KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢ
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT – NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THÙY TRANG 3103785
Cán bộ hướng dẫn ThS HUỲNH VƯƠNG THU MINH
Cần Thơ, 12/201
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT – NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THÙY TRANG 3103785
Cán bộ hướng dẫn ThS HUỲNH VƯƠNG THU MINH
Cần Thơ, 12/201
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Huỳnh Vương Thu Minh, Thầy Lâm Văn Thịnh – Bộ môn Quản Lý Môi trường, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong quá trình thực hiện đề tài này
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô Bùi Thị Bích Liên, Cô Trần Thị Kim Hồng và Thầy Văn Phạm Đăng Trí cũng như quý Thầy Cô của Khoa Môi Trường & Tài nguyên thiên nhiên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn trong suốt khoá học, làm nền tảng giúp tôi hoàn thành đề tài này
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Trần Văn Tỷ - Khoa Công Nghệ, anh Trịnh Trung Trí Đăng, chị Lê Thị Yến Nhi, chị Đặng Thị Hồng Ngọc – Bộ môn Quản lý Môi trường đã động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chú Lương Hồng Tân, Anh Lê Văn Phát, Anh Trần Hiền Hậu và Anh Huỳnh Phước Lương đang công tác tại Phòng Tài nguyên Khoáng sản, Nước và KTTV thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ, Ban quản lý các khu chế xuất và các khu công nghiệp Cần Thơ, các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc
đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và có thể học hỏi kinh nghiệm thực tế
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ, người thân và bạn bè đã luôn ủng
hộ, tạo điều kiện và động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4lý số liệu; (iv) Phân tích ma trận SWOT tìm ra các giải pháp quản lý hiệu quả Kết quả
cho thấy, có 27,13% doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thủy, hải sản, đây là ngành có nhu cầu về nước rất lớn (cả về chất và lượng) Do
vậy NDĐ là nguồn cung cấp quan trọng cho 10/11 doanh nghiệp được phỏng vấn Với tổng lượng nước khai thác là 12.290 m3/ngày đêm; chủ yếu khai thác ở tầng Pleistocen Theo nhận định của các chuyên gia, NDĐ tại KCN Trà Nóc đang đi vào ổn định, tuy nhiên về chất và lượng đều đang có sự suy giảm, các chỉ tiêu COD; Chlorine đều có xu hướng gia tăng và có thời điểm vượt quy chuẩn cho phép Về mực nước, đều giảm dần qua các năm, trung bình 0,41 m/năm, giảm rõ nhất ở tầng Pleistocen trên tại KCN Trà Nóc 1 (QT08b)
Trước hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ nêu trên, thì hiện tại công tác quản
lý của cơ quan chức năng địa phương còn gặp nhiều khó khăn, cơ bản nhất là những bất cập, thách thức trong việc thực thi các văn bản pháp luật (VBPL) và sự chồng chéo chức năng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước (TNN) Theo Luật TNN quy định, các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc sẽ không được phép khai thác NDĐ để sản xuất do đã có hệ thống nước máy đi qua, tuy nhiên do đặc thù của ngành sản xuất nên NDĐ là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp và những khó khăn khác (thiếu mặt bằng, kinh phí đầu tư) nên doanh nghiệp không thể chuyển đổi sang sử dụng nước máy Do vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và ban hành các VBPL phù hợp với thực tế và trong tương lai; bên cạnh đó cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và thi hành luật một cách khắc khe hơn để đảm bảo các doanh nghiệp thực thi các điều lệ theo quy định của pháp luật
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Nội dung nghiên cứu 4
1.4 Giới hạn nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 6
2.3 Tổng quan về tài nguyên NDĐ 8
2.3.1 Một số định nghĩa có liên quan đến NDĐ 8
2.3.2 Nguồn gốc của NDĐ 9
2.3.3 Hiện trạng khai thác NDĐ ở Việt Nam 9
2.3.4 Hiện trạng khai thác NDĐ ở ĐBSCL 10
CHƯƠNG 3: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Giới thiệu vùng nghiên cứu 13
3.2 Câu hỏi nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp tiếp cận 14
3.4 Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 15
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 19
3.4.3 Phương pháp phân tích SWOT 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc, TPCT 21
4.1.1 Thông tin chung về tài nguyên NDĐ 21
4.1.2 Thông tin chung về kết quả thu thập số liệu và phỏng vấn 22
4.1.3 Hiện trạng khai thác nước dưới đất 25
4.1.4 Chất lượng nước dưới đất 26
4.1.5 Động thái nước dưới đất 28
4.2 Hiện trạng quản lý khai thác, sử dụng NDĐ 32
Trang 6Mục lục
4.2.1 Hiện trạng quản lý NDĐ ở Việt Nam 32
4.2.2 Hiện trạng quản lý khai thác, sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc, TPCT 39
4.3 Phân tích ma trận SWOT tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NDĐ tại KCN Trà Nóc 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1 Kết luận 44
5.2 Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Phụ lục 1 47
Phụ lục 2 52
Phụ lục 3 54
Phụ lục 4 55
Phụ lục 5 58
Phụ lục 6 60
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ thành phố Cần Thơ 1
Hình 1.2 Bản đồ KCN Trà Nóc 2
Hình 2.1 Số lượng máy bơm ở các nước châu Á 10
Hình 3.1 Bản đồ KCN Trà Nóc 13
Hình 3.2 Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc 14
Hình 3.3 Lưu đồ tiến trình thực hiện đề tài 15
Hình 3.4 Các văn bản pháp luật thu thập 16
Hình 3.5 Lưu đồ tiến trình phỏng vấn 17
Hình 3.6 Phỏng vấn doanh nghiệp 18
Hình 3.7 Phỏng vấn nhà quản lý tại Phòng Tài nguyên Khoáng sản, Nước và KTTV 19 Hình 4.1 Mặt cắt địa chất thủy văn tại TPCT 21
Hình 4.2 Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp được phỏng vấn, năm 2013 23
Hình 4.3 Số lượng công nhân của các doanh nghiệp được phỏng vấn, năm 2013 24
Hình 4.4 Các nguồn nước được doanh nghiệp khai thác và sử dụng, năm 2013 24
Hình 4.5 Lưu lượng khai thác NDĐ của các doanh nghiệp năm 2013 25
Hình 4.6 Nguồn nước công nhân sử dụng trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp năm 2013 26
Hình 4.7 Diễn biến hàm lượng Chlorine (mg/l) tại trạm QT08 và QT16 giai đoạn 2000 – 2010 27
Hình 4.8 Vị trí giếng quan trắc quốc gia (QT08, QT16) tại KCN Trà Nóc 29
Hình 4.9 Mực nước trung bình ở tầng Pleistocen tại trạm QT08 và QT16 giai đoạn 2000 - 2010 30
Hình 4.10 Mực nước trung bình ở tầng Pleistocen trên tại trạm QT08 và QT16 31
