1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng mặt hàng thuốc lá (công ty tnhh vinataba – philip morris)

82 706 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

 Biết được hiện trạng quản lý chuỗi cung ứng của Công ty: tình hình thu mua, vận chuyển, tồn trữ nguyên vật liệu, sản xuất từ sản xuất, chất lượng tồn trữ và phân phối bao gồm các đại l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHUỖI

CUNG ỨNG MẶT HÀNG THUỐC LÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS Phạm Thị Vân Đoàn Văn Mến (MSSV: 1101486)

Ngành: Quản Lý Công Nghiệp K- 36

Tháng 12/2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐH CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1 Họ và tên sinh viên thực hiện: Đoàn Văn Mến MSSV: 1101486

Ngành học: Quản lý công nghiệp Khóa: 36

2 Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng mặt hàng thuốc lá Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris

3 Địa điểm thời gian thực hiện: Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris, Cây số 8, Quốc lộ 1A, P.Ba Láng, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, Việt Nam

4 Họ và tên cán bộ hướng dẫn : Th.S PHẠM THỊ VÂN

5 Mục tiêu của đề tài

 Hiểu rõ quá trình và thực trạng sản xuất của Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris

 Biết được hiện trạng quản lý chuỗi cung ứng của Công ty: tình hình thu mua, vận chuyển, tồn trữ nguyên vật liệu, sản xuất (từ sản xuất, chất lượng tồn trữ)

và phân phối (bao gồm các đại lý, nhà bán lẻ, người tiêu dùng và vận chuyển)

 Phân tích và đánh giá hiện trạng của Công ty

 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi chuỗi cung ứng cho Công ty TNHH Vinataba –Philip Morris

Trang 3

6 Nội dung chính của đề tài: Phân tích thực trạng tình hình cung ứng về

nguyên liệu, thành phẩm Sau đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động cho chuỗi cung ứng

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày… tháng… năm 2013

Cơ quan thực tập

Trang 5

TRƯỜNG ĐH CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Năm học 2013 – 2014

7 Cán bộ hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Vân

Ngành học: Quản lý công nghiệp Khóa: 36

8 Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng mặt hàng thuốc lá Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris

9 Sinh viên thực hiện: Đoàn Văn Mến MSSV:1101486

10 Ngành : Quản lý công nghiệp – Khóa 36

11 Nội dung nhận xét:

a Nhận xét về hình thức LVTN: ………

………

b Nhận xét về nội dung: Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:………

………

Những vấn đề còn hạn chế:………

………

c Nhận xét đối với sinh viên thực hiện LVTN:………

………

d Kết luận, kiến nghị và điểm:………

………

Cần thơ, ngày… tháng….năm 2013 Cán bộ hướng dẫn

Th.s Phạm Thị Vân

Trang 6

TRƯỜNG ĐH CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN Năm học 2013 – 2014 & 12 Cán bộ phản biện 1: ………

13 Cán bộ phản biện 2: ………

14 Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng mặt hàng thuốc lá Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris 15 Sinh viên thực hiện: Đoàn Văn Mến MSSV: 1101486 16 Ngành : Quản lý công nghiệp – Khóa 36 17 Nội dung nhận xét: e Nhận xét về hình thức LVTN: ………

………

f Nhận xét về nội dung LVTN: Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:………

………

Những vấn đề còn hạn chế:………

………

g Nhận xét đối với sinh viên thực hiện LVTN:………

………

h Kết luận, kiến nghị và điểm:………

………

Cần thơ, ngày… tháng….năm 2013 Cán bộ phản biện 1 Cán bộ phản biện 2 ……… ………

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp vừa qua em đã gặp phải không ít khó khăn về mọi mặt Nhưng rất may mắn khi có được sự giúp đỡ và hỗ trợ rất tận tình của quý thầy cô ở Bộ Môn và các cô chú, anh chị ở Công ty nên em mới có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Qua đây, em xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo của quý thầy cô Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ và quý thầy cô khoa Công Nghệ lòng biết ơn sâu sắc, đặc biệt là cô Phạm Thị Vân, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo và tất cả các anh chị ở Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris Các cô chú, anh chị đã tạo điều kiện để em có thể thực tập tốt và hiểu

rõ hơn về Công ty Cùng với sự giúp đỡ tận tình thì cô chú, anh chị cũng đã cung cấp cho em những số liệu, tài liệu để có thể hoàn thành đề tài luận văn này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn, sự biết ơn vô cùng sâu sắc đối với chị Hà – Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh và chị Ngọc – Phòng Kế Hoạch – Kinh doanh, người luôn đồng hành, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành đề tài của mình Một lần nửa, em xin chân thành cảm ơn Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về thời gian cũng như kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nên đề tài vẫn tồn tại sai sót nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban lãnh đạo Công ty

