1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

GIÁO TRÌNH đào tạo ĐỘNG cơ DIESEL

69 542 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 23,66 MB

Nội dung

Không dùng mỏ lết để đập, đóng như búa… trước khi làm việc phải kiểm tra chất lượng của toàn bộ dụng cụ nếu đảm bảo còn tốt, an toàn mới được sử dụng.. đồng hồ đo áp suất buồng đốt, thiế

Trang 1

Mã số tài liệuG…- ĐTNB- ….

Lần ban hành01

Trang1/…

MỤC LỤC

GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG-SỬA CHỮA

ĐỘNG CƠ DIESEL

HĐ Lần ban

Trang 2

CHƯƠNG 1: NỘI QUY AN TOÀN KHI THỰC

HIỆN BẢO DƯỠNG-SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL

Trang 3

Giáo trình này dùng làm tài liệu đào tạo và bổ túc cho công nhân sửa chữa động

cơ diesel hoặc công nhân sửa chữa động cơ diesel mới được tiếp nhận vào Xưởng, ngoài ra có thể làm tài liệu tham khảo cho công nhân và cán bộ kỹ thuật

có liên quan

2 PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng cho các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các động cơ diesel

3 TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Sách sửa chữa-Bảo trì động cơ diesel của tác giả Đỗ Dũng - Trần Thế San

- Sách kỹ thuật sửa chữa động cơ diesel của tác giả Nguyễn Oanh

- Giáo trình đào tạo sửa chữa động cơ diesel của Trung tâm dạy nghề Phan Tấn Bé – Đà Nẵng

4 ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CHƯƠNG 1: NỘI QUY AN TOÀN KHI THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG-SỬA

CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL

Trang 4

Chất lượng, tiến độ khi thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa động cơ diesel

nó tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện nhà xưởng, các thói quen làm việc an toàn Đối với kỹ thuật viên sửa chữa, sự an toàn rất quan trọng có thể còn hơn là kỹ năng nghề nghiệp Sự bất cẩn có thể gây ra những tổn thương, thậm chí chết người không chỉ cho bản thân mà còn các gây ra cho các đồng nghiệp, hư hỏng các thiết bị… Vì vậy cần chấp hành tốt mọi Nội quy, quy định về công tác an toàn, kỷ luật lao động của Tổng Công ty, Nhà máy, đơn vị ban hành Ngoài ra cần phải thực hiện các quy định sau:

1 Tập trung vào công việc

2 Không mang đồ trang sức (nhẫn, dây chuyền…)

3 Khi làm việc với thiết bị điện ắc quy, bộ khởi động… cần phải sử dụng đồng hồ

có dây đeo bằng da, không dùng loại dây kim loại

4 Đội mũ BH cứng khi làm việc với các bộ phận, chi tiết cứng, nặng

5 Tuân thủ tuyệt đối các quy định về vận chuyển vật nặng bằng tay và an toàn khi nâng hạ, lắp ráp, vệ sinh…

6 Các quy định về an toàn dụng cụ: Để tránh tai nạn, luôn luôn phải dùng dụng cụ được thiết kế cho đúng công việc đó Không dùng kìm để siết chặt hoặc mở đai

ốc, công dùng tuốc lơ vít để đục hoặc nạy Không dùng đục bị cùn và các mũi đột

bị mòn Không dùng mỏ lết để đập, đóng như búa… trước khi làm việc phải kiểm tra chất lượng của toàn bộ dụng cụ nếu đảm bảo còn tốt, an toàn mới được

sử dụng

7 Giữ gìn khu vực làm việc luôn sạch sẽ, thông thoáng, gọn gàng, đầy đủ ánh sáng

8 Các bộ phận, chi tiết máy, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa luôn được, kê, để gọn gàng, dễ lấy ở vị trí an toàn

CHƯƠNG 2: DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ THƯỜNG DÙNG

Trang 5

2.1 Dụng cụ:

2.1.1 Nguyên tắc bảo quản dụng cụ: Dụng cụ phải được làm sạch trước khi xếp

vào hộp đựng dụng cụ Mỗi loại dụng cụ được đặt riêng ngăn lắp không đặt chồng lên nhau

Luôn luôn đặt các dụng cụ thường dùng nhất trong các khay hoặc treo trên các bảng dễ thấy và dễ lấy Các cán búa phải luôn chặt và chiều dài thích hợp Các lưỡi đục, đột luôn phải sắc và các cán phải được lắp chặt

2.1.2 Các dụng cụ cầm tay như: Các loại mũi đột, các loại giũa, cạo, to vít cưa

tay, kìm, búa, đục nguội, cờ lê đầu mở, đầu kín và loại phối hợp, cờ lê quay,

cờ lê đầu lục giác và cờ lê chẻ, cờ lê ống Bộ tháo vít cấy, tháo bu lông, vít bị gãy, bộ tháo ta rô gãy, các loại mũi khoam sắt, e tô, các loại dao chuốt các loại dụng cụ làm sạch, các khay đựng dụng cụ, chi tiết…

