1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó mèo (TOXOCARA SP.) ở trẻ em tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014

98 996 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Tại Việt Nam trong những năm gần đây bệnh đã xuất hiện ở nhiều nơi và có xu hướng gia tăng nhanh [6].Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh Tân, thị xã Tâ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THỊ THU HOÀI

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN

NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ/MÈO (TOXOCARA SP.)Ở TRẺ EM

TIỂU HỌC TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI TẠI XÃ YÊN LẠC, HUYỆN

YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THỊ THU HOÀI

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN

NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ/MÈO (TOXOCARA SP.) Ở TRẺ EM

TIỂU HỌC TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI TẠI XÃ YÊN LẠC HUYỆN

YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS NGUYỄN THU HƯƠNG PGS.TS LÊ XUÂN HÙNG

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thu Hương, PGS.TS

Lê Xuân Hùng những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin trân trong cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và các thầy cô giáo các bộ môn của trường Đại học Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành mục tiêu học tập và đề tài của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Phòng chống sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Y tế Huyện Yên Định, UBND, Trạm Y tế xã Yên Lạc, các cộng tác viện y tế thôn bản xã Yên Lạc đã cộng tác và ủng hộ tôi nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo và cán bộ viên chức Khoa

Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài

Tôi rất xúc động và vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2015

PHẠM THỊ THU HOÀI

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Lịch sử bệnh giun đũa chó/mèo 4

1.2 Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa chó/mèo 4

1.2.1 Tác nhân gây bệnh 4

1.2.2 Các đặc điểm sinh học Toxocara sp 5

1.2.3 Chu kỳ phát triển 7

1.2.4 Quá trình truyền nhiễm 10

1.2.5 Thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó/mèo 11

1.2.6 Dịch tễ học 12

1.2.7 Chẩn đoán 13

1.2.8 Điều trị 14

1.2.9 Dự phòng 14

1.3 Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới và Việt Nam 15 1.3.1 Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới 15

1.3.2 Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người tại Việt Nam 17

1.4 Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở người 18

1.4.1 Hành vi cá nhân 18

1.4.2 Thói quen ăn uống 19

1.4.3 Tiếp xúc với chó/mèo 20

1.5 Khung lý thuyết 23

Trang 5

1.6 Địa điểm nghiên cứu 24

Chương 2 25

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25

2.3 Thiết kế nghiên cứu 25

2.4 Cỡ mẫu 25

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 25

2.6 Thử nghiệm bộ công cụ 26

2.7 Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 26

2.8 Các biến số của nghiên cứu 28

2.9 Phương pháp quản lý và phân tích số liệu 31

2.9.1 Quản lý số liệu 31

2.9.2 Phân tích số liệu 32

2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32

2.11 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 33

Chương 3 35

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 35

3.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các làng 35

3.1.2 Tuổi của đối tượng nghiên cứu 35

3.1.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 36

3.1.4 Thực trạng nuôi chó/mèo tại gia đình các đối tượng nghiên cứu 36

3.2 Thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo ở đối tượng nghiên cứu 38

3.2.1 Kết quả xét nghiệm ELISA của đối tượng nghiên cứu 38

3.2.2 Kết quả xét nghiệm bạch cầu ái toan ở đối tượng nghiên cứu 40

3.3 Phân tích các yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèoở đối tượng nghiên cứu 42

Trang 6

3.3.1 Liên quan giữa giới với nhiễm giun đũa chó/mèo 42

3.3.2 Liên quan giữa tiếp xúc chó/mèo với nhiễm giun đũa chó/mèo ở người 42

3.3.3 Liên quan giữa vệ sinh môi trường với nhiễm giun đũa chó/mèo ở người 45

3.3.4 Liên quan giữa các hành vi cá nhân của đối tượng nghiên cứu với nhiễm giun đũa chó/mèo 46

3.3.5 Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ với ELISA (+) 49

3.4 Kết quả phân tích đa biến: một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em tại Trường tiểu học Yên Lạc 49

Chương 4 52

BÀN LUẬN 52

4.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 52

4.1.1 Địa điểm nghiên cứu 52

4.1.2 Đối tượng nghiên cứu 52

4.2 Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em từ 6 – 11 tuổi tại điểm nghiên cứu 53

4.3 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em tại điểm nghiên cứu 57

4.3.1 Yếu tố liên quan về đặc điểm của ĐTNC 57

4.3.2 Một số yếu tố liên quan về tiếp xúc với chó, mèo của ĐTNC 58

4.3.3 Liên quan về vệ sinh môi trường với nhiễm giun đũa chó/mèo 61

4.3.4 Liên quan về hành vi cá nhân với nhiễm giun đũa chó/mèo 62

4.3.5 Liên quan giữa thói quen ăn uống với nhiễm giun đũa chó/mèo 63

KẾT LUẬN 64

5.1 Thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em 6 – 10 tuổi tại điểm nghiên cứu 64

5.2 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở trẻ em từ 6 – 10 tuổi tại điểm nghiên cứu 64

KHUYẾN NGHỊ 66

PHỤ LỤC 73

Phụ lục 1: Bộ câu hỏi dành cho trẻ em là đối tượng nghiên cứu 73

Trang 7

Phụ lục 2: Bộ câu hỏi dành cho người chăm sóc trẻ 76

Phụ lục 3: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu 79

Phụ lục 4: Kỹ thuật đếm phân loại bạch cầu 81

Phụ lục 5: Kỹ thuật ELISA tìm kháng thể Toxocara trong máu 84

Phụ lục 6: Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn 86

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.Một đoạn ruột non của chó với Toxocara canis trưởng thành ……… 5 Hình 1.2 Hình ảnh trứng Toxocara canis ……… 6 Hình 1.3 Chu kỳ phát triển của Toxocara sp ……… 7

Hình 1.4 Bản đồ hành chính xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ……….24 Hình 3.1 Đối tượng nghiên cứu theo giới ………36 Hình 3.2 Tỷ lệ dương tính với ELISA theo tuổi của ĐTNC ……… 39

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ELISA Enzyme – Linked Immunosorbent Assay

(Kỹ thuật miễn dịch gắn men)

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo – Toxocariasis là một trong những bệnh lây

nhiễm từ động vật sang người hay còn gọi là bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng.Nguyên

nhân do Toxocara canis hoặc Toxocara cati gây nên Bệnh do ấu trùng giun đũa chó

mèo gây ra gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở trẻ em, do trẻ em thường hiếu động, thích chơi đùa, bồng bế chó, mèo, chơi những trò chơi tiếp xúc với đất và bụi bẩn, ý thức vệ sinh của trẻ còn kém

Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 243 trẻ em tiểu học từ 6-11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa tập quán nuôi chó, mèo tại gia đình có trẻ em và một số hành vi nguy cơ với tình trạng nhiễm giun đũa chó/mèo ở trẻ em tiểu học Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ELISA xác định tình trạng nhiễm và bộ câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu tập quán, cũng như các yếu tố nguy cơ

Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ dương tính với xét nghiệm ELISA là 74,9% Tỷ lệ xét nghiệm ELISA dương tính ở trẻ em các hộ nuôi chó là 78,1%; tỷ lệ xét nghiệm ELISA dương tính ở trẻ em các hộ nuôi mèo là 87,3% Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên quan giữa nuôi chó với nhiễm giun đũa chó/mèo (OR = 2,9; p < 0,05), có mối liên quan giữa tẩy giun cho chó với nhiễm giun đũa chó/mèo (OR = 8; p < 0,001), có mối liên quan giữ xử lý phân chó/mèo với nhiễm giun đũa chó/mèo (OR = 8,4; p < 0,001) Một số các hành vi nguy cơ có liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo là chơi đùa với chó/mèo (OR = 3,28; p < 0,001); không rửa tay sau khi chơi với chó/mèo (OR = 18,2;

p < 0,001); không vệ sinh sau khi tiếp xúc đất (OR = 4,2; p < 0,001); không rửa tay trước khi ăn (OR = 4,5; p < 0,001)

Khuyến nghị: Cần có chương trình giáo dục truyền thông cung cấp đầy đủ thông

tin và lời khuyên phòng chống Toxocariasis kết hợp giữa thú y và các cơ quan y tế

nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trẻ em trong xã

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo – Toxocariasisthuộc nhóm bệnh lây nhiễm từ

động vật sang người hay còn gọi là bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng.Bệnh

do Toxocara canis (ở chó) hay Toxocara cati (ở mèo) gây ra Loài giun tròn này thường được gọi chung là giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) do chu kỳ phát triển, đặc

điểm lâm sàng và chẩn đoán giống nhau.Trong nhiều năm nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người được xem là bệnh ít gặp.Với những tiến bộ của y học về huyết thanh chẩn đoán người ta thấy tỷ lệ người dương tính với kỹ thuật miễn dịch gắn men –

Enzyme Linked Immunoserbent Assay (ELISA) phát hiện kháng thể kháng Toxocara

sp ngày càng nhiều.Hiện nay bệnh này được xem là bệnh ký sinh trùng mới nổi

Đất là nơi dễ phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó/mèo.Chó/mèo là những động vật nuôi rất gần gũi với người, nên bệnh phân bố khắp thế giới[31, 38] Tuy nhiên bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao hơn ở những vùng nuôi nhiều chó và dân trí thấp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người Đây là một vấn

đề đáng quan tâm cho sức khỏe cộng đồng [39].Một số khảo sát trên thế giới cho thấy,

huyết thanh người tại một số nước phương Tây có tỷ lệ dương tính với Toxocara sp từ

2-5% ở vùng thành thị đến 14,2-37% ở vùng nông thôn Ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 63,2% ở Bali, 86% ở đảo Saint-Lucia, 92,8% ở đảo La Réunion [31]

Tại Việt Nam trong những năm gần đây bệnh đã xuất hiện ở nhiều nơi và có xu hướng gia tăng nhanh [6].Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó

ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính

với Toxocara canis là 20,6%[1].Điều tra ở xã An Phú (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) có đến 38% người dân bị nhiễm Toxocara canis[3] Tỷ lệ nhiễm trên cán bộ Quân khu 9 nhiễm Toxocara canis chiếm 67,1% [13]

Trang 12

Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này trong cộng đồng, một phần

vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không

có khả năng phát hiện bệnh do trứng giun không đào thải ra ngoài theo phân ở người bị nhiễm.Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu nhỏ điều tra về huyết thanh học trong cộng đồng, chủ yếu sử dụng kỹ thuật ELISA và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu chưa phản ánh hết tình hình nhiễm chung giun đũa chó/ mèo trong cả nước và theo khu vực[14].Mặt khác chưa có nhiều số liệu nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo sang người, trong khi đó tập quán nuôi chó, mèo thả rông ở nông thôn phổ biến và công tác quản lý nguồn chất thải động vật còn nhiều hạn chế

Xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa là một xã thuần nông, 80% hộ gia đình trong xã nuôi chó, mèo Chó, mèo thường được thả rông, công tác thu gom, xử

lý phân chó mèo chưa được quan tâm, do đó nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh và bị nhiễm bệnh cao Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao hơn người lớn do trẻ có thói quen chơi đùa, bồng bế chó mèo và thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh Tại đây chưa có điều tra và nghiên cứu nào về thực trạng nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo, vì vậy

để có thêm thông tin về thực trạng nhiễm bệnh giun đũa chó/mèo và để đưa ra các

khuyến cáo người dân về việc phòng tránh bệnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực

trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở trẻ

em tiểu học từ 6 – 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014”

Trang 13

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở trẻ em từ 6 – 11 tuổi

tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.)ở

đối tượng nghiên cứu tại điểm nghiên cứu năm 2014

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Lịch sử bệnh giun đũa chó/mèo

Nhiễm giun sán khá phổ biến ở các nước nhiệt đới đang phát triển, trong đó

nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara sp.) ở người có tỉ lệ khá cao.Bệnh giun đũa chó/mèo thuộc nhóm lây truyền từ động vật sang người Gồm hai loài Toxocara canis (ở chó) và Toxocara cati (ở mèo) Bệnh do Beaver và cộng sự phát hiện lần đầu năm

1952 Ông đã chứng minh có sự hiện diện của ấu trùng Toxocara canis ở người và gọi

đó là bệnh “ấu trùng di chuyển nội tạng” do sự di chuyển của ấu trùng giun đũa chó/mèo ở nhiều cơ quan: da, gan, cơ, não, lách, mắt….Trong y văn ghi nhận đây là hiện tượng “ngõ cụt ký sinh” hoặc “bệnh động vật thật không hoàn chỉnh” [5]

Người không phải vật chủ thích hợp nên giun không phát triển hoàn chỉnh thành con trưởng thành, không đẻ trứng nên không thể tìm thấy trứng giun trong phân Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng điển hình Chẩn đoán

miễn dịch học bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng Toxocara sp trong

huyết thanh bệnh nhân được sử dụng rộng rãi.Bằng phản ứng miễn dịch học, nhiều tác giả trên thế giới đã phát hiện nhiều trường hợp bệnh giun đũa chó mèo lạc chủ ở người, cho thấy bệnh giun đũa chó mèo thật sự là một vấn đề đáng quan tâm cho sức khỏe cộng đồng

Y văn đã ghi nhận hai loại giun này có những “dấu ấn” kháng nguyên chung, không phân biệt hai loại giun bằng các phương pháp chẩn đoán miễn dịch học, biểu

hiện lâm sàng trên người cũng khó phân biệt Tuy nhiên, khả năng nhiễm Toxocara canis cao hơn Toxocara cati do thói quen sinh hoạt của chó khiến bệnh dễ lây nhiễm

qua người hơn là mèo [5]

