1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của Triết học Mác Lê Nin về vấn đề con người và vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

21 662 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Thứ hai, nghiên cứu con người trong chỉnh thể nhằm đưa ra những kếtluận có tính chất khái quát về bản chất con người, đó chính là khoa học triết học.Theo phương diện thứ hai, trong lịch

Trang 1

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ CON NGƯỜI 1.1 Bản chất của con người

1.1.1 Một số quan điểm trước Mác về con người

Con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học Vì thế, vấn

đề con người đã được đề cập từ rất sớm trong lịch sử triết học Ngay từ thời cổđại, Socrate đã đưa ra nhận xét : ‘Con người hãy nhận thức chính mình’ Khinghiên cứu con người, trong lịch sử, trong lịch sử khoa học đã có hai cách tiếpcận cơ bản trên hai phương diện khác nhau Đó là :

Thứ nhất, nghiên cứu con người ở từng bộ phận, nhằm đưa ra những kếtluận có tính chất riêng biệt về con người như khảo cổ học, nhân chủng học, phântâm học, y học, tâm lý học,v.v

Thứ hai, nghiên cứu con người trong chỉnh thể nhằm đưa ra những kếtluận có tính chất khái quát về bản chất con người, đó chính là khoa học triết học.Theo phương diện thứ hai, trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khácnhau

a Quan điểm triết học duy tâm khách quan

Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng, con người có nguồn gốc siêu tựnhiên, được sinh ra từ thế giới ý niệm, ý niệm tuyệt đối, đạo, thái cực, v.v Hầuhết các tôn giáo đều cho rằng con người là do thượng đế, thần thánh sinh ra Họquan niệm rằng, con người có hai phần : thể xác và linh hồn, hai phần này tồntại độc lập với nhau Thể xác chỉ là tạm bợ, thoáng qua, tội lỗi, còn linh hồn mớicái cao cả, bất tử và tồn tại vĩnh cửu : Bản chất của con người chính là cái linhhồn bất tử đó Cuộc sống trần gian có tính chất tạm bợ, đau khổ và con ngườikhông thể tìm thấy hạnh phúc nơi trần thế Chẳng hạn, Thánh Saint Augustine( 354 – 430) đã nói, ‘Chúa hoàn toàn làm chủ và định đoạt số phận của conngười và số phận của thế giới Chúa ban phát cho con người nguồn sống Vìvậy, con người không thể kì vọng vào điều gì khác ngoài sự ân sủng của chúa.Con người chỉ là kẻ bộ hành trên trái đất, là cây nêu trước gió mạnh’

Chính vì vậy, con người phải dốc lòng tu luyện, từ bỏ những ham muốndục vọng tầm thường để mưu cầu hạnh phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia

Trang 2

b Quan điểm duy tâm chủ quan

Tuy không thừa nhận nguồn gốc siêu tự nhiên của con người nhưng lạituyệt đối hóa đời sống tinh thần của con người, không nhìn thấy mối quan hệgắn bó mật thiết giữa ý thức với cơ thể và đời sống vật chất của con người.Chẳng hạn, George Berkeley (1685 – 1753) đã tuyệt đối hóa vai trò ý thức củacon người, của cái ‘tôi’ cá nhân và cho rằng : ‘Tồn tại tức là trị giác’ và ‘tất cảcác sự hợp thành vũ trụ đều không tồn tại ở ngoài tinh thần Sự tồn tại củachúng là ở chỗ được tri giác hay được nhận thức và do đó, nếu trong hiện thựcchúng không được tôi tri giác hay không có ở trong trí óc một tinh thần nàokhác, thì tức là chúng không tồn tại, hoặc tồn tại trong trí óc một tinh thần vĩnhviễn nào đó’

c Quan điểm duy vật trước Mác

Những nhà triết học duy vật trước Mác đã nhìn thấy sự thống nhất giữa cơthể và ý thức, bác bỏ quan niệm duy tâm, tôn giáo về nguồn gốc siêu tự nhiêncủa con người, về linh hồn bất tử và cuộc sống ở kiếp sau Tuy nhiên, quan điểmduy vật trước Mác đã tuyệt đối hóa mặt sinh học của con người, chưa thấy vaitrò quyết định của mặt xã hội của con người

Nhiều nhà triết học phương Tây thế kỉ XVII-XVIII coi con người như mộtcái máy, lấy qui luật cơ học hoặc lấy yếu tố bản năng để giải thích bản chất conngười Các nhà triết học khai sáng thế kỉ XVIII coi con người là sản phẩm thụđộng của hoàn cảnh và giáo dục, chưa đánh giá đúng mức vai trò to lớn của yếu

tố chủ quan và hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải tạo hoàn cảnhsống của mình

