Xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có diện tích 605,6 ha, dân số là 5136 người, mật độ dân số 774 người/km². Đây là một xã thuần nông, các hộ gia đình ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh và 80% các hộ gia đình đều có nuôi chó, mèo. Chó, mèo thường được thả rông, công tác thu gom, quản lý phân không được quan tâm.
Xã Yên Lạc có 3 làng: Châu Thôn (4 thôn: Châu Thôn 1, Châu Thôn 2, Châu Thôn 3, Châu Thôn 4), Phác Thôn (3 thôn: Phác Thôn 1, Phác Thôn 2, Phác Thôn 3), Hanh Cát (3 thôn: Hanh Cát 1, Hanh Cát 2, Hanh Cát 3).
Xã có một trạm y tế đạt chuẩn Quốc Gia với 6 cán bộ, trong đó có 1 bác sỹ là Trạm trưởng, 2 y sỹ, 1 y tá và 1 dược sỹ trung học, 1 nữ hộ sinh, mô hình bệnh tật đặc thù là các bệnh: viêm đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa…
Xã có một trường tiểu học Yên Lạc, hầu hết các trẻ từ 6 – 11 tuổi trong xã đều tập trung học tại trường (260/270), số trẻ còn lại học trên huyện.Nghiên cứu được tiến hành tại trường tiểu học Yên Lạc.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính: trẻ em từ 6 - 11 tuổi sống tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, hiện đang theo học tại trường tiểu học Yên Lạc.
Đối tượng hỗ trợ trả lời phỏng vấn: người chăm sóc chính của trẻ (bố hoặc mẹ)
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các trẻ học tại trường tiểu học Yên Lạc.
Tiêu chuẩn loại trừ: Các trẻ nghỉ ốm, nghỉ học, không có mặt trong thời gian nghiên cứu hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu (17 trẻ).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2014 đến hết tháng 06/2014.
Địa điểm: Trường tiểu học xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích:
- Điều tra thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng Toxocara sp..Những trường hợp xét nghiệm ELISA dương tính trong nghiên cứu này là những trường hợp được xác định là nhiễm bệnh.
- Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và cha mẹ trẻ về các yếu tố nguy cơ.
2.4. Cỡ mẫu
Toàn bộ trẻ từ 6 – 11 tuổi tại trường tiểu học xã Yên Lạc có mặt tại thời điểm nghiên cứu thu thập số liệu và đồng ý tham gia nghiên cứu, dự kiến là 260 trẻ, thực tế nghiên cứu là 243 trẻ (số còn lại nghỉ học và không đồng ý tham gia).
Nghiên cứu viên họp với ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trong trường để giới thiệu về mục tiêu và nội dung nghiên cứu, thống nhất thời gian tiến hành nghiên cứu. Sau đó họp với cha mẹ trẻ để lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Xét nghiệm: Trẻ sẽ được các kỹ thuật viên tiến hành lấy máu tĩnh mạch (3ml/trẻ) để làm xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể kháng Toxocara sp., đồng thời trẻ được lấy 1 giọt máu đầu ngón tay đưa vào lam kính, nhuộm giemsa đếm số lượng bạch cầu ái toan. Các mẫu máu được thu thập, bảo quản theo quy định và xét nghiệm tạo labo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.
Phỏng vấn: Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trẻ em bằng bộ câu hỏi hành vi nguy cơ cho trẻ em được thiết kế sẵn (Phụ lục 1) và phỏng vấn người chăm sóc chính của trẻ bằng bộ câu hỏi yếu tố môi trường được thiết kế sẵn (Phụ lục 2).
2.6. Thử nghiệm bộ công cụ
Tập huấn cho các điều tra viên tham gia phỏng vấn trẻ cách tiếp cận và kỹ năng phỏng vấn trẻ để thu được thông tin chính xác nhất.
Bộ công cụ này đã được thử nghiệm trước với một nhóm đối tượng bao gồm 10 trẻ em 6 – 11 tuổi và 5 người chăm sóc chính của trẻ tại xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa để đảm bảo có sự tương đồng về môi trường và cách sống của đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu. Các câu hỏi chưa rõ ràng về nghĩa, từ ngữ khó hiểu … được điều chỉnh sau khi thử nghiệm và tạo thành các bản cuối cùng trước khi điều tra chính thức.
2.7. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu Kỹ thuật ELISA Kỹ thuật ELISA
Kỹ thuật ELISA được thực hiện tại labo Khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.