2.1.3 Các loại dụng cụ chính xác : Mọi công việc bảo dưỡng hoặc sửa chữa đều

đòi hỏi phải phân tích, chuẩn đoán, đo đạc để xác định nguyên nhân, mức độ

hư hỏng của các chi tiết, bộ phận Sau khi tháo rời các chi tiết, một loạt các bước được thực hiện gần như giống nhau để xác định mức độ còn sử dụng của các bộ phận, chi tiết Để lắp ráp các bộ phện, chi tiết của động cơ, cần phải thực hiện đo đạc chính xác để đảm bảo sự vận hành lâu dài Ta cần các dụng

cụ sau:

2.1.3.1 Thước thép: Thước thép 6-inch Được chia vạch 1/32 và 1/64 in trên một phía,

phía bên kia được chia theo 0.5mm

2.1.3.2 Thước thẳng: Được dùng để kiểm tra bề mặt của bánh đà, đầu xy lanh (quy

lát), mặt bích của bộ góp

2.1.3.3 Cữ thước lá (cữ đo độ dày): là thước đo khoảng cách cố định, với chiều dày

được vạch theo phần nghìn in hoặc phần trăm mm laoị thước này được cung cấp theo các bộ tiêu chuẩn hệ mét hoặc hệ inch

nhanh chóng Cữ này được xếp theo bộ các ren tương ứng với bước tiêu chuẩn xác định

Trang 6

2.1.3.5 Compa đo ngoài: được dùng để đo các hốc, các lỗ các rãnh, và các trụ tròn.

2.1.3.6 Compa chia, thước đo góc: Bộ thước gồm thước vuông kết hợp với đo góc

được dùng để đo các góc và các bậc khi lắp động cơ

2.1.3.7 Đồng hồ so (so kế): Đồng hồ so được dùng để đo khoảng cách dịch chuyển

theo phần nghìn, phần trăm mm Có nhiều loại đồng hồ so có cả hai hệ, mét và inch được dùng để đo chuyển động chẳng hạn của bánh răng thời chuẩn Đo

độ thẳng của thân van, đo độ tròn của lỗ hoặc xy lanh…

2.1.3.8 Panme (thước trắc vi): Có nhiều loại (panme cơ, đồng hồ và điện tử) có đo

ngoài (hình 1), đo trong (Hình 2) và đo độ sâu (hình 3)

2.1.3.9 Panme đo ngoài:

Trang 8

Hình 3

2.1.3.12 Thước cặp:

2.2 Thiết bị: Các thiết bị dùng trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa như: Máy

khoan cầm tay, máy khoan cần, máy ép thủy lực, con đội xách tay các đầu kéo

và phụ tùng (cảo) đồng hồ đo áp suất buồng đốt, thiết bị bơm mỡ, máy rà xupáp, máy nén khí, thiết bị rửa chi tiết, máy đánh bóng xy lanh…

CHƯƠNG 3:

CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN VÀ NGUYÊN LÝ VẬN CHUYỂN

CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL BỐN THÌ

3.1.1 Piston và vòng găng (xéc măng):

Trang 9

- Piston và các vòng găng tác động như một bơm piston khi chuyển động lên

xuống trong xy lanh Piston thường được chế tạo bằng hợp kim nhôm hoặc gang hợp kim Các vòng găng thường được chế tạo bằng gang hợp kim, các vòng găng khí thường được mạ crom

- Hai chức năng chính của piston và vòng găng là làm kín phần dưới của

buồng đốt và truyền áp suất nén và sự cháy qua chốt piston và thanh truyền đến trục khuỷu chúng cũng truyền nhiệt cho thành xy lanh đưa vào phần áo nước bao quanh

Hình 1: Vòng găng (xecmăng)

Hình 2: Piston

3.1.2 Thanh truyền (Tay biên):

- Thanh truyển được chế tạo bằng thép hợp kim dập nóng có nhiệt luyện, nối

giữa trục khuỷu và piston Hai đầu thanh truyền có lỗ Một ống lót (trong đó

có lắp chốt piston) được lắp vào đầu trên thanh truyền Đầu dưới được chia thành hai nửa Một nửa được lắp chặt vào nắp thanh truyền, nửa kia được lắp vào thanh truyền Khi thanh truyền được lắp vào trục khuỷu và trục khuỷu quay, thanh truyền và piston chuyển động lên xuống

Trang 10

3.1.3 Xy lanh: Có loại rời và loại được chế tạo liền với khối xy lanh

Lòng xy lanh tạo thành vách buồng đốt Khi lòng xy lanh tiếp xúc trực tiếp với chất làm nguội, được gọi là lòng xy lanh ướt Lòng xy lanh không tiếp xúc trực tiếp với chất làm nguội thì gọi là lòng xy lanh khô Sự làm nguội hiệu quả đạt được thông qua sự tiếp xúc của lòng xy lanh với chất làm nguội hoặc với

cả khối xy lanh Các lòng xy lanh ướt có các đệm kín đặc biệt để chặn chất làm nguội ở đầu dưới khối xy lanh Các bề mặt này được gia công chính xác của các mặt bích, khối xy lanh và đệm lót dầu xy lanh tạo thành đệm kín cho toàn bộ bề mặt khối xy lanh

Hình 1: Hình 2:

Loại liền với khối xy lanh Loại chế tạo rời có thể thay thế được

Trang 11

3.1.4 Trục khuỷu: Trục khuỷu được chế tạo bằng thép rèn được gia công chính

xác và nhiệt luyện ở các bộ phận chính Các đoạn khuỷu lệch của trục khuỷu được cân bằng và phân bố trọng lượng hợp lý để đảm bảo lực tác dụng đều đặn trong quá trình quay Một số trục khuỷu sử dụng các đối trọng để đạt được

sự cân bằng

3.1.5 Bánh đà: Bánh đà có ba công dụng Thứ nhất quán tính của bánh đà sẽ làm

giảm dung động, cho phép làm êm dịu thì nén trong xy lanh Thứ hai bánh đà tạo thành bề mặt lắp tấm áp suất ly hợp và bề mặt ma sát cho ly hợp (khi ly hợp thủy lực được sử dụng thì cánh quay được lắp vào bánh đà) Thứ ba là vành bánh răng lắp vào bánh đà được dùng để truyền công suất khởi động cho trục khuỷu

Trang 12

3.1.6 Bộ khử dung động: Bộ khử dung động là thiết bị có tác dụng làm giảm các

dung động xoắn xảy ra do biến thiên lực tác dụng lên piston và ngõng trục Dung động xoắn là lực tuần hoàn xảy ra trong từng thì nén Sự dung động này làm cho trục khuỷu bị lệch hoặc vị lắc do đó động cơ làm việc không được

chuẩn xác và thuổi thọ bị giảm Bộ khử dung động được lắp vào phía trước

trục khuỷu Các bộ khử dung động được thiết kế thích hợp cho từng loại động

cơ do dung động xoắn là khác nhau ở mỗi loại động cơ

3.1.7 Đầu xy lanh (nắp quy lát) và các van (xupáp): Đầu xy lanh được đúc

nguyên khối có bề mặt đệm kín phía trên buồng đốt Đầu xy lanh dùng cho một, hai, ba, bốn, sáu… xy lanh, có lắp hai hoặc bốn van cho từng xy lanh Các đường dẫn van, hướng dẫn thân van trong quá trình mở đóng van, được

bố trí trong đầu xy lanh Các van nạp và gối tựa, cùng với cơ cấu van, điều khiển sự nhập không khí vào buồng đốt thông qua bộ góp nạp Van xả và gối tựa, cùng cơ cấu van, điều khiển và giảm áp suất cháy trong buồng đốt, đưa khí cháy vào bộ góp xả

trục cam, cơ cấu van: Bánh răng thời chuẩn truyền chuyển động quay đến

trục cam, đồng thời duy trì quan hệ cố định giữa trục khuỷu và trục cam Trục cam quay trên các ổ trượt lắp trong hộp trục khuỷu Chuyển động quay của trục cam được truyền cho các cam, làm cho các cam và các thanh đẩy chuyển động lên xuống, cần điều khiển (cò mổ) xoay, và các van mở và đóng Trên các động cơ có trục cam được đặt phía trên thân van, các thùy cam mở và đóng các van bằng cách đẩy trực tiếp các cam của từng van

Trang 13

3.1.9 Các đệm kín và đệm lót: Các đệm kín và đệm lót được dùng để lót kín

giữa các bộ phận động cơ được lắp bu lông với nhau và khối xy lanh

3.1.10 Các hệ thống trên động cơ diesel: Động cơ diesel cần phải có năm hệ

thống hỗ trợ để vận hành như: Làm nguội, bôi trơn, phun nhiên liệu, nạp không khí, thải không khí Chức năng của từng hệ thống rất quan trọng đối với động cơ như một tổng thể

3.1.10.1 Các bộ phận hệ thống làm nguội gồm có: Bơm nước (chất làm nguội)

cùng với bộ điều nhiệt, các đường dẫn chất làm nguội bên trong khối xy lanh và đầu xy lanh, bộ giải nhiệt, quạt có chức năng duy trì nhiệt độ làm nguội ổn định trong quá trình vận hành

