1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá

35 2,4K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội
Thể loại Luận văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 338,5 KB

Nội dung

Dân số là yếu tố cốt lõi của mọi quá trình phát triển của một đất nước nói chung, hay một đô thị nói riêng. Theo xu hướng phát triển của đất nước, các đô thị sẽ phát triển và mở rộng, xu hướng đô thị hoá cũng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo hệ quả tất yếu là sự gia tăng dân số.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 5

I Những khái niệm cơ bản về đô thị và đô thị hoá 5

1 Khái niệm đô thị và những đặc trưng của đô thị 5

1.1 Khái niệm đô thị 5

1.2 Phân loại đô thị 6

2 Đô thị hóa và những đặc điểm của quá trình đô thị hóa 6

2.1 Khái niệm đô thị hóa 6

2.2 Những đặc điểm của đô thị hóa 7

II Tổng quát về dân số đô thị 8

1 Khái niệm dân số, dân số đô thị 8

2 Quy mô và cơ cấu dân số 8

2.1 Quy mô dân số và các chỉ tiêu liên quan đến quy mô dân số 8

2.2 Cơ cấu dân số 9

3 Sự biến động dân số 9

3.1 Biến động tự nhiên 9

3.2 Biến động cơ học 10

III Sự gia tăng dân số đô thị 12

IV Ảnh hưởng xã hội của sự gia tăng dân số ở đô thị 13

1 Ảnh hưởng đến giáo dục và y tế 13

1.1 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến giáo dục 13

1.2 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến y tế 14

2 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến môi trường 15

3 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến nhà ở đô thị 16

4 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến nghèo đói và thất nghiệp đô thị 16

Trang 2

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG GIA TĂNG DÂN SỐ ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 18

I Thực trạng gia tăng dân số đô thị Hà Nội 18

1 Dân số Hà Nội gia tăng do mở rộng địa giới hành chính 18

2 Dân số Hà Nội gia tăng do biến động tự nhiên 19

3 Dân số Hà Nội gia tăng do nhập cư 20

II Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số Hà Nội 22

1 Ảnh hưởng đến y tế, giáo dục 22

1.1 Quá tải về y tế 22

1.2 Ảnh hưởng đến giáo dục 23

2 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến môi trường 24

3 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến vấn đề nhà ở 26

4 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến vấn đề thất nghiệp 27

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI DO ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC DÂN SỐ HÀ NỘI 29

1 Đẩy mạnh công tác Dân số - KHHGĐ 29

2 Phát triển nông thôn ngoại thành nhằm giảm sức ép dân số cho đô thị 29

3 Giải quyết các vấn đề xã hội 30

3.1 Hạn chế ô nhiễm môi trường 30

3.2.Quản lí lĩnh vực nhà ở 31

3.3 Giải quyết tình trạng thiếu việc làm 32

3.4 Đầu tư cho y tế và giáo dục 33

Kết luận 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 3

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân số là yếu tố cốt lõi của mọi quá trình phát triển của một đất nước nói chung,hay một đô thị nói riêng Theo xu hướng phát triển của đất nước, các đô thị sẽ pháttriển và mở rộng, xu hướng đô thị hoá cũng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo hệ quả tấtyếu là sự gia tăng dân số Khi đó việc nhận thức những ảnh hưởng từ sự gia tăngdân số tới phát triển kinh tế xã hội của đô thị là điều rất cần thiết, vì dân số là yếu tốgây ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của đô thị và cũng chính ngườidân là đối tượng được hưởng hoặc gánh chịu những kết quả hay hậu quả từ sự ảnhhưởng đó

Hiện nay, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta Đặc biệt là ở các

đô thị lớn như Hà Nội, vấn đề dân số đang là vấn đề được quan tâm vì sức ép của nólên các ngành kinh tế và các vấn đề xã hội của Hà Nội là không nhỏ Dân số Hà Nộigần đây lại gia tăng do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vì thế việcnghiên cứu những ảnh hưởng từ sự gia tăng đó sẽ giúp chúng ta có nhận thức đầy

đủ về những gì mà người dân và chính quyền thủ đô đang phải đối mặt, từ đó đề rabiện pháp nhằm giảm những ảnh hưởng tiêu cực do sức ép dân số gây nên, đảm bảocho người dân có được chất lượng cuộc sống tốt hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến đô thị, sự gia tăng dân số ở

đô thị và những ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đến đô thị Phân tíchđánh giá thực trạng ảnh hưởng xã hội của sự gia tăng dân số đến Hà Nội thông quacác vấn đề về môi trường, y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm và thất nghiệp Đưa ra giảipháp nhằm điều chỉnh dân số Hà Nội hợp lý và hạn chế những ảnh hưởng xấu do sựgia tăng dân số gây ra

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phương pháp phântích, so sánh, đánh giá, tổng hợp các thông tin từ các tài liệu có liên quan đến vấn

đề gia tăng dân số ở đô thị và những ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đôthị

Trang 4

Kế thừa các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến chuyên đề Thu

thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề gia tăng dân số

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Sự gia tăng dân số ở Hà Nội có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hộicủa cả thủ đô, nhưng bài viết sau đây em xin được đưa ra đề tài nghiên cứu chỉ tập

trung vào những ảnh hưởng xã hội của nó, với tên đề tài là “ Ảnh hưởng xã hội của

việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá”.