Dùng bộ Kit ELISA phát hiện kháng thể IgG đặc hiệu Toxocara sp. trong huyết thanh người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó.Bộ Kit ELISA ấu trùng giun đũa chó hoạt động trên nguyên tắc phản ứng kỹ thuật miễn dịch gắn men gián tiếp phát hiện kháng thể.Kháng nguyên Toxocara sp.đã gắn trong các giếng nhựa polystyrene tóm bắt kháng thể bám trên giếng nhựa bằng cộng hợp kháng IgG người đánh dấu men Peroxidase.
Đọc kết quả bằng máy đọc ELISA đo mật độ quang (OD) của các giếng, căn cứ vào mật độ quang của các giếng xác định những trường hợp âm tính và dương tính với giun đũa chó mèo:
Các trường hợp dương tính với giun đũa chó/mèo có OD ≥ 0,3 Các trường hợp âm tính với giun đũa chó/mèo có OD < 0,3
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ Kit Toxocara ELISA của Hoa Kỳ sản xuất, với độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 88%.
Kỹ thuật đếm số lượng bạch cầu ái toan (BCAT)
Xác định tỷ lệ BCAT (Eosinophil) bằng cách lấy máu giọt mỏng, nhuộm giêm sa, soi lam và tính theo công thức:
Số Eosinophil đếm được
% Eosinophil = x 100 100 bạch cầu
Tỷ lệ BCAT bình thường: 1 – 4%
Các mức độ tăng BCAT (Theo Franklin và CS., 1998): Tăng nhẹ: > 4 – 7 %
Tăng trung bình: > 7 – 10% Tăng cao: > 10%
Phỏng vấn được thực hiện tại Trường Tiểu học Yên Lạc, xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Điều tra viên phỏng vấn là nghiên cứu viên và các cán bộ y tế xã đã được tập huấn.
Trẻ em được các điều tra viên phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi về các yếu tố nguy cơ được thiết kế sẵn
Các yếu tố môi trường tại gia đình trẻ sinh sống được các điều tra viên phỏng vấn qua cha mẹ trẻ.
2.8. Các biến số của nghiên cứu
STT Biến số Định nghĩa Loại biến Phương pháp
thu thập Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
1 Tuổi Tuổi của đối tượng nghiên cứu(ĐTNC) tính theo tròn năm tới thời điểm nghiên cứu
Rời rạc Phỏng vấn trẻ
2 Giới Giới tính của đối ĐTNC (nam hoặc nữ)
Nhị phân Quan sát
3 Dân tộc Dân tộc của ĐTNC (Kinh hoặc khác)
Định danh Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
Thực trạng nhiễm giun đũa chó/mèo
4 ELISA ĐTNC có kết quả xét nghiệm ELISA dương tính hay âm tính
Nhị phân Kỹ thuật ELISA
5 BCAT Đếm số lượng bạch cầu ái toan tăng và không tăng
Nhị phân Đếm lam máu nhuộm giêmsa
Hành vi cá nhân
6 Rửa tay sau khi chơi với chó, mèo
ĐTNC có/không có rửa tay sau khi chơi với chó, mèo
7 Mức độ thường xuyên của việc rửa tay sau khi chơi với chó, mèo
Mức độ thường xuyên của việc rửa tay sau khi chơi với chó, mèo của ĐTNC (Thường xuyên hoặc thỉnh thoảng)
Thứ bậc Phỏng vấn trẻ
8 Cách rửa tay sau khi chơi với chó, mèo
ĐTNC rửa tay như thế nào Định danh Phỏng vấn trẻ
9 Rửa tay trước khi ăn
ĐTNC có/không có rửa tay trước khi ăn
Nhị phân Phỏng vấn trẻ
10 Mức độ thường xuyên rửa tay trước khi ăn
Mức độ thường xuyên rửa tay của ĐTNC (Thường xuyên hoặc thỉnh thoảng)
Thứ bậc Phỏng vấn trẻ
11 Cách rửa tay trước khi ăn
Cách ĐTNC rửa tay Định danh Phỏng vấn trẻ
12 Tiếp xúc với đất ĐTNC có/không chơi các trò chơi tiếp xúc với đất (bắn bi, đá bóng, nặn đất …)
Nhị phân Phỏng vấn trẻ
13 Mức độ thường xuyên rửa tay sau khi chơi nghịch đất cát
Mức độ thường xuyên rửa tay của ĐTNC (Thường xuyên hoặc thỉnh thoảng)
Thứ bậc Phỏng vấn trẻ
14 Cách rửa tay sau khi nghịch đất cát
Cách ĐTNC rửa tay Định danh Phỏng vấn trẻ
