Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. Khái quát về dịch vụ Logistics 1. Khái niệm và vai trò dịch vụ Logistic 2. Phân loại dịch vụ Logistics 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ Logistic. 4. Các đầu mối chuyển tiếp và thông tin trong dịch vụ Logistic. II.Việc gia nhập WTO và ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với dịch vụ Logistic ở Việt Nam. 1. Hoạt động Logistic ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO 2. Hoạt động Logistic ở Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay. 2.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 2.2.Thực trạng hoạt động Logistic của Viêt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay . 3.Đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến sự phát triển dịch vụ logistiics ở Việt Nam. III. Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển dịch vụ Logistic ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO. 1. Phương hướng phát triển 2. Một số giải pháp . KẾT LUẬN Tài Liệu Tham Khảo Lời mở đầu Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bước vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Tuy nhiên, cũng sẽ có không ít khó khăn, thách thức bởi quy mô của phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, nguồn nhân lực còn hạn chế nhiều mặt, thiếu kinh nghiệm thương trường . Năm 2009 là thời điểm Việt Nam thực thi cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết với WTO, trong đó có lĩnh vực logistics. Theo đó, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoaì sẽ được phép kinh doanh loại hình dịch vụ này tại nước ta. Đứng trước ngưỡng cửa đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện những chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể phát triển và không bị thua ngay trên sân nhà. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực Logistics, em đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với sự phát triển dịch vụ Logistic ở Việt Nam” làm đề tài cho đề án môn học của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô :Ths. Nguyễn Thị Liên Hương đã hướng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành đề án này. 2 NỘI DUNG I. Khái quát về dịch vụ logistics 1. Khái niệm và vai trò của dịch vụ Logistic. Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng. Logistics được áp dụng rất rộng rãi không chỉ trong quân sự, mà còn trong sản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải vv Trên cơ sở logistics tổng thể (Global Logistics) người ta chia hoạt động logistics thành : Supply Chain Managment Logistics –Logistics quản lý chuỗi cung ứng; Transportation Management Logistics‐ Logistics quản lý vận chuyển hàng hóa; Warhousing/ Inventery Management Logistics –Logistics về quản lý lưu kho, kiểm kê hàng hoá, kho bãi. Quản lý Logistics là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hoạt động của nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng làm tất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục hải quan, phân phối….mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics. Xét về điều kiện này thì hầu như chưa có công ty Việt Nam nào có thể làm được, chỉ một số rất ít các công ty nước ngoài và cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay như: DHL Danzas, TNT Logistics… Khái niệm logistics, theo ESCAP (Ủy ban Kinh tế – xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương), là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và bao gồm cả vận chuyển các tài nguyên - yếu tố đầu vào và đầu ra từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi 3 quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ , logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Ước tính GDP nước ta năm 2006 khoảng 57,5 tỷ USD, chi phí logistics chiếm khoảng 8,6-11,1 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu á Thái Bình Dương.Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả họat động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài tóan đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Phân loại dịch vụ logistics (theo nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 và Luật Thương Mại) Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; 4 d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. Các dịch vụ 1ogistic liên quan đến vận tải, bao gồm: a) Dịch vụ vận tải hàng hải; b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; c) Dịch vụ vận tải hàng không; d) Dịch vụ vận tải đường sắt; đ) Dịch vụ vận tải đường bộ. e) Dịch vụ vận tải đường ốn Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; b) Dịch vụ bưu chính; c) Dịch vụ thương mại bán buôn; d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; đ) Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (Theo nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007) Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu 5 Thương nhân kinh doanh dịch vụ 1ogistics chủ yếu theo quy định phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. - Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. - Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này chi được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây: + Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải - Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. - Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam. 6 - Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây: + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân đụng Việt Nam; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; +Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010; + Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác Giới hạn trách nhiệm : - Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải. - Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không thuộc phạm vi khoản 1 Điều này do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau: 7 + Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về gía trị của hàng hoá thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. + Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hoá và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hoá đó. + Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ lô gi- stíc tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ logistics 3.1. Container Có thể nói việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trong container. Quá trình vận chuyển hàng hoá từ kho người gửi hàng đến kho cảng xuất hàng sau đó vận chuyển đến ga cảng nhận và đến kho người nhận hàng thường có sự tham gia của vận tải ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không. Sự tham gia của các dạng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng container tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt ở đầu mối vận tải (hàng hoá được chuyển từ dạng vận tải này sang dạng vận tải khác). Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa quan trọng. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của người gửi hàng, người nhận hàng trong quá trình vận chuyển container với sự tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ôtô, toa tầu, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách thống nhất. 3.2. Đường bộ Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống dịch vụ 8 logistics trên đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho phép ôtô chở hàng có tải trọng 35 tấn. Tiêu chuẩn đường cấp 3 là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống. Trên các tuyến đường bộ, để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng thì khoảng không từ mặt cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu hãm, các loại đường ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên. Những tiêu chuẩn của cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ dốc của đường. Ðối với các tuyến miền núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo tối thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%. Như vậy cơ sở hạ tầng của vận tải đường bộ phải đảm bảo những tiêu chuẩn quy định mới đem lại hiệu quả cho dịch vụ logistics. 3.3. Đường sắt Cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt liên quan đến yêu cầu của dịch vụ logistics là các công trình đường sắt như: đường ray, nhà ga, thiết bị, bãi chứa hàng. - Các tuyến đường sắt: thường xây dựng theo các khổ khác nhau: loại khổ hẹp 1m và loại khổ rộng 1,435 m. Loại khổ đường nào cũng thích ứng được trong dịch vụ logistics . - Thiết bị vận chuyển là các toa xe đường sắt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn tải trọng trục tối đa. Sức chở của toa xe phụ thuộc vào trục của nó, mặt khác tác động tới nền đường cũng ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tuỳ theo số lượng trục toa xe. - Trong các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt còn có các ga phân loại và chứa hàng, các bãi chứa container đường sắt nội địa. Các bãi chứa hàng cần phải trang bị đầy đủ phương tiện và bố trí khu vực chuyển tải thích hợp để khi xếp các container lên toa xe hoặc khi dỡ xuống nhanh chóng, thuận tiện với thời gian tối thiểu. Toàn bộ diện tích bãi phải được tính toán đủ về sức chịu tải, xác định số container có thể chất được, phân chia bãi chứa container. 9 Như vậy, trong dịch vụ logistics thì những yêu cầu tiêu chuẩn hoá quan trọng nhất là sử dụng các toa xe chuyên dụng, các thiết bị phục vụ thích hợp trên các ga và bãi chứa hàng. 3.4. Hệ thống cảng biển Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không. Trong dịch vụ logistics, các cảng biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng. Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại. Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa 4. Các đầu mối chuyển tiếp và thông tin trong dịch vụ logistics 4.1. Cảng nội địa (Inland Clearance Deport - ICD) Cảng nội địa được xem như là một yếu tố của cơ sở hạ tầng trong hệ thống dịch vụ logistics. Cảng nội địa được đặt ở một vị trí cách xa cảng biển, ở sâu trong đất liền, với chức năng: - Làm thủ tục hải quan (các container khi nhập cảng được chuyển ngay tới cảng nội địa để làm thủ tục) - Nơi chuyển tiếp các container sang các phương tiện khác, nơi để gom hàng lẻ vào container. - Nơi để hoàn chỉnh thủ tục chờ xuất cảng Với những chức năng đó, các cảng container nội địa cần được trang bị những thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc đóng và dỡ hàng khỏi container 4.2. Bến container. Xây dựng bến container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức. 10 [...]... đến ở các nước đang phát triển Nhu cầu tất yếu để đảm bảo cho hoạt động của dịch vụ logistics đạt hiệu quả là phải thiết lập được hệ thống 11 truyền tin dữ liệu ở mỗi nước và nối mạng với nước khác Ðây là những yếu tố không thể thiếu được trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của dịch vụ logistics II .Việc gia nhập WTO và ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với sự phát triển dịch vụ Logistic ở Việt Nam. .. tham gia, năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và kiên trì đàm phán và cải tổ để được gia nhập tổ chức này Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam - 4-1-1995: Đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam được Đại hội đồng tiếp nhận - 31-1-1995: Ban xem xét công tác gia nhập (WP) của Việt Nam được thành lập với chủ tịch là ông Eirik Glenne, đại sứ Na Uy tại WTO -... động Logistic ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO Dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 15-20% GDP của Việt Nam Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khoảng 48,38 tỉ USD Nếu tính tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm trong kim ngạch xuất nhập khẩu - thường vào khoảng 15% - thì kim ngạch logistics sẽ đạt 7,257 tỉ USD Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt tới 200 tỉ USD/năm và. .. 9-10-2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO - 9-6-2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đường cho Việt Nam sớm gia nhập WTO - 12-6-2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương - 18-7-2005: Việt Nam và Trung Quốc... thức được kết nạp vào tổ chức này Gia nhập WTO, liên quan dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành sau: +Dịch vụ xếp dỡ công ten nơ; +Dịch vụ thông quan; +Dịch vụ kho bãi; +Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; Các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng... của Việt Nam đã thực sự gia nhập WTO, có cơ hội lớn hơn để phát triển và hội nhập Thực tế trong thời gian qua, một số doanh nghiệp logistics Việt Nam đã cung cấp dịch vụ logistics ở các nước láng giềng 20 như Lào, Campuchia và đã phối hợp với bạn hàng nước ngoài để thắng thầu cung cấp dịch vụ logistics từ nước thứ ba quá cảnh Việt Nam đi Trung Quốc, Lào hay Campuchia Đây thực sự là những sản phẩm dịch. .. lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải) Về dịch vụ xếp dỡ công ten nơ Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, muốn đầu tư để cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam và bị ràng buộc bởi các hạn chế sau: • Hạn chế về tỷ lệ vốn góp: trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không... nhiên, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này Ngành công nghiệp logistics của Việt Nam hiện vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống logistics chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại VN nói chung... hoạt động Logistic của Viêt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay 2.2.1 Hoạt động logistics ở Việt Nam Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh doanh manh mún Nguồn lợi hàng tỷ đô này lại đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài Các DN Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường dịch vụ logistics Theo tính toán mới nhất của Cục... động: Việt Nam có thể không cho phép các liên doanh này cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ tại các sân bay Về dịch vụ kho bãi • Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, để đầu tư cung cấp dịch vụ kho bãi công ten nơ (bao gồm dịch vụ lưu kho công-ten-nơ, nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị công-ten-nơ sẵn sàng cho việc gửi hàng), các nhà đầu tư nước ngoài phải thiết lập liên doanh với đối . trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của dịch vụ logistics. II .Việc gia nhập WTO và ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với sự phát triển dịch vụ Logistic ở. thuật của dịch vụ Logistic. 4. Các đầu mối chuyển tiếp và thông tin trong dịch vụ Logistic. II .Việc gia nhập WTO và ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với