Hình 4.11 Tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý TNN giai đoạn 1995 - 2002 33
Hình 4.12 Tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý TNN giai đoạn 2002 đến nay 34
Hình 4.13 Các văn bản quy định quản lý chung về TNN và riêng cho quản lý NDĐ do Trung ương ban hành 35
Hình 4.14 Tổ chức xây dựng giếng khoan cho các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc 40
Trang 8Danh mục bảng
DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Mô hình phân tích ma trận SWOT 20 Bảng 4.1 Trữ lượng các tầng chứa nước tại TPCT (m3/ngày đêm) năm 2002 22
Bảng 4.2 Nguồn nước được các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất 23 Bảng 4.3 Hàm lượng (Max, Min, TB) Chlorine và Sắt ở tầng Pleistocen trên (b) và
dưới (a) tại trạm QT08, QT16 giai đoạn 2000 - 2010 27
Bảng 4.4 Những tồn tại và bất cập trong thi hành các VBPL về NDĐ 37 Bảng 4.5 Các luật và chính sách liên quan đến tài nguyên NDĐ do UBND TPCT ban
hành 39
Bảng 4.6 Bảng phân tích ma trận SWOT 43
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
KCN Khu công nghiệp
Trang 10Chương 1 Giới thiệu
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Nước dưới đất (NDĐ) là nguồn cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp trong bối cảnh nguồn nước mặt đang bị suy giảm cả về lượng và chất Nhìn chung, chất lượng NDĐ vẫn còn tốt, song một số vùng có dấu hiệu ô nhiễm do việc khai thác quá mức và do một thời gian dài người sử dụng chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá và khó bổ cập này Cho đến nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tình trạng ô nhiễm NDĐ vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là tại các thành phố lớn và các KCN Vấn đề thăm
dò, khai thác và sử dụng nguồn NDĐ không có giấy phép vẫn đang xuất hiện và diễn
ra ở nhiều nơi, đây là mối nguy hại cho nguồn cung cấp nước sinh hoạt ở vùng ĐBSCL (Loan, 2010) ĐBSCL có khoảng 100.000 giếng với chiều sâu trung bình từ
10 - 300 m, với mục đích phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho cả công nghiệp Ước tính tổng lượng NDĐ hiện đang khai thác sử dụng toàn vùng ĐBSCL là 1.000.000 m3
/ngày đêm, nhưng hầu hết các địa phương trong vùng đều chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ NDĐ (Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), 2010) Nếu không có các biện pháp cấp bách ngay từ bây giờ thì dự báo mực NDĐ tại nhiều tỉnh ĐBSCL và TPCT sẽ hạ thấp đạt mực nước chết vào năm 2014 (Kỷ Quang Vinh, 2010)
Hình 1.1 Bản đồ thành phố Cần Thơ
(Nguồn: Luis Neumann, 2012)
Trang 11TPCT là một đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL (Hình 1.1), hiện có hai nguồn
TNN chủ yếu là nước mặt và NDĐ Trong đó, NDĐ ở tầng Pleistocen có trữ lượng khoảng hơn 700.000 m3/ngày đêm ở độ sâu 80 - 150 m Hiện tại, TPCT có hơn 32.000 giếng chủ yếu tự khai thác quy mô nhỏ của hộ gia đình với công suất khoảng 5
m3/ngày; 397 giếng quy mô trung bình công suất với 50 m3/ngày cho các trạm cấp nước tập trung; 31 giếng quy mô vừa có công suất 500 - 1.000 m3
/ngày phục vụ cho các hoạt động dịch vụ và các cơ sở sản xuất tại KCN và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TPCT Khu vực khai thác NDĐ nhiều nhất tập trung tại các KCN của thành phố Theo nghiên cứu của các chuyên gia, NDĐ của TPCT được bổ cập rất ít, khi khai thác quá mức có nguy cơ dẫn đến cạn kiệt (Bộ TN&MT, 2013)
Trà Nóc là KCN có tỷ lệ doanh nghiệp lấp đầy đất công nghiệp cao nhất TPCT (95 - 100%), với tổng diện tích quy hoạch 300 ha, nằm cách trung tâm TPCT khoảng
10 km về phía Bắc (Hình 1.2), cạnh quốc lộ 91 và bờ sông Hậu Các doanh nghiệp
trong KCN Trà Nóc chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực như: chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến thủy, hải sản; sản xuất thức ăn chăn nuôi
Hình 1.2 Bản đồ KCN Trà Nóc
(Nguồn: Biên tập bản đồ Lê Văn Tiến, 2013)
Hầu hết các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc khai thác NDĐ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất vẫn chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ Tính đến năm 2012, trên toàn TPCT đã được Sở TN&MT cấp 235 giấy phép khai thác, sử dụng NDĐ với tổng trữ lượng khai thác là 82.898 m3/ngày đêm (Sở TN&MT TPCT, 2012) Trong tổng số giếng khoan trên địa bàn TPCT có 406 giếng công nghiệp và chỉ có 33 giếng được cấp giấy phép (chiếm 8,13 %) (Võ Thành Danh, 2008), tại KCN Trà Nóc 1 được cấp 23
Trang 12Chương 1 Giới thiệu
giấy phép với tổng lưu lượng khai thác là 15.698 m3/ngày đêm và KCN Trà Nóc 2 là
06 giấy phép với tổng lưu lượng là 7.160 m3/ngày đêm (Sở TN&MT TPCT, 2012)
Do việc khai thác tràn lan với trữ lượng quá lớn, khoảng 751.000 m3/ ngày đêm nên hiện nguồn NDĐ ở TPCT đang có nguy cơ cạn kiệt (Trần Khánh Linh, 2010) Theo kết quả quan trắc của Liên hiệp Khoa học sản xuất địa chất môi trường miền Nam, trị số tụt giảm trung bình trong 10 năm (2000 - 2010) của các tầng chứa nước là tầng Pleistocen giữa - trên 3,34 m; tầng Pleistocen trên 3,11 m và tầng Holocen là 1,79
m Trong đó, kết quả quan trắc mực nước ngày 20/8/2012 tại trạm đo KCN Trà Nóc 1
và Trà Nóc 2 của tầng Pleistocen lần lượt là 8,21 m và 8,09 m (tính từ mặt đất) Nhìn chung, NDĐ ở các tầng Pleistocen, Pliocen và Miocen tại TPCT đều có chất lượng tốt, các chỉ tiêu đánh giá cơ bản là Clorua, Sắt, Nitơrat của cả 3 tầng đều có sự thay đổi nhưng về cơ bản vẫn không khác nhiều so với thời điểm ban đầu (Sở TN&MT TPCT, 2012) Nhưng trong quá trình khai thác, nhiều giếng khoan được thi công không đúng
kỹ thuật (kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải), giếng khoan hư hỏng không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm, dẫn đến nguy cơ sụt, lún và thông tầng NDĐ Bên cạnh đó, việc xả nước thải chảy tràn trên mặt đất từ các nhà máy trong KCN chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn hoặc đào các hố dưới đất để xả thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng chứa NDĐ (Sở TN&MT TPCT, 2011)
Bên cạnh hiện trạng khai thác quá mức của các doanh nghiệp thì công tác quản