L Feuerbach – nhà triết học cổ điển Đức cho rằng, con người là sản phẩmcủa tự nhiên, là ‘cái gương của vũ trụ’, thông qua đó con người nhận thức đượcchính bản thân mình Bản chất của con người là tổng thể các khát vọng, khảnăng, nhu cầu, ham muốn và cả khả năng tưởng tượng của mình Những điềukiện sống, môi trường và hoàn cảnh có tác động to lớn đến tư duy và ý thức củacon người Như vậy, hạt nhân hợp lý trong quan niệm về con người của ông là :Thứ nhất, khẳng định con người, xã hội loài người là sản phẩm, là bộ phận củagiới tự nhiên ; Thứ hai, ông đề cao năng lực cá thể của con người trong môi

Trang 3

trường tự nhiên ấy Tuy nhiên, hạn chế của L Feuerbach là ở chỗ, ông khôngnhận thấy bản chất xã hội của con người, không hiểu được vai trò hoạt độngthực tiễn của con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới Con ngườitrong quan niệm của ông là con người phi lịch sử, phi giai cấp, dân tộc và vì thếđưa đến kết luận con người là trừu tượng, không cụ thế.

d Các trào lưu triết học phương Tây hiện đại

Các trào lưu triết học phương Tây hiện đại, đã có những cách nhìn phiếndiện về con người Chẳng hạn, chủ nghĩa Frued cho rằng bản năng tính dục( libido) là cơ sở quan trọng nhất cho mọi hành vi của con người Như vậy, họ

đã đề cao dẫn đến tuyệt đối hóa cái vô thức và bản năng của con người Chủnghĩa hiện sinh lại tuyệt đối hóa cảm xúc cá nhân và tự do cá nhân Họ cho cuộcsống con người là phi lý nên đề cao tự do cá nhân trong việc lựa chọn con đườngriêng cho mình, phủ nhận mọi tính tất yếu và quy luật khách quan

1.2 Quan điểm của Triết học Mác – Lê Nin về con người

1.2.1 Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người

a Con người là một thực thể sinh vật – xã hội trong đó mặt xã hội giữ vai trò quyết định

Kế thừa những quan điểm tiến bộ trong lịch sử triết học về vấn đề conngười, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên trong đầu XIX, trực tiếp

là thuyết tiến hóa và học thuyết tế bào, C.Mác khẳng định, con người vừa là sảnphẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của hoạt động thựctiễn của chính bản thân con người Như vậy, theo quan điểm mácxít, con ngườibao gồm hai mặt là : mặt sinh vật và mặt xã hội trong một chỉnh thể thống nhất,tạo nên con người hiện thực

Mặt sinh vật bao gồm cơ thể, mối quan hệ giữa cơ thể với giới tự nhiênxung quanh, cùng những nhu cầu sinh vật và những quy luật sinh học chi phốiđời sống của cơ thể con người Là một thực thể sinh vật, con người là một độngvật cao cấp, là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên Cũng giốngnhư những động vật khác, con người có đầy đủ những đặc điểm sinh học và chịu

sự chi phối bới những quy luật sinh học

Trang 4

Ph.Ăngghen viết : ‘Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà

ra cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏinhững đặc tính vốn có của con vật’

Mặt xã hội bao gồm ‘tổng hòa những quan hệ xã hội’, những hoạt động xãhội, đời sống tinh thần của con người Nói cách khác, con người sở dĩ trở thànhngười là do quá trình lao động, trong đó xã hội đã sản xuất ra con người ‘ vớitính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội nhưthế’ Chính vì vậy, trong cơ thể con người không chỉ có những nhu cầu và cácquy luật tâm – sinh lý, tình cảm, xã hội Hơn nữa, ngay những nhu cầu tự nhiêncủa con người cũng không còn là thuần túy tự nhiên nữa, nó đã mang tính xã hộicao và ngày càng được xã hội sâu sắc hóa C.Mác viết : ‘ Người là giống vật duynhất có thể bằng lao động mà thoát ra khỏi trạng thái thuần túy là loài vật’

Triết học Mác tuy nhấn mạnh mặt xã hội, nhưng không coi nhẹ mặt sinhvật khi xem xét con người Vì vậy, theo Mác, ‘ Điều cụ thể đầu tiên cần phải xácđịnh là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể

ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên’ Như vậy, theo quan điểm củatriết học Mác con người khác với các sinh vật khác ở mặt xã hội

Nhiều nhà triết học trong lịch sử cũng đã thấy đặc điểm này Aristotle đãgọi con người là một ‘động vật xã hội’, Blaise pascal coi con người là một ‘câysậy biết suy nghĩ’ Franklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ biết sử dụngcông cụ lao động Các cách nhìn nhận trên đây về bản chất con người đều đúng

cả nhưng còn phiến diện Triết học Mác nhìn nhận bản chất con người một cáchtoàn diện

Con người khác con vật ở lao động sản xuất là hoạt động xã hội có ý thức,

có mục đích và quan hệ giữa người với tự nhiên không phải là chỉ khai thác tựnhiên, mà còn tái tạo lại tự nhiên Trên cơ sở hoạt động sản xuất vật chất, conngười còn có những hoạt động xã hội đa dạng khác Tính xã hội của con ngườicòn thể hiện ở quan hệ giao tiếp và đời sống cộng đồng, ở văn hóa và đạo đức

Không chỉ khác ở phương diện lao động mà con người còn được phân biệtvới động vật ở hoạt động tư duy và ngôn ngữ

Trang 5

Hai mặt sinh vật và xã hội ở con người hợp thành một thể thống nhất cóquan hệ khăng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh học là nền tảngvật chất tự nhiên của con người ; mặt xã hội giữ vai trò quyết định bản chất củacon người.

b Bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội

Trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach, C Mác chỉ ra hạn chế củaFeuerbach, nhà triết học duy vật nổi tiếng trong triết học cổ điển Đức trong việcxem xét con người như là một cơ thể sinh vật có ý thức và tình cả, như tình yêu,tình bạn, không thấy mặt xã hội và thực tiễn của con người

C Mác vạch rõ : ‘Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người làtổng hòa những mối quan hệ xã hội’

Bản chất con người không phải là cái có sẵn của mỗi cá nhân khi conngười sinh ra Vì mới khi sinh ra, con người chỉ là một cơ thể sinh vật, chưa cómặt xã hội Bản chất con người được hình thành, phát triển và biểu hiện ra tổngthể các quan hệ xã hội của cá nhân

Bản chất của con người không ngừng hoàn thiện cùng với hoạt động thựctiễn và sự phát triển các mối quan hệ xã hội của con người

c Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử

Con người là kết quả tiến hóa lâu dài của tự nhiên và lịch sử xã hội Conngười hiện tại là kết quả của toàn bộ nền văn hóa, văn minh của dân tộc và nhânloại trong suốt mấy ngàn năm lịch sử Con người sáng tạo ra lịch sử bắt đầubằng hoạt động lao động sản xuất, sau đó là các hoạt động chính trị xã hội, vănhóa, khoa học, nghệ thuật Con người ngày càng trở thành chủ thể có ý thức đốivới quá trình phát triển xã hội của mình cùng với trình độ phát triển của sản xuấtvật chất và khoa học kĩ thuật

Quan điểm mácxít về bản chất của con người là cơ sở lý luận khoa học đểhiểu con người một cách đúng đắn, khắc phục các quan điểm duy tâm, tôn giáo

và duy vật siêu hình về bản chất con người ; góp phần nhận thức một cách đúngđắn vấn đề mục đích, ý nghĩa của cuộc sống của con người vấn đề giáo dục conngười, vấn đề mưu cầu hạnh phúc của con người Chống quan điểm duy vật tầmthường, đồng thời chống ảo tưởng tôn giáo

Trang 6

CHƯƠNG 2

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 2.1 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển của các nước trênthế giới Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu

"Xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh" công nghiệp hoá, hiện đạihoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi cáchmạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, khoa học của conngười…) làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất Sự thànhcông của quá tình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngoài môi trường chínhtrị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn, tàinguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật Các nguồn lực này quan hệ chặt chẽvới nhau Cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưngmức độ tác động vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệphoá hiện đại hoá không giống nhau, trong đó nguồn nhân lực phải đủ về sốlượng mạnh về chất lượng Nói cách khác nguồn nhân lực phải trở thành độnglực phát triển Nguồn nhân lực phát triển thì tất yếu công nghiệp hoá, hiện đạihoá phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu đó