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2000- 2010, đối tượngnghiên cứu của đề tài là sự gia tăng dân số ở Hà Nội trong quá trình đô thị hoá vànhững ảnh hưởng của sự gia tăng đó đến các vấn đề xã hội của Hà Nội

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương I Lý luận chung về đô thị và gia tăng dân số đô thị trong quá trình

đô thị hoá

Chương II Thực trạng gia tăng dân số đô thị Hà Nội và những ảnh hưởng xã

hội của sự gia tăng dân số

Chương III Giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội do ảnh hưởng của sự gia

tăng dân số đẩy mạnh công tác dân số Hà Nội

Do thời gian nghiên cứu ngắn với trình độ kiến thức có hạn nên đề tài khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhân được những ý kiến đóng gópcũng như phê bình của cô để đề tài hoàn chỉnh hơn Em cũng xin chân thành cảm ơn

cô Bùi Hoàng Lan đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tàinày

Trang 5

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ ĐÔ THỊ TRONG

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

I Những khái niệm cơ bản về đô thị và đô thị hoá

1 Khái niệm đô thị và những đặc trưng của đô thị

1.1 Khái niệm đô thị

Đô thị là không gian cư trú tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao độngphi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâmchuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của mộtmiền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh huyện

Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác biệt về trình độ kinh tế xã hội

và hệ thống dân cư của mỗi quốc gia Mỗi nước có quy định riêng tùy theo yêu cầu

và khả năng quản lí của mình Song phần nhiều đều thống nhất lấy 2 tiêu chuẩn cơbản:

 Quy mô và mật độ dân số: quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật độtrên 3000 người/km2 Đây là những chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư củamột đô thị được xác định trên cơ sở dân số nội thị và diện tích xây dựng trong giớihạn nội thị của đô thị

 Cơ cấu lao động: trên 60% lao động là lao động phi nông nghiệp

Hiện nay người ta bổ sung thêm một tiêu chuẩn nữa là cơ sở hạ tầng kĩ thuật đôthị: là đô thị, cơ sở hạ tầng có thể đồng bộ, hoàn chỉnh hoặc chưa đồng bộ, chưahoàn chỉnh nhưng phải có một quy hoạch chung cho tương lai Yếu tố này phản ánhtrình độ phát triển, mức tiện nghi sinh hoạt của người dân đô thị và được xác địnhtheo những chỉ tiêu cở bản như: chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt, chỉ tiêu cấp điện sinhhoạt, mật độ đường phố, đặc điểm giao thông, tầng cao trung bình…

So với các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam quy định đô thị là những thànhphố, thị xã, thị trấn,thị tứ với tiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn nhưng cơ cấulao động phi nông nghiệp thấp hơn Điều đó xuất phát từ đặc điểm của nước ta làmột nước đông dân , đất không rộng, đi từ một nước nông nghiệp lên chủ nghĩa xãhội … và cũng thể hiện sự nhân thức đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện cụ thể của nước ta

Trang 6

1.2 Phân loại đô thị

Đô thị được phân loại theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo các mục đíchnghiên cứu Các tiêu thức thường được sử dụng để phân loại là quy mô dân số, cơcấu lao động, chức năng hoạt động, tính chất hành chính, mức độ hoàn thiện cơ sở

hạ tầng

Theo chức năng kinh tế xã hội đô thị được chia thành: đô thị công nghiệp, đô thịthương mại, đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị cảnh quan

Theo quy mô dân số, đô thị có thể được chia làm 5 loại như sau:

 Đô thị có quy mô dân số rất lớn > 1 triệu dân

 Đô thị có quy mô dân số lơn 35 vạn – 1 triệu dân

 Đô thị có quy mô dân số trung bình 10 vạn – 35 vạn dân

 Đô thị có quy mô dân số trung bình nhỏ 3 vạn – 10 vạn dân

 Đô thị có quy mô dân số nhỏ < 3 vạn dân

Theo tính chất hành chính chính trị: Thủ đô; Thành phố; Thị xã; Thị trấn

2 Đô thị hóa và những đặc điểm của quá trình đô thị hóa

2.1 Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khácnhau, vì vậy có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ

Trên quan điểm xã hội, đô thị hóa là hình thức quá độ từ hình thức sống nôngthôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư Khi kết thúc thời kì quá độ thìcác điều kiện tác động đến đô thị hóa cũng sẽ thay đổi và xã hội sẽ phát triển trongcác điều kiện mới mà biểu hiện tập trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu laođộng

Trên quan điểm vùng, đô thị hóa là quá trình hình thành, phát triển các hình thức

và điều kiện sống theo kiểu đô thị Điểm nổi bật của nó là sự đô thị hóa nông thôn là

xu hướng bền vững có tính quy luật Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biếnlối sống thành phố cho nông thôn Thực chất đó là sự tăng trưởng đô thị theo xuhướng bền vững

Trên quan điểm nền kinh tế quốc dân, đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bốcác lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng khôngphải đô thị thành đô thị đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu Đócũng chính là quá trình tăng mật độ dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Trang 7

tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng kĩthuật, tăng vai trò thúc đẩy trong khu vực Điểm nổi bật của vấn đề chính là sự đôthị hóa ngoại vi, đó là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kếtquả phát triển của công nghiệp, cơ sở hạ tầng, tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị gópphần đô thị hóa nông thôn.

2.2 Những đặc điểm của đô thị hóa

Đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng,nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các hệ thống đô thị

Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội của đô thị và nôngthôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng dịch vụ…dovậy đô thị hóa gắn liền với chế độ kinh tế xã hội

Ở các nước phát triển, đô thị hóa đặc trưng cho sự phát triển của các nhân tốchiều sâu( điều tiết và khai thác tối đa các lợi ích, hạn chế bất lợi của quá trình đôthị hóa) Đô thị hóa nâng cao điều kiện sống và làm việc, nâng cao dân chủ và côngbằng xã hội, rút ngắn khoảng cách thành thị và nông thôn

Ở các nước đang phát triển, đô thị hóa tượng trưng cho sự bùng nổ về dân số và

sự phát triển công nghiệp Cùng với sự yếu kém của công tác quản lí đô thị thì đôthị hóa ở các nước đang hoặc kém phát triển là sự gia tăng dân số không dựa trên cơ

sở phát triển kinh tế Những vấn đề đô thị như giao thông, môi trường nảy sinh vàkhông thể giải quyết một sớm một chiều Mâu thuẩn giữa thành thị và nông thôn trởnên sâu sắc hơn do sự mất cân đối, do độc quyền kinh tế…

Qúa trình đô thị hóa trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp, sau đó

là cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp đã tập trung hóa lực lượngsản xuất ở mức độ cao hơn dẫn đến hình thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị

cũ Ngày nay với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà tượng trưng cho nó lànhững cỗ máy tính vi và những siêu xa lộ thông tin, điện thoại di động… thì đô thịhóa có tiền đề vững chắc hơn và tốc độ đô thị hóa đã và sẽ mạnh hơn bao giờ hết.Như vậy, về bản chất, đô thị hóa là quá trình phát triển lực lượng sản xuất và sựđổi mới về quan hệ sản xuất mà nguồn gốc là sự phát triển khoa học kỹ thuật

Trang 8

II Tổng quát về dân số đô thị

1 Khái niệm dân số, dân số đô thị

Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh

tế hoặc một đơn vị hành chính vào một thời điểm nhất định

Dân số đô thị là bộ phận dân số sống trên lãnh thổ được quy định là đô thị.Dân số của một đô thị luôn biến động do có người được sinh ra, có người bịchết, có người di cư đến và có người di cư đi, hoặc đơn giản là theo năm tháng, bất

cứ ai cũng có chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác

Như vậy nói đến dân số đô thị là nói đến quy mô, cơ cấu và những thành tố gâynên sự biến động của chúng như sinh, chết, di cư Vì vậy, dân số đô thị thường đượcnghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh, trạng thái động

2 Quy mô và cơ cấu dân số

2.1 Quy mô dân số và các chỉ tiêu liên quan đến quy mô dân số

Quy mô dân số của mỗi quốc gia, mỗi vùng là chỉ tiêu định lượng quan trọngtrong nghiên cứu dân số Cơ cấu dân số, đặc biệt là cơ cấu tuổi và giới tính, lànhững đặc trưng biểu thị khía cạnh chất lượng dân số, chẳng hạn một dân số trẻkhác biệt với một dân số già Quy mô và cơ cấu dân số là hai thành tố đầu tiên củadân số học, liên quan với nhau chặt chẽ

Quy mô dân số trước hết được hiểu là tổng số dân sinh sống (cư trú) trongnhững vùng lãnh thổ nhất định vào những thời điểm xác định Tương tự, quy môdân số đô thị là tổng số dân sinh sống trong những khu vực được quy định là đô thịvào một thời điểm xác định nào đó Như vậy, vào những thời điểm, chẳng hạn đầunăm, giữa năm hay cuối năm, và bằng những phương pháp chuyên môn thích hợp,người ta có thể tính toán được số lượng người cư trú trong các đô thị, các vùng lãnhthổ, các quốc gia và các khu vực khác nhau trên thế giới Tùy theo yêu cầu mànghiên cứu mà người ta cần nắm dân số hiện có ( hiện có mặt tại một địa phươngnào đó) và dân số pháp lý ( thường trú theo tiêu thức đăng kí hộ khẩu, hộ tịch), từ

đó xác định số dân tạm trú, tạm vắng

Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản Những thông tin về quy mô dân số

là hết sức cần thiết trong tính toán phân tích, so sánh các chỉ tiêu kinh tế xã hộinhằm lý giải nguyên nhân của tình hình và hoạch định chiến lược phát triển Quy

mô dân số là đại lượng không thể thiếu trong việc xác định các thước đo chủ yếunhư mức sinh, chết, di dân…

Trang 9

Người ta không chỉ dừng lại ở việc tính quy mô dân số trong một thời điểm nhấtđinh, mà còn sử dụng các chỉ tiêu khác như dân số trung bình và mật độ dân số Chỉtiêu dân số trung bình được tính toán trong một khoảng thời gian xác đinh, cho tabiết số dân trung bình sinh sống trong cả một thời kỳ nào đó tại một khu vực nhấtđịnh Mật độ dân số biểu thị số dân trên một đơn vị diện tích ( thông thường là sốngười trên 1 km2 ) Thông qua chỉ tiêu này, người ta có thể nhận biết đặc điểm phân

bố dân cư của từng vùng, vùng này đông dân hay vùng kia thưa dân, và so sánhmức độ dân số sinh sống đông đúc hay thưa thớt giữa các vùng với nhau

2.2 Cơ cấu dân số

Sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phân khác nhau theo các tiêu thứckhác nhau tạo nên cơ cấu dân số Các đặc trưng chủ yếu được dùng để phân chia là:

độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, mức sống…Với cách tiếp cậnnhư vậy sẽ có nhiều cơ cấu dân số ứng với mỗi đặc trưng, trong đó cơ cấu tuổi vàgiới tính của dân số là những cơ cấu dân số nền tảng và được sử dụng nhiều trongphân tích dân số học cũng như các vấn đề khác có liên quan

Thông thương, người ta phân chia toàn bộ dân số theo từng độ tuổi (một năm),hoặc nhóm tuổi ( thông thường là các nhóm tuổi 5 năm, 10 năm ) và các khoảngtuổi lớn hơn ( dưới tuổi lao động từ 0 đến 15 tuổi, trong tuổi lao động từ 15 đến 60tuổi, và trên tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên ) hoặc khoảng tuổi có khả năng sinh đẻ( 15 đến 60 tuổi) và không có khả năng sinh đẻ…

Cơ cấu tuổi, giới tính chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh chết, đi, đến Nếu mộtdân số có mức sinh cao và suy trì trong thời gian dài thì cơ cấu tuổi của dân sốthuộc mô hình trẻ Ngược lại, nếu mức sinh thấp liên tục trong nhiều năm thì dân sốxuất hiện quá trình “ già hóa” Khác với sinh chết là các yếu tố ảnh hưởng lâu dài,

di dân sẽ ảnh hưởng ngay đến quy mô và cơ cấu dân số

3 Sự biến động dân số

3.1 Biến động tự nhiên

Tại các thời kỳ khác nhau, ở các địa phương khác nhau, quy mô và cơ cấu dân

số khác nhau Sự khác nhau đó là do biến động tự nhiên và biến động cơ học tạonên Sau đây sẽ đề cập đến biến động tự nhiên dân số và các chỉ tiêu đo lường nó.Biến động tự nhiên mô tả sự thay đổi dân số gắn liền với quá trình ra đời, tồn tại,mất đi theo thời gian, được thể hiện chủ yếu thông qua các yếu tố sinh và chết Biếnđộng tự nhiên có thể xác định bằng số tuyệt đối hoặc tương đối Trong thực tế, khi

Trang 10

đánh giá biến động tự nhiên dân số, người ta thường dùng số tương đối, đó là tỷsuất tăng tự nhiên dân số (NIR) Đó là hiệu số giữa tỷ suất sinh thô( CBR) và tỷ suấtchết thô ( CDR)

Trong đó, CBR là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh, biểu thị

số trẻ em sinh ra trong năm so với 1000 người dân Đối với các vùng khác nhau, cácthời kì khác nhau, tỷ suất sinh thô rất khác nhau VD năm 1999, tỷ suất sinh thôbình quân trên thế giới là 23‰, trong đó đối với các nước phát triển là 11‰, cácnước đang phát triển là 26‰

Tỷ suất chết thô CDR là thước đo đơn giản đánh giá mức độ chết Nó biểu thị sốngười chết trong 1 năm so với 1000 dân Hạn chế của chỉ tiêu này là nó phụ thuộcvào cơ cấu dân số( đặc biệt là cơ cấu tuổi), do đó không phản ánh đầy đủ trình độphát triển kinh tế xã hội, mức sống và các thành tựu y học Tuy vậy, nó vẫn là chỉtiêu quan trọng đánh giá mức chết của dân cư và xác định tỷ suất tăng tự nhiên dânsố

Ngày nay, do sự phát triển trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tuổi thọ của con người

có xu hướng kéo dài ra, dẫn đến tỷ suất chết thô thường giảm xuống qua các thời

kỳ, trong khi đó, tỷ suất sinh thô có thể tăng nhẹ hoặc không tăng do các chính sáchdân số và công tác kế hoạch hóa gia đình Khi đó, biến động tự nhiên vẫn sẽ làm giatăng dân số ở đô thị, mặc dù không gây ra mức tăng dân số lớn như biến động cơhọc

3.2 Biến động cơ học

Khác với biến động tự nhiên, biến động cơ học phản ánh sự thay đổi dân số vềmặt không gian, lãnh thổ, đó chính là quá trình di dân, một quá trình có mối quan hệchặt chẽ với quá trình đô thị hóa

Khái niệm về di dân

Trong cuộc sống, con người di cư bởi nhiều nguyên nhân với nhiều mục đíchkhác nhau, với khoảng cách xa gần khác nhau và các thời điểm khác nhau Qúatrình này chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố kinh tế xã hội, bởi vậy nó chứa đựngbản chất kinh tế xã hội sâu sắc Đây là điểm mấu chốt phân biệt hai bộ phận biếnđộng dân số nêu trên

Không phải mọi sự di chuyển của con người đều được coi là di dân Trước hếtngười ta phân biệt di dân với các hình thức di chuyển thông thường hàng ngày như:

Trang 11

dời khỏi nhà để đi học, đi làm, đi chơi, đi tham quan du lịch… Nhưng trong thực tế

có nhiều hình thức di chuyển như đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, công tácbiệt phái xa nhà, di chuyển làm việc theo thời vụ, chuyển cư do hôn nhân của phụ

nữ theo các khoảng cách đủ xa nhất định, với những mục tiêu nghiên cứu đặc biệt,lại được coi là di dân Việc đưa ra một định nghĩa di dân có ý nghĩa làm sáng tỏthêm nội dung và các hình thức di dân

Di dân là sự di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những giới hạn về thờigian và không gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên Hiểu

về di dân theo cách tiếp cận trên đây là dựa vào các đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, con người di chuyển khỏi địa dư nào đó đến một địa điểm nào đó, vớimột khoảng cách nhất định Nơi đi (nơi xuất cư) và nơi đến ( nơi nhập cư) phảiđược xác định, có thể là vùng lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính Khoảng cách giữahai điểm là độ dài di cư

Hai là, con người khi di cư bao giờ cũng với mục đích nhất định, họ đến nơi đó

và ở lại trong một khoảng thời gian nhất định Nơi đi là nơi ở thường xuyên đượcquy định theo hình thức đăng kí hộ khẩu hoặc đăng kí dân sự xác định của cấp quản

lí hành chính có thẩm quyền và nơi đến là nơi ở mới Tính chất cư trú là điều kiện

để xác định di dân

Ba là, khoảng thời gian ở lại nơi mới trong bao lâu là đặc điểm quan trọng xácđịnh sự di chuyển đó có phải là di dân hay không Tuỳ mục đích, thời gian ở lại cóthể là một số năm, một số tháng

Bốn là, một số đặc điểm khác nữa có thể đưa vào trong nghiên cứu cụ thể, ví dụnhư sự thay đổi các hoạt động lao động Thông thường, di dân được hiểu khi thayđổi nơi cư trú cũng đồng nghĩa với thay đổi nơi làm việc, học tập, nghề nghiệp…Song không nhất thiết bao giờ cũng vậy Trong không ít trường hợp, 2 sự thay đổinêu trên không đi cùng với nhau Như vậy, đưa thêm nội dung thứ tư cho ta hiểusâu hơn về nội dung di dân

Trang 12

Di dân ảnh hưởng đến dân số

Có thể thấy ngay được rằng di dân tác động trực tiếp đến quy mô và cơ cấu dân

số Việc xuất cư của một bộ phận dân số làm cho quy mô dân số của vùng đó giảm

đi và ngược lại, số người nhập cư từ vùng khác đến nhiều hơn thì vẫn làm quy môdân số chung tăng lên

Trong những trường hợp, mặc dù số lượng di dân thuần có thể không lớn, nhưngnếu số xuất cư và nhập cư lớn, chắc chắn việc di dân sẽ ảnh hưởng đến chất lượngdân số cũng như cơ cấu tuổi, giới tính của dân số của vùng đó, vì sự hiện diện củanhững người mới đến sẽ mang trong mình các đặc trưng văn hóa, trình độ chuyênmôn, tay nghề, tính cách khác với người dân đang sinh sống tại chỗ Thái độ, hành

vi, thói quen, phong tục tập quán của con người không thể thây đổi ngay sau khi didân, mà sẽ được mang theo, duy trì ở nơi mới và phát huy tác dụng trong một thờigian

III Sự gia tăng dân số đô thị

Chính quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình di dân, mà cụ thể là thúc đẩyquá trình nhập cư từ những vùng khác về đô thị, từ đó làm cho dân số đô thị ngàymột gia tăng Cho đến nay, trong phần lớn các nước đang phát triển, di dân từ nôngthôn ra thành thị vẫn là nguồn chủ yếu làm tăng dân số thành thị

Đô thị hóa làm tăng khoảng cách và sự khác biệt giữa thành thị và nôngthôn.Yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt đó trình độ học vấn ở thành thị cao hơnnông thôn, giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện và hiệu quả hơn, chất lượngdịch vụ và phúc lợi xã hội tốt hơn, địa bàn thành thị có nhiều khả năng kiếm việclàm hơn và thu nhập cũng cao hơn… Vì thế, người dân tìm mọi cách để có thểnhập cư vào đô thị hình thành nên dòng dịch chuyển vào đô thị, chính dòng này đãgây nên sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh chóng ở các đô thị ở các nước đangphát triển, trong đó có Việt Nam

Khi đem so sánh tỉ lệ sinh của nông thôn so với thành thị ở các nước đang pháttriển, mặc dù tỉ lệ sinh ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với ở thành thị, nhưng tỷ lệgia tăng dân số nông thôn lại thấp hơn nhiều so với thành thị Đây không phải làđiều khó hiểu, vì các nước đang phát triển đều đang ở trong giai đoạn công nghiệphóa mạnh mẽ và quá trình đô thị hóa cũng diễn ra với tốc độ nhanh chóng, vì thếdân số ở nông thôn luôn bị hút về phía các thành thị, kết quả là dân số đô thị tăng

Trang 13

Thành tố thứ hai của quá trình tăng dân số đô thị là sự gia tăng tự nhiên bởichính dân thành thị, tuy không đóng góp phần nhiều cho sự gia tăng dân số đô thịbằng nguồn dân nhập cư Nhìn chung tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình năm của dân sốthành thị tuy vẫn còn cao ở các nước đang phát triển nhưng lại thấp hơn của dân sốnông thôn Sự gia tăng này của dân thành thị về mặt số lượng chất lượng có thểkhông đáp ứng được nhu cầu phát triển nói chung, đặc biệt là nhu cầu lao động,chính vì thế một lần nữa lại dẫn đến quá trình di dân từ nông thôn vào thành thị đểcung cấp đủ số lao động cần thiết cho đô thị

Thành tố thứ ba của quá trình tăng dân số đô thị là sự mở rộng về địa giới hànhchính Các đô thị phát triển đến một mức nào đó khi dân số tăng quá mức sẽ tạo sức

ép buộc phải mở rộng địa giới hành chính, trước hết là mở rộng hoặc thành lập mớicác đơn vị hành chính nội thành như quận, phường, phát triển thêm các thị trấn, cácthành phố vệ tinh, các vùng ven đô thị Việc mở rộng địa giới hành chính này nhằmlàm giảm sức ép dân cư quá tải lên đô thị cũ( nơi có mật độ dân số quá cao ), giãndân ra khỏi khu vực trung tâm nhằm phát bảo vệ và tiếp tục phát triển đô thị, manglại đời sống tốt hơn cho cư dân đô thị

IV Ảnh hưởng xã hội của sự gia tăng dân số ở đô thị

1 Ảnh hưởng đến giáo dục và y tế

1.1 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến giáo dục

Quy mô và tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triểncủa giáo dục

Tác động trực tiếp thể hiện ở chỗ: quy mô dân số lớn là điều kiện thúc đẩy mởrộng quy mô giáo dục Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân

là tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầu giáo dục phu thuộcvào quy mô dân số Vì thế, ở các nước đang phát triển mà trong đó có Việt Nam, doquy mô dân số đô thị tăng nhanh trong thời kì đô thị hoá nên số lượng học sinh cũngkhông ngừng tăng lên

Tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnhhưởng của sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập của các

hộ gia đình, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục, ảnh hưởng đến quy mô, chấtlương giáo dục và sự bình đẳng trong giáo dục

Trang 14

Ngoài ra, khi dân số thành thị gia tăng nhanh chóng, người ta cũng rất quan tâmđến vấn đề cơ cấu theo tuổi và sự phân bố địa lý dân số, tức là mật độ dân số Haichỉ tiêu này cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của giáo dục Rõ ràng là cơcấu dân số trẻ làm cho nhu cầu giáo dục lớn, và ở hầu hết các nước phát triển, domức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng, do đó quy môcủa nền giáo dục tương ứng với dân số này có số học sinh cấp I > cấp II > cấp III.Ngược lại, ở những nơi có tỷ lệ gia tăng dân số chậm và cơ cấu dân số già thì cấutrúc của nền giáo dục tương ứng sẽ có số lượng học sinh cấp I < cấp II< cấp III Mật

độ dân số cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giáo dục Mật độ dân số quálớn, số trẻ em đến tuổi đi học cao gây ra sự quá tải, thiếu trường lớp và giáo viên,học sinh phải thay nhau học cả ca 3 Đó là vấn đề bức xúc và không dễ gì giải quyếtđang diễn ra tại các đô thị nơi có tỷ lệ gia tăng dân số quá nhanh

1.2 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến y tế

Sự phát triển hệ thống y tế của mỗi quốc gia phu thuộc vào các yếu tố sau:

+ Trình độ phát triển kinh tế xã hội ( công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,khoa học kĩ thuật)

+ Điều kiện vệ sinh môi trường

+ Tình hình phát triển dân số ( quy mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số )+ Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khoẻnhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực…)

Như vậy, dân số là một yếu tố có tính chất khách quan và cùng với các yếu tốkhác , nó quy định sự phát triển của y tế về số lượng, chất lượng, hiệu quả cũng như

cơ cấu ngành của y tế

Nhiệm vụ của hệ thống y tế là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhândân Vì vậy quy mô dân số quyết định số lượng y bác sĩ và số lượng cơ sở y tế Dân

số đô thị tăng quá nhanh sẽ dẫn đến số lần khám chữa bệnh của một người tăng lên

và làm cho tổng cầu về khám chữa bệnh tăng lên Thật vây, dân số đông và tăng dẫnđến nhà ở quá chật chội, vệ sinh không đảm bảo, nhất là nguồn nước sinh hoạt, dinhdưỡng kém của những hộ gia đình khó khăn và môi trường bị ô nhiễm là nhữngđiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh tật Ở các nước đang phát triển, nhiềungười đổ về đô thị dẫn đến tình trạng không có việc làm, tai nạn giao thông, tai nạnlao động…góp phần làm tăng bệnh tật và thương tật, từ đó gây sức ép lên hệ thống

Trang 15

y tế ở đô thị Thêm vào đó, dân số tăng nhanh dẫn đến việc đẩy mạnh kế hoạch hoágia đình cũng làm tăng nhu cầu về y tế.

Như vậy, quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng của nó tác động trực tiếp đến nhu cầukhám chữa bệnh Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số cao đòi hỏi quy mô của hệthống y tế ( số bệnh viện, số cơ sở y tế, số giường bệnh, số y bác sĩ…)cũng phảiphát triển với một tốc độ thích hợp để đảm bảo các hoạt động khám chữa bệnh chongười dân

2 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến môi trường

Dân số có mối quan hệ trực tiếp đến môi trường thông qua việc sử dụng tàinguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và phát thải vào môi trường Các yếu tố củadân số như quy mô, cơ cấu, di dân… đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cácvấn đề tài nguyên và môi trường tự nhiên

Sự biến đổi của các thành phần môi trường theo hướng xấu đi trong quá trình đôthị hoá của các nước trên thế giới đã trở thành vấn đề mang tính quy luật không thểphủ nhận, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Khi kinh tế ở các nước này chưaphát triển, quá trình đô thị hoá làm đẩy nhanh quá trình dân số, trong khi đó thunhập của người dân đô thị chưa cao thì nhận thức về môi trường bị hạn chế, do đóngười dân đô thị chỉ lo làm sao cho sạch ngôi nhà của mình mà chưa có ý thức làmsạch không gian chung của cả đô thị Rác thải tràn lan và người dân thậm chí có thể

xả thải trực tiếp ra các dòng sông trong thành phố làm ô nhiễm môi trường khôngkhí và môi trường nước đô thị

Dân số đô thị gia tăng sẽ càng tạp thêm sức ép cho vấn đề bảo vệ môi trường.Sức ép trực tiếp là rác thải sinh hoạt từ chính các hộ gia đình ở đô thị Với nhu cầusinh hoạt ngày càng cao thì lượng rác thải sinh hoạt của người dân ngày càng nhiều,cùng với đó là rác thải từ các khu buôn bán, các khu chợ…đã đặt ra bài toán khócho công tác thu gom và xử lí rác thải Tại các khu tập trung, công nghệ xử lí rácthải lạc hậu đã không đáp ứng kịp theo nhu cầu và kết quả là rác thải chất đốngngày càng nhiều gây nên ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống củacác hộ gia đình xung quanh và ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường của đô thị Dân

số gia tăng còn gây tác động gián tiếp đến môi trường thông qua chính nhu cầu cuộcsống của họ Nhu cầu sinh hoạt cao của người dân đô thị đã đẩy mạnh các ngànhcông nghiệp sản xuất, hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện, hoạt động củacác doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, xây dựng…làm quy mô rác thải đô thị

Trang 16

ngày một lớn, là nguy cơ tiềm tàng tạo nên các bệnh dịch do ô nhiễm đất và cácnguồn nước.