lý tài nguyên NDĐ của các cơ quan chức năng tại KCN Trà Nóc vẫn còn chưa theo kịp với sự phát triển, các VBPL chưa được phổ biến đến người dân; các văn bản hướng dẫn thực hiện, các quy trình quy phạm dưới luật còn bất cập, chồng chéo chức năng giữa các cơ quan thẩm quyền Cùng với nhận thức về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên NDĐ của các cấp chính quyền và cộng đồng vẫn còn thấp Hầu hết các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đô thị và các KCN chưa có sự lồng ghép quy hoạch bảo vệ tài nguyên NDĐ Ngày 01 tháng 01 năm 2013 Luật TNN số 17/2012/QH13 có hiệu lực thi hành , thay thế Luâ ̣t TNN số 08/1998/QH10 Đây là VBPL cao nhất về quản lý TNN, bước đầu tiếp cận quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp TNN Song, hiện tại Chính phủ vẫn chưa ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện; hiện các cơ quan quản lý Nhà nước về TNN vẫn sử dụng các Nghị định, Thông
tư hướng dẫn thực hiện Luật TNN năm 1998 để thi hành Luật TNN năm 2012, gây khó khăn trong quá trình thực hiện
Với những vấn đề trên đòi hỏi phải có các giải pháp, các VBPL cụ thể nhằm
quản lý một cách hiệu quả hơn nguồn NDĐ tại KCN Đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng nước dưới đất nghiên cứu thí điểm tại Khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ” được đề ra với mục tiêu xác định hiện trạng
khai thác và sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc, hệ thống các VBPL liên quan đến quản
lý NDĐ và cách thực thi các văn bản này cũng như những bất cập trong công tác quản
lý tài nguyên NDĐ tại KCN Trà Nóc, TPCT
Trang 131.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra cần thực hiện các nội dung sau:
Nội dung 1
- Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ của các doanh nghiệp trong vùng nghiên cứu từ: (i) các số liệu thứ cấp về hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng NDĐ (số lượng giếng, lưu lượng khai thác và ngưỡng khai thác NDĐ); (ii) các số liệu về động thái mực nước và chất lượng NDĐ 10 năm (2000 – 2010) tại KCN Trà Nóc từ các tài liệu; (iii) các báo cáo, các bài báo khoa học từ các sở ban ngành (Phòng Tài
nguyên Khoáng sản, Nước và KTTV; Sở TN&MT TPCT)
- Đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng NDĐ trong vùng nghiên cứu thông quan
việc: (i) Phỏng vấn doanh nghiệp (phụ lục 1); (ii) Phỏng vấn chuyên gia/nhà quản lý
- Đề xuất các giải pháp thông qua ma trận SWOT nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý tài nguyên NDĐ tại vùng nghiên cứu
1.4 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ triển khai ở các doanh nghiệp sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc 1
và Trà Nóc 2, TPCT Nghiên cứu tập trung đánh giá hiện trạng và tìm ra những bất cập trong công tác quản lý việc khai thác và sử dụng tài nguyên NDĐ tại KCN
Trang 14Chương 2 Lược khảo tài liệu
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tại khu vực Châu Phi, về lĩnh vực quản trị NDĐ có dự án GEF (Quỹ môi
trường toàn cầu, “the Global Environment Facility”) về “Quản trị nước dưới đất: Một
khuôn khổ toàn cầu cho hành động quốc gia” tại khu vực Châu Phi, cận Sahara, vào
tháng 05/2012 Dự án tập trung vào việc giải quyết những lo ngại về sự suy giảm và suy thoái NDĐ, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý tài nguyên NDĐ trong việc ngăn chặn và đẩy lùi cuộc khủng hoảng nước toàn cầu Dự án phản ánh các vấn đề: gia tăng dân số, áp lực do tác động của biến đổi khí hậu, đô thị hóa; điểm yếu của cơ cấu quản lý tài nguyên NDĐ; sự hạn chế về kiến thức lẫn nhận thức trong việc xác định vai trò của NDĐ và công tác quản lý trong việc phát triển kinh tế xã hội, các tổ chức tham gia quản lý NDĐ Dự án đã đánh giá những tác động của nguồn NDĐ đối với nhu cầu sử dụng của ngành Nông nghiệp ở nông thôn và nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất ở vùng đô thị, đồng thời nói lên những căn thẳng
và thách thức trong việc quản trị NDĐ ở hai khu vực trong bối cảnh biến đổi khí hậu
và công tác quản lý hiện tại để đưa ra một "Khung hành động" toàn cầu, bao gồm một
bộ công cụ quản lý hiệu quả là các hướng dẫn, chính sách, pháp luật, quy định, thể chế
và các phong tục tập quán, nhằm bảo đảm an toàn và bền vững tài chính trong lĩnh vực quản trị NDĐ cho tương lai
Tương tự, tại Ấn Độ một quốc gia thuộc khu vực châu Á trong khuôn khổ của
dự án GEF, có báo cáo “Quản trị nước dưới đất tại Ấn Độ”, vào tháng 06/2012 của
Julia Bucknall trình bày một số vấn đề về quản trị NDĐ trong khu vực Ấn Độ là một quốc gia sử dụng NDĐ lớn nhất thông qua việc xây dựng hàng triệu giếng khoan tư nhân, Chính phủ không kiểm soát trực tiếp việc sử dụng NDĐ của hàng triệu chủ sở hữu ở cả khu vực nông thôn và thành thị, điều này một phần là do sự vắng mặt của một
hệ thống đăng ký giếng khoan Sự cân bằng của các biện pháp quản lý và các công cụ quản lý sử dụng sẽ phụ thuộc vào các đánh giá, điều tra nguồn tài nguyên này Báo cáo được thực hiện dựa trên những xem xét về công tác quản lý NDĐ để đề xuất định hướng chính sách thích hợp, có tính thực tiễn, bên cạnh các nghiên cứu khoa học về địa chất thủy văn của các tầng chứa nước tại khu vực cùng việc bảo vệ NDĐ được thực hiện từng bước với các thông tin có sẵn trong khuôn khổ của thể chế hiện có, các biện pháp quản lý phải được phân loại để thực hiện, như quản lý theo kỹ thuật, theo công cụ pháp lý, ý thức của cộng đồng, hệ thống giáo dục và các quy hoạch Đưa ra những giải pháp quản lý hiệu quả tài nguyên NDĐ trong bối cảnh biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng của bài báo cáo
Trong khu vực châu Âu đã có nhiều dự án cũng như báo cáo trình bày về
“Quản trị nước dưới đất”, điển hình tại Hà Lan, báo cáo “Quản trị nước dưới đất: một
yếu tố quyết định trong chiến lược ứng phó” do Ebel Smidt và Bert Satijn của Trung
tâm quản trị NDĐ thực hiện vào tháng 4/2013 Báo cáo thông qua đánh giá trữ lượng NDĐ tại các khu vực Bắc và Trung Mỹ, Úc và Châu Đại Dương, Châu Á, Châu Âu,
Trang 15Châu Phi và Nam Mỹ để nói lên những thách thức trong công tác quản lý tài nguyên NDĐ do hoạt động khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia (Ấn Độ, Mỹ) và do gia tăng dân số trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu Báo cáo đưa ra những hành động thiết thực, hiệu quả cho Hà Lan, điển hình là việc sử dụng hồ chứa để ứng phó trường hợp thiếu nước nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển bền vững Kết quả nói lên tầm quan trọng của quản trị NDĐ trong bối cảnh thế giới tập trung vào vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước, xây dựng các giải pháp Quản trị NDĐ chi tiết cho Hà Lan, từ đó so sánh và chia sẻ các bài học kinh nghiệm ở Hà Lan với các nước khác, tập trung vào các quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Hà Lan về quản lý nước Báo cáo chỉ đưa ra những giải pháp quản trị NDĐ cho Hà Lan trong bối cảnh quản lý tổng hợp tài nguyên nước liên quốc gia, những biện pháp đưa ra chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với những quốc gia lân cận, có điều kiện địa lý tương tự như Hà Lan