Con người vừa là điểm khởi đầu vừa là sự kết thúc, đồng thời lại vừa làtrung tâm của sự biến đổi lịch sử, nói cách khác con người là chủ thể chân chínhcủa các quá trình xã hội Trước đây trong sách báo con người được xem xét trênphương diện "con người tập thể" "con người giai cấp" con người xã hội

Ở đây tính tích cực của con người với tư cách là chủ thể được tập trungchú ý khai thác và bồi dưỡng chủ yếu ở những phẩm chất cần cù, trung thành,nhiệt tình, quyết tâm với cách mạng Một quan niệm và một cách làm như vậy

đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và khôi phục kinh tếsau chiến tranh Tuy nhiên quan niệm và cách làm này cũng bộc lộ những hạnchế nhất định trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay

Trong xã hội con người không chỉ tạo ra các hệ thống và các quá trìnhkhác nhau của xã hội (giai cấp, đảng phái, nhà nước, sản xuất, văn hoá), mà họ

Trang 7

còn làm người, chính họ đã in đậm dấu ấn của tiến trình lịch sử Lịch sử (suyđến cùng) cũng chính là lịch sử phát triển cá nhân của con người, dù họ có nhậnthức được điều đó hay không Từ đây cho phép tách ra một bình diện đặc biệttrong việc xem xét "con người chủ thể" bình diện " con người cá nhân" có nghĩa

là nâng nhận thức lên một trình độ mới - quan niệm "cái cá nhân" là sự thể hiện(hiện thân) một cách cụ thể sinh động của "cái xã hội" khi con người trở thànhchủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường con người không chỉ nhận được sựtích cực, mà còn cả những tác động tiêu cực của nó trước con người không chỉ

có những thời cơ và những triển vọng tươi sáng mà còn chứa đựng những tháchthức, nguy cơ, thậm chí là cả những tai hoạ khủng khiếp (Thất nghiệp, ô nhiễmmôi trường, bệnh tật và những tệ nạn xã hội) Vì vậy trong mỗi con người luôn

có những "giằng xé" bởi những cực "chủ tớ" giàu nghèo, thiện ác, … trong điềukiện này cần xem xét con người chủ thể với những phẩm chất nghề nghiệpchuyên môn cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể của họ

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình biến đổi căn bản và sâu sắctoàn bộ đời sống xã hội, nó đòi hỏi vật chất cao với người "chủ thể", ở đây chỉcần cù, trung thành, nhiệt tình quyết tâm cách mạng chưa đủ mà điều quan trọnghơn là trí tuệ khoa học, ý chí chiến thắng cái nghèo nàn lạc hậu, tính năng độngluôn thích ứng với hoàn cảnh, ý thức kỷ luật, bản lĩnh lãnh đạo, nghệ thuật quản

lý, kỹ thuật kinh doanh…

Như vậy trong điều kiện mới cần xem xét đánh giá bồi dưỡng "con ngườichủ thể" không chỉ trên bình diện "con người - xã hội" mà còn trên cả bình diện

"con người cá nhân"

Hơn nữa là "con người - chuyên môn nghề nghiệp" nhất định (như nhàlãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp công nhân…) Bởi vì ấn dấuđằng sau những chủ thể cụ thể này là lợi ích tương ứng với chúng Chỉ có quanniệm và cách làm như vậy chúng ta mới biết tác động vào đâu và tác động nhưthế nào để nâng cao tích cực của chủ thể hành động

Nói đến nguồn nhân lực tức là nói đến chủ thể tham gia vào quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá Tuy nhiên nó không phải là chủ thể biệt lập riêng

Trang 8

rẽ, mà là chủ thể được tổ chức thành lực lượng thống nhất về tư tưởng hànhđộng Nói cách khác công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tổng hợp những chủ thểvới những phẩm chất nhất định tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá Nhưng cần phải hiểu rằng tổng hợp những chủ thể này không phải làtập hợp giản đơn số lượng người mà nó là sức mạnh tổng hợp của chỉnh thểngười trong hành động Sức mạnh này bắt nguồn trước hết là những phẩm chấtvốn có bên trong của mỗi chủ thể và nó được nhân lên gấp đôi trong hoạt độngthực tiễn Động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá là những gì thúc đẩy quá trìnhvận động và phát triển Vì vậy khi nói "nguồn lực với tính chất là động lực củaquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là chủ yếu nói đến những phẩm chấttích cực của tổng hợp những chủ thể được bộc lộ trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá và thúc đẩy quá trình này vận động phát triển và thể hiện mặttích cực, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực tối đa của mình.