Thói quen ăn uống 15
Ăn rau sống ĐTNC có ăn rau sống không (có hay không)
Nhị phân Phỏng vấn trẻ
xuyên ăn rau sống sống của ĐTNC
17
Uống nước lã ĐTNC có uống nước lã không (có hay không)
Nhị phân Phỏng vấn trẻ
18 Mức độ thường xuyên uống nước lã
Mức độ thường xuyên uống nước lã của ĐTNC (Thường xuyên hoặc thỉnh thoảng)
Thứ bậc Phỏng vấn trẻ
Tiếp xúc với chó/mèo
19 Nuôi chó Gia đình đối tượng nghiên cứu có/không nuôi chó
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ 20 Số lượng chó nuôi Số con chó gia đình ĐTNC nuôi Rời rạc Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
21 Nuôi mèo Gia đình đối tượng nghiên cứu có/không nuôi mèo
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
22 Số lượng mèo nuôi
Số con mèo gia đình ĐTNC nuôi
Rời rạc Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
23 Cho chó, mèo vào nhà
Gia đình ĐTNC có/không cho chó, mèo vào nhà
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
24 Cho chó, mèo lên giường
Gia đình ĐTNC có/không cho chó mèo lên giường
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
25 Tiếp xúc với chó, mèo
ĐTNC có/không có chơi đùa với chó mèo
Nhị phân Phỏng vấn trẻ
26 Hình thức tiếp xúc với chó, mèo
Cách tiếp xúc với chó, mèo của ĐTNC (vuốt ve, ôm hôn, ngủ cùng…)
Định danh Phỏng vấn trẻ
27 Mức độ thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo
Mức độ thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo của ĐTNC
28 Chó mèo nhà hàng xóm chạy sang chơi
Chó mèo nhà hàng xóm có chạy sang chơi nhà ĐTNC không (có hoặc không)
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
Vệ sinh môi trường
29 Cách nuôi chó Gia đình ĐTNC nuôi thả hay nuôi nhốt
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
30 Tẩy giun cho chó Gia đình ĐTNC có/không tẩy giun cho chó
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
31 Cách nuôi mèo Gia đình ĐTNC nuôi thả hay nuôi nhốt
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
32 Tẩy giun cho mèo Gia đình ĐTNC có/không tẩy giun cho mèo không
Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
33 Nơi vệ sinh của chó/mèo
Nơi chó, mèo nhà ĐTNC hay đi vệ sinh
Định danh Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
34 Xử lý phân chó/mèo
Nhà đối tượng nghiên cứu có xử lý phân chó mèo trong khu vực quanh nhà không (có hoặc không) Nhị phân Phỏng vấn bố/mẹ trẻ 35 Cách xử lý phân chó, mèo Nhà ĐTNC xử lý phân chó, mèo theo cách nào
Định danh Phỏng vấn bố/mẹ trẻ
2.9. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu 2.9.1. Quản lý số liệu 2.9.1. Quản lý số liệu
Đảm bảo chất lượng phiếu điều tra: Các phiếu đều được rà soát từ đầu đến cuối để đảm bảo là đã điền đủ thông tin.
Nhập liệu: Số liệu đượcnghiên cứu viên nhập bằng phần mềm Epidata, số liệu được nhập 2 lần để đảm bảo tính chính xác. Sau đó, số liệu được chuyển sang phân tích trên SPSS.
Đảm bảo chất lượng mẫu máu xét nghiệm: mẫu sau khi lấy được ly tâm tách huyết thanh ngay tại thực địa, sau đó huyết thanh được bảo quản lạnh để chuyển về phòng xét nghiệm.
Đảm bảo chất lượng xét nghiệm: xét nghiệm viên là các kỹ thuật viên có kinh nghiệm của khoa Ký sinh trùng – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương.
Mẫu được phân tích tại labo xét nghiệm của Khoa Ký sinh trùng – Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng – Trung ương.
