Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thường đem lại nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhưng thường lại có những “tác dụng phụ” không có lợi cho đông đảo người lao động.
Trang 1Đề tài: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian quan có ảnh hưởng
như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội Đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách
Bài làm
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thường đem lại nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhưng thường lại có những “tác dụng phụ” không có lợi cho đông đảo người lao động Ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển thì cũng chưa có nước nào đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế thị trường và tiến bộ xã hội Sự phân hóa giàu nghèo thường đồng hành với kinh tế thị trường Do đó, cuộc đấu tranh cho bình đẳng xã hội, cho sự phát triển bền vững đang là mục tiêu của tất cả nhân loại tiến
bộ trên thế giới
Dưới góc độ chính sách xã hội, đối với đông đảo người lao động, khi xây dựng nền kinh tế thị trường, nói chung luôn luôn có những xu hướng hy sinh các chính sách xã hội, bỏ qua những văn hóa truyền thống
để tăng trưởng và phát triển Sự tăng trưởng kinh tế ở việt nam trong nhiều năm qua cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực Vì vậy
dưới đây em đi tìm hiểu về đề tài: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời
gian quan có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo
và công bằng xã hội Đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách”.
I Các khái niệm.
1 khái niệm tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Sự ra tăng được thể hiện ở quy mô tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự ra tăng nhiều hay
ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc
Trang 2tính bình quân trên đầu người Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế
2 khái niệm nghèo đói.
Nghèo đói theo nghĩa tương đối “ là mức sống trung bình của quốc gia, thường được dùng để so sánh về sự bất bình đẳng trong thu nhập hoặc chi tiêu của các tầng lớp dân cư, ví dụ lấy đường chéo đói tương đối bằng 40% mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia ”
Nghèo đói theo nghĩa tuyệt đối “ là không đạt được mức sống tối thiểu để duy trì được sự phát triển về thể chất và tâm lý bình thường ’’
3 khái niệm công bằng xã hội.
Theo nghĩa rộng “ công bằng xã hội đồng nghĩa với bình đẳng xã hội, đó là quyền ngang nhau giữa người với người về mọi phương diện xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…” như vậy công bằng xã hội hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực xã hội nào đó
mà nó là sự công bằng trong sự tham gia và hưởng thụ kết quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc, giới… theo nghĩa
đó, bình đẳng xã hội gắn với sự phát triển toàn diện con người và là kết quả của sự phát triển đó
Theo nghĩa hẹp “ công bằng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn toàn xác định, đó là phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ với quyền lợi, giữa cống hiến với hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến lao động ngang nhau thì được hưởng thụ ngang nhau
Trong tư duy phát triển hiện đại, nội hàm của công bằng xã hội phải bảo gồm cả công bằng trong phân phối thu nhập và công bằng trong các cơ hội phát triển, trong đó công bằng trong cơ hội phát triển là yếu tố
chi phối Như vậy “ công bằng xã hội chính là việc đối xử ngang nhau
đối với các chủ thể có các cơ hội phát triển như nhau”
Trang 3II Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.
Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua.