Cuối cùng, em xin gửi đến cô Vân, chị Hà, Chị Ngọc, quý thầy cô Khoa Công Nghệ trường Đại Học Cần Thơ và các cô chú, anh chị Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc cũng như

sự nghiệp luôn phát triển Xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

TÓM TẮT

Hiện nay, với tình hình xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề đặt ra là làm như thế nào để tồn tại và phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề trên một trong những giải pháp đó là nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp Nó bao gồm các vấn đề liên quan đến nguyên liệu, sản xuất, tồn trữ và phân phối

Thông qua việc thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng mặt hàng thuốc lá Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris” với mục tiêu là tìm hiểu quá trình và thực trạng sản xuất của công ty sau đó phân tích các mắt xích chuỗi cung ứng và cuối cùng là đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót Chính vì vậy rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài trở nên hoàn thiện hơn và tích lũy thêm những kinh nghiệp quý báo cho công việc sau này

Trang 9

MỤC LỤC

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP i

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ii

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN iii

LỜI CẢM ƠN iv

TÓM TẮT v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

Trang CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp thực hiện 2

1.5 Nội dung thực hiện 3

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng 4

2.2 Hoạt động của chuỗi cung ứng 5

2.2.1 Sản xuất 6

2.2.2 Tồn kho 7

2.2.3 Địa điểm 8

2.2.4 Vận tải 8

2.2.5 Thông tin 10

2.3 Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng 11

2.3.1 Nhà sản xuất 11

2.3.2 Nhà phân phối 12

2.3.3 Nhà bán lẻ 12

Trang 10

2.3.4 Khách hàng 12

2.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ 13

2.4 SWOT 13

2.5 Dự báo 14

2.5.1 Khái niệm 14

2.5.2 Dự báo theo đường xu hướng 15

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VINATABA – PHILIP MORRIS 17

3.1 Tổng quan về công ty 17

3.1.1 Giới thiệu tổng quan 17

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 18

3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 19

3.2.1 Sơ đồ tổ chức 19

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 19

3.3 Định hướng phát triển của công ty 21

3.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty 21

3.5 Nguồn nhân lực 23

3.6 Máy móc, thiết bị 23

3.7 Quy trình sản xuất 24

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ SẢN XUẤT 28

4.1 Quy trình chuỗi cung ứng 28

4.2 Thu mua nguyên liệu 29

4.2.1 Nhà cung cấp 29

4.2.1.1 Nhà cung cấp nguyên liệu chính 29

4.2.1.2 Nhà cung cấp phụ liệu 30

4.2.2 Quy trình thu mua nguyên liệu 32

4.2.2.1 Lựa chọn nhà cung cấp 32

4.2.2.2 Mua hàng 33

4.2.2.3 Kiểm tra số lượng, chất lượng 33

4.2.2.4 Thủ tục nhập kho và thanh toán 34

Trang 11

4.3 Kế hoạch sản xuất 34

4.3.1 Lập kế hoạch sản xuất năm 34

4.3.2 Lập kế hoạch sản xuất tháng và kế hoạch tác nghiệp 35

4.3.3 Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất 36

4.3.4 Kiểm tra và báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất 36

4.4 Tồn trữ 37

4.4.1 Quy định mức tồn kho thành phẩm năm 2013 37

4.5 Quy trình bán hàng 37

4.6 Phân phối 39

4.7 Sản lượng tiêu thụ năm 2011 – 2012 40

CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 43

5.1 Giải pháp cho các thành phần trong chuỗi cung ứng 43

5.1.1 Nhà cung cấp 43

5.1.2 Logistics 43

5.1.3 Kế hoạch sản xuất 44

5.1.3.1 Dự báo 44

5.1.3.2 Lập kế hoạch sản xuất năm 2013 48

5.1.4 Quá trình sản xuất 49

5.1.5 Giải pháp tồn kho 49

5.1.6 Nhà phân phối 50

5.2 Giải pháp dựa trên phân tích SWOT 50

5.2.1 Phân tích SWOT 50

5.2.1.1 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 50

5.2.1.2 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) 53

5.2.1.3 Phân tích ma trận SWOT 59

5.2.2 Phân tích và xây dựng chiến lược 60

CHUONG VI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 62

6.1 Kết luận 62

6.2 Kiến nghị 62

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Máy móc, thiết bị 23

Bảng 4.1 Nhà cung cấp nguyên liệu 29

Bảng 4.2 Nhà cung cấp phụ liệu 30

Bảng 4.3 Kế hoạch sản xuất năm 2013 35

Bảng 4.4 Quy định mức tồn kho 37

