Hiện nay bệnh giun đũa chó/mèo đang có xu hướng tăng cao theo thời gian, nhất là biến đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng thuận lợi cho bệnh ký sinh trùng nói chung phát triển và bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo nói riêng. Bệnh giun đũa chó/mèo giữ vai trò như nhiều bệnh ký sinh phủ tạng khác nhưng đang bị lãng quên trong thực hành Nhi khoa cũng như Nội khoa, trong khi Việt Nam là nước nhiệt đới, có điều kiện thời tiết và khí hậu thích hợp cho sự phát triển nhiều phổ giun sán quan trọng, trong đó có ấu trùng giun đũa chó/mèo [11].
Tỷ lệ xét nghiệm ELISA dương tính tại cộng đồng trên thế giới
Tại địa điểm nghiên cứu của chúng tôi có 182/243 trường hợp có xét nghiệm ELISA dương tính, chiếm tỷ lệ 74,9%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhiễm giun đũa chó/mèo cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu tại một số nước phương Tây tỷ lệ dương tính với Toxocara sp. từ 2 – 5% ở vùng thành thị đến 14,2 – 37% ở vùng nông thôn [31]. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara tại Đan Mạch là 2,4%, Mỹ là 14%, Brazil là 26,8%, Sri Lanka là 43% ở vùng nông thôn và 20% ở vùng thành thị [36].Điều này có thể lý giải do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là một xã thuần nông nuôi nhiều chó, mèo, điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt và điều kiện hậu ở khu vực nhiệt đới cũng rất khác với các nước phương Tây, rất phù hợp cho sự phát triển của các loại giun sán truyền qua đất.
Bệnh do Toxocara canis là một trong những bệnh được Hotez P.J và Simon xếp loại đứng thứ hai trong số các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đất trong nhóm người
nghèo ở Mỹ mà thường bị bỏ qua trong chẩn đoán hay tầm soát bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ huyết thanh dương tính trong các quần thể này được đã được thực hiện tại một số châu lục: tại Châu Âu, tỷ lệ huyết thanh dương tính dao động từ 1% ở Tây Ban Nha đến 13,65% ở Cộng hòa Slovak; trong khi ở Châu Đại Dương tỷ lệ huyết thanh dương tính thay đổi từ 0,7 ± 1,65% ở New Zealand, 7% ở Úc; ở Nam Mỹ (Argentina) tỷ lệ này giao động từ 10,6 – 38,9%; ở phía đông Brazil là 46,3%.
Tỷ lệ huyết thanh dương tính trong nghiên của chúng tôi cũng cao tương tự so với tỷ lệ điều tra quần thể dân cư khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ và Đông Nam Á. Theo Cristian M.Colli tỷ lệ nhiễm giun đũa chó trên ngườitại khu vực thành thị Nam Brazil là 51,6%[20]. Tại vùng Đông Bắc Đài Loan, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 57,5%. Ở một số nước nhiệt đới thì tỷ lệ huyết thanh dương tínhở Bali (63,2%), ở Saint – Lucia (86%) và ở đảo La Réunion (92,8%). Điều này là do có sự tương đồng về mặt khí hậu giữ các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á.
Tỷ lệ xét nghiệm ELISA dương tính tại Việt Nam
Theo báo cáo đánh giá hoạt động phòng chống giun sán giai đoạn 2006 – 2010 của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, năm 2009 có 4.640/12.134 tổng số xét nghiệm ELISA dương tính (38,24%), năm 2010 có 13.112/42.092 tổng số xét nghiệm ELISA dương tính (31,15%) [2].
Tỷ lệ dương tính với giun đũa chó/mèo trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Khả Ái và cs năm 2009 trên cộng đồng xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6%[1], nghiên cứu của Hoàng Đình Đông và cs năm 2010, tỷ lệ nhiễm trên người dân Quận 2 trên 20 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh là 20%[4], nghiên cứu của Trần Trọng Dương tại khu vực Miền Trung Việt Nam năm 2011, tỷ lệ nhiễm giun đũa chó/mèo là 15%[6]. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ nhiễm giun đũa chó/mèo tại một số đơn vị biên phòng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ tỷ lệ nhiễm Toxocara sp.Chiếm
26,5%[17]. Có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở lứa tuổi trẻ em 6 – 11 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, các trẻ em này sống ở khu vực nông thôn, thói quen vệ sinh cá nhân chưa tốt, trẻ lại rất thích chơi đùa bồng bế chó, mèo. Một lý do khác có thể khiến cho tỷ lệ nhiễm giun đũa chó/mèo trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn so với các nghiên cứu trên là vì các nghiên cứu trên tỷ lệ nhiễm có thể được xác định là có xét nghiệm ELISA (+) và phối hợp với các tiêu chuẩn lâm sàng trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ dựa vào ELISA (+).
Tỷ lệ dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương và cs năm 2013 trên cộng đồng tại Nghệ An là 71, 3% và thấp hơn so với tỷ lệ dương tính trong cộng đồng ở Thanh Hóa là 95,3%[7],nghiên cứu của Dương Văn Thấm năm 2013, tỷ lệ nhiễm giun đũa chó tại một số đơn vị thuộc quân khu 9 là 67,1%[13]
Tỷ lệ xét nghiệm ELISA dương tính trên trẻ em tại các khu vực trên thế giới
So với tỷ lệ huyết thanh dương tính từ các nghiên cứu trên trẻ em tại các khu vực trên thế giới thì tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxacara sp.Trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều (74,9%). Điều này có thể lý giải do khu vực nông thôn Việt Nam số hộ gia đình có nuôi chó/mèo chiếm tỷ lệ cao, cụ thể trong nghiên cứu này tỷ lệ hộ nuôi chó là 86,4% và nuôi mèo là 49,4%. Chó mèo được nuôi thả rông và hoang. Tỷ lệ giun đũa chó/mèo trên chó/mèo cao, theo Nguyễn Thu Hương và cs năm 2013 điều tra tại Thanh Hóa tỷ lệ nhiễm Toxocara sp.Trên chó mèo là 33,0%. Việc không quan tâm xử lý nguồn chất thải phân chó mèo và chó mèo nhiễm giun cao chính là nguồn phát tán mầm bệnh trong cộng đồng. Hơn nữa trẻ em ở khu vực này thường có thói quen chói đùa, bồng bế chó mèo; đi chân đất, nghịch đất cát và chơi các trò chơi liên quan đến đất cát. Các hành vi nguy cơ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo ở trẻ em.
Ký sinh trùng gây bệnh có thể phân thành 2 nhóm chính: đơn bào là các sinh vật có một tế bào duy nhất và giun sán đa bào phức tạp. Nhiễm trùng giardia bình thường không gây tăng bạch cầu ái toan. Các loại giun sán gồm giun tròn, sán dây và sán lá có thể gây tăng BCAT. Tăng BCAT đáng kể thường nhìn thấy khi giun sán di chuyển và xâm nhập khắp các mô. Bệnh giun đũa chó mèo lưu hành khắp thế giới và có thể gây tăng BCAT đáng kể. Bệnh thường xảy ra ở giun đũa chó (Toxocara canis) và ít hơn ở giun đũa mèo (Toxocara canti) [10].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ tăng BCAT trong số các ĐTNC có xét nghiệm ELISA dương tính là 28%, tỷ lệ không tăng BCAT là 72%, tỷ lệ tăng nhẹ 13,7%, tỷ lệ tăng trung bình là 11,5% và tỷ lệ tăng cao là 2,7%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Lương Trường Sơn, tỷ lệ tăng BCAT ở bệnh nhân nhiễm Toxocara canis là 20,4% [12].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Phương Linh và cs (2012), trong 100 bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara sp. 70% có số lượng BCAT bình thường, 30% có số lượng BCAT tăng [8].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Livia Ribeiro Mendonca và cs (2012), nghiên cứu tại những vùng Mỹ - La tinh nghèo thấy: trẻ em 4 - 11 tuổi có 47% có xét nghiệm dương tính với giun đũa chó, trong đó tỷ lệ tăng BCAT trên 4% là 74,2%, trên 10% là 25,4% [34].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Dương (2012) trên 126 bệnh nhân nhiễm giun đũa chó/mèo có 24/126 bệnh nhân có mức tăng nhẹ (19,0%), 53/126 bệnh nhân có mức tăng trung bình (42,0%), 49/126 bệnh nhân có mức tăng BCAT cao (39,0%).
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tăng BCAT không có giá trị chẩn đoán bệnh, không có mối liên quan giữa tăng BCAT với xét nghiệm ELISA (+)nhưng
tăng BCAT là một trong các chỉ số nên tham khảo khi nghĩ đến các bệnh giun sán xâm nhập và di chuyển giữa các mô.