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09
tốc độ tăng trưởng
6,79
9
7,08
7,79 8,44 8,17
6,18 5,32 8,5
Bảng 2.1: tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2000 -2009
Tốc độ tăng trưởng ở Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và thường tăng qua các năm, ước tính GDP tăng bình quân 7,3%/năm ; GDP tuyệt đối tăng 2 lần; GDP/ đầu người tăng 3,17 lần và đã vượt ngưỡng
1000 USD Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất ra tăng đáng kể: đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng GDP đã giảm từ 70%(giai đoạn kế hoạch 1991 -1995) xuống còn khoảng 52% (giai đoạn 2006 -2010); đóng góp của yếu tố lao động vào GDP đã tăng từ 16% (giai đoạn kế hoạch
Trang 41991 - 1995) lên khoảng 20% (giai đoạn 2006 - 2010); đóng góp của yếu
tố tăng trưởng tổng hợp (TFP) đã tăng từ 14% (giai đoạn kế hoạch 1991 -1995) lên khoảng 28% (giai đoạn 2006 -2010) các số liệu trên cho thấy, hiệu quả quản lý nền kinh tế đất nước được nâng cao trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục và thuộc nhóm “ thị trường mới nổi” có nhiều tiềm năng; vị trí kinh tế của Việt nam trên trường quốc
tế được nâng cao đáng kể tuy nhiên thu nhập bình quân của Việt Nam vẫn ở mức thấp, năm 2008 mới chỉ đạt được 10,88 triệu đồng (giá cố định 1994) tương đương khoảng 1023USD / người / năm, Ở Trung Quốc 2300USD / người gấp trên 2 lần so với Việt Nam, Thái Lan gấp 4,5 lần, Malaisya gấp 12 lần, Hàn Quốc gấp 23,5 lần… nói chung nên kinh tế việt nam tăng trưởng nhanh, nhưng ở dưới mức tiềm năng, tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao đông và gia tăng vốn Năng lực cạnh tranh nền kinh tế nước ta còn thấp và chậm được cải thiện vì vậy nước ta cần phải tạo cho mình một tiềm lực kinh tế vững chắc thông qua việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn nữa
2 Sự ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế việt nam đến vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam, đói nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc Xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được đảng, nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và là một trong những nhiêm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu cuối cùng của mọi quốc gia hay mỗi địa phương là phấn đấu cho một xã hội phát triển, trong đó điều trước hết là xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho quảng đại quần chúng nhân dân Mức sống của nhân dân chỉ có thể được cải thiện khi tổng thu nhập của nền kinh tế tăng lên Hơn nữa mức tăng của tổng thu nhập xã hội phải nhanh hơn mức tăng của quy mô dân số Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng dân số phải nhanh hơn tốc
Trang 5độ tăng trưởng dân số Tăng trưởng kinh tế trở thành điều kiện hàng đầu cho việc nâng cao mức sống quảng đại quần chúng nhân dân và là điều kiện để tỷ lệ nghèo giảm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ
1990 đến nay đã có tác dụng quan trong đến việc xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% năm 1993, 37% năm
1998, 32% năm 2000, 29% vào năm 2002 , còn 18,1% vào năm 2004 và đến 2006 khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lương thực) theo chuẩn nghèo quốc tế “những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” đó là đánh giá trong “báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004” của ngân hàng thế giới
Theo tiêu chuẩn nghèo quốc gia do bộ lao động, thương binh xã hội ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% năm 1992, 15,7% năm 1998 xuống 17,2% năm 2001 với 2,8 triệu hộ và xuống còn 8,3% năm 2004 với 1,44 triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm 34 vạn hộ, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ
Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở việt nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3% Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh
và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5 – 10% cho đến năm
2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo,đạt tỷ lệ 11% dân số
Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dẫn đến kết quả của phần gia tăng trong chi tiêu cá nhân lại không được phân bổ đều cho mọi thành viên trong xã hội mà lại chỉ thuộc về một nhóm người trong xã hội, do có sự khác biệt về lợi thế phát triển giữa các nhóm người trong xã hội Những người, những chủ thể kinh tế có những lợi thế khác nhau về điều kiện