3.1.10.2 Các bộ phận của hệ thống bôi trơn gồm có: Bơm dầu cung cấp dầu bôi

trơn qua các đường dẫn bên trong đến các ổ đỡ, các bánh răng và các bộ phận khác cần bôi trơn làm nguội Nhiều động cơ diesel có bộ làm nguội dầu dể làm nguội và tăng tính bôi trơn cho dầu

3.1.10.3 Các bộ phận của hệ thống phun nhiên liệu gồm có: Bình nhiên liệu

không chỉ dùng để chứa nhiên liệu mà còn để làm sạch nhiên liệu bằng cách

là nắng các cặn và nước xuống đáy bình Các bộ lọc nhiên liệu được dùng

để loại bỏ các tạp chất và nước ra khỏi nhiên liệu Bơm phun nhiên liệu và

Trang 14

các đầu phun dùng để cung cấp và phun lượng nhiên liệu cần thiết đúng thời điểm vào trong xy lanh.

3.1.10.4 Các bộ phận hệ thống nạp khí gồm có: Bộ lọc không khí, bộ góp nạp, và

trên một số động cơ, bộ nạp tubo và bộ làm nguội sau được dùng để cung cấp không khí nguội, sạch cho các xy lanh, cung cấp không khí để quét khí thải, và giảm tiếng ồn của dòng khí Các động cơ hai thì cần phải có thêm

bộ thổi để quét khí thải

3.1.10.5 Các bộ phận hệ thống xả gồm có: Bộ góp xả, các đường ống, các nối kết,

bộ lọc khí xả, được dùng để điều chỉnh khí xả ra khí quyển, giảm tiếng ồn

và giảm khí ô nhiễm Khi bộ nạp tubo được sử dụng, bộ này được nối với

bộ góp xả, để khí xả làm quay cánh turbine và bộ nén quay, không khí mới được đưa vào bộ góp nạp

3.2 NGUYÊN LÝ KẾT CẤU, VẬN CHUYỂN:

Trang 15

Piston đi từ ĐCD lên ĐCT, xu páp thải mở, khí thải được đẩy ra ngoài.

Trong một chu kỳ, trục khuỷu quay hai vòng, piston lên hai lần, xuống hai lần, có một lần nổ sinh công

Để tăng hệ số nạp, có nghĩa nạp thật nhiều không khí vào xy lanh, người ta bố trí cho xupáp hút và xupáp thải mở sớm đóng trễ đối với ĐCT, ĐCD nhằm tăng công suất cho động cơ Nhiên liệu cũng được phun sớm trước ĐCT để cháy trọn vẹn

CHƯƠNG 4:

PHƯƠNG PHÁP THÁO ĐỘNG CƠ

4.1 Trước khi tháo động cơ: Cần chú ý đến vấn đề an toàn khi tháo động cơ,

cần phải sử dụng đầy đủ PTBVCN, khi làm việc với các máy móc có các trang

Trang 16

thiết bị thủy lực, cơ học hoặc dây cáp, chẳng hạn các xe cẩu, xe xúc, xe nâng,

… các bộ phận này phải được hạ xuống nền đất trước khi thực hiện bảo dưỡng, chỉnh sửa hoặc sửa chữa Nếu cần phải nâng các bộ phận này mới có thể tiếp cận với động cơ, cần đảm bảo các thiết bị đó được kê, định vị chắc chắn

Tháo động cơ: Trước khi tháo động cơ, cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại động cơ Nếu không có thì ta thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây: Trình tự tháo, ta tháo những bộ phận phía bên ngoài trước, trong sau Khi nắp thì tiến hành ngược lại:

4.1.1 Trước khi làm sạch động cơ và vùng xung quanh bằng hơi nước, cần quan sát

và xác định điều kiện tổng thể của động cơ, chú ý đến sự rò rỉ dầu, nhiên liệu, chất làm nguội Sự quan sát này là rất quan trọng để đánh giá sơ bộ tình trạng của các bộ phận, chi tiết trên động cơ

4.1.2 Tháo mọi thiết bị thủy lực liên quan đến động cơ, tháo các bộ phận điện (kể

cả ắc quy), đánh dấu dây điện để lắp lại cho chính xác

4.1.3 Xả hết dầu bôi trơn, nhiên liệu, chất làm nguội còn lại trong động cơ, xả hệ

thống thông khí (không xả chất làm nguội khi động cơ còn nóng)

4.1.4 Che chắn các bộ phận điện không được tháo để bảo vệ tránh hư hỏng do quá

trình tháo, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ

4.1.5 Làm sạch động cơ bằng hơi nước để loại bỏ đất cát, dầu mỡ…điều này để dễ

quan sát và tháo động cơ

4.1.6 Tháo các kết nối ống mềm dẫn đến bộ phận làm nguội và các ống mềm dẫn

đến hệ thống lái (nếu có) Tháo toàn bộ các đồng hồ đo nhiên liệu, dầu, chất làm nguội…

4.1.7 Tháo các bộ lọc nhiên liệu, dầu, chất làm nguội và các kết nối của chúng,

tháo các điều khiển cơ học, các ống, các ống mềm ra khỏi bộ nạp tubo (nếu có) Tháo các bộ lọc khí, các ống xả, bộ truyền động (nếu cần)

4.1.8 Che chắn tất cả các cửa mở, các đầu ống tránh bụi và các vật rơi vào.

4.1.9 Lắp móc nâng/dây cáp hoặc giá nâng một cách thích hợp để đảm bảo cân

bằng khi nâng động cơ lên

4.1.10 Sau khi đã lắp đặt thiết bị nâng và điều chỉnh chính xác, lúc này ta tiến hành

tháo các bu lông định vị động cơ, sau đó nâng dần động cơ lên Trong quá trình nâng ta phải kiểm tra tải và quan sát xem có các chướng ngại vật hoặc vướng, va chạm vào các vật xung quanh không

Trang 17

4.2 Phương pháp tháo các bộ phận/chi tiết: Do rất nhiều kiểu động cơ được

thiết kế khác nhau, ở đây chỉ trình bày phương pháp tháo cơ bản, gồm các bước sau:

Cần chú ý:

- Sử dụng đúng loại công cụ cho từng công việc

- Khi nâng các bộ phận nặng, cần đảm bảo thiết bị nâng có đủ lực nâng và tải

được định vị chính xác Khi tháo các bộ phận, chi tiết tránh làm rơi

- Đặt các bộ phận riêng rẽ theo từng cụm

- Đánh dấu vị trí trên động cơ của tất cả các bô phận đã tháo, để dễ dàng lắp

lại

- Trong quá trình tháo từng bộ phận cần kiểm tra và ghi lại những bộ phận cần

sửa chữa Sau khi đã tháo hết các bộ phận phụ trên động cơ ta tiến hành

4.2.1 Tháo bộ góp nạp, bộ góp xả Nếu có bộ nạp tubo thì ta tiến hành như sau

Trước hết ta tháo các kết nối ống mềm ngõ vào, ngõ ra, sau đó tháo bộ nạp tubo Che các cửa mở của bộ nạp để tránh bụi… Tháo các bu lông, đai ốc… khỏi bộ góp xả và tháo bộ góp xả ra khỏi đầu xy lanh

4.2.2 Tháo bơm chất làm nguội Lần lượt tháo các ống dẫn chất làm nguội, ống nối

và các ống rẽ nhánh, sau đó tháo các bu lông và lấy bơm ra khỏi động cơ

4.2.3 Tháo bơm phun nhiên nhiệu (bơm cao áp) Đầu tiên tháo đường dẫn phun áp

suất cao và các đầu phun, che các cửa mở của đầu phun, các bộ nối ghép bơm phun và cả hai phía đường dẫn phun Tháo đường dẫn nhiên liệu từ các bộ lọc thứ cấp đến các bơm phun và che các cửa mở, tháo bu lông, nâng bơm ra khỏi động cơ và bảo quản ở nơi an toàn

4.2.4 Tháo nắp quy lát.

4.2.5 Tháo bánh đà (chú ý đánh đấu vị trí liên kết giữa bánh đà với mặt bích của

trục)

4.2.6 Tháo puly và lắp bánh răng chia thì (bánh răng trục cam).

4.2.7 Chú ý: Có khi phải tháo vít ở đầu cac-te chứa nhớt để tháo nắp chia thì Dùng

cảo để tháo puly

4.2.8 Tháo bánh răng và sên dẫn động – các bánh răng thường được gá bằng bu

lông ở giữa tâm trục Sau khi tháo bu lông có thể lấy bánh răng ra một cách

dễ dàng nhưng cũng có khi phải dùng cảo mới tháo ra được

4.2.9 Lật nghiêng máy lại để tháo cac-te chứa dầu, phao, lọc dầu, bơm dầu

Trang 18

4.2.10 Sau khi tháo hết các bộ phận, chi tiết thì dựng máy lại và kê lên giá đỡ chắc

chắn

CHƯƠNG 5:

PHÂN TÍCH NHỮNG HƯ HỎNG CỦA ĐỘNG CƠ

5.1 Động cơ bị hao dầu bôi trơn:

Trang 19

Sự tiêu hao dầu bôi trơn của động cơ là một yếu tố để chuẩn đoán tình trạng bên trong sự mài mòn theo thời gian sử dụng.

Dầu bôi trơn chuyển động đến giữa các bộ phận chuyển động khi các chi tiết

bị mòn quá quy định sẽ dẫn đến tiêu hao nhiều dầu bôi trơn

Dầu bôi trơn tiêu hao qua hai lối:

1 Rò rỉ qua mí roăng hoặc phớt bị hỏng

2 Qua cửa thải

Nếu động cơ bị hao dầu bôi trơn vì rò rỉ qua mí roăng hoặc phớt thì rất dễ dàng xác định bằng cách vệ sinh toàn bộ động cơ sạch sẽ, lau khô, cho động

cơ chạy một lúc sau đó để một khoảng thời gian, nếu thấy dầu giọt xuống nền nhà hoặc thấm ướt những chỗ roăng hoặc phớt chứng tỏ dầu bôi trơn bị rò rỉ qua mí roăng hoặc phớt

Đa số dầu bôi trơn tiêu hao bên trong động cơ là do xéc măng hoặc gít xupáp

bị mòn quá độ Nếu xéc măng dầu bị mòn, dầu sẽ qua xec măng dầu bị lọt lên buồng đốt và cháy với nhiên liệu, phóng khí thải có màu xanh lơ Như vậy là cần phải sửa chữa động cơ

Nên kiểm tra cẩn thận phớt chặn dầu ở gít xupáp, tránh nhầm lẫn với gít mòn (trước khi quyết định thay gít)

5.2 Động cơ bị kêu gõ:

5.2.1 Bị kêu ở các bộ phận phụ thuộc: Nếu động cơ có tiếng kêu bất thường, ta hãy

kiểm tra các bộ phận phụ thuộc như bơm nước, máy phát điện…Bằng cách tháo dây cuaroa dẫn động các bộ phận phụ thuộc Sau khi đã tháo cho động chạy mà vẫn có tiếng kêu thì do động cơ

5.2.2 Kêu bạc trục khuỷu:

- Tiếng kêu do bạc trục lỏng bao giờ cũng kêu lớn hơn tiếng kêu ở các chi tiết khác Tiếng kêu còn tùy thuộc vào tốc độ của động cơ Tiếng “róc” sẽ rõ hơn khi cho chạy ở tốc độ chậm không tải và tốc độ không đều

- Để xác định chính xác bị gõ ở vị trí nào thì ta tiến hành thử bằng cách cho chết từng xy lanh một Ta nới lỏng đầu ống dẫn nhiên liệu cao áp tới kim phun Nếu tiếng kêu thay đổi (giảm) khi cho chết xy lanh nào thì chính bạc và trục ở xy lanh đó bị hỏng

5.2.3 Tiếng kêu Piston:

Trang 20

- Piston kêu là do khe hở giữa piston và xy lanh quá lớn Khi máy còn nguội thì tiếng kêu lớn hơn khi máy nóng.

- Để xác định tình trạng này, đối với xe ta giảm ga nhưng không giảm số (ép máy) tiếng kêu sẽ lớn hơn hoặc cho chết từng xy lanh một để xác định tiếng kêu giảm cho từng piston

- Ta cũng có thử nghiệm bằng cách cho một lượng ít dầu bôi trơn trực tiếp vào

xy lanh sau đó ta quay cho piston chạy lên chạy xuống vài lần để dầu ngấm vào rãnh làm kín xéc măng, sau đó cho động cơ làm việc, nếu tiếng máy em hơn chứng tỏ piston mòn lỏng

5.2.4 Tiếng kêu chốt piston (ắc pistion): Chốt piston mòn lỏng gây ra tiếng kêu

kim loại thanh hơn lúc chạy ở tốc độ không tải Xác định tìm tiếng kêu cho từng xy lanh một như phương pháp đã nói ở trên

5.2.5 Tiếng kêu xupáp (hệ thống phân phối khí) :

- Tiếng kêu do khe hở giữa cò mỏ và đuôi xupáp quá lớn

• Nếu con đội đặt thì điều chỉnh lại khe hở xupáp

• Nếu con đội dầu thì phải thay mới

- Muốn xác định được thì ta dùng ống nghe hoặc tuốc lơ vít dài đặt vào lắp che

cò mỏ đến tai nghe để xác định tiếng kêu xupáp tại nơi xy lanh nào

- Sau khi điều chỉnh mà tiếng kêu vẫn còn thì triệu chứng có thể do trục cam hoặc con đội bị mòn

5.2.6 Tiếng kêu thanh truyền (Kêu tay biên) : Tiếng kêu thanh truyền xảy ra tương

tự tiếng kêu bạc trục, chỉ có âm thanh nhỏ hơn một chút Xác định vị trí kêu ta cũng thực hiện bằng cách cho chết từng xy lanh Ta cũng có thể dùng ống nghe để xác định

5.3 Động cơ làm việc kém hiệu quả : Khi động cơ bị giảm công suất, điều mà

ta có thể đoàn được là hao nhiên liệu

5.3.1 Động cơ bị giảm công suất thì có nhiều nguyên nhân do :

- Thổi roăng quy lát

- Nắp quy lát bị cong vênh

Trang 21

- Trường hợp này ta thấy hiện tượng nước lẫn trong dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn lẫn trong nước.