Bảng 4.5 Danh sách các nhà phân phối 39

Bảng 4.6 Sản lượng tiêu thụ năm 2011 40

Bảng 4.7 Sản lượng tiêu thụ năm 2012 41

Bảng 5.1 Dự báo cho Marlboro 45

Bảng 5.2 Sản lượng dự báo năm 2012 cho Marlboro 46

Bảng 5.3 Dự báo năm 2013 47

Bảng 5.5 Kế hoạch sản xuất năm 2013 đề xuất 48

Bảng 5.6 so sánh kế hoạch đề xuất với kế hoạch công ty cho Marlboro 48

Bảng 5.7 Khảo sát thu thập thông tin cho ma trận EFE 51

Bảng 5.8 Ma trận EFE 52

Bảng 5.9 Khảo sát thu thập thông tin cho ma trận IEF 54

Bảng 5.10 Ma trận IFE 56

Bảng 5.11 Phân tích SWOT 59

Bảng 5.12 Xây dựng chiến lược 60

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Tác nhân thúc đẩy chuỗi cung ứng 6

Hình 2.2 SWOT 14

Hình 3.1 Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris 17

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty 19

Hình 3.3 Sản phẩm công ty 22

HÌnh 3.4 Quy trình sản xuất thuốc lá 25

Hình 4.1 Quy trình chuỗi cung ứng 28

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình thu mua nguyên liệu 32

Hình 4.3 Quy trình chọn nhà cung cấp 32

Hình 4.4 Sơ đồ quy trình bán hàng 37

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sản lượng năm 2011 – 2012 40

Trang 15

nhất định trong từng chuỗi cung ứng đó

Tốc độ thay đổi và sự bất ổn về sự tiến triển của thị trường đã khiến các công

ty cần hiểu rõ về chuỗi cung ứng mà họ tham gia và hiểu được vai trò của họ Công

ty nào biết cách xây dựng và tham gia vào những chuỗi cung ứng mạnh mẽ sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong thị trường của họ

Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải chấp nhận và tích cực tham gia và xu thế mới này Đi cùng với xu thế này là sự phát triển và ra đời rất nhiều công ty, doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực do đó sự cạnh tranh về thị trường ngày càng cao Chính vì vậy việc tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường là một yếu tố sống còn của mỗi công ty Để làm được như vậy thì việc xây dựng và quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng càng được xem trọng

Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả giúp cho công ty có được thị trường tốt, tối đa lợi nhuận Mục đích cuối cùng của mỗi công ty là tối đa lợi nhuận, để đạt

Trang 16

được như vậy thì phải tối thiểu chi phí và đáp ứng kịp thời cho khách hàng Vì vậy việc xây dựng chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp rất quan trọng và cần thiết

Do thấy được tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá và để củng cố thêm kiến thức trong lĩnh vực này, em chọn đề tài “Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng thuốc lá Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris” để làm luận văn tốt nghiệp đại học, hy vọng kết quả của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Hiểu rõ quá trình và thực trạng sản xuất của Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris

 Biết được hiện trạng quản lý chuỗi cung ứng của Công ty: tình hình thu mua, vận chuyển, tồn trữ nguyên vật liệu, sản xuất (từ sản xuất, chất lượng tồn trữ) và phân phối (bao gồm các đại lý, nhà bán lẻ, người tiêu dùng và vận chuyển)

 Phân tích và đánh giá hiện trạng của Công ty

 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng cho Công ty TNHH Vinataba –Philip Morris

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu về thực trạng để ứng dụng các cơ sở lý luận quản trị chuỗi cung ứng tại công ty như: dự báo nhu cầu, tiếp nhận nguyên liệu

Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm ứng dụng cơ sở

lý luận quản trị chuỗi cung ứng đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả xây dụng chuỗi cung ứng mặt hàng thuốc lá của Công ty TNHH Vinataba –Philip Morris

Trang 17

1.4 Phương pháp thực hiện

 Tìm hiểu tình hình sản xuất và kinh doanh tại Công ty

 Thu thập thông chi tiết về nhu cầu của các đại lý, của hàng thông qua các hóa đơn Thu thập thông tin về lịch trình sản xuất, lượng tồn kho, thời gian cung ứng

 Sử dụng SWOT để phân tích và đánh giá hiện trạng công ty

1.5 Nội dung thực hiện

Chương I: Giới thiệu

Chương II: Cơ sở lý thuyết

Chương III: Tổng quan Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris

Chương IV: Thực trạng kinh doanh và sản xuất

Chương V: Xây dựng chuỗi cung ứng cho Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris

Chương VI: Kết luận và kiến nghị

Trang 18

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ

và khách hàng

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và được sử dụng rất phổ biến vào những năm 1990 Thời gian trước đó, hoạt động kinh doanh đã sử dụng các thuật ngữ như

là “hậu cần” và “quản lý hoạt động” thay thế Một số định nghĩa về chuỗi cung ứng như sau: Nếu xét quản lý chuỗi cung ứng như là những hoạt động tác động đến hành

vi của chuỗi cung ứng và nhằm đạt được kết quả mong muốn thì chúng ta có những định nghĩa về quản lý chuỗi cung ứng như sau: “Xét trên tính hệ thống, đó là sự kết hợp chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt theo các chức năng đó trong những công ty riêng biệt; kết hợp những chức năng kinh doanh truyền thống với chức năng kinh doanh trong chuỗi cung ứng; nhằm mục đích cải tiến hoạt động trong dài hạn cho nhiều công ty cũng như cho toàn bộ chuỗi cung ứng”

“Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối lượng công việc hiệu quả nhất trong thị trường đang phục vụ”

Trang 19

Quản lý chuỗi cung ứng xem chuỗi cung ứng và các tổ chức trong đó như là một thực thể riêng lẻ Đây là cách tiếp cận có hệ thống để hiểu và quản lý các hoạt động khác nhau nhằm tổng hợp dòng sản phẩm/dịch vụ để phục vụ tốt nhất khách hàng - người sử dụng cuối Cách tiếp cận này cũng cung cấp hệ thống mạng cung ứng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu kinh doanh của công ty

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời cả mức độ dịch

vụ khách hàng và mức hiệu quả của sự điều hành nội bộ ở các công ty trong chuỗi cung ứng Dịch vụ khách hàng ở mức căn bản nhất nghĩa là tỉ lệ hoàn thành đơn hàng với mức độ cao thích hợp; tỉ lệ giao hàng đúng giờ cao; tỉ lệ khách hàng trả lại sản phẩm thấp với bất kỳ lý do nào Tính hiệu quả nội bộ của các công ty trong chuỗi cung ứng đồng nghĩa với các tổ chức này đạt tỉ lệ hoàn vốn đầu tư đối với hàng tồn kho và các tài sản khác là cao; tìm ra nhiều giải pháp để giảm thấp hơn chi phí vận hành và chi phí bán hàng

Mỗi chuỗi cung ứng có nhu cầu thị trường riêng và những thử thách trong các hoạt động; nhưng nhìn chung cũng có những vấn đề giống nhau trong một số trường hợp Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cần phải quyết định riêng

lẻ và hướng hoạt động của họ theo 5 lĩnh vực: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải, thông tin

2.2 Hoạt động của chuỗi cung ứng

Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành” Theo định nghĩa này, thông lượng chính là tốc độ mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho khách hàng – khách hàng cuối cùng Tùy thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanh thu hay lượng hàng bán ra có nhiều lý do khác nhau Trong một vài thị trường, khách hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ cao hơn Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng có giá thấp nhất

Trang 20

Như chúng ta biết, có 5 lĩnh vực mà các công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty

Hình 2.1 Tác nhân thúc đẩy chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tác nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của nó

Trang 21

với công suất thừa cao thì khả năng linh động và đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản phẩm Tuy nhiên các nhà xưởng được xây dựng theo một trong hai phương pháp sau để phù hợp với sản xuất:

Tập trung vào sản xuất – một nhà máy tập trung vào sản xuất một sản phẩm thì có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất từ việc chế tạo các bộ phận khác nhau cho đến việc lắp ráp các bộ phận của sản phẩm này

Tập trung vào chức năng – Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản xuất một nhóm các bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp Cách thức này có thể được áp dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau

2.2.2 Tồn kho

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng

và tính hiệu quả Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được

Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho:

Tồn kho chu kỳ – đây là khoản tồn kho cần thiết nhằm xác định nhu cầu giữa giai đoạn mua sản phẩm Nhiều công ty nhắm đến sản xuất hoặc mua những lô hàng lớn

để đạt được kinh tế nhờ qui mô Tuy nhiên, với lô hàng lớn cũng làm chi phí tồn trữ tăng lên Chi phí tồn trữ xác định trên chi phí lưu trữ, xử lý và bảo hiểm hàng tồn kho

Tồn kho an toàn– là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm chống lại sự bất trắc Nếu dự báo nhu cầu được thực hiện chính xác hoàn toàn thì hàng tồn kho chỉ cần thiết ở mức tồn kho định kỳ Mỗi lần dự báo đều có những sai số nên để bù đắp việc không chắc chắn này ở mức cao hay thấp hơn bằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột biến so với dự báo

Tồn kho theo mùa – đây là tồn trữ xây dựng dựa trên cơ sở dự báo Tồn kho

sẽ tăng theo nhu cầu và nhu cầu này thường xuất hiện vài lần trong năm Một lựa

Trang 22

chọn khác với tồn trữ theo mùa là hướng đến đầu tư khu vực sản xuất linh hoạt có thể nhanh chóng thay đổi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng Trong trường hợp này, vấn đề cần chính là sự đánh đổi giữa chi phí tồn trữ theo mùa và chi phí để có được khu vực sản xuất linh hoạt