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề quản trị NDĐ cũng đang được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia quan tâm, chẳng hạn như báo cáo kết quả thực hiện dự án cấp thành phố
Đà Nẵng năm 2005: “Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất tại
thành phố Đà Nẵng” TS Bùi Tá Long, Viện Cơ học ứng dụng Báo cáo trình bày
hiện trạng khai thác NDĐ và mức độ biến đổi chất lượng nước của TP Đà Nẵng trên
cơ sở phân tích, tổng hợp, chỉnh lý những tài liệu thu thập được Đối tượng được nghiên cứu tập trung chủ yếu vào 3 tầng chứa nước chính, đó là tầng Qh, Qp và tầng khe nứt Báo cáo được thực hiện bằng các phương pháp sau: thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu; điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng khai thác NDĐ; kết hợp các văn bản pháp luật có liên quan và tình hình thực tế
để xây dựng các giải pháp quản lý Báo cáo xây dựng các giải pháp quản lý cụ thể bằng các quy chế nhằm quản lý khai thác, sử dụng hợp lý nguồn NDĐ trên cơ sở các văn bản pháp luật đã ban hành và quy chế quản lý các đơn vị hành nghề trên địa bàn
TP Đà Nẵng Nhờ kết quả sử dụng phương pháp điều tra, phân tích và tổng hợp dữ liệu nên báo cáo đánh giá được hiện trạng khai thác NDĐ rõ ràng hơn, làm sáng tỏ hơn
sự diễn biến chất lượng nước trên khu vực nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học tin cậy và thông tin đầu vào cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, khai thác NDĐ tại TP Đà Nẵng
Bên cạnh đó, tại TPCT có báo cáo “Diễn biến một số thành phần hóa học của
nước dưới đất theo tài liệu quan trắc động thái ở Cần Thơ” của kỹ sư Nguyễn Xuân
Triệu – Đoàn Quy hoạch & Điều tra TNN 804 vào năm 2007 Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng (tự nhiên và nhân sinh) đưa ra cái nhìn tổng thể về diễn biến, gia tăng hàm lượng Sắt và hợp chất nitơ trong NDĐ Kết quả nói lên những yếu
tố gây ảnh hưởng là: vùng nghiên cứu thường bị ngập lụt vào mùa mưa lũ; lưu vực sông Hậu có nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản; đối với hợp chất nitơ thì gia tăng lớn nhất ở các khu đô thị, khu công nghiệp và chủ yếu ở tầng Holocen (Qh) vào mùa mưa
Trang 16Chương 2 Lược khảo tài liệu
Báo cáo chỉ ra nguồn ô nhiễm hợp chất nitơ từ hoạt động nhân sinh là chính nhưng chưa có những dẫn chứng chi tiết, rõ ràng; báo cáo chưa đưa ra được những biện pháp khắc phục, phòng chống nhằm hạn chế sự gia tăng hàm lượng Sắt và hợp chất nitơ trong các tầng chứa nước nghiên cứu
Cũng tại TPCT, báo cáo “Kết quả nghiên cứu động thái nước dưới đất tầng
Pleistocen giữa – trên tại Khu công nghiệp Trà Nóc – thành phố Cần Thơ” do kỹ sư
Vũ Bình Minh – Phòng Kỹ thuật Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra TNN miền Nam thực hiện vào năm 2007 Báo cáo nghiên cứu nước ở tầng Pleistocen giữa – trên giai đoạn 2000 – 2007 tại KCN Trà Nóc, do yêu cầu chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nên hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng NDĐ ở tầng này để sản xuất Đồng thời, do việc khai thác tập trung ở tầng Pleistocen nên mực nước năm 2007 đã sụt từ 1,94 m – 3,18
m với tốc độ 0,32 – 0,41 m/năm so với năm 2002 Báo cáo khẳng định “Do tầng rất giàu nước nên dù có khai thác nhiều nhưng mực nước tĩnh tự nhiên suy giảm chưa đáng kể”, sự sụt giảm mực nước hiện tại là chưa đáng lo ngại, lo ngại nhất là khả năng suy giảm chất lượng nước do cấu trúc giếng khoan chưa tốt, chưa đứng kỹ thuật sau một thời gian bị thủng hoặc xô lệch Báo cáo vẫn chưa đưa ra được những biện pháp khai thác, quản lý giếng khoan một cách hiệu quả hơn cho khu vực nghiên cứu Vấn đề quản lý, khai thác hiệu quả vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở giai đoạn này
Thạc sĩ Phạm Văn Hùng – Trung tâm Sản xuất địa chất & xây dựng – Liên
đoàn Quy hoạch & Điều tra TNN miền Nam đã thực hiện báo cáo “Giải pháp quản lý
và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thành phố Hồ Chí Minh” vào năm 2011 Trên cơ
sở phân tích và đánh giá thực trạng việc khai thác sử dụng, những suy thoái về chất lượng NDĐ, báo cáo đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên NDĐ ở TP Hồ Chí Minh Các giải pháp được đề xuất là: cụ thể hóa các VBPL; quy định lồng ghép quy hoạch phát triển đô thị với bảo vệ tài nguyên NDĐ; điều tra , đánh giá chi tiết hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ kết hợp đăng ký khai thác NDĐ đến từng hộ gia đình; Báo cáo chỉ nhắc đến “bất cập” trong quản lý, nhưng chưa thể hiện
cụ thể để đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả hơn trong từng trường hợp
Cũng trong năm 2011, Thạc sĩ Phạm Văn Hùng đã có báo cáo “Kết quả thăm
dò nước dưới đất khu vực phía Nam tỉnh Long An và định hướng quản lý, khai thác sử dụng” Khu vực phía Nam tỉnh Long An được chọn để nghiên cứu do sự đầu tư phát
triển các khu đô thị và KCN, dẫn đến nhu cầu khai thác sử dụng với trữ lượng lớn tài nguyên NDĐ ngày một gia tăng Trên cơ sở tổng hợp kết quả nhiều năm thăm dò NDĐ khu vực này, báo cáo định hướng quản lý và khai thác sử dụng bền vững tài nguyên NDĐ Báo cáo chỉ nói lên hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ thông qua các số liệu về giếng khoan (số lượng giếng, lưu lượng khai thác, chiều sâu khai thác) từ đó nói lên sự sụt giảm mực nước mà chưa nói đến những thay đổi về chất lượng NDĐ nhằm đưa ra những định hướng quản lý hiệu quả hơn cho việc khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên NDĐ
Trang 17Tiến sĩ Thái Thành Lượm – Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang, có báo cáo “Điều tra
thực trạng khai thác và chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được