Trang 6kinh tế, tự nhiên, xã hội, gia đình, cá nhân, họ sẽ được hưởng phần lớn phần thu nhập gia tăng Trong khi đó, những người ở thế bất lợi về các điều kiện nguồn lực thì lại không nhận được sự cải thiện thu nhập
Điều này thể hiện khá rõ không những trong 1 quốc gia mà kể cả giữa các nước, các nền kinh tế trên toàn thế giới
Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh tách biệt
về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế Vì vậy nên lợi ích thực
sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với nhóm người chịu thiệt thòi này
Ở nước ta, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các nước Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005 Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị,
họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại Đây là những điều kiện cơ bản làm tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất
Tăng trưởng kinh tế ở nước ta đã làm chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng (tỷ số Gini giảm) trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004; mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới
Trang 7Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn
4 Những giải pháp xóa đói giảm nghèo
Ở nước ta để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo phải tập trung giải quyết là vấn đề kinh tế, đặc biệt là làm thế nào để cho chính người nghèo và khun vực nghèo có nhiều tiềm lực kinh tế hơn trong quá trình tự vươn lên xóa bỏ đói nghèo Trên quan điểm đó, chúng ta cần tập trung vào những hướng chính sau đây:
Thứ nhất là thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh, coi đây
là chìa khóa để giải bài toán xóa đói giảm nghèo Những hướng quan trọng để vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vừa tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo là (1) hướng trung tâm vào phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng những giải pháp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (2) thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nhằm giảm tối đa rủi ro cho nông dân, để giải quyết vấn đề này, cần hướng sản xuất nông nghiệp theo đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; (3) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng việc làm phi nông nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn; (4) bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các hiệp hội kinh doanh cho các công ty tư nhân, cải thiện khả năng tiếp cận của các công
ty tư nhân đối với đất đai và tín dụng
Thứ hai là tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tự vươn lên xóa đói giảm nghèo Người nghèo cần được trợ giúp những yếu tố sau đây: hỗ trợ về vốn để người nghèo có khả năng mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh
tế, hướng dẫn người nghèo làm kinh tế theo mô hình “4 nhà” và thực hiện
có hiệu quả công tác khuyến nông
Trang 8Thứ ba là tăng cường hoạt động đầu tư cơ sở hạ tậng kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn Việc thiếu cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu vùng xa có thể nói là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao của các khu vực này Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó thiết yếu nhất là xây dựng đường giao thông đi lại đến các xã và đến các thôn bản; phát triển hệ thống đài truyền thanh xã để phổ biến kinh nghiệm và công khai các hoạt động của trương trình xóa đói giảm nghèo đến từng người dân Nhà nước cần chăm lo về giáo dục, y tế: trước hết cần thanh toán hiện tượng các xã không có trường tiểu học và tiếp tục mở các trường phổ thông cơ sở cho các xã vùng cao Đặc biệt phát triển hệ thống
y tế tuyến xã, xóa bỏ xã trắng y tế, tăng cường thiết bị và bồi dưỡng trình
độ cho cán bộ y tế thôn bản
Thứ tư là thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo.(1) tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức được công tác xóa đói giảm nghèo là mang lại lợi ích thiết thực của bản thân họ; (2) nâng cao năng lực cán bộ các cấp chính quyền và đoàn thể, đặc biệt là các cán bộ xã, thôn bản (3) thực hiện quy chế dân chủ, công khai hóa toàn bộ quỹ vốn vay và các nguồn hỗ trợ khác để nhân dân có thể tham gia vào công tác kế hoạch hóa và sử dụng vốn; (4) xã hội hóa việc huy động và sử dụng nguồn vốn cho xóa đói giảm nghèo và trợ cấp xã hội đối với người nghèo; (5) thể chế hóa sự tham gia của các hội (phụ nữ, thanh niên, hội nông dân, cựu chiến binh) vào việc tham gia thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
5 Sự ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến công bằng
xã hội.