2.9.2. Phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 18.0 được sử dụng để phân tích số liệu. Bao gồm:
Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả: tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
Phân tích 2 biến để đánh giá liên quan giữa thực trạng nhiễm Toxocara sp. với một số yếu tố có khả năng là nguy cơ.Sử dụng kiểm định χ2 để so sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ, tỷ suất chênh (OR) để phân tích sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và tình trạng nhiễm.
Sử dụng mô hình hồi quy logistic để kiểm soát yếu tố nhiễu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. (Các biến độc lập: Giới, nuôi chó, nuôi mèo, chơi đùa với chó/mèo, tiếp xúc với đất, rửa tay trước khi ăn. Các biến phụ thuộc: Kết quả xét nghiệm ELISA âm tính, dương tính).
Quá trình thực hiện nghiên cứu được kết hợp với đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ trong cộng đồng và hiệu giá kháng thể kháng Toxocara sp. trên bệnh nhân dị ứng (2013-2014)” đã được thông qua Hội đồng Khoa học và Y đức của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương. Nghiên cứu cũng đã được phê duyệt bởi Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y tế công cộng trước khi tiến hành.
Điều tra viên đã giới thiệu về mục đích, nội dung của nghiên cứu cho người chăm sóc chính của trẻ và trẻ để xin phép được lấy máu xét nghiệm và phỏng vấn trẻ, đồng thời xin được phỏng vấn người chăm sóc trẻ để thu thập các thông tin về môi trường sống của trẻ.
Đối tượng nghiên cứu được xét nghiệm máu miễn phí để đánh giá tình trạng nhiễm Toxocara sp. Sau khi xét nghiệm các trường hợp dương tínhcó mật độ quang OD cao đã được cấp thuốc điều trị miễn phí.Kết quả xét nghiệm được gửi trả cho nhà trường và trạm y tế xã để thông báo đến đối tượng.Nếu đối tượng có bất cứ vấn đề gì thắc mắc về nghiên cứu và kết quả xét nghiệm có thể hỏi trực tiếp nghiên cứu viên.Kết quả xét nghiệm máu và phỏng vấn đối tượng nghiên cứu chỉ đơn thuần vì mục đích nghiên cứu không dùng vào mục đích gì khác.
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số Hạn chế: Hạn chế:
- Một hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu chủ yếu là mô tả và được thực hiện trên phạm vi nhỏ trẻ em từ 6 – 11 tuổi tại một xã nhỏ khu vực nông thôn, nuôi nhiều chó, mèo nên không đủ mạnh để đưa ra những khái quát hóa cho cả cộng đồng.
- Nghiên cứu chỉ thực hiện được trên trẻ từ 6 – 11 tuổi mà không thực hiện được ở trẻ nhỏ tuổi hơn vì trẻ nhỏ tuổi hơn là đối tượng nhạy cảm, khó lấy máu để thực hiện xét nghiệm và không trả lời được phỏng vấn, hạn chế về mặt kinh phí của nghiên cứu.
- Đối tượng học sinh 6-7 tuổi khả năng trả lời phỏng vấn có sự khác biệt với nhóm trẻ từ 8 tuổi trở lên vì vậy không tránh khỏi sai số phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn.
Sai số và biện pháp khắc phục:
- Với kết quả xét nghiệm: việc xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể kháng
Toxocara sp. trong huyết thanh bệnh nhân là một kỹ thuật khó, dễ bị sai sót trong quá trình làm. Do đó nhóm nghiên cứu đã lựa chọn các kỹ thuật viên có kinh nghiệm của khoa Ký sinh trùng – Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, thành thạo trong công việc để hạn chế các sai sót trong quá trình làm xét nghiệm. Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng Toxocara canis trong huyết thanh sử dụng bộ sinh phẩm của hãng Diagnostic Automation, Inc, Mỹ sản xuất (Cat#8206, ISO 13485-2003). Quy trình ELISA theo hướng dẫn của nhà sản xuất, độ nhạy 93% và độ đặc hiệu 88%.
- Với phỏng vấn: sai số thông tin có thể do đối tượng không hiểu câu hỏi và đối tượng là trẻ em nên tất cả các điều tra viên đều được tập huấn kỹ về nội dung, yêu cầu của nghiên cứu, được thực hành một số kỹ năng tiếp cận và phỏng vấn đối tượng nghiên cứu.
- Điều tra viên là nghiên cứu viên và các cán bộ y tế công tác tại Trạm Y tế xã nơi thực hiện nghiên cứu, các điều tra viên đều được tập huấn trước khi tiến hành phỏng