1.2 Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa chó/mèo

1.2.1 Tác nhân gây bệnh

Trang 15

Tác nhân gây bệnh giun đũa chó/mèo là Toxocara canis và Toxocara cati, một

loại giun tròn Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau

1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hóa phôi (trứng chứa ấu trùng) Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng

1.2.2 Các đặc điểm sinh học Toxocara sp

Trang 16

Trứng Toxocara canis phát triển Trứng Toxocara canis chứa ấu trùng

Hình 1.2 Hình ảnh trứng Toxocara canis

(Nguồn: http://impehcm.org.vn/index.php?mod=thongtinvien&dvid=2&tvid=295

Trang 17

1.2.3 Chu kỳ phát triển

Hình 1.3.Chu kỳ phát triển của Toxocara sp

(Nguồn CDC: http://dpd.cdc.gov/dpdx )

Ở chó mang thai và cho con bú, ấu trùng

có thể hoạt động và gây ra:

- Nhiễm trùng đường ruột ở chó mẹ

- Nhiễm trùng sang chó con (qua đường rau thai và qua bú sữa)

Di chuyển Phổi  Cuống phổi Cây

phế quản Thực quản

Trứng ra ngoài theo phân

Trứng theo thức ăn vào ruột

Nhiễm nặng, ấu trùng sẽ ra ngoài theo phân

Ấu trùng di chuyển đến các cơ quan khác nơi chúng sẽ ký sinh

Ấu trùng thoát ra khỏi đường ruột

Giun trưởng thành trong ruột

Môi trường ngoài

Trứng có phôi với ấu trùng

Trứng

Giai đoạn nhiễm Con người (và các

vật chủ ký sinh khác)

Trang 18

và khả năng dung nạp của chó

Khi chó mẹ nuốt phải trứng có phôi, trứng nở trong dạ dày và ruột non, phóng thích ấu trùng giai đoạn 2 xâm nhập vào thành ruột rồi theo đường máu di chuyển khắp nơi trong cơ thể Một tuần sau tất cả ấu trùng giai đoạn 2 hiện diện trong mô gan, phổi, thận, não.Ấu trùng tồn tại trong các mô của chó mẹ hàng tháng hay hàng năm mà không phát triển thêm nữa Nếu chó cái có thai ấu trùng di chuyển qua bánh rau, tới mô gan và phổi của thai Lúc sinh ra, ấu trùng giai đoạn 3 được tìm thấy chủ yếu trong mô phổi của chó con Từ đó ấu trùng di chuyển đến khí quản, lọt vào thực quản đến dạ dày, phát triển thành ấu trùng giai đoạn 4 vào khoảng 3 ngày tuổi của chó con, từ ngày tuổi thứ 11 đến 21 số giun trưởng thành tăng trong ruột non chó con và sau 3 tuần trứng bắt đầu xuất hiện trong phân chó con Lúc này, chó mẹ có thể nuốt phân chó con, nếu trứng chưa có phôi thì chính chó mẹ lại thải cơ học một lượng lớn trứng trong phân Khi tiếp xúc với không khí, với môi trường ngoài trứng phát triển đến ấu trùng giai đoạn 1, tiếp đó là ấu trùng giai đoạn 2 nằm trong vỏ trứng (thời gian này khoảng

12 ngày, tùy điều kiện môi sinh) Ở giai đoạn phát triển đủ độ, thời gian trứng có khả năng gây nhiễm kéo dài hàng năm Chó con có thể nuốt phải trứng có phôi trong 3 tuần đầu sau sinh, sẽ cho ra giun trưởng thành trong ruột non

Ấu trùng giai đoạn 2 có thể tìm thấy trong mô của chó con và chó ở mọi lúa tuổi, cũng có trong mô của chuột và những loài khác được coi là ký chủ tương đồng

Trang 19

Ở mèo

Chu kỳ phát triển Toxocara cati khác với Toxocara canis ở nhiều phương cách

Nhiễm từ phôi không xảy ra và nhiễm chỉ do nuốt trứng có phôi hay nuốt phải những

động vật có chứa ấu trùng giun trong mô của chúng

Sau khi mèo nuốt trứng có phôi, ấu trùng trong dạ dày và ruột non di chuyển qua các mô của cơ thể (trong vách dạ dày, gan, phổi, khí quản, mô cơ) và ấu trùng giai đoạn 3 lại xuất hiện trong da dày 2 tuần sau Giun trưởng thành hiện diện trong dạ dày

và ruột non khoảng 4 tuần sau khi nhiễm Nếu mèo nuốt trứng có phôi do ăn phải những động vật bị nhiễm chứa trứng, sự di chuyển của ấu trùng chỉ giới hạn chủ yếu ở thành đường tiêu hóa và giun trưởng thành có thể thấy trong ruột khoảng 3 tuần sau khi

nhiễm Ấu trùng Toxocara cati còn được tìm thấy trong mô của giun đất, gián, loài

gặm nhấn, chó và cừu

Ở người

Người là vật chủ ngẫu nhiên tình cờ nhiễm do nuốt trứng có ấu trùng của

Toxocara sp Ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng, xâm nhập thành ruột và được chuyên chở

theo đường tĩnh mạch của đến gan, rồi vào phổi và những cơ quan khác Ở những cơ quan này, ấu trùng di chuyển lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những tác nhân gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu toan tính

Ngoài người, những thú vật khác như loài gặm nhấm, cừu, chim, côn trùng, và

ngay cả giun đất cũng có thể nhiễm ấu trùng của Toxocara sp Tất cả những vật ký chủ

này được gọi là vật chủ ngẫu nhiên, ký sinh trùng không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành.Không trưởng thành được, không sinh sản được Đây là lý do không bao giờ thấy trứng trong phân người

Sự tồn tại của ấu trùng và chất tiết của chúng trong cơ thể người sẽ gây tổn thương thành mạch, mô mềm, hoại tử và xuất huyết.Cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách tạo phản ứng miễn dịch và các phản ứng bệnh lý.Mức độ bệnh không chỉ phụ thuộc

Trang 20

vào số lượng ấu trùng nhiễm vào cơ thể mà còn phụ thuộc vào mức độ các phản ứng dị ứng Kết quả các biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng là sự viêm nhiễm gây ra bởi các phản ứng miễn dịch trực tiếp chống lại các kháng nguyên bài tiết của ấu trùng [28]

1.2.4 Quá trình truyền nhiễm

a Nguồn truyền bệnh giun đũa chó/mèo

Ổ chứa

Chó/ mèo là ổ chứa của Toxocara sp., đất, nước bị nhiễm phân chó/mèo là ổ

chứa của trứng giun Người bị nhiễm giun đũa chó/mèo là do ăn phải thức ăn, nước uống có chứa trứng giun hoặc khi chăm sóc chó như: chơi với chó/ mèo, ngủ với chó/

mèo, dọn vệ sinh cho chó/mèo…Bệnh nhân nhiễm Toxocara sp không phải là nguồn

lây vì trong cơ thề người quá trình phát triển của giun không diễn ra hoàn toàn [32]