- Nếu nước làm mát lẫn trong dầu bôi trơn thì khi ta rút thước đo mức dầu sẽ thấy bọt trắng

- Nếu dầu bôi trơn lẫn trong nước thì ta sẽ thấy màng dầu nổi trong thùng nước làm mát Dùng đồng hồ đo áp suất với bình khí nén để xác định chỗ nước rò

- Nếu động cơ bị cháy xupáp hãy sử dụng đồng hồ đo chân không hoặc đồng

hồ đo áp suất để xác định xy lanh nào bị cháy xupáp

- Sên giãn hoặc trục cam mòn cũng giảm công suất vì giảm góc phân phối khí

CHƯƠNG 6:

BẢO DƯỠNG- SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ

6.1 SỬA CHỮA NẮP QUY LÁT VÀ CÁC CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 6.1.1 Sửa chữa nắp quy lát

6.1.1.1 Chùi rửa nắp quy lát

Trang 22

- Nếu nắp quy lát bị đóng nhiều chất bẩn thì dùng dầu diesel hoặc dầu lửa để tẩy sạch sẽ.

- Nếu buồng đốt bên trong lắp quy lát có đóng bụi than thì dùng chổi bằng cùm day thép, lắp vào khoan điện cầm tay để làm sạch

- Nếu xupáp bị đóng than thì dùng chổi quay lắp trên máy mài để đánh sạch, trường hợplớp than bám quá cứng thì đem xupáp ngâm trong dầu tẩy rồi dùng mũi cạo để tẩy sạch

- Rửa các chi tòn tiết còn lại bằng dầu tẩy (dầu diesel)

6.1.1.2 Kiểm tra nắp quy lát: Vết nứt nắp quy lát thường xảy ra chung quanh bệ (xi e)

xupáp thải vì nó bị nóng nhất Ngoài ra quan sát bằng mắt, còn nhiều cách để tìm ra các vết nứt:

- Phương pháp dùng nam châm: Tạo từ trường ở nơi cần kiểm tra, dùng bột sắt phủ lên chỗ đó, đường nứt sẽ hút các bột sắt giúp chúng ta phát hiện chính xác chỗ nứt

- Dùng dầu lửa bôi vào chỗ cần kiểm tra, sau đó lau khô rổi dùng búa gõ nhẹ, nếu có đường dầu ướt nổi lên là chứng tỏ đó là đường nứt

6.1.1.3 Cách chữa vết nứt: Chữa vết nứt ở xi-e có thể sửa chữa bằng cách tạo nỗ ren

rồi vặn vít cấy vào đề trám lại đường nứt Sau đó gia công trồng xi-e

6.1.1.4 Kiểm tra mặt phẳng quy lát: Sau khi vệ sinh sạch sẽ nắp quy lát Dùng cạnh

thước thẳng đặt chéo góc và đặt ở đường tâm dọc của nắp quy lát để kiểm tra Dùng cỡ lá mỏng để đo khe hở ở vùng giữa cạnh thước Nếu khe hở vượt quá 0,07mm trong khoảng chiều dài 150mm hoặc 0,15mm suốt chiều dài của nắp, thì phải gia công lại (bằng phương pháp bào, mài)

6.1.1.5 Sửa chữa ống dẫn hướng xupáp (gít): Nếu ống dẫn hướng bị mòn quá tiêu

chuẩn quy định, xupáp sẽ bị nghiêng gây ra cháy xupáp, giảm áp suất nén, hao dầu Nếu ống dẫn hướng bị mòn mà chưa sửa chữa cho ngay thẳng trong lòng thì cũng không thể gia công mài bệ xi-e chính xác được (vì trụ đá mài được định tâm trong ống dẫn hướng):

- Dùng xupáp mới: Sau khi chùi sạch, lắp xupáp mới vào ống dẫn hướng, lấy tay lắc qua lại, nếu thấy nghiêng quá độ thì phải thay ống dẫn hướng mới

- Dùng đồng hồ so: Sau khi chùi sạch ống dẫn hường và thân xupáp, gá đồng

hồ so sao cho trụ đồng hồ vuông góc 90o với thân xupáp (càng gần càng tốt) Đẩy tán xupáp xuống khỏi bệ rồi kiểm tra độ rơ mòn bằng cách lay, lắc đuôi xupáp để tác động kim đồng hồ Nếu mòn quá giới hạn quy định thì phải thay mới

