Liên quan về hành vicá nhân với nhiễm giun đũa chó/mèo

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó mèo (TOXOCARA SP.) ở trẻ em tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014 (Trang 72 - 73)

Liên quan giữa nghịch đất, tiếp xúc đất với ELISA dương tính

Nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt giữa tỷ lệ dương tính với ELISA ở nhóm có nghịch đất, tiếp xúc đất với nhóm không nghịch đất, tiếp xúc đất p < 0,05 và OR = 2,4.

Nghiên cứu của Trần Trọng Dương cũng chỉ ra có sự khác biệt giữ nghịch đất, tiếp xúc đất với nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người.Nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở những người nghịch đất, tiếp xúc đất cao gấp 2 – 3 lần ở những người không nghịch đất, tiếp xúc đất. Nghiên cứu của Trần Minh Tường thì nguy cơ này là 5,3lần (p < 0,001). Tuy nhiên trong nghiên cứu của Dương Văn Thấm và cs thì nguy cơ giữa hai nhóm không có sự khác biệt rõ rệt p > 0,05 [13].

Rửa tay trước khi ăn với ELISA dương tính

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở những trẻ không có thói quen vệ sinh rửa tay trước khi ăn nguy cơ xét nghiệm dương tính với giun đũa chó/mèo cao gấp 4,4 lần so với nhóm trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay trước khi ăn p < 0,05. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát mà đất là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó/mèo. Trẻ em không có ý thức vệ sinh cá nhân sau khi chơi nghịch đất cát tay bản cầm đồ ăn sẽ vô tình nuốt tình nuốt phải trứng

có ấu trùng của giun đũa chó mèo, ấu trùng xâm nhập cơ thể gây bệnh giun đũa chó/mèo. Vì vậy nên giáo dục cho trẻ về vệ sinh rửa tay trước khi ăn để giảm nguy cơ nhiễm giun đũa chó/mèo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đũa chó mèo (TOXOCARA SP.) ở trẻ em tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2014 (Trang 72 - 73)