Thời gian ủ bệnh

Từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc và mức độ nhiễm số lượng nhiều hay ít ấu

trúng và tính nhạy cảm của người bệnh Người nuốt phải trứng của Toxocara sp khi

đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột và di chuyển đến gan.Từ gan ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết đi đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng, mắt….gây ra các tổn thương Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức nhiều năm nếu không được điều trị [32]

Thời kỳ lây truyền

Chó con bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ Khoảng 3 tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun ra ngoại cảnh

b Phương thức lây nhiễm

Đường ăn uống: người, chó, mèo

Đường nhau thai (chu sinh) và đường sữa mẹ: chỉ có ở chó

Trang 21

c Khối cảm thụ

Chó, mèo

Tất cả mọi người đều có thể nhiễm Toxocara sp., trẻ em là đối tượng có nguy cơ

nhiễm cao hơn người lớn

1.2.5 Thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó/mèo

Tùy theo tác giả, các thể lâm sàng của bệnh Toxocara sp được phân thành các

loại Phân loại theo tác giả Liu (1999) có 3 thể bệnh như sau:

Bệnh Toxocara sp nội tạng

Bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường gặp ở trẻ từ 1 – 4 tuổi, khởi phát từ

từ Bệnh nhân sốt nhẹ, thoáng qua, ăn ít, gầy yếu, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau cơ

và khớp Ho khạc ra đàm có bạch cầu toan tính Khó thở, gan to, bề mặt nhẵn, không đau, đôi khi lách hơi to.Bệnh có thể tự khỏi sau nhiều tuần lễ (khi ấu trùng chết)

Ở người lớn, đôi khi không có triệu chứng, đôi khi sốt nhẹ, mệt, nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở dạng suyễn, có thể giảm thị lực một bên, soi đáy mắt thấy viên hạt ở võng mạc, viêm nội nhãn cầu mạn tính Gan là cơ quan bị xâm nhiễm nặng nhất và gan

to là biểu hiện thường gặp mặc dù bất kỳ cơ quan nào cũng có thể bị xâm nhiễm Tổn thương ở gan giống như một khối u dễ lầm với ung thư di căn

Bạch cầu trong máu tăng 20.000 – 100.000/mm3, trong đó bạch cầu toan tính chiếm 50 – 80% Một người có bạch cầu toan tính cao kéo dài nhiều tháng và có tiếp xúc với chó/mèo nên nghĩ ngay đến bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng (trừ thể ở mắt bạch cầu toan tính không tăng)

Bệnh Toxocara sp ở mắt

Bệnh ở mắt do giun đũa chó/mèo gây ra gây ra có tên gọi là hội chứng ấu trùng

di chuyển ở mắt Bệnh gặp ở trẻ em tuổi lớn, không có bệnh ly Toxocara nội tạng.Ở

mắt, ấu trùng tình cờ bị giữ lại, tạo một khối viêm thâm nhiễm bạch cầu toan tính

Trang 22

Triệu chứng điểm hình bao gồm giảm thị lực một bên, đau mắt, đồng tử trắng, lé mắt kéo dài nhiều tuần Thường gặp nhất là u võng mạc cựu sau, dễ nhầm với ung thư võng mạc Trên thực tế, lần đầu tiên nhiều bênh nhân bị viêm nội nhãn, bị múc mắt vì chẩn đoán nhầm ung thư võng mô, đã tìm thấy nhiều ấu trùng giun ống, đa số các giun

ống này được chẩn đoán là Toxocara sp Thường một mắt bị bệnh hiếm khi cả hai mắt

cùng bị bệnh Bệnh ở mắt thường không thấy tăng bạch cầu toan tính, gan to hay các triệu chứng khác mà bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường gặp, cũng như tiền căn nghịch đát hay chơi với chó, mèo

Bệnh Toxocara sp không điển hình

Các triệu chứng riêng lẻ thì đặc thù, nhưng khi gộp lại thì tạo thành một hội

chứng có thể gọi là “bệnh Toxocara sp không điển hình” Ở trẻ em biểu hiện lâm sàng

như gan to, đau bụng, ho, rối loạn giấc ngủ, kém phát triển về thể lực, đau đầu có liên

quan đáng kể với hiệu giá kháng thể cao đối với Toxocara sp., tăng bạch cầu toan tính

chỉ gặp trong 50 – 75% các trường hợp Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm ăn uống kém, khò khè, sốt và viêm hạch cổ

Trong vùng dịch, một nghiên cứu ở người lớn cho thấy có hiện tượng yếu ớt, ngứa, nổi mẩn đỏ, đau bụng, kèm dị ứng, tăng bạch cầu toan tính, tăng nhẹ đến vừa

kèm huyết thanh chẩn đoán Toxocara sp dương tính Triệu chứng thường kém ồ ạt và kém nặng nề so với bệnh Toxocara sp nội tạng, có lẽ do số lượng ấu trùng ít hơn, hay

do giảm đáp ứng viêm của ký chủ Đau bụng tái đi tái lại là triệu chứng hay gặp nhất mặc dù giun đũa chó/mèo không trưởng thành trong ruột người

1.2.6 Dịch tễ học

Bệnh do giun đũa chó/mèo gây ra có thể xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, không phụ thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều hơn ở một số vùng so với các quốc gia đang phát

Trang 23

triển Do vậy, một số quốc gia có các bác sĩ chuyên chăm sóc cho con vật cảnh, vật cưng, thú nuôi trong nhà như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Pháp, Chi Lê, Na Uy,….[16]

Về mặt phân bố địa lý, Toxocara sp được tìm thấy khắp nơi trong đất trên thế

giới Các trứng của các loài này phát hiện từ 2 - 88% trong các mẫu đất thu thập tại các quốc gia khác nhau và vùng khác nhau [16]

Tỷ lệ huyết thanh dương tính Toxocara sp ở trẻ em từ 1 – 11 tuổi ở Mỹ thay đổi

từ 4% đến 8%.Tỷ lệ cao hơn ở Pueto Rico và ở Đông Nam nước Mỹ Tỷ suất nhiễm cao hơn nữa ở trẻ em tuổi học sinh ở Châu Âu Trẻ em nghịch đất và tiếp xúc với chó con là lứa tuổi đặc biệt dễ bị nhiễm [5]

Tỷ lệ nhiễm Toxocara sp ở người sống trong vùng nhiệt đới chưa được báo cáo

nhiều, nhưng vấn đề nhiễm bệnh có thể phổ biến và rộng khắp Quần thể chó nhiễm

Toxocara canis rất cao, nhất là chó thả rông, ít có sự quan tâm của thú y [5]