2.2.3 Địa điểm

Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi cung ứng Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả Các quyết định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả

và tính kinh tế nhờ qui mô Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở các khu vực gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn Khi quyết định về địa điểm, nhà quản lý cần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, lao động, kỹ năng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và gần với nhà cung cấp hay người tiêu dùng Quyết định địa điểm có tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt động của chuỗi cung ứng Quyết định địa điểm phản ánh chiến lược cơ bản của một công ty về việc xây dựng và phân phối sản phẩm đến thị trường Khi định được địa điểm, số lượng và kích cỡ thì chúng ta xác định được số lượng kênh phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng

2.2.4 Vận tải

Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải Phương thức vận tải nhanh nhất là máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất Phương thức vận tải chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp ứng không kịp thời Chi phí vận tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên quyết định chọn lựa ở đây là rất quan trọng

Có 6 phương thức vận tải mà công ty có thể lựa chọn:

Trang 23

 Tàu thủy: rất có hiệu quả về chi phí nhưng là hình thức vận chuyển chậm nhất Nó giới hạn sử dụng các địa điểm phù hợp với tàu thuyền đi lại như sông, biển, kênh đào

 Xe lửa: cũng rất có hiệu quả về chi phí nhưng chậm Nó cũng giới hạn sử dụng giữa những nơi có lưu thông xe lửa

 Xe tải: là hình thức vận chuyển tương đối nhanh và rất linh hoạt Xe tải hầu như có thể đến mọi nơi Chi phí của hình thức này dễ biến động vì chi phí nhiên liệu biến động và đường xá thay đổi

 Máy bay: là hình thức vận chuyển rất nhanh, đáp ứng rất kịp thời Đây cũng

là hình thức có chi phí đắt nhất và bị hạn chế bởi công suất vận chuyển

 Đường ống dẫn: rất có hiệu quả nhưng bị giới hạn với những mặt hàng là chất lỏng hay khí như nước, dầu và khí thiên nhiên

 Vận chuyển điện tử: đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất, rất linh hoạt và

có hiệu quả về chi phí Hình thức này chỉ được sử dụng để vận chuyển loại sản phẩm như năng lượng điện, dữ liệu và các sản phẩm được tạo từ dữ liệu như hình ảnh, nhạc, văn bản

Nhà quản lý cần thiết kế lộ trình và mạng lưới phân phối sản phẩm đến thị trường với các địa điểm khác nhau và phương thức vận tải khác nhau trong chuỗi cung ứng Lộ trình là một đường dẫn mà sản phẩm sẽ di chuyển qua Mạng lưới phân phối là sự phối hợp của các lộ trình và các phương tiện kết nối các lộ trình đó Theo nguyên tắc chung, giá trị của sản phẩm càng cao (như là linh kiện điện tử, dược phẩm ) thì mạng lưới phân phối càng nhiều sẽ làm nổi bật tính đáp ứng Giá trị sản phẩm càng thấp (như sản phẩm có số lượng lớn như nông sản, rác thải ) thì mạng lưới phân phối càng nhiều sẽ làm nổi bật tính hiệu quả

Trang 24

2.2.5 Thông tin

Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng

Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như dữ liệu chính xác, kịp thời

và đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt đối với các hoạt động của riêng họ Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng Đó là cách mà thị trường chứng khoán hay các thị trường tự do khác thực hiện và chuỗi cung ứng mang tính năng động giống như đối với thị trường

Phối hợp các hoạt động hằng ngày – liên quan đến chức năng của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải Các công

ty trong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầu sản phẩm để quyết định lịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và địa điểm tồn trữ

Dự báo và lập kế hoạch – để dự báo và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai Thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng ngày Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc ra quyết định chiến lược

có nên lập các phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rút lui khỏi thị trường đang tồn tại

Trong phạm vi của một công ty, cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả liên quan đến việc đo lường lợi ích mà thông tin đem lại cũng như chi phí có được thông tin đó Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng hiệu quả Tuy nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để phân phối thông tin có thể

là rất cao Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời và tính hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công ty khác và bao nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình Các công ty chia sẻ thông tin càng nhiều về sản phẩm, nhu cầu khách hàng, dự báo thị trường, lịch trình sản xuất thì mỗi công ty càng đáp ứng kịp thời hơn Nhưng việc công khai này

Trang 25

lại liên quan đến việc tiết lộ thông tin công ty có thể sử dụng chống lại các đối thủ cạnh trạnh Chi phí tiềm ẩn này cộng thêm tính cạnh tranh tăng cao có thể gây thiệt hại đến lợi nhuận của công ty

2.3 Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng

Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia

cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:

 Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng

 Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở

vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng

 Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin

2.3.1 Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác

Trang 26

2.3.2 Nhà phân phối

Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng

Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng

Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất

và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm

Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất

2.3.3 Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm

2.3.4 Khách hàng

Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản

Trang 27

phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng

2.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ

Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này

Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần

2.4 SWOT

Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các

đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cà trong các báo cáo nghiên cứu đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: (1) Chiến lược điểm mạnh- cơ hội (SO); (2) Chiến lược điểm yếu-cơ hội(WO); chiến lược điểm mạnh-nguy cơ(ST); và chiến lược điểm yếu nguy cơ(WO)

Trang 28

đã đưa ra kỹ thuật dự báo Vì vậy kỹ thuật dự báo là hết sức quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ngày nay các doanh nghiệp lại hoạt động trong môi trường của nền kinh tế thị trường mà ở đó luôn diễn ra những sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau

Dự báo là khoa học và nghệ thuật nhằm tiên đoán trước các hiện tượng và sự việc sẽ xảy ra trong tương lai được căn cứ vào các tài liệu như sau:

 Các dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ

 Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo

 Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế đã được đúc kết

Trang 29

 Như vậy, tính khoa học ở đây thể hiện ở chỗ:

 Căn cứ vào dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ

 Căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả dự báo Tính nghệ thuật được thể hiện: Căn cứ vào các kinh nghiệm thực tế và từ nghệ thuật phán đoán của các chuyên gia, được kết hợp với kết quả dự báo, để có được các quyết định với độ chính xác và tin cậy cao

2.5.2 Dự báo theo đường xu hướng

Đường xu hướng còn có tên gọi là đường hồi quy Các phương pháp dự báo nhu cầu theo đường xu hướng cũng dựa vào dãy số thời gian Dãy số này cho phép

ta xác định đường xu hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức

là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường

xu hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất Sau đó dựa vào đường xu hướng lý thuyết

ta tiến hành dự báo nhu cầu cho các năm trong tương lai

Có thể sử dụng các phương pháp dự báo theo đường xu hướng để dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Để xác định được đường xu hướng lý thuyết, đòi hỏi phải có nhiều số liệu trong quá khứ

Đường xu hướng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến tính Để biết được đường xu hướng là tuyến tính hay phi tuyến tính, trước hết ta cần biểu diễn các nhu cầu thực tế trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng phát triển của các dữ liệu đó Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng hoặc giảm tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định thì ta có thể vạch ra một đường thẳng biểu hiện chiều hướng đó Nếu các số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăng nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có thể sử dụng các đường cong thích hợp để mô tả sự biến động đó (đường parabol, hyperbol, logarit…)

Phương trình có dạng Y=ax+b

Trang 30

Trong đó: y - Số nhu cầu thực tế (nếu là thời kỳ quá khứ)

- Số dự báo (nếu là thời kỳ tương lai);

x - Số thứ tự các thời kỳ (biến thời gian);

a - Độ dốc của đường xu hướng;

b - Tung độ gốc;

n - Số lượng quan sát

Lưu ý: Trường hợp a >0: Đường biểu diễn dốc lên; a <0: Đường biểu diễn dốc xuống; a=0: Đường biểu diễn nằm ngang

Trang 31

CHƯƠNG III

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VINATABA – PHILIP MORRIS

3.1 Tổng quan về công ty

3.1.1 Giới thiệu tổng quan

Hình 3.1 Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris

- Tên công ty: Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris

- Địa chỉ: Cây số 8, Quốc lộ 1A, P.Ba Láng, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, Việt Nam

- Điện thoại: (84.710) 3846047 – 3846738, Fax: 07103.846048

- Email: vpm@vpm.com.vn

Trang 32

- Chủ tịch HĐTV: Ông Nguyễn Triết

- Tổng Giám đốc: Ông Đỗ Đoan

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thuốc lá điếu để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước

- Tổng số cán bộ, công nhân viên tại thời điểm 6/2010: 183 người

- Năng lực sản xuất: 300 triệu bao/năm, theo Giấy chứng nhận đầu tư số

571022000017 gày 20/4/2010 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris được thành lập năm 1991 theo giấy phép đầu tư số 187/GP ngày 04/05/1991 do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch – Đầu tư) cấp với tên gọi là Công ty Liên doanh Thuốc lá Vinasa Lúc mới thành lập Công ty là đơn vị liên doanh giữa tỉnh Cần Thơ với Công ty Vinasa Investment Corporation Công ty chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1994, với cơ cấu phía Việt Nam 25% vốn, Phía nước ngoài 75% Tháng 4 năm 2003, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam mua lại phần vốn góp của phía cần thơ và một phần của phía nước ngoài, nâng cao tỉ lệ góp vốn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong liên doanh lên 51%; phía nước ngoài – công ty Vinasa Investment Corporation 49% Đến tháng 07 năm 2008 thực hiện theo Luật doanh nghiệp Công ty đã đăng ký đổi tên thành Công ty TNHH Liên doanh thuốc lá Vinasa Đến năm 2010 được sự đồng ý của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam và Bộ Công Thương chấp nhận cho Công ty TNHH Liên doanh Thuốc lá Vinasa liên doanh với Công ty PT Hanjaya Mandala Sampoerna TBK theo giấy Chứng nhận đầu tư số: 571022000017 cấp lại lần hai ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ và đổi tên thành Công ty THH Vinataba – Philio Morris