thực hiện năm 2011 Trước nhu cầu phát triển của tỉnh Kiên Giang với sự phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa ngày càng tăng, dịch vụ du lịch phát triển nhanh chóng, các khu công nghiệp tiếp tục phát triển, các cụm dẫn cư mới ngày càng nhiều Nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng trở nên cấp bách không những về số lượng mà cả về chất lượng Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện thực trạng sử dụng tài nguyên NDĐ và chất lượng nước của các công trình khai thác nhằm đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên NDĐ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiến sĩ đã đưa ra được các số liệu về hiện trạng khai thác sử dụng và phân tích chúng bằng các phương pháp cụ thể Báo cáo chỉ phân tích mà không đánh giá thực trạng khai thác sử dụng và cũng chưa đưa ra được những biện pháp quản lý, bảo
vệ hiệu quả tài nguyên NDĐ cho khu vực nghiên cứu
Tóm lại, các nghiên cứu lược khảo nêu trên đều tập trung quan tâm đến vấn đề quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên NDĐ, với mục đích sử dụng nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Song, tại những khu vực sản xuất công nghiệp (KCN, Khu chế xuất) quy mô khai thác NDĐ là rất lớn điển hình như KCN Trà Nóc – TPCT thì vấn đề quản lý khai thác và sử dụng NDĐ vẫn chưa được quan tâm đúng mức, trong khi hầu hết các doanh nghiệp cũng đã có điều kiện tìm hiểu, chấp hành Luật TNN nhưng hiện tại công tác quản lý tài nguyên NDĐ tại khu vực vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn Do đó, cần thiết phải đánh giá hiện trạng quản lý khai thác và sử
dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc, thành phố Cần Thơ
2.3 Tổng quan về tài nguyên NDĐ
2.3.1 Một số định nghĩa có liên quan đến NDĐ
Theo Luật Tài nguyên nước năm 2012, một số định nghĩa về NDĐ được quy định như sau:
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất;
- Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của
Việt Nam;
- Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành
phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật;
- Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so
với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó;
- Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước,
làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh;
Trang 18Chương 2 Lược khảo tài liệu
- Ngưỡng khai thác nước dưới đất là giới hạn cho phép khai thác NDĐ nhằm bảo
đảm không gây xâm nhập mặn, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác động xấu đến nguồn nước mặt và môi trường liên quan
(Cục quản lý TNN, 2012)
2.3.2 Nguồn gốc của NDĐ
NDĐ được hình thành phần lớn do nước trên bề mặt ngấm xuống, tùy từng kiến tạo địa chất mà nó có hình dạng khác nhau Nước tập trung lại và di chuyển tạo mối liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch nước ngầm lớn, nhỏ Quá trình này phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống, lượng mưa và khả năng trữ nước của đất
Tùy theo nguồn gốc NDĐ, người ta có thể chia ra các loại sau:
- Nước ngấm thấu: phần nước mưa ngấm xuống đất Nó là phần quan trọng nhất
của NDĐ
- Nước ngưng tụ: trong không khí có hơi nước, khi không khí tiếp xúc với mặt
đất có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của không khí thì hơi nước ngưng tụ lại thành giọt và ngấm vào đất Quá trình ngưng tụ này xảy ra trên mặt đất cũng như trong các lỗ hổng của đá Sương là một ví dụ
- Nước sót: nước của bồn biển, hồ hay sông được giữ lại trong các trầm tích
tương ứng, ngay cả sau khi các trầm tích đã biến đổi thành đá Người ta chia ra làm hai loại nước sót đồng sinh và nước sót hậu sinh
- Nước nguyên sinh: nước tạo thành từ các chất khí thoát ra trong lúc macma
nguội đi Khi đi vào một đới có nhiệt độ thấp hơn, hơi nước ngưng tụ lại thành giọt tạo nên một kiểu NDĐ có nguồn gốc đặc biệt Nước nguyên sinh có nhiệt độ, có lượng khoáng cao
(Trần Anh Châu, 1992)
2.3.3 Hiện trạng khai thác NDĐ ở Việt Nam
Kết quả quan trắc NDĐ 20 năm (1990 – 2010) cho thấy sự suy giảm liên tục mực NDĐ ở các vùng khai thác với tốc độ trung bình 0,4 - 0,6 cm ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và 0,6 - 1,0 cm ở các vùng TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng thuộc đồng bằng Nam Bộ Nguyên nhân của sự suy thoái là do khai thác với lưu lượng lớn, quá giới hạn cho phép và khai thác không hợp lý hoặc không có những giải pháp hữu hiệu bảo vệ tầng chứa nước Giai đoạn 1988 – 1991, số lượng giếng khoan tại Việt Nam tăng mạnh (do vào năm 1990 sau 3 khoản tài trợ của UNICEF với tổng kinh phí 15.095 triệu USD đã thực hiện 33.489 giếng khoan, lắp đặt bơm tay tại
Việt Nam) (Hình 2.1)
Trang 19Hình 2.1 Số lượng máy bơm ở các nước châu Á
(Nguồn: Francois Molle , 2006)
Hiện nay, nước ta chưa thực hiện được các quy hoạch tổng hợp khai thác, sử dụng TNN, những nơi có quy hoạch ngành chỉ quy hoạch cho một lĩnh vực sử dụng hoặc một loại nguồn nước dẫn đến khai thác nước sử dụng cho mục đích này (tưới) tổn hại đến mục đích khác (sinh hoạt) Yêu cầu của quy hoạch tổng hợp TNN hiện nay là, ngoài việc khai thác sử dụng, cần phải chú ý đến phát triển và bảo vệ TNN Việc khai thác không được cấp phép và đăng ký là vấn đề đang được quan tâm nhất trong công tác quản lý TNN Để cấp giấy phép các hộ khai thác, cần phải thực hiện công tác thăm
dò đánh giá được trữ lượng, chất lượng nước, trên cơ sở đó các cơ quan quản lý xem xét để cấp giấy phép khai thác Khai thác không có giấy phép tức là không thực hiện công tác thăm dò hoặc xem thăm dò là một hình thức thủ tục, không làm rõ được trữ lượng trong các tầng chứa nước dẫn đến khai thác quá mức, khai thác không hợp lý làm cạn kiệt nguồn nước (TS Nguyễn Văn Đản, 2010)
2.3.4 Hiện trạng khai thác NDĐ ở ĐBSCL
Theo cảnh báo của các nhà khoa học, ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ suy
thoái nguồn nước và chịu “tác động kép” của biến đổi khí hậu, nước biển dâng Trong
những năm gần đây, TNN ở ĐBSCL đang bị đe dọa suy thoái cả về số lượng và chất lượng cũng như sự thay đổi động thái của dòng chảy theo mùa Sự suy thoái này do các yếu tố tự nhiên và con người cùng tác động Một trong những nguyên nhân là nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng trọt, chăn nuôi Hiện tượng sụt giảm NDĐ cũng rất đáng lưu ý, nhiều nơi mực nước sụt giảm 3 - 5 m
Sự khai thác quá mức qua các giếng khoan tư nhân, sự thiếu kiểm soát và chưa có biện pháp quản lý tài nguyên NDĐ làm nguồn NDĐ đang có dấu hiệu xấu đi Một số giếng
Trang 20Chương 2 Lược khảo tài liệu
có sự hiện diện của thạch tín, nhất là các giếng nước khoan ở các tỉnh như An Giang
và Đồng Tháp