Trước hết các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địalý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng chúng chỉ có tác dụng và có ý thứccủa con người Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và

ý chí biết lợi dụng các nguồn lực khác gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sứcmạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cácnguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tạo, khai thác của con người vàchúng đều phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người nên con người biết cách tácđộng và chi phối Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngườilao động là yếu tố quan trọng nhất

Thứ hai: Các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác.

Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận.Tính vô tận, trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chỉ tái sinh

mà còn tự sản sinh về mặt sinh học mà còn đổi mới không ngừng phát triển vềchất trong con người xã hội, nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý Đó

là cơ sở làm cho năng lực và nhận thức hoạt động thực tiễn của con người pháttriển như một quá trình vô tận Xét trên bình diện cộng đồng nhân loại

Nhờ vậy con người đã từng bước làm chủ tự nhiên, khám phá ra những tàinguyên mới và sáng tạo ra những tài nguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên

Trang 9

Với bản chất hoạt động có mục đích sáng tạo ra những hệ thống công cụ sảnxuất mới đã tác động vào tự nhiên một cách dễ dàng hơn Chính sự phát triểnkhông ngừng của công cụ sản xuất từ thủ công đến cơ khí và ngày nay là tựđộng hoá được xã hội loài người chuyển qua các nền văn minh từ thấp đến cao,

từ đó nói lên trình độ vô tận của con người

Thứ ba: Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được

vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Dự báo này của Mác đã vàđang trở thành hiện thực Sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹthuật công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của các nước công nghiệpphát triển vận động đến nền kinh tế trí tuệ (mà gọi là tri thức) Ở những nướcnày lực lượng sản xuất trí tuệ ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao Nguồnlợi mà họ thu được từ lao động chất xám chiếm tới 1/2 tổng giá trị tài sản quốcgia Giờ đây sức mạnh của trí tuệ đạt đến mức nhờ có cuộc cách mạng conngười có thể tạo ra những máy móc "bắt chước" hay phỏng theo những đặc tínhtrí tuệ của chính con người Rõ ràng bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại dochính bàn tay khối óc con người mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến sự biếnđổi thần kỳ của mình

Thứ tư: Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho

thấy sự thành công của công nghiệp hoá hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vàohoạch định đường lối chính sách cũng như tổ chức thực hiện nghĩa là phụ thuộcvào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người

Việc thực hiện và hoàn thành tốt công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá

có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng hoàn thiện nhiều mặt

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ,sản xuất, tăng năng suất lao động công nghiệp hoá hiện đại hoá chính là thựchiện xã hội hoá nhiều mặt, góp phần ổn định, ngày càng nâng cao đời sống vậtchất và văn hoá của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển mối quan hệ kinh tế giữa cácngành, các vùng trong phạm vi mỗi nước và các nước với nhau, nâng cao trình

độ quản lý kinh tế của nhà nước nâng cao khả năng tích luỹ mở rộng sản xuất

Trang 10

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không ngừng nâng cao vai trò của nhân tốcon người trong nền sản xuất và đặc biệt trong nền sản xuất lớn hiện đại, kỹthuật cao Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có khảnăng thực hiện và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tốcon người.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố vàtăng cường tiềm lực quốc phòng khả năng đảm bảo an ninh và quốc phòng, cácyếu tố vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cótác dụng trực tiếp và chủ yếu trong việc tạo ra tiềm lực to lớn cho quốc phòng

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn tạo nhiều khả năng cho việc thực hiệntốt sự phân công và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học, công nghệ văn hoá xãhội v.v

2.2 Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay

Mục tiêu "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vậtchất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợpvới trình độ của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốcphòng an ninh giữ vững, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh" Đótrước hết là cuộc cách mạng con người vì con người và do con người Bởi khichúng ta nói về những ưu việt của chủ nghĩa xã hội thì những ưu việt đó không

do ai đưa đến Đó phải là kết quả những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân

ta với những con người phát triển cả về trí lực về cả khả năng lao động và tínhtích cực chính trị - xã hội và đạo đức tình cảm trong sáng

Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng từ ngày thành lập 1930) đến nay Đảng ta đã nhiều lần khẳng định "con người là vốn quý nhấtchăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độta" Trên thực tế trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi

(3-2-từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng ta đã cố gắng làm nhiều việc theohướng đó Sự chăm lo cho hạnh phúc con người chưa có nhiều thành công nhưmong muốn, việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người laođộng còn thấp, song phần nào đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, của những

Ngày đăng: 26/09/2015, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w