3 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến nhà ở đô thị

Vấn đề nhà ở được đặt ra không chỉ với các đô thị nước ta mà cả đối với các đôthị trên thế giới, không chỉ hiện nay mà nó là vấn đề từ rất xưa Nhưng ở Việt Namvấn đề nhà ở cho cư dân đô thị hiện nay được đặt ra như một vấn đề cấp bách vì quátrình đô thị hoá của chúng ta diễn ra nhanh chóng trong thời gian qua, theo đó quy

mô dân số cũng tăng với tỷ lệ rất cao Nhà ở đô thị không đơn thuần là chỗ chemưa, che nắng mà nó đòi hỏi như là một không gian cư trú với những tiện nghi nhấtđịnh, với điền kiện tự nhiên, xã hội nhất định Vì dân số thì gia tăng nhanh chóng

mà quỹ đất thì có hạn, giá nhà đất lên cao nên số người có khả năng mua nhà ở đôthị không nhiều, đặc biệt với người lao động bình thường là không thể Những khunhà ổ chuột, khu nhà xây dựng bất hợp pháp ở đô thị hiện nay đang bị lên án mạnh

mẽ vì nó làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và không đảm bảo vệ sinh môi trường.Vậy trong quá trình đô thị hoá, những lao động được thu hút từ các địa phương vềthành phố, những cặp vợ chồng trẻ đang lao động ở các thành phố sẽ ở đâu khi dịch

vụ thuê nhà của thành phố chưa phát triển? Đây vẫn đang là vấn đề bức xúc và làbài toán khó đặt ra cho chính quyền đô thị

4 Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến nghèo đói và thất nghiệp đô thị

Nghèo đói và thất nghiệp là 2 nội dung gắn liền với nhau Khái niệm nghèo đóihiện nay chúng ta mới có thể xem xét, lượng hoá ở góc độ thu nhập, bao gồm nhữngngười thu nhập thấp tới mức không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu về vậtchất hàng ngày của họ như ăn, mặc, ở, đi học, chữa bệnh Họ là những cá nhân hoặcgia đình không có việc làm hoặc thiếu việc làm, nếu có thì nghề nghiệp của họ cũngkhông rõ ràng, họ là nhiều ngành nghề: thợ xây, xe ôm, đạp xích lô, bán hàng…thậm chí những người không có nghề nghiệp đi mua phế liệu, bới rác…

Nghèo đói và thất nghiệp ở đô thị do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyênnhân là do tốc độ đô thị hoá quá nhanh và sự gia tăng dân số với tỷ lệ cao Trongquá trình đô thị hoá, rất nhiều người dân bị thu hồi đất từ các vùng dự án, vùng quyhoạch đổ về các đô thị tìm việc làm, khiến cho lực lượng lao động chờ việc ngàymột tăng và họ lại phải cạnh tranh với nhau Vốn xuất thân từ nông thôn nên taynghề và trình độ lao động của họ không được cao nên khả năng xin việc lại càngkhó khăn hơn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và nghèo đói Những người di cư là

Trang 17

nguyên nhân làm cho dân số đô thị tăng lên và chính sự gia tăng dân số đó lại làmcho họ trở thành những kẻ thất nghiệp vì không có đủ số lượng việc làm có thể đáp

ứng cho tất cả những người đang tìm việc.

Ngày đăng: 18/04/2013, 08:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS.Tống Văn Đường. Giáo trình Dân số và phát triển, NXB Nông Nghiệp 2004 Khác
2. GS.TS.Nguyễn Đình Hương và T.S.Nguyễn Hữu Đoàn. Giáo trình Kinh tế đô thị, NXB Giáo dục 2002 Khác
3. Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2005 đến 2009, NXB Thống kê Khác
4. Cục thống kê TP Hà Nội.Niên giám thống kê Hà Nội 2005 đến 2009, NXB Thống kê Khác
5. Tổng cục thống kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: các kết quả chủ yếu, NXB Thống kê Khác
6. Tổng cục thống kê. Tư liệu kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam 2009, NXB Thống kê Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Biến động tự nhiên dân số khu vực Hà Nội giai đoạn 2005- 2008 - Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá
Bảng 1 Biến động tự nhiên dân số khu vực Hà Nội giai đoạn 2005- 2008 (Trang 20)
Bảng 3: Tỷ lệ giường bệnh trung bình ở Hà Nội - Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá
Bảng 3 Tỷ lệ giường bệnh trung bình ở Hà Nội (Trang 23)
Bảng 6: Khối lượng chất thải rắn phát sinh ở Hà Nội giai đoạn 2000 – 2008 - Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá
Bảng 6 Khối lượng chất thải rắn phát sinh ở Hà Nội giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 26)
Bảng 7: Giải quyết việc làm tại khu vực nội thành - Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá
Bảng 7 Giải quyết việc làm tại khu vực nội thành (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w