Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó mèo (TOXOCARA SP.) ở trẻ em tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014 (Trang 43 - 45)

Hạn chế:

- Một hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu chủ yếu là mô tả và được thực hiện trên phạm vi nhỏ trẻ em từ 6 – 11 tuổi tại một xã nhỏ khu vực nông thôn, nuôi nhiều chó, mèo nên không đủ mạnh để đưa ra những khái quát hóa cho cả cộng đồng.

- Nghiên cứu chỉ thực hiện được trên trẻ từ 6 – 11 tuổi mà không thực hiện được ở trẻ nhỏ tuổi hơn vì trẻ nhỏ tuổi hơn là đối tượng nhạy cảm, khó lấy máu để thực hiện xét nghiệm và không trả lời được phỏng vấn, hạn chế về mặt kinh phí của nghiên cứu.

- Đối tượng học sinh 6-7 tuổi khả năng trả lời phỏng vấn có sự khác biệt với nhóm trẻ từ 8 tuổi trở lên vì vậy không tránh khỏi sai số phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn.

Sai số và biện pháp khắc phục:

- Với kết quả xét nghiệm: việc xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể kháng

Toxocara sp. trong huyết thanh bệnh nhân là một kỹ thuật khó, dễ bị sai sót trong quá trình làm. Do đó nhóm nghiên cứu đã lựa chọn các kỹ thuật viên có kinh nghiệm của khoa Ký sinh trùng – Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, thành thạo trong công việc để hạn chế các sai sót trong quá trình làm xét nghiệm. Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng Toxocara canis trong huyết thanh sử dụng bộ sinh phẩm của hãng Diagnostic Automation, Inc, Mỹ sản xuất (Cat#8206, ISO 13485-2003). Quy trình ELISA theo hướng dẫn của nhà sản xuất, độ nhạy 93% và độ đặc hiệu 88%.

- Với phỏng vấn: sai số thông tin có thể do đối tượng không hiểu câu hỏi và đối tượng là trẻ em nên tất cả các điều tra viên đều được tập huấn kỹ về nội dung, yêu cầu của nghiên cứu, được thực hành một số kỹ năng tiếp cận và phỏng vấn đối tượng nghiên cứu.

- Điều tra viên là nghiên cứu viên và các cán bộ y tế công tác tại Trạm Y tế xã nơi thực hiện nghiên cứu, các điều tra viên đều được tập huấn trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu được phân tích dựa trên các các số liệu thu thập được từ kết quả xét nghiệm máu, phỏng vấn bộ câu hỏi của 234 trẻ và phỏng vấn 234 bố/mẹ trẻ tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các làng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó mèo (TOXOCARA SP.) ở trẻ em tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)