Các giếng nước ở vùng ven biển, ngoài sự hiện diện khá cao của Sắt còn có dấu hiệu nhiễm mặn từ nước biển Sự sụt giảm nguồn nước mặt còn là nguyên nhân chính khiến phèn tiềm tàng trong đất trở thành phèn hoạt động khiến chất lượng nước và chất lượng đất nhiều nơi trở nên xấu đi Biến đổi khí hậu là yếu tố tác động trực tiếp lên TNN ở ĐBSCL Theo các kịch bản phát thải khí nhà kính đều cho thấy trong tương lai, nhiệt độ khu vực có xu thế gia tăng dần khiến khô hạn nghiêm trọng hơn, lượng mưa đang thay đổi thất thường, các cơn bão đang có hướng dịch chuyển xuống các tỉnh phía Nam vào cuối năm và khó dự báo hơn
Là tỉnh giáp biển nên nguồn nước ở Sóc Trăng thường bị nhiễm mặn, phần lớn người dân chọn cách khai thác nguồn nước NDĐ để phục vụ sinh hoạt, sản xuất Người dân lấy nước bằng cách khoan nhiều giếng, cây nước (bơm tay và bơm máy) xuống lòng đất khoảng 90 m để sử dụng Do khai thác quá mức nên mực nước ngày càng giảm, nhiều nơi khoan sâu hơn 100 m nhưng vẫn không lấy được nước Phòng TNMT huyện Mỹ Xuyên chỉ xác nhận cho các hộ dân khai thác NDĐ dưới 20
m3/ngày đêm, nếu muốn khai thác hơn thì phải lập đề án trình Sở TN&MT ký Theo
Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng, hàng năm, nguồn NDĐ bị sụt giảm (từ 0,2 đến 0,3 cm) Tập trung nhiều ở huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, TP Sóc Trăng, Vĩnh Châu Riêng huyện Mỹ Xuyên và TP Sóc Trăng đã khai thác vượt mức 20% của trữ lượng tiềm năng cho phép Một số địa phương bị nhiễm mặn ở tầng nông (từ 40 – 120 m), nên nhiều hộ dân chuyển sang khai thác ở tầng sâu hơn (trên 120 m) Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 80.000 giếng khoan hộ gia đình và trên 130 trạm cấp nước tập trung, trữ lượng khai thác gần 200.000 m3
/ngày đêm Số lượng giếng, trạm khai thác trên đã gây sụt giảm nguồn NDĐ, hiện nhiều người dân vẫn tự ý khoan giếng ở khi chưa được chính quyền cho phép Các địa phương như TPCT, Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang cũng xảy ra tình trạng trên
Theo Sở TN&MT TPCT, toàn thành phố có trên 32.000 giếng khoan, khai thác 700.000 m3/ngày đêm Trong đó, có gần 400 giếng có công suất 50 m3
/ngày đêm và hơn 30 giếng có công suất từ 500 - 1.000 m3
/ngày đêm Còn theo Sở TN&MT Cà Mau, toàn tỉnh có 180.000 giếng khoan, trong đó có 40.000 giếng bị ô nhiễm nghiêm trọng Đặc biệt, trong số giếng nước bị ô nhiễm trên, có 2/3 giếng được khoan không đăng ký hoặc xin phép
Theo Bộ TN&MT, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 100.000 giếng khoan, với độ sâu từ 10 – 300 m Tổng lượng nước khai thác sử dụng toàn vùng khoảng 1.000.000
m3/ngày đêm Theo Phòng Tài nguyên Khoáng sản, Nước và KTTV thuộc Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng, tỉnh đang khuyến khích người dân khai thác nguồn NDĐ một cách tập trung, tránh tình trạng lãng phí, gây ô nhiễm và hạn chế khoan giếng Tổ chức thanh - kiểm tra, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu các mô hình thích ứng với nước nhiễm mặn, biến đổi khí hậu, tránh khai thác nước tràn lan, không theo
Trang 21quy trình kỹ thuật TPCT cũng đang khảo sát, thống kê số lượng giếng khoan đã và đang khai thác Theo đó, giếng ở những địa phương có nguồn nước máy của nhà máy nước Cần Thơ dẫn đến thì sẽ hướng dẫn người dân, doanh nghiệp chuyển qua sử dụng nguồn nước máy nếu giấy phép khai thác đã hết hạn TPCT không cấp phép, không gia hạn cấp phép cho một số doanh nghiệp chế biến tại KCN Trà Nóc, vì nguồn nước của nhà máy nước Cần Thơ có thể đủ cung cấp Hiện tỉnh Cà Mau cũng đang đẩy mạnh tiến độ chương trình cung cấp nước sạch về nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 có 100% hộ dân đủ nước sạch sử dụng, không còn khai thác NDĐ tràn lan Đồng thời, đề
ra kế hoạch xử lý những giếng khoan không còn sử dụng, bị ô nhiễm (Minh Trang, 2013)
Trang 22Chương 3 Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu vùng nghiên cứu
KCN Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 (Hình 3.1) có tổng diện tích quy hoạch là 300 ha,
nằm cách trung tâm TPCT khoảng 10 km về phía Bắc, nằm cạnh quốc lộ 91 và sông Hậu Các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực như: chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến thủy, hải sản; sản xuất vật tư nông nghiệp; nước
giải khát; các ngành công nghiệp cơ khí, và công nghiệp vật liệu xây dựng (Hình 3.2)
Hình 3.1 Bản đồ KCN Trà Nóc
(Nguồn: Biên tập bản đồ Lê Văn Tiến, 2013)
Từ khi được phê duyệt đầu tư xây dựng (12/1995) đến năm 2012, KCN Trà Nóc 1 đã thu hút được 123 dự án Đây là KCN có tốc độ thu hút đầu tư nhanh và tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp thuộc hàng cao nhất ở Việt Nam Nằm trong dự án quy hoạch chi tiết KCN và KCX Cần Thơ giai đoạn 2 vào tháng 02/1998 KCN Trà Nóc 2 được đầu tư xây dựng, cho đến năm 2012 đã thu hút 55 dự án đầu tư Trong KCN Trà Nóc 2 hiện đã có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trang 23Hình 3.2 Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc
Tuy KCN Trà Nóc có vị trí thuận lợi nằm cạnh bờ sông Hậu nhưng hiện tại vẫn còn các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn NDĐ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt do trước đây chưa có nhà máy nước, chưa có hệ thống đường ống và do đặc thù của các ngành sản xuất trong KCN Mặc dù theo Công văn số 2946/UBND-KT của UBND TPCT về việc gia hạn giấy phép khai thác NDĐ, chủ giấy phép khai thác NDĐ phải chuyển đổi sang sử dụng nước máy nhưng tại KCN Trà Nóc 1 và 2 vẫn còn các doanh nghiệp chưa thực hiện việc chuyển đổi sang sử dụng nước máy, với lý do mặt bằng bị giới hạn do phải xây dựng hồ chứa có diện tích lớn, phải thay đổi công nghệ xử lý, thiếu kinh phí đầu tư Riêng Công ty PEPSICO (2.000 m3/ngày đêm) thì không thể chuyển đổi do sử dụng nguồn NDĐ qua xử lý làm sản phẩm nước đóng chai (nước tinh khiết và nước giải khát có gas) Điều này gây khó khăn cho cả cơ quan chức năng
và các doanh nghiệp trong việc thực thi các VBPL về khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ tại KCN Trà Nóc
3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi:
(i) Hiện trạng quản lý khai thác, sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc, TPCT như thế nào? (ii) Những bất cập trong công tác quản lý NDĐ tại vùng nghiên cứu là gì?
(iii) Chọn lựa giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý NDĐ cho KCN Trà Nóc?