Các nghiên cứu cho thấy những quần thể người có tỷ lệ huyết thanh dương tính cao thường là ở những nơi có nhiều chó bị nhiễm giun, môi trường bị ô nhiễm trứng nhiều, trẻ em có thói quen chơi đùa với chó, mèo và nghịch đất [5]

1.2.7 Chẩn đoán

Chẩn đoán Toxocara sp chủ yếu dựa vào:

Tiền sử: có tiếp xúc trực tiếp với chó hoặc mèo hay gián tiếp do nghịch đất, mút tay… ăn rau sống hay trái cây không rửa kỹ, thức ăn nấu không chín có chứa ấu trùng

Trang 24

gặp) Rất khó hoặc không thể tìm được ấu trùng giun trong mô CT não có thể thấy những nốt giảm âm trong nhu mô não, gan…, chỉ có tính chất gợi ý Với sự phát triển không ngừng của miễn dịch học, trong đó phải kể đến kỹ thuật ELISA có độ tin cậy cao, đã góp phần tích cực trong việc chẩn đoán các bệnh nhiễn trùng nội tạng nói chung và bệnh do do ký sinh trùng nói riêng

1.2.8 Điều trị

Điều trị thuốc đặc hiệu như albendazole, thiabendazole, mebendazole,

diethylcarbamazine có phối hợp với corticoids

Riêng với bệnh ở mắt ngoài điều trị đặc hiệu, trong những trường hợp đặc biệt cần phối hợp ngoại khoa và điều trị tại chỗ

trứng của Toxocara canis và đây là nguy cơ lớn nhất đối với con người, đặc biệt là trẻ

em Vì vậy, hạn chế cho chó con tiếp cận với các sân chơi của trẻ

Thói quen vệ sinh có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm hay nhiễm bệnh nặng hơn Tuyên truyền giáo dục trẻ và người dân có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, hạn chế hoặc không ăn các loại thực phẩm tươi sống Rau sống phải rửa sạch theo đúng quy trình trước khi đưa vào chế biến hoặc sử dụng Trẻ em nên được dạy không ăn

Trang 25

thức ăn rơi trên đất, rửa sạch tay cho trẻ sau khi chơi đùa với các vật cưng, thú nuôi và các hoạt động ngoài trời Không cho trẻ chơi ở những nơi có nguồn chất thải phân của động vật Các gia đình nên cân nhắc việc chăm sóc thú vật trong giai đoạn trẻ còn đang

bé (lứa tuổi tập đi)

Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội

và chủ của vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có cát và vật nuôi; trẻ em nên được dạy không nên có thói quen ăn đất, nghịch đất, bồng bế chó, mèo; giáo dục sức khỏe cho cha mẹ hiểu biết các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ em

1.3 Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người trên Thế giới

Huyết thanh người tại một số nước phương Tây năm 2001 có tỷ lệ dương tính

với Toxocara sp từ 2 – 5% ở vùng thành thị đến 14,2 – 37% ở vùng nông thôn Ở vùng

nhiệt đới, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 63,2% ở Bali, 86% ở đảo Saint-Lucia, 92,8%

ở đảo La Réunion [31]

Huyết thanh Toxocara dương tính tại Sri Lanka là 43% ở vùng nông thôn

(Iddawela et al, 2003) và 20% ở vùng thành thị (Fernando et al, 2007) [36]

Trang 26

Năm 1989, trong 6100 mẫu máu tại Trung tâm Truyền máu La Chaud-de-Fonds

(Thụy Sĩ) có 601 (9,9%) trường hợp dương tính với Toxocara sp., và trong 501 mẫu

máu trẻ em tại hai bệnh viện La Chaud-de-Fonds và Delémont (Thụy Sĩ) có 18 (3,6%) trường hợp dương tính [27]

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ghi nhận có 68 bệnh nhân mắc mới bệnh giun đũa chó, mèo thể di chuyển ở mắt trong khoảng thời gian tháng 9/2009 đến tháng 9/2010 tại Hoa Kỳ Trước đó một điều tra cắt ngang tại Hoa Kỳ trong các năm từ 1988 đến 1994 với trên 20.000 người lớn hơn 6 tuổi cho thấy

tỷ lệ huyết thanh dương tính là 13,9% [30,40]

Tỷ lệ huyết thanh dương tính Toxocara sp ở trẻ em từ 1 – 11 tuổi ở Mỹ thay đổi

từ 4% đến 8%.Tỷ lệ cao hơn ở Pueto Rico và ở Đông Nam nước Mỹ Tỷ suất nhiễm cao hơn nữa ở trẻ em tuổi học sinh ở Châu Âu Trẻ em nghịch đất và tiếp xúc với chó con là lứa tuổi đặc biệt dễ bị nhiễm [16]

Từ 2005 – 2007, tổng số 376 mẫu máu thu thập tại trung tâm y tế công cộng ở Saskatchewan, Canada từ các đối tượng là trẻ em và thiếu niên 1 – 12 tuổi, cả hai giới Trong số 376 mẫu huyết thanh, 194 (51,6%) dương tính Tỷ lệ huyết thanh về thực chất cao hơn trong số trẻ từ 1 – 5 tuổi (p = 0,001) và 6 – 8 tuổi (p = 0,022) [16]

Bệnh ấu trùng giun đũa chó là một vấn đề y tế công cộng trên toàn thế giới đưa

ra mối đe dọa đối với trẻ em những đối tượng mà chúng hay ăn phải tình cờ trứng tạo

ấu trùng của Toxocara sp Nghiên cứu ở Croatia trên trẻ em cho thấy tỷ lệ nhiễm ở trẻ

nam 11 – 14 tuổi là 42,9% và ở trẻ em nữ từ 7 – 10 tuổi là 44,2%[37] Kết quả nghiên cứu của Judith Filllaux và cs (2007) tỷ lệ dương tính ở các nhóm tuổi là: 2 – 10 tuổi (42,1%), 11 – 24 tuổi (21,7%), 25 – 49 tuổi (40,0%) và 50 – 79 tuổi (13,6%) Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính cao nhất tập trung ở trẻ từ 2 – 10 tuổi[26] Nghiên cứu ở Nam Phi trên các trẻ em ở Swaziland (Liao CW và cs, 2010), trong số 92

Trang 27

trẻ từ 3 – 12 tuổi ở khu vực thảo nguyên thấp và vừa và các khu ổ chuột nông thôn có