Trang 33

3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

3.2.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức Công ty

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

 Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty và sẽ

quyết định tất cả các vấn đề chủ yếu liên quan đến việc quản lý Công ty theo Điều

lệ HĐTV không trực tiếp quản lý hoặc điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty

 Ban Tổng Giám đốc: bao gồm Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc là đại diện theo pháp luật của Công ty, quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của Công ty

Ban QLPX

P Kinh doanh

P Công nghệ KCS

- Quản đốc

- NV

- T.phòng

- NV KD

- Tiếp thị

- NV Kho

- T.phòng

- NV KCS

Phân xưởng

- Trưởng ca

- Kỹ thuật viên

- Công nhân

- Chủ tịch

- Phó Chủ tịch

- Thành viên

Trang 34

 Phòng Kế toán: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài

chính kế toán Theo dõi phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan Tham mưu cho BTGĐ về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh, trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh doanh

 Phòng Tổ chức - Hành chánh: Thực hiện những công việc liên quan đến

hoạt động hành chánh, nhân sự của Công ty Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ cán

bộ công nhân viên, quản lý công tác văn thư, công tác chăm lo đời sống cho người lao động Tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến hành chánh nhân

sự

 Phòng Kinh doanh: Tạo dựng mối quan hệ khách hàng, thực hiện các

hoạt động mua bán, giao dịch Theo dõi việc thu mua nguyên phụ liệu, hàng tồn kho, thành phẩm… phục vụ cho sản xuất

 Phòng Công nghệ KCS: Nghiên cứu xây dựng các công thức phối chế sợi

thuốc Xây dựng kế hoạch tìm kiếm nguồn và sử dụng nguyên liệu Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình gia công theo công thức phối chế Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các nhãn mác thuốc Kiểm tra, giám sát chất lượng nguyên phụ liệu cung cấp cho công ty đáp ứng được yêu cầu sản xuất các nhãn mác thuốc Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất, thành phẩm nhập kho

và thành phẩm trong quá trình lưu kho đảm bảo sản phẩm của công ty đáp ứng được

nhu cầu của khách hàng Ban quản lý phân xưởng: Thực hiện kế hoạch sản xuất của

do phòng Kế hoạch – Kinh doanh cung cấp, quản lý điều hành chung các ca sản xuất, kiểm soát chặt chẽ vật tư sử dụng cho từng loại sản phẩm, cũng như tỷ lệ hao hụt trong sản xuất, lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, trung tu và đại tu và mua các máy móc thiết bị phục vụ phân xưởng

Trang 35

3.3 Định hướng phát triển của công ty

Nhằm áp dụng và triển khai có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 công ty có các định hướng sau:

 Thực hiện 100% kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận năm 2013 do Hội đồng thành viên công ty giao

 Tất cả các kiến nghị, khiếu nại của khách hàng, đối tác các bên liên quan đều được xem xét, giải quyết đạt kết quả tốt nhất

 Phát triển 1 sản phẩm mới

 Tiêu hao nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất không vượt định mức vật

tư do công ty ban hành

 Tổng thời gian ngừng sản xuất do sự cố thiết bị không vượt quá 6% thời gian chạy máy

 Phát triển bền vững; kinh doanh hiệu quả; hài hòa ba lợi ích: Công ty – khách hàng – người lao động

 Đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển công ty

3.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty

 Sản phẩm sản xuất:

Nhãn hiệu của công ty: Thuốc lá điếu có

đầu lọc nhãn hiệu GOLDEN EACLE

Trang 36

Nhãn hiệu của công ty: Thuốc lá điếu có

đầu lọc ICEL

Nhãn hiệu nhượng quyền: Thuốc lá điếu

có đầu lọc nhãn hiệu MARLBORO

Hình 3.3 Sản phẩm công ty

Hoạt động kinh doanh chính của Công ty Vinasa là trực tiếp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá điếu bao gồm: Golden Eagle, Icel, New Icel và Marlboro – sản phẩm hợp tác sản xuất với Công ty Philip Morris Vietnam S.A

 Thị trường tiêu thụ:

+ Thuốc lá điếu có đầu lọc nhãn hiệu GOLDEN EAGLE: Thị trường tiêu thụ chính ở các tỉnh cao nguyên, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Miền Trung, Miền Đông Nam bộ và TP Hồ Chí Minh