3.3 Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu được tiếp cận theo hai hướng: Từ trên xuống (Top – down) là cách tiếp cận từ các cấp chính quyền địa phương cấp cao, ứng với vùng quản lý rộng (thành phố) đến các chính quyền địa phương cấp thấp hơn với vùng quản lý thu hẹp hơn (quận, phường) để có cái nhìn tổng quan về vùng nghiên cứu
Cách tiếp cận từ dưới lên (Bottom – up) được thực hiện thông qua khảo sát thực địa và phỏng vấn doanh nghiệp cần kiểm chứng lại các thông tin thu thập và kết quả phỏng vấn chuyên gia để tìm ra sự khác biệt và khoảng cách trong quá trình thực thi luật trong doanh nghiệp
Trang 24Chương 3 Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 11) Các bước
được thực hiện theo lưu đồ ở Hình 3.3
Hình 3.3 Lưu đồ tiến trình thực hiện đề tài
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Để đạt được các mục tiêu cần thu thập các thông tin, số liệu sau:
Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp:
Số liệu về động thái, chất lượng, trữ lượng NDĐ trong các tầng chứa nước 10 năm (2000 – 2010) tại KCN Trà Nóc từ Phòng Tài nguyên Khoáng sản, Nước và
KTTV trực thuộc Sở TN&MT TPCT (Mục tiêu 1)
Các VBPL, các bài báo khoa học và các báo cáo có liên quan về quản lý, bảo
vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên NDĐ (Hình 3.4) (Mục tiêu 2)
Trang 25Hình 3.4 Các văn bản pháp luật thu thập
Trang 26Chương 3 Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp (Hình 3.5):
Hình 3.5 Lưu đồ tiến trình phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp từng doanh nghiệp tại KCN (Hình 3.6) bằng phiếu phỏng
vấn với dạng câu hỏi mở và đóng để thu thập các thông tin của doanh nghiệp, các số liệu về lưu lượng khai thác, thông số kỹ thuật của giếng khoan (độ sâu giếng khoan, đường kính ống, công suất máy bơm) Công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên NDĐ của doanh nghiệp (xin cấp phép thăm dò, khai thác và sử dụng NDĐ, sự quan tâm đến các VBPL về quản lý tài nguyên NDĐ)
Trang 27Hình 3.6 Phỏng vấn doanh nghiệp Chọn mẫu: Hiện có 12 doanh nghiệp sử dụng NDĐ, trong nghiên cứu với khoảng tin
cậy 10 (0,1) thì số mẫu cần phỏng vấn là 10
Theo công thức tính toán cở mẫu của Slovin (1984)
Trong đó: n: Cỡ mẫu (số doanh nghiệp phỏng vấn)
N: Số quan sát của tổng thể (số doanh nghiệp sử dụng NDĐ)
e : Sai số cho phép, thể hiện nhƣ số thập phân (ví dụ 0,04 = ± 4)
Trang 28Chương 3 Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
Hình 3.7 Phỏng vấn nhà quản lý tại Phòng Tài nguyên Khoáng sản, Nước và KTTV Phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, chuyên gia môi trường (Hình 3.7) bằng
câu hỏi dạng mở về quá trình quản lý tài nguyên NDĐ tại KCN Trà Nóc (bộ phận quản lý, biện pháp quản lý việc thăm dò, khai thác và sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc, các VBPL liên quan đến quản lý NDĐ)
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
3.4.2.1 Xử lý số liệu thứ cấp:
+ Thống kê và xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm Microsoft Excel (tính trung bình bằng hàm average, tính phần trăm, các hàm Min, Max) Từ đó, vẽ biểu đồ thích hợp (biểu đồ tròn, cột, đường) nhằm đánh giá trữ lượng và hiện trạng khai thác NDĐ tại vùng nghiên cứu
+ So sánh hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ với quá trình thực thi các VBPL về NDĐ tại KCN Trà Nóc
+ Dạng câu hỏi mở: sử dụng để đánh giá mức độ quan tâm về các VBPL
và công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên NDĐ của doanh nghiệp và cơ quan chức năng
Trang 293.4.3 Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT (Bảng 3.1)trong nghiên cứu đƣợc sử dụng để phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý của cơ quan chức năng thông qua quá trình thực thi các VBPL, là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NDĐ tại KCN Trà Nóc
Bảng 3.1 Mô hình phân tích ma trận SWOT
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threat) Điểm mạnh
(Strenghs)
Dùng mặt mạnh để sử dụng các cơ hội
(Chiến lƣợc công kích)
Dùng mặt mạnh để tránh rủi ro (Chiến lƣợc thích ứng)
Điểm yếu
(Weakness)
Loại bỏ, khống chế mặt yếu
để sử dụng các cơ hội (Chiến lƣợc điều chỉnh)
Loại bỏ, khống chế mặt yếu
để tránh rủi ro (Chiến lƣợc phòng thủ)
(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, 2009)
Trang 30Chương 4 Kết quả và thảo luận
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua Hiện trạng khai thác, sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc bao gồm hiện trạng khai thác NDĐ; chất lượng NDĐ và động thái NDĐ
(4.1); Hiện trạng quản lý khai thác, sử dụng NDĐ bao gồm hiện trạng quản lý NDĐ ở Việt Nam và hiện trạng quản lý NDĐ tại KCN Trà Nóc, TPCT (4.2); Khoảng cách
giữa chính sách và áp dụng thực tế về quản lý NDĐ tại thị xã Vĩnh Châu và KCN Trà
Nóc (4.3) và Phân tích ma trận SWOT tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NDĐ tại KCN Trà Nóc (4.4)
4.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc, TPCT
4.1.1 Thông tin chung về tài nguyên NDĐ
Theo báo cáo của Trung tâm Chương trình Nước và Vệ sinh môi trường thuộc
Sở Nông nghiệp và PTNT TPCT, cấu trúc địa tầng của địa bàn TPCT được chia ra làm
4 đơn vị với 7 tầng chứa nước ở độ sâu từ 0 đến 500 m (Hình 4.1), có những đặc điểm
chung như sau:
Tầng chứa nước trong trầm tích Holocen (tầng Holocen) phủ trên bề mặt toàn
bộ diện tích của TPCT, nằm ở độ sâu 40 – 80 m Nước trong phức hệ chứa nước Holocen chủ yếu là nước ngầm có mặt thoáng tự do, có áp lực nhưng yếu Chất lượng nước trong trầm tích Holocen thường rất xấu, bị ảnh hưởng của phèn mặn, không đảm bảo về mặt vi sinh Tóm lại trầm tích Holocen có khả năng chứa nước ít, chất lượng kém, không đảm bảo tiêu chuẩn và nhu cầu cung cấp nước cho sinh hoạt
Hình 4.1 Mặt cắt địa chất thủy văn tại TPCT
(Nguồn: Sở TN&MT TPCT, 2010)
Tầng Pleistocen (bao gồm Pleistocen trên, Pleistocen giữa – trên và Pleistocen
dưới) trên địa bàn TPCT bị che phủ bởi trầm tích Holocen Đây là phức hệ chứa nước
Trang 31có trữ lượng lớn nhất trong khu vực (Bảng 4.1) Nước ở tầng Pleistocen có chất lượng
tốt, độ sâu vừa phải (80 - 150 m), có khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp nước cho thành phố Thực tế hiện nay, hầu như tất cả các giếng khoan khai thác NDĐ đều tập trung khai thác trong phức hệ chứa nước Pleistocen
Tầng Pliocen (Pliocen trên và Pliocen dưới) nằm dưới các tầng Holocen và
Pleistocen Độ sâu xuất hiện của trầm tích Pliocen biến động khá lớn, từ 130 – 180 m Chất lượng nước tầng Pliocen diễn biến rất phức tạp, thay đổi rất lớn theo diện tích và theo chiều sâu Nước ở tầng Pliocen phổ biến là nước có tổng độ khoáng hóa cao (mặn) và ở độ sâu khá lớn (300 m)
Tầng Miocen xuất hiện ở độ sâu 450 – 500 m Nước thường có áp lực mạnh,
các giếng khoan hiện có trong khu vực đều có mực nước tĩnh cao hơn mặt đất từ +0,65m đến +0,85m Nước trong tầng Miocen thường có tổng độ khoáng hóa cao (1,49 – 3,92 g/l) Đặc biệt, nước ở tất cả các lỗ khoan thuộc phức hệ Miocen đều có nhiệt độ cao (36 – 40 oC)