41/92 trẻ (44,6%) có huyết thanh dương tính với Toxocara canis

Nghiên cứu ở Nam Brazil trên các trẻ từ 7 tháng đến 12 tuổi tham gia dịch vụ Y

tế công cộng của Maringá, trong tổng số 450 mẫu huyết thanh thu thập được có 130 mẫu dương tính (28,8%), trong đó nhóm tuổi từ 7 tháng – 5 tuổi tỷ lệ huyết thanh dương tính là 28,2%, nhóm từ 6 – 12 tuổi tỷ lệ huyết thanh dương tính là 30,1%, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm ở 2 nhóm tuổi này có ý nghĩa thống kê, nhóm từ 6 – 12 tuổi nhiễm nhiều hơn[33]

Nghiên cứu nhiễm Toxocara canis ở trẻ em từ 2 – 16 tuổi tại Ecatepec Morelos, Mexico cho thấy tỷ lệ nhiễm ở nhóm 12 – 16 tuổi là 17,59% cao hơn so với nhóm 2 –

11 tuổi (4,62%)[19] Nghiên cứu tại miền Đông tỉnh Azerbaijan, Iran tỷ lệ huyết thanh dương tính ở trẻ em 0 – 15 tuổi là 29,46 % [41] Một nghiên cứu ở trẻ em tại Ba Lan về tình trạng nhiễm giun đũa chó, phần lớn các trẻ ở nông thôn bị nhiễm bệnh (68,9%) [29]

1.3.2 Tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người tại Việt Nam

Trần Vinh Hiển (2006), điều tra cư dân tại 2 xã Chư Pả và H’Bông tỉnh Gia Lai cho thấy, tỷ lệ dương tính với giun đũa chó/mèo là 50,0% [3]

Một điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh Tân, thị

xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là

20,6% [1] Điều tra cộng đồng tại xã An Phú, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

tỷ lệ huyết thanh dương tính là 38,4% [3]

Trong một nghiên cứu ở Khoa Miễn Dịch của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng nguyên giun đũa chó trên các bệnh nhân có triệu chứng dị ứng là 46,9%

Trang 28

Tại phòng khám của Viện Sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn trong năm 2009 đã phát hiện 4.652 trường hợp huyết thanh dương tính với giun đũa chó Các trường hợp này phân bố rất rộng nhưng chủ yếu là khu vực miền Trung – Tây Nguyên Tỉnh được phát hiện cao nhất là Bình Định: 2.706 ca, tiếp theo là Gia Lai: 786 ca, Phú Yên: 520 ca, Quảng Ngãi: 304 ca, Đăk Lăk: 228 ca

Tuy chưa có số liệu chính xác về tình hình bệnh nhưng cơ hội lây nhiễm trứng giun đũa chó mèo vào người ở Việt Nam là rất cao dẫn đến tình hình bệnh không phải

là thấp do việc nuôi chó, mèo trong nhà là phổ biến

1.4 Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó/mèo ở người

1.4.1 Hành vi cá nhân

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Toxocara sp và các yếu tố liên quan của người dân

Quận 2 trên 20 tuổi đến khám tại bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm

2010, nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 363 người Tỷ lệ nhiễm Toxocara sp là

20%, sự khác biệt tỷ lệ nhiễm có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm mức độ thường xuyên rửa tay trước ăn với p=0,04; OR=1,55 Sự khác biệt mức độ rửa tay trước ăn ở nhóm trình độ học vấn có ý nghĩa với p=0,001 Dựa vào phân tích thống kê có mối liên

quan mức độ rửa tay trước ăn và tỷ lệ nhiễm Toxocara sp.[4]

Nghiên cứu của Dương Văn Thấm về hành vi liên quan đến nhiễm giun đũa

chó/mèo tại một số đơn vị thuộc Quân khu 9, tỷ lệ nhiễm Toxocara canis chiếm

67,1%;không phụ thuộc vào lứa tuổi nhưng phần nào phụ thuộc vào công việc phải thường xuyên tiếp xúc với đất [13]

Nghiên cứu “Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ nhiễm Toxocara ở trẻ em tại

Ecatepec Morelos, Mexico”, cũng chỉ ra có mối liên quan giữa huyết thanh dương tính với nuôi chó dưới 1 năm tuổi (OR=1,78; p > 0,05) Mặc dù nghiên cứu không đưa ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê nhưng các giá trị OR gợi ý rằng các tác nhân khác

có thể là các yếu tố dịch tễ quan trọng cho sự xuất hiện của Toxocara như là không rửa

Trang 29

tay trước khi ăn, suy dinh dưỡng, béo phì, và sử dụng các công viên công cộng Trẻ em trong nhóm tuổi >12 và <16 tuổi có huyết thanh dương tính cao hơn(17,59%) nhóm >2 tuổi và < 11 tuổi (4,62%) [19]

Một số nghiên cứu chỉ ra yếu tố cá nhân có liên quan đến nhiễm giun đũa

chó/mèo là giới.Nghiên cứu “Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ nhiễm Toxocara ở trẻ em

tại Ecatepec Morelos, Mexico”, nghiên cứu cắt ngang được thực hiện giữa tháng 8 và

tháng 9 năm 2010 để xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm Toxocara ở 108

trẻ em từ 2 đến 16 tuổi Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng thể

chống Toxocara, phân tích Chi-square, tỉ số chênh OR được sử dụng để xác định yếu

tố nguy cơ liên quan với huyết thanh dương tính Toxocara canis Kết quả tỷ lệ huyết

thanh dương tính ở nam cao hơn ở nữ (28,84% và 16,07%) [19]

Nghiên cứu “Huyết thanh dương tính vớiToxocariasis ở trẻ em miền Đông tỉnh

Azerbaijan, Iran” Các mẫu máu được thu thập ngẫu nhiên từ trẻ em của tất cả 5 huyện của tỉnh Đông Azerbaijan, tổng cộng có 336 trẻ em, 187 nam và 149 nữ trong độ tuổi

từ 0 – 15 tuổi, ELISA được sử dụng để phát hiện kháng thể IgG chống lại Toxocara bài

tiết kháng nguyên Phỏng vấn câu hỏi đã được tiến hành để có được những dữ liệu liên quan đến tuổi tác, giới tính và thói quen của họ.Kết quả nghiên cứu cho thấy giới đã

được tìm thấy là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho việc lây nhiễm Toxocara ở trẻ em

Trẻ em nam đã được tìm thấy bị nhiễm bệnh cao hơn (41,71%) so với trẻ em gái (24,16

%) [41]

1.4.2 Thói quen ăn uống

Nghiên cứu hành vi liên quan đến nhiễm giun đũa chó (Toxocara canis) tại một

số đơn vị thuộc Quân khu 9, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, xác

định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Toxocara canis bằng kỹ thuật ELISA huyết thanh, thống

kê phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 18.0 nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm

nhiễm Toxocara canis và một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm Toxocara canis ở bộ đội tại

Trang 30

một số đơn vị thuộc Quân khu 9 Tỷ lệ nhiễm Toxocara canis chiếm 67,1%; các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ nhiễm Toxocara canis là ăn rau sống, ăn thịt chó [13]

1.4.3 Tiếp xúc với chó/mèo

Một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm và các yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa

chó Toxocara canis ở Salvador, bang Bahia, Brazil (Souza RF và cs., 2011), 338 cá nhân được xét nghiệm về sự có mặt của các kháng thể IgG anti - Toxocara canis Kết

quả kháng thể xuất hiện cao hơn ở các đối tượng thuộc tầng lớp xã hội thấp do tiếp xúc với chó và mèo nhiều hơn[35]

Một nghiên cứu do nhóm tác giả ở trường đại học quốc gia La Plata, Argentina thực hiện (Chiodo P và cs.,2006) về các yếu tố liên quan đến bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở người tại cộng đồng nông thôn Argentina Kết quả cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính là 23%, tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi được phát hiện trên 86,95% số cá nhân có huyết thanh dương tính và trên 37,66% cá nhân có huyết thanh

âm tính (p < 0,001; OR = 11,03) Tất cả những người có huyết thanh dương tính đều có nuôi chó trong nhà [21]

Nghiên cứu “Tần suất nhiễm Toxocara ở trẻ em tham gia dịch vụ Y tế công

cộng của Maringá, Nam Brazil”, nghiên cứu quan sát cắt ngang được thực hiện từ tháng 9/2004 đến tháng 9/2005 với 450 mẫu huyết thanh được thu thập ngẫu nhiên Sử dụng bộ câu hỏi để đánh giá số liệu về dịch tễ học, lâm sàng và huyết học, sử dụng kỹ thuật Elisa đã phát hiện 130 (28,8%) huyết thanh dương tính, chủ yếu là của trẻ em từ 7 tháng đến 5 tuổi (p=0,0016) Tương quan có ý nghĩa được quan sát giữa huyết thanh dương tính và thường xuyên chơi trong các hộp cát ở trường hoặc trung tâm chăm sóc ban ngày (p=0,011), và sự có mặt của một con mèo ở trong nhà (p=0056) Thông tin từ các gia đình của trẻ, 50% là các gia đình có chó [33]

Nghiên cứu thực trạng nhiễm và đánh giá một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại một số điểm khu vực miền Trung Việt Nam năm 2011,

Trang 31

nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 800 người (≥ 5 tuổi) Tỷ lệ xét nghiệm ELISA (+) là 15%, một số yếu tố liên quan được xác định là giới (nữ: 68,3% cao hơn nam: 31,7%), trình độ học vấn (đại học, cao đẳng 7,7% thấp hơn các nhóm còn lại

92,3%) Nguy cơ nhiễm ấu trùng giun chó (Toxocara canis) tỷ lệ thuận với hành vi

nuôi chó hoặc tiếp xúc với chó [6]

Nghiên cứu thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo trên người và các yếu

tố nguy cơ tại cộng đồng dân cư người trưởng thành làm nghề nông tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh và huện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2013 sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, tỷ lệ dương tính trong cộng đồng là 71,3 % và 85,3% với kỹ

thuật Ab – ELISA, các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ nhiễm Toxocara canis là nuôi

chó, nuôi mèo, chăm sóc chó mèo [7].Nghiên cứu của Dương Văn Thấm cũng chỉ ra có mối liên quan giữ nuôi chó, nuôi mèo với nhiễm giun đũa chó/mèo [13]

1.4.4 Yếu tố môi trường

Tại châu Á cũng có một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Toxocara trong số trẻ em đi

học ở Manado, Indonesia (Hayashi E và cs., 2010).Họ đã thực hiện một điều tra huyết

thanh học về nhiễm trùng Toxocara canis ở các học sinh trung học từ 3 quận của phía

bắc Sulawesi.Trong số 117 học sinh ở 2 quận nông thôn gần Manado cho phép chó vào

nhà có tỷ lệ dương tính với Toxocara canis là 84.6%.Trong đó có 53 (45.3%) trường hợp mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể cao của kháng thể chống Toxocara đặc

hiệu Một quận thành thị cho thấy một tỷ lệ nhiễm cao; 58/71 (81,7%) có hiệu giá kháng thể cao chống lại Toxocara phù hợp với kết quả test ELISA, dù không có triệu chứng lâm sàng Các kết quả này chỉ ra nhiễm trùng ở phía bắc Sulawesi là tiềm tàng

và nhiều ca bệnh hơn đánh giá trước đây đã từng làm và cho biết những người đang

sống trong môi trường ô nhiễm bởi các trứng Toxocara trở nên dễ dàng nhiễm Toxocara canis và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao [23]

Trang 32

Nghiên cứu “Huyết thanh dương tính vớiToxocariasis ở trẻ em miền Đông tỉnh

Azerbaijan, Iran”.Các yếu tố nguy cơ đã được tìm thấy liên quan đến việc lây nhiễm

Toxocariasis ở trẻ em của tỉnh Đông Azerbaijan bao gồm tình trạng gia đình, điều kiện

sống, nhận thức[41]

Nghiên cứu tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã chỉ ra có mối liên quan giữa nhiễm giun đũa chó/mèo với không tẩy giun định kỳ cho vật nuôi và ô nhiễm môi trường [7]

Trang 33

1.5 Khung lý thuyết

Thực trạng nhiễm Toxocara sp.ở trẻ em từ 6 – 10 tuổi

- Xét nghiệm ELISA

- Yếu tố nghi ngờ nhiễm (Xét nghiệm BCAT)

Thói quen ăn uống

- Ăn rau sống

- Uống nước lã

Các yếu tố liên quan đến nhiễm Toxocara sp (yếu tố nguy cơ)

Vệ sinh môi trường

- Cách nuôi chó, mèo

- Không xử lý phân chó, mèo

- Không tẩy giun định

- Không rửa tay sau khi

chơi với chó, mèo

Tiếp xúc với chó/mèo

- Gia đình có nuôi chó, mèo

- Chơi đùa, bồng bế chó/mèo

- Cho chó, mèo vào nhà

- Cho chó, mèo lên giường

Trang 34

1.6 Địa điểm nghiên cứu

Xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có diện tích 605,6 ha, dân số là

5136 người, mật độ dân số 774 người/km² Đây là một xã thuần nông, các hộ gia đình

ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh và 80% các hộ gia đình đều có nuôi chó, mèo Chó, mèo thường được thả rông, công tác thu gom, quản lý phân không được quan tâm

Xã Yên Lạc có 3 làng: Châu Thôn (4 thôn: Châu Thôn 1, Châu Thôn 2, Châu Thôn 3, Châu Thôn 4), Phác Thôn (3 thôn: Phác Thôn 1, Phác Thôn 2, Phác Thôn 3), Hanh Cát (3 thôn: Hanh Cát 1, Hanh Cát 2, Hanh Cát 3)

