổi trên địa bàn huyện.

Ba là, các hoạt động văn hóa thông tin thể thao du lịch và gia đình trên

địa bàn huyện luôn có sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền, sự phối hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở huyện kim bảng, hà nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)