/ngày đêm, thì điều kiện khai thác nước của tầng Pleistocen giữa– trên là khá thuận lợi (chiều sâu mực nước tĩnh nhỏ (0,80 – 1,50 m) và chiều sâu tầng chứa nước nông (60 – 179 m)) Riêng tầng Pleistocen dưới thì việc tính toán trữ lượng chưa được chính xác nhưng theo các chuyên gia thì đây là tầng chứa nước có triển vọng và khả năng cung cấp nước tốt (cả về chất và lượng) cho TPCT (Trung tâm Quan trắc TN&MT Cần Thơ, 2011)
4.1.2 Thông tin chung về kết quả thu thập số liệu và phỏng vấn
Trong số 129 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Trà Nóc, hiện có 115 doanh nghiệp sử dụng nước máy (chủ yếu cho sinh hoạt), 12 doanh nghiệp có sử dụng
NDĐ để phục vụ cho cả sinh hoạt và sản xuất (Bảng 4.2)
Trang 32Chương 4 Kết quả và thảo luận
Bảng 4.2 Nguồn nước được các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất
STT Nguồn nước sử dụng Số doanh nghiệp
Trong tổng số 11 doanh nghiệp phỏng vấn (Phụ lục 3) thì có 10 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực Chế biến thủy, hải sản, còn lại 1 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực May mặc và chế biến lông vũ là Công ty TNHH KWONGLUNG MEKO
Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp phỏng vấn được thể hiện trong Hình 4.2
Hình 4.2 Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp được phỏng vấn, năm 2013
Là ngành kinh tế quan trọng của TPCT, và là lợi thế phát triển của KCN Trà
Nóc, chế biến thủy, hải sản là lĩnh vực chiếm 90,91% trong các doanh nghiệp được
phỏng vấn Trong đó, Công ty Cổ phần Seavina là doanh nghiệp nước ngoài có số
lượng công nhân cao nhất, 1.500 công nhân (Hình 4.3), kế đến là Công ty TNHH Thủy
sản Trường Nguyên và Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An với số công nhân lần lượt
là 1.300 và 1.200 người
Trang 33Hình 4.3 Số lượng công nhân của các doanh nghiệp được phỏng vấn, năm 2013
Với số lượng công nhân nêu trên cùng đặc thù của ngành thì nhu cầu sử dụng nước doanh nghiệp là rất lớn Nước được sử dụng ở tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất và đặc biệt là công đoạn sơ chế, chế biến và fillet cá; với yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Châu Âu Do vậy, NDĐ là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vì có chất lượng tốt và giá thành rẻ (theo kết quả phỏng vấn doanh nghiệp)
Ngoài ra có 1 doanh nghiệp khác (Công ty Pepsico Việt Nam) chưa được phỏng vấn do
gặp nhiều vấn đề bảo mật thông tin doanh nghiệp Ngoài NDĐ, các doanh nghiệp còn
sử dụng các nguồn nước khác như: nước máy cho mục đích sinh hoạt và nước mặt cho mục đích vệ sinh máy móc, thiết bị và khu vực sản xuất Thành phần các nguồn nước
doanh nghiệp khai thác sử dụng NDĐ được thể hiện ở Hình 4.4
Hình 4.4 Các nguồn nước được doanh nghiệp khai thác và sử dụng, năm 2013
Trang 34Chương 4 Kết quả và thảo luận
Biểu đồ Hình 4.4 cho thấy các doanh nghiệp sử dụng kết hợp nhiều nguồn
nước để sản xuất và sinh hoạt Có 18,18% chỉ sử dụng NDĐ, đa phần nước máy kết hợp NDĐ chiếm 63,64% trong tổng số doanh nghiệp được phỏng vấn
4.1.3 Hiện trạng khai thác nước dưới đất
Theo báo cáo “Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố
Cần Thơ” của Sở TN&MT TPCT năm 2012, số liệu thống kê năm 2010 thì KCN Trà
Nóc có tổng lượng NDĐ được khai thác là 22.858 m3/ngày đêm Trong 11 doanh nghiệp được phỏng vấn, với tổng số lượng giếng khoan là 23 giếng (trung bình mỗi doanh nghiệp có 2 giếng) dùng cho mục đích sản xuất và cả sinh hoạt thì tổng lượng nước khai thác là 12.290 m3
/ngày đêm, trung bình 1.117,27 m3
/ngày đêm/doanh nghiệp, chiếm 27,57% lượng NDĐ khai thác của toàn TPCT, nhỏ hơn số liệu năm
2010 do hiện tại một số doanh nghiệp đã hết hạn giấy phép khai thác NDĐ Công ty
TNHH KWONGLUNG MEKO là doanh nghiệp có lưu lượng khai thác lớn nhất 3.120
m3/ngày đêm, thấp nhất là Công ty Cổ Phần Thủy sản MEKONG 250 m3/ngày đêm
Lưu lượng khai thác NDĐ của các doanh nghiệp được thể hiện ở Hình 4.5
Hình 4.5 Lưu lượng khai thác NDĐ của các doanh nghiệp năm 2013
Tuy cùng lúc sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước (nước máy và NDĐ) nhưng
Công ty TNHH KWONGLUNG MEKO và Công ty TNHH Thủy sản PANGA MEKONG là hai doanh nghiệp có lưu lượng khai thác lớn nhất (3.120 và 2.200
m3/ngày đêm); với công suất máy bơm lần lượt là 15 Hp và 40 Hp Điều đó cho thấy,
Trang 35việc thay đổi sang sử dụng nước máy là rất khó khăn trong khi nhu cầu NDĐ cho sản xuất hiện tại là rất lớn
Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, công nhân cũng sử dụng nước chủ
yếu lấy từ nguồn NDĐ và cả nước máy (Hình 4.6), 54,55% doanh nghiệp sử dụng
NDĐ cho sinh hoạt của công nhân khi làm việc, 36,36% doanh nghiệp kết hợp cả nước máy và NDĐ Nhìn chung NDĐ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp không chỉ cho sản xuất mà cho cả sinh hoạt
Hình 4.6 Nguồn nước công nhân sử dụng trong thời gian làm việc tại doanh
nghiệp năm 2013
4.1.4 Chất lượng nước dưới đất
Theo kết quả phỏng vấn, hầu hết (100%) doanh nghiệp đều có kiểm tra chất
lượng nguồn NDĐ hằng năm, theo các tiêu chuẩn trong Quy chuẩn nước ngầm (Phụ
lục 4) và theo Tiêu chuẩn ngành Kết quả cho thấy 10 doanh nghiệp cho biết chất
lượng nguồn nước đạt chuẩn, còn lại 1 doanh nghiệp cho biết chất lượng nguồn nước không đạt nên đã chọn nguồn nước máy thay thế cho NDĐ trong quy trình sản xuất,
NDĐ chỉ sử dụng dự phòng khi mất nước (Công ty TNHH Thực phẩm xuất khẩu Nam
Hải) Trong thời gian doanh nghiệp khai thác và sử dụng, 27,27% doanh nghiệp nhận
thấy có sự suy giảm về số lượng và chất lượng NDĐ, nhưng suy giảm này theo các doanh nghiệp thì không gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm Theo Phó
giám đốc Công ty TNHH KWONG LUNG MEKO nhận thấy sự suy giảm nhưng Ông cho rằng “sự suy giảm này không gây ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng NDĐ của
doanh nghiệp, do giếng khoan khoan ở độ sâu 310 m, ở tầng Pliocen, tầng rất ít doanh nghiệp trong khu vực khai thác” Trong quá trình khai thác, 90,91% doanh nghiệp khai
thác NDĐ có xử lý trước khi sử dụng Riêng Công ty TNHH KWONG LUNG MEKO
thì không qua xử lý, do NDĐ chỉ được sử dụng để giặt, rửa lông vũ nên nước chỉ cần không có độ phèn (Fe) cao là đạt yêu cầu (độ phèn cao sẽ làm vàng lông vũ sau khi giặt rửa)
Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung và các cộng sự trong Tập bản
đồ về Hệ thống môi trường nước TPCT, về chất lượng NDĐ quan trắc tại TPCT năm
2012, trong đó các chỉ tiêu được thể hiện là độ cứng, độ mặn, COD và Mn Nhìn chung, tại KCN Trà Nóc các chỉ tiêu trên đều đạt quy chuẩn, riêng chỉ tiêu COD vượt gấp 2 lần quy chuẩn cho phép, 8 mg/L Kết quả thu thập số liệu năm 2006, 2007 nồng
độ COD lần lượt là 6,7 và 8,3 mg/L, vượt quy chuẩn cho phép (Trung tâm Quan trắc TN&MT) Theo kết quả quan trắc động thái NDĐ của Liên hiệp Khoa học – Sản xuất