Thông tin chung về tài nguyên NDĐ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng nước dưới đất – nghiên cứu thí điểm tại khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 30)

Theo báo cáo của Trung tâm Chƣơng trình Nƣớc và Vệ sinh môi trƣờng thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT TPCT, cấu trúc địa tầng của địa bàn TPCT đƣợc chia ra làm 4 đơn vị với 7 tầng chứa nƣớc ở độ sâu từ 0 đến 500 m (Hình 4.1), có những đặc điểm chung nhƣ sau:

Tầng chứa nƣớc trong trầm tích Holocen (tầng Holocen) phủ trên bề mặt toàn bộ diện tích của TPCT, nằm ở độ sâu 40 – 80 m. Nƣớc trong phức hệ chứa nƣớc Holocen chủ yếu là nƣớc ngầm có mặt thoáng tự do, có áp lực nhƣng yếu. Chất lƣợng nƣớc trong trầm tích Holocen thƣờng rất xấu, bị ảnh hƣởng của phèn mặn, không đảm bảo về mặt vi sinh. Tóm lại trầm tích Holocen có khả năng chứa nƣớc ít, chất lƣợng kém, không đảm bảo tiêu chuẩn và nhu cầu cung cấp nƣớc cho sinh hoạt.

Hình 4.1 Mặt cắt địa chất thủy văn tại TPCT

(Nguồn: Sở TN&MT TPCT, 2010)

Tầng Pleistocen (bao gồm Pleistocen trên, Pleistocen giữa – trên và Pleistocen dƣới) trên địa bàn TPCT bị che phủ bởi trầm tích Holocen. Đây là phức hệ chứa nƣớc

có trữ lƣợng lớn nhất trong khu vực (Bảng 4.1). Nƣớc ở tầng Pleistocen có chất lƣợng tốt, độ sâu vừa phải (80 - 150 m), có khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp nƣớc cho thành phố. Thực tế hiện nay, hầu nhƣ tất cả các giếng khoan khai thác NDĐ đều tập trung khai thác trong phức hệ chứa nƣớc Pleistocen.

Tầng Pliocen (Pliocen trên và Pliocen dƣới) nằm dƣới các tầng Holocen và Pleistocen. Độ sâu xuất hiện của trầm tích Pliocen biến động khá lớn, từ 130 – 180 m. Chất lƣợng nƣớc tầng Pliocen diễn biến rất phức tạp, thay đổi rất lớn theo diện tích và theo chiều sâu. Nƣớc ở tầng Pliocen phổ biến là nƣớc có tổng độ khoáng hóa cao (mặn) và ở độ sâu khá lớn (300 m).

Tầng Miocen xuất hiện ở độ sâu 450 – 500 m. Nƣớc thƣờng có áp lực mạnh,

các giếng khoan hiện có trong khu vực đều có mực nƣớc tĩnh cao hơn mặt đất từ +0,65m đến +0,85m. Nƣớc trong tầng Miocen thƣờng có tổng độ khoáng hóa cao (1,49 – 3,92 g/l). Đặc biệt, nƣớc ở tất cả các lỗ khoan thuộc phức hệ Miocen đều có nhiệt độ cao (36 – 40 oC).

Bảng 4.1 Trữ lƣợng các tầng chứa nƣớc tại TPCT (m3

/ngày đêm) năm 2002

Tầng Trữ lƣợng NDĐ (m 3/ngày đêm) Tổng Tĩnh Đàn hồi Động Holocen 23.850 23.850 Pleistocen 681.440 28.640 6.360 716.440 Pliocen 349.580 10.800 920 361.300 Miocen 238.500 31.400 3.700 273.600 Trữ lƣợng an toàn 750.584 (Nguồn: Võ Thành Danh, 2008)

Tóm lại, Pleistocen là tầng có khả năng cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất tại TPCT (Trung tâm Quan trắc TN&MT Cần Thơ, 2011), với tổng trữ lƣợng ở tầng Pleistocen là 716.440 m3/ngày đêm. Trong khi nhu cầu về nƣớc của TPCT dự đoán đến năm 2020 là 180.000 m3

/ngày đêm, thì điều kiện khai thác nƣớc của tầng Pleistocen giữa– trên là khá thuận lợi (chiều sâu mực nƣớc tĩnh nhỏ (0,80 – 1,50 m) và chiều sâu tầng chứa nƣớc nông (60 – 179 m)). Riêng tầng Pleistocen dƣới thì việc tính toán trữ lƣợng chƣa đƣợc chính xác nhƣng theo các chuyên gia thì đây là tầng chứa nƣớc có triển vọng và khả năng cung cấp nƣớc tốt (cả về chất và lƣợng) cho TPCT (Trung tâm Quan trắc TN&MT Cần Thơ, 2011).

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng nước dưới đất – nghiên cứu thí điểm tại khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 30)