Nếu tính từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (năm 1991) đến nay, có thể thấy các nghị quyết của Đảng đều quán xuyến quan điểm: gắn các vấn đề kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội Trong các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế
Trang 9-xã hội qua từng thời kỳ, đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội
2001 -2010 và chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ( được thủ tướng chính phủ ban hành tháng 5 -2002), đều thể hiện rất rõ quan điểm gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong bài toán phát triển Tuy nhiên, trên thực tế còn khoảng cách giữa các mục tiêu và chính sách cụ thể; cũng như đang tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết
Thời kỳ trước đổi mới nền kinh tế nước ta phát triển theo mô hình nhấn mạnh vào công bằng xã hội Nước ta coi các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội là điều phải làm trước tiên khi thu nhập của nền kinh tế, tăng trưởng còn ở tình trạng rất thấp và xem như đó là điều kiện là điểm mấu chốt để thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế Nhà nước ta đã tiến hành quốc hữu hóa tài sản, nguồn lực được phân phối lại cho các đơn
vị kinh tế dưới hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể Phân phối theo lao động là hình thức cơ bản nhất, được thực hiện theo nguyên tắc “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai có sức lao động không làm không hưởng” Kết quả là chúng ta đã tạo ra được những thành tựu nhất định về bảo đảm những yêu cầu cơ bản về phát triển con người, quyền bình đẳng trong xã hội được coi trọng Tuy vậy, mô hình này đã dẫn đến sự phát triển rất thấp kém về mặt kinh tế, một chế độ sở hữu nhà nước và sản xuất không vì mục tiêu lợi nhuận, về lâu dài đã làm kìm hãm động lực nâng cao hiệu quả và tăng trưởng kinh tế Sự bình đẳng và công bằng xã hội được xây dựng trên cơ
sở mức sống thực sự thấp kém, nền kinh tế nói chung và đời sống kinh tế của nhân dân rất khó khăn Bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước chúng ta bước vào thời kỳ cải tổ kinh tế, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quan điểm gắn kết đồng thời cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong toàn tiến trình phát triển
Trang 10Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thường đem lại nền kinh tế phát triển nhưng dưới góc độ chính sách xã hội, đối với đông đảo người lao động, khi xây dựng nền kinh tế thị trường, nói chung luôn luôn
có những xu hướng hy sinh các chính sách xã hội, bỏ qua những văn hóa truyền thống để tăng trưởng và phát triển và thường là trong sự tăng trưởng ấy, người nghèo, nhóm yếu thế của xã hội ít được hưởng thụ thành quả của sự tăng trưởng kinh tế, mà ngược lại nhiều khi họ còn bị nghèo hơn
Những thành tựu đạt được: về kinh tế tốc độ tăng trưởng đạt mức cao qua các năm luôn đạt vượt mức kế hoạch đề ra, GDP tăng đáng kể qua các năm Tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện rõ nét hơn những thành quả của tăng trưởng kinh tế Thông thường, để đo tính chất công bằng trong phát triển, người ta thường sử dụng ba loại thang đo: (1) – ngũ phân vị (chia các tầng lớp dân cư làm 5 tầng); (2) – hệ số bất bình đẳng GINI ( được tính từ 0 đến 1) và (3) - đường cong loren Ở nước ta, cứ 2 năm một lần, tổng cục thống kê đều tiến hành điều tra và công bố sụ chênh lệch giàu nghèo theo thang đo thứ nhất Theo số liệu của tổng cục thống kê (tháng 12 năm 2007), sự bất bình đẳng trong chi tiêu giữa các tầng lớp dân cư ở nước ta từ năm 1993 đến năm 2006 ngày càng tăng Chênh lệch chi tiêu giữa nhóm người giàu nhất và nghèo nhất tăng từ 5 lần (năm 1993) lên 6 lần (năm 2006) Hệ số GINI tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,36 (năm 2006) Và có lẽ sự chênh lệch này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại Cũng theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2007, 60% tầng lớp dân cư nước ta có mức sống từ trung bình trở xuống chỉ chiếm 36,7% tổng chi tiêu của cả nước và tiếp tục giảm còn 35,5% vào năm 2006; trong khi đó, 20% tâng lớp dân cư giàu nhất chiếm 41,8% (năm 1993) và tăng lên 43,3% năm 2006 tổng chi tiêu của cả nước
Những vấn đề đang tồn tại: