MỤC LỤC
Chính quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình di dân, mà cụ thể là thúc đẩy quá trình nhập cư từ những vùng khác về đô thị, từ đó làm cho dân số đô thị ngày một gia tăng. Đô thị hóa làm tăng khoảng cách và sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.Yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt đó trình độ học vấn ở thành thị cao hơn nông thôn, giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện và hiệu quả hơn, chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội tốt hơn, địa bàn thành thị có nhiều khả năng kiếm việc làm hơn và thu nhập cũng cao hơn…. Vì thế, người dân tìm mọi cách để có thể nhập cư vào đô thị hình thành nên dòng dịch chuyển vào đô thị, chính dòng này đã gây nên sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh chóng ở các đô thị ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Khi đem so sánh tỉ lệ sinh của nông thôn so với thành thị ở các nước đang phát triển, mặc dù tỉ lệ sinh ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với ở thành thị, nhưng tỷ lệ gia tăng dân số nông thôn lại thấp hơn nhiều so với thành thị. Đây không phải là điều khó hiểu, vì các nước đang phát triển đều đang ở trong giai đoạn công nghiệp hóa mạnh mẽ và quá trình đô thị hóa cũng diễn ra với tốc độ nhanh chóng, vì thế dân số ở nông thôn luôn bị hút về phía các thành thị, kết quả là dân số đô thị tăng. Sự gia tăng này của dân thành thị về mặt số lượng chất lượng có thể không đáp ứng được nhu cầu phát triển nói chung, đặc biệt là nhu cầu lao động, chính vì thế một lần nữa lại dẫn đến quá trình di dân từ nông thôn vào thành thị để cung cấp đủ số lao động cần thiết cho đô thị.
Các đô thị phát triển đến một mức nào đó khi dân số tăng quá mức sẽ tạo sức ép buộc phải mở rộng địa giới hành chính, trước hết là mở rộng hoặc thành lập mới các đơn vị hành chính nội thành như quận, phường, phát triển thêm các thị trấn, các thành phố vệ tinh, các vùng ven đô thị.
+ Tình hình phát triển dân số ( quy mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số ) + Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khoẻ nhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực…). Thật vây, dân số đông và tăng dẫn đến nhà ở quá chật chội, vệ sinh không đảm bảo, nhất là nguồn nước sinh hoạt, dinh dưỡng kém của những hộ gia đình khó khăn và môi trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh tật. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số cao đòi hỏi quy mô của hệ thống y tế ( số bệnh viện, số cơ sở y tế, số giường bệnh, số y bác sĩ…)cũng phải phát triển với một tốc độ thích hợp để đảm bảo các hoạt động khám chữa bệnh cho người dân.
Khi kinh tế ở các nước này chưa phát triển, quá trình đô thị hoá làm đẩy nhanh quá trình dân số, trong khi đó thu nhập của người dân đô thị chưa cao thì nhận thức về môi trường bị hạn chế, do đó người dân đô thị chỉ lo làm sao cho sạch ngôi nhà của mình mà chưa có ý thức làm sạch không gian chung của cả đô thị. Tại các khu tập trung, công nghệ xử lí rác thải lạc hậu đã không đáp ứng kịp theo nhu cầu và kết quả là rác thải chất đống ngày càng nhiều gây nên ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các hộ gia đình xung quanh và ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường của đô thị. Nhu cầu sinh hoạt cao của người dân đô thị đã đẩy mạnh các ngành công nghiệp sản xuất, hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện, hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, xây dựng…làm quy mô rác thải đô thị ngày một lớn, là nguy cơ tiềm tàng tạo nên các bệnh dịch do ô nhiễm đất và các nguồn nước.
Khái niệm nghèo đói hiện nay chúng ta mới có thể xem xét, lượng hoá ở góc độ thu nhập, bao gồm những người thu nhập thấp tới mức không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu về vật chất hàng ngày của họ như ăn, mặc, ở, đi học, chữa bệnh.
THỰC TRẠNG GIA TĂNG DÂN SỐ ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ.
Năm 2006 tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số khu vực Hà Nội có giảm nhẹ nhưng lại tiếp tục tăng trong 3 năm sau đó do số lượng trẻ em sinh ra tăng cao. Việc tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số xảy ra trong quá trình đô thị hoá có thể được hiểu do mức sống của người dân đã ngày càng được nâng cao nên có điều kiện chăm sóc con cái nhiều hơn, thêm vào đó tuổi thọ của người dân kéo dài hơn do các điều kiện y tế được cải tiến. Góp phần vào gia tăng DS đáng chú ý nhất là tỷ lệ sinh con thứ 3 đã và đang phát triển ở cả đô thị và nông thôn, đặc biệt là trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Hiện tượng sinh con thứ ba cũng có thể xảy ra do tâm lý muốn sinh con theo tuổi, lựa chọn giới tính cho con… Đó đều là những tập quán lâu đời vẫn còn tồn tại trong ý thức của các bậc cha mẹ hiện đại.
Hiện tượng này, nếu không có sự quản lý, điều tiết sẽ gây ra những vấn đề phức tạp trong đời sống kinh tế xã hội cho thủ đô trong những năm tới.Bên cạnh hiện tượng di cư lao động, cần tính đến hiện tượng di cư giáo dục, đó là học sinh, sinh viên từ các địa phương có xu hướng lựa chọn các trường trung học, cao đẳng, đại học danh tiếng và có uy tín ở Hà Nội để theo học. Và sau khi tốt nghiệp các trường này, các cử nhân ít hoặc không muốn trở lại quê hương, khiến cho mật độ dân số ở Hà Nội càng trở nên dày đặc hơn. Hiện tượng này có thể là do yêu cầu đối với lao động di cư, tính cạnh tranh trên thị trường lao động và một phần tâm lý người trẻ thường thích sống ở các thành phố.
Tuy nhiên, nhìn vào từng nhóm tuổi thì nữ chiếm ưu thế hơn ở các nhóm tuổi trên 30; còn ở các nhóm tuổi dưới 30 số di dân nam nhiều hơn số di dân nữ. Sự gia tăng tỷ lệ nữ so với nam giới ở độ tuổi trên 30 trong số di dân có thể liên quan tới việc đoàn tụ gia đình cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế dịch vụ…Qua đó, thu hút nhiều phụ nữ nông thôn về tìm việc làm và lập nghiệp ở Hà Nội. Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thì có thể thấy rằng: trình độ học vấn của người di dân lâu dài tương đối khá, không hề thua kém với dân sở tại.
Còn trình độ của nhóm di dân mùa vụ thì thấp hơn, số người di cư ra Hà Nội có một bộ phận khá lớn là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, họ làm việc theo thời vụ hoặc không có nghề nghiệp cố định.
Phát triển khu vực nông thôn theo hướng gắn đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật tương xứng với nông thôn mới ngoại. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm sự cách biệt về kinh tế xã hội giữa nội thành và ngoại thành. Những giải pháp cụ thể: tăng cường công tác quy hoạch kế hoạch, xác định vùng nông nghiệp ổn định, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn ngoại thành.
Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá, khuyến khích người nông dân “ ly nông bất ly hương”, giảm sức ép dân số cho nội thành. Phát triển làng nghề và giữ gìn các di tích văn hoá hình thành các khu du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.