Xã có một trạm y tế đạt chuẩn Quốc Gia với 6 cán bộ, trong đó có 1 bác sỹ là Trạm trưởng, 2 y sỹ, 1 y tá và 1 dược sỹ trung học, 1 nữ hộ sinh, mô hình bệnh tật đặc thù là các bệnh: viêm đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa…

Xã có một trường tiểu học Yên Lạc, hầu hết các trẻ từ 6 – 11 tuổi trong xã đều tập trung học tại trường (260/270), số trẻ còn lại học trên huyện.Nghiên cứu được tiến hành tại trường tiểu học Yên Lạc

Hình 1.4 Bản đồ hành chính xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Trang 35

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính: trẻ em từ 6 - 11 tuổi sống tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, hiện đang theo học tại trường tiểu học Yên Lạc

Đối tượng hỗ trợ trả lời phỏng vấn: người chăm sóc chính của trẻ (bố hoặc mẹ)

Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các trẻ học tại trường tiểu học Yên Lạc

Tiêu chuẩn loại trừ: Các trẻ nghỉ ốm, nghỉ học, không có mặt trong thời gian nghiên cứu hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu (17 trẻ)

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2014 đến hết tháng 06/2014

Địa điểm: Trường tiểu học xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích:

- Điều tra thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo bằng kỹ thuật ELISA phát hiện

kháng thể kháng Toxocara sp Những trường hợp xét nghiệm ELISA dương tính trong

nghiên cứu này là những trường hợp được xác định là nhiễm bệnh

- Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và cha mẹ trẻ về các yếu tố nguy cơ

2.4 Cỡ mẫu

Toàn bộ trẻ từ 6 – 11 tuổi tại trường tiểu học xã Yên Lạc có mặt tại thời điểm nghiên cứu thu thập số liệu và đồng ý tham gia nghiên cứu, dự kiến là 260 trẻ, thực tế nghiên cứu là 243 trẻ (số còn lại nghỉ học và không đồng ý tham gia)

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 36

Nghiên cứu viên họp với ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trong trường để giới thiệu về mục tiêu và nội dung nghiên cứu, thống nhất thời gian tiến hành nghiên cứu Sau đó họp với cha mẹ trẻ để lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu

Xét nghiệm: Trẻ sẽ được các kỹ thuật viên tiến hành lấy máu tĩnh mạch

(3ml/trẻ) để làm xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể kháng Toxocara sp., đồng thời

trẻ được lấy 1 giọt máu đầu ngón tay đưa vào lam kính, nhuộm giemsa đếm số lượng bạch cầu ái toan Các mẫu máu được thu thập, bảo quản theo quy định và xét nghiệm tạo labo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Phỏng vấn: Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trẻ em bằng bộ câu hỏi hành vi nguy cơ cho trẻ em được thiết kế sẵn (Phụ lục 1) và phỏng vấn người chăm sóc chính của trẻ bằng bộ câu hỏi yếu tố môi trường được thiết kế sẵn (Phụ lục 2)

2.7 Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

Kỹ thuật ELISA

Kỹ thuật ELISA được thực hiện tại labo Khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương

Trang 37

Dùng bộ Kit ELISA phát hiện kháng thể IgG đặc hiệu Toxocara sp trong huyết

thanh người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó.Bộ Kit ELISA ấu trùng giun đũa chó hoạt động trên nguyên tắc phản ứng kỹ thuật miễn dịch gắn men gián tiếp phát hiện kháng

thể.Kháng nguyên Toxocara sp.đã gắn trong các giếng nhựa polystyrene tóm bắt kháng

thể bám trên giếng nhựa bằng cộng hợp kháng IgG người đánh dấu men Peroxidase

Đọc kết quả bằng máy đọc ELISA đo mật độ quang (OD) của các giếng, căn cứ vào mật độ quang của các giếng xác định những trường hợp âm tính và dương tính với giun đũa chó mèo:

Các trường hợp dương tính với giun đũa chó/mèo có OD ≥ 0,3

Các trường hợp âm tính với giun đũa chó/mèo có OD < 0,3

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ Kit Toxocara ELISA của Hoa Kỳ

sản xuất, với độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 88%

Kỹ thuật đếm số lượng bạch cầu ái toan (BCAT)

Xác định tỷ lệ BCAT (Eosinophil) bằng cách lấy máu giọt mỏng, nhuộm giêm

sa, soi lam và tính theo công thức:

Trang 38

Phỏng vấn được thực hiện tại Trường Tiểu học Yên Lạc, xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Điều tra viên phỏng vấn là nghiên cứu viên và các cán bộ y

2.8 Các biến số của nghiên cứu

thu thập Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

1 Tuổi Tuổi của đối tượng nghiên

cứu(ĐTNC) tính theo tròn năm tới thời điểm nghiên cứu

Thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo

4 ELISA ĐTNC có kết quả xét nghiệm

ELISA dương tính hay âm tính

Nhị phân Kỹ thuật ELISA

5 BCAT Đếm số lượng bạch cầu ái

toan tăng và không tăng

Nhị phân Đếm lam máu

nhuộm giêmsa

Hành vi cá nhân

6 Rửa tay sau khi

chơi với chó, mèo

ĐTNC có/không có rửa tay sau khi chơi với chó, mèo

Nhị phân Phỏng vấn trẻ

Trang 39

7 Mức độ thường

xuyên của việc

rửa tay sau khi

chơi với chó, mèo

Mức độ thường xuyên của việc rửa tay sau khi chơi với chó, mèo của ĐTNC (Thường xuyên hoặc thỉnh thoảng)

Thứ bậc Phỏng vấn trẻ

8 Cách rửa tay sau

khi chơi với chó,

mèo

ĐTNC rửa tay như thế nào Định danh Phỏng vấn trẻ

9 Rửa tay trước khi

xuyên rửa tay

trước khi ăn

Mức độ thường xuyên rửa tay của ĐTNC (Thường xuyên hoặc thỉnh thoảng)

Thứ bậc Phỏng vấn trẻ

11 Cách rửa tay

trước khi ăn

Cách ĐTNC rửa tay Định danh Phỏng vấn trẻ

12 Tiếp xúc với đất ĐTNC có/không chơi các trò

chơi tiếp xúc với đất (bắn bi,

Thứ bậc Phỏng vấn trẻ

14 Cách rửa tay sau

khi nghịch đất cát

Cách ĐTNC rửa tay Định danh Phỏng vấn trẻ

Thói quen ăn uống

Trang 40

xuyên ăn rau sống sống của ĐTNC

Thứ bậc Phỏng vấn trẻ

Tiếp xúc với chó/mèo

19 Nuôi chó Gia đình đối tượng nghiên

cứu có/không nuôi chó

Rời rạc Phỏng vấn

bố/mẹ trẻ

21 Nuôi mèo Gia đình đối tượng nghiên

cứu có/không nuôi mèo

Ngày đăng: 22/09/2015, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w