+ Thuốc lá điếu có đầu lọc nhãn hiệu ICEL: Thị trường tiêu thụ chính ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ Ngoài ra sản phẩm này còn xuất sang các nước Trung Quốc, Korean,

+ Thuốc lá điếu Marlboro: Thị trường tiêu thụ trong nước

Trang 37

3.5 Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ, công nhân viên công ty gồm có 217 người Trong đó:

- Cán bộ trình độ Cao đẳng, Đại học 45 người

- Cán bộ có trình độ trung cấp 24 người

- Công nhân kỹ thuật bậc cao 2 người

- Số còn lại là trình độ lao động phổ thông

Năm sản xuất

Năm

sử dụng

Công suất (bao/phút)

Máy ghép đầu

Máy dán tem SONGTRANCO.

Việt

Máy đóng

Máy đóng

Trang 38

3.7 Quy trình sản xuất

Do thuốc lá là sản phẩm đòi hỏi tính an toàn cao nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được các nhân viên KCS trực tiếp thực hiện ngay trong từng công đoạn sản xuất Quá trình kiểm tra được diễn ra thường xuyên trên bất kỳ sản phẩm nào nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và hạn chế tỉ lệ phế phẩm

Trang 39

HÌnh 3.4 Quy trình sản xuất thuốc lá

Nhãn bao, giấy nhôm

Giấy lưỡi gà, keo

Trang 40

Thuyết minh quy trình

Công đoạn vấn điếu:

- Nạp sợi: Sợi được nạp vào lần lượt, không quá nhiều, thao tác nhẹ nhàng

tránh nát sợi Tránh hụt lượng sợi trong máy gây tình trạng điếu thuốc bị mềm do thiếu sợi Nếu có yêu cầu trộn sợi xé tái sử dụng thì phải trộn đúng tỉ lệ và lô sợi này phải được kiểm tra đọ ẩm, tình trạng mốc, cường độ hương đặc trưng của sợi thuốc (đã được nhân viên KCS kiểm tra)…

- Vấn điếu: Sợi thuốc sau khi vào máy sẽ theo lô đinh tải dàn thành lớp mỏng Sợi được hút vào máng hình thành bó Bó thuốc sợi này được dẫn qua các bộ phận: vấn giấy (đã có dấu in), dán keo, cắt điếu, ghép đầu lọc, ghép giấy sáp…hình thành sản phẩm hoàn chỉnh trên băng tải đầu ra

- Hốt điếu vào khai: Hốt những điếu thuốc đúng quy cách vào khai thuốc, đặt nhẹ nhàng và ngay ngắn, không làm rơi vãi, tránh nhăn điếu, rỗ đầu điếu…mỗi khai chứa khoảng 4200 điếu thuốc Loại những điếu thuốc không đạt vào thùng chứa điếu sai quy cách Theo dõi, phát hiện những điếu lỗi xuất hiện liên tục hay không liên tục, báo cho kỹ thuật viên điều chỉnh máy để ngăn ngừa các sản phẩm không phù hợp xuất hiện tiếp tục Thuốc điếu sản xuất ra trước phải được đóng bao trước, thuốc điếu chưa được đóng bao ngay nếu để quá 2 giờ phải được phủ bao nylon để giữ hương và giữ ẩm cho điếu

Công đoạn đóng bao

- Đóng bao: Nạp điếu nhẹ nhàng trách rơi vãi, loại bỏ những điếu dập, rổ đầu… Máy đóng bao sẽ phân bố điếu điếu trong một bao thành 3 hàng: 7 – 6 – 7; Kết hợp cùng giấy nhôm, lưỡi gà, nhãn bao và keo,… để hình thành bao thuốc

- Đáy mỗi bao sẽ được đóng mã sản xuất theo quy cách của từng nhãn thuốc Đầu bó nhôm được dập nổi chữ “PULL”, giấy nhôm được cán mờ Các bao thuốc đạt chất lượng được dán tem thuế Vị trí dán tem thuế theo bảng vẽ qui cách nhãn thuốc Bao thuốc đã dán tem được ghép bóng kính, chỉ xé, ép nhiệt… hình thành bao thuốc hoàn chỉnh

Ngày đăng: 21/09/2015, 18:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Luận văn “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris”, Nguyễn Nhật Trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris
4. Luận văn “Xây dựng hệ thống bảo trì bằng máy tính cho Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris”, Lê Văn Giàu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống bảo trì bằng máy tính cho Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris
5. Luận văn “Phân tích doanh thu và lợi nhuận Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris”, Nguyễn Hoàng Phương Ngọc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích doanh thu và lợi nhuận Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris
1. Đồng Thị Thanh Phương, Quản trị sản xuất và dịch vụ Khác
2. ThS. Nguyễn Kim Anh, Quản lý chuỗi cung ứng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w