Một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm và các yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis ở Salvador, bang Bahia, Brazil (Souza RF và cs., 2011), 338 cá nhân được xét nghiệm về sự có mặt của các kháng thể IgG anti - Toxocara canis. Kết quả kháng thể xuất hiện cao hơn ở các đối tượng thuộc tầng lớp xã hội thấp do tiếp xúc với chó và mèo nhiều hơn[35].
Một nghiên cứu do nhóm tác giả ở trường đại học quốc gia La Plata, Argentina thực hiện (Chiodo P và cs.,2006) về các yếu tố liên quan đến bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở người tại cộng đồng nông thôn Argentina. Kết quả cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính là 23%, tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi được phát hiện trên 86,95% số cá nhân có huyết thanh dương tính và trên 37,66% cá nhân có huyết thanh âm tính (p < 0,001; OR = 11,03). Tất cả những người có huyết thanh dương tính đều có nuôi chó trong nhà [21].
Nghiên cứu “Tần suất nhiễm Toxocara ở trẻ em tham gia dịch vụ Y tế công cộng của Maringá, Nam Brazil”, nghiên cứu quan sát cắt ngang được thực hiện từ tháng 9/2004 đến tháng 9/2005 với 450 mẫu huyết thanh được thu thập ngẫu nhiên. Sử dụng bộ câu hỏi để đánh giá số liệu về dịch tễ học, lâm sàng và huyết học, sử dụng kỹ thuật Elisa đã phát hiện 130 (28,8%) huyết thanh dương tính, chủ yếu là của trẻ em từ 7 tháng đến 5 tuổi (p=0,0016). Tương quan có ý nghĩa được quan sát giữa huyết thanh dương tính và thường xuyên chơi trong các hộp cát ở trường hoặc trung tâm chăm sóc ban ngày (p=0,011), và sự có mặt của một con mèo ở trong nhà (p=0056). Thông tin từ các gia đình của trẻ, 50% là các gia đình có chó [33].
Nghiên cứu thực trạng nhiễm và đánh giá một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại một số điểm khu vực miền Trung Việt Nam năm 2011,
nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 800 người (≥ 5 tuổi). Tỷ lệ xét nghiệm ELISA (+) là 15%, một số yếu tố liên quan được xác định là giới (nữ: 68,3% cao hơn nam: 31,7%), trình độ học vấn (đại học, cao đẳng 7,7% thấp hơn các nhóm còn lại 92,3%). Nguy cơ nhiễm ấu trùng giun chó (Toxocara canis) tỷ lệ thuận với hành vi nuôi chó hoặc tiếp xúc với chó [6].
Nghiên cứu thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo trên người và các yếu tố nguy cơ tại cộng đồng dân cư người trưởng thành làm nghề nông tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh và huện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2013 sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, tỷ lệ dương tính trong cộng đồng là 71,3 % và 85,3% với kỹ thuật Ab – ELISA, các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ nhiễm Toxocara canis là nuôi chó, nuôi mèo, chăm sóc chó mèo [7].Nghiên cứu của Dương Văn Thấm cũng chỉ ra có mối liên quan giữ nuôi chó, nuôi mèo với nhiễm giun đũa chó/mèo [13].
1.4.4. Yếu tố môi trường
Tại châu Á cũng có một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Toxocara trong số trẻ em đi học ở Manado, Indonesia (Hayashi E và cs., 2010).Họ đã thực hiện một điều tra huyết thanh học về nhiễm trùng Toxocara canis ở các học sinh trung học từ 3 quận của phía bắc Sulawesi.Trong số 117 học sinh ở 2 quận nông thôn gần Manado cho phép chó vào nhà có tỷ lệ dương tính với Toxocara canis là 84.6%.Trong đó có 53 (45.3%) trường hợp mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể cao của kháng thể chống Toxocara đặc hiệu. Một quận thành thị cho thấy một tỷ lệ nhiễm cao; 58/71 (81,7%) có hiệu giá kháng thể cao chống lại Toxocara phù hợp với kết quả test ELISA, dù không có triệu chứng lâm sàng. Các kết quả này chỉ ra nhiễm trùng ở phía bắc Sulawesi là tiềm tàng và nhiều ca bệnh hơn đánh giá trước đây đã từng làm và cho biết những người đang sống trong môi trường ô nhiễm bởi các trứng Toxocara trở nên dễ dàng nhiễm Toxocara canis và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao [23].
Nghiên cứu “Huyết thanh dương tính vớiToxocariasis ở trẻ em miền Đông tỉnh Azerbaijan, Iran”.Các yếu tố nguy cơ đã được tìm thấy liên quan đến việc lây nhiễm
Toxocariasis ở trẻ em của tỉnh Đông Azerbaijan bao gồm tình trạng gia đình, điều kiện sống, nhận thức[41].
Nghiên cứu tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã chỉ ra có mối liên quan giữa nhiễm giun đũa chó/mèo với không tẩy giun định kỳ cho vật nuôi và ô nhiễm môi trường [7].