Trang 23

Gít

- Phương pháp đo đường kính: Dùng dụng cụ đặc biệt để đo đường kính ống dẫn hướng và so với đường kính thân xupáp Nếu khe hở quá lớn thì phải thay hoặc sửa chữa ống dẫn hướng

- Thay ống dẫn hướng xupáp: Nếu động cơ dùng kiểu ống dẫn hướng rời thì có thể thay ống dẫn hướng mới sẽ hơn là sửa cái cũ

 Trước hết là tháo ống dẫn hướng cũ ra bằng cách dùng dụng cụ để tháo ra hoặc cảo ra

Trang 24

 Lắp ống dẫn hướng mới vào, chú ý chiều cao của nó phải đúng quy định, sau khi lắp xong, dùng dụng cụ xoáy rà lại trong lòng ống dẫn hướng cho trơn bóng và đạt kích thước hợp với cỡ thân xupáp.

 Đối với quy lát nhôm, ống dẫn hướng được lắp chặt vào bằng phương pháp co dãn nhiệt: sấy nóng nắp quy lát và làm lạnh ống dẫn hướng (cho co rút nhỏ đường kính lại) rồi ép ống dẫn hướng vào vị trí đã xác định

 Đối với ống dẫn hướng liền (quy lát gang), khi ống dẫn hướng mòn thì doa lớn

và dùng xupáp mới có đường kính thân lớn hơn Các cỡ xupáp gia tăng đường kính thân thường là: 0,076mm; 0,127mm; 0,381mm; 0,762mm

khi sửa chữa ống dẫn hướng

cũng là lúc cần phải sửa chữa bệ

xupáp Nhiều động cơ dùng bệ

tháo bệ xupáp cũ ra và ép bệ

xupáp mới vào

6.1.1.7 Yêu cầu kỹ thuật của bệ xupáp:

- Để đảm bào xupáp đóng kín góc tán xupáp được mài giảm 1o nhỏ hơn góc

bệ Khi xupáp đã bị mòn, xupáp không đóng kín được dẫn đến áp suất nén sụt, động cơ giảm công suất, mất ralăngti (không chạy chậm lại được), …

Trang 25

máy khoan có gắn đầu quay đá mài Đá mài

được gắn vào trụ dẫn hướng đá, trụ dẫn

được gia công, sửa chữa hoàn chỉnh)

để cho đá tự mài với chính trọng lực của nó

Hình 156: Bộ dẫn hướng đá mài (kiểu tự

chỉnh tâm

Trang 26

- Bộ lưỡi cắt sửa giảm bề rộng tiếp xúc “c” của bệ.

đồng hồ so để kiểm tra độ đồng tâm của bệ xupáp sau khi sửa chữa (H.160)

Trang 27

- Xupáp bị cháy: Do lợi và bệ đóng

không kín, lò xo xupáp yếu lửa chui

than, khe hở xupáp quá lớn Cần

phải thay, rửa bô air, Xoáy và chỉnh

- Kích thước đường kính nơi không

mòn so với nơi bị mài mòn (trong hành trình ma sát với ống dẫn hướng) nếu lớn hơn 0,05

- Tán xupáp mòn có chớn, cháy rỗ, mỏng mép

- Đuôi xupáp (nơi tiếp xúc với cò mỏ) hoặc rãnh lắp móng ngựa bị trầy

- Thân xupáp bị cong, tán xupáp bị vênh

Trang 28

6.1.2.2 Phương pháp mài tán xupáp: Nếu tình trạng xupáp còn tốt hơn những điều đã

nêu ở phần (a), thì mài sửa lại, tiến hành như sau:

- Kẹp đuôi xupáp vào ngàm kẹp của máy mài tán xupáp Sau đó điều chỉnh tay quay B đưa tán xupáp tới ngay mặt đá mài tiếp theo điều khiển tay quay A đưa mặt đá mài tiếp xúc chạm mặt tán xupáp

 Chú ý: Nới ốc gá C ngàm kẹp xupáp để điều chỉnh ngàm kẹp với vị trí đúng góc độ cần mài đúng quy định

- Lúc bắt đầu mài, cho đá tiếp xúc mài ăn từ từ (điều khiển tay quay A), không được cho đá ăn quá nhiều- lực ép mạnh gây đảo tán xupáp (không đồng tâm), cong xupáp, mép tán xupáp mỏng sẽ dễ bị cháy xupáp Điều khiển tay quay B đưa tán xupáp qua lại mài vào đá theo nhịp độ chậm và đều mới có thể đạt yêu cầu

6.1.2.3 Rà xoáy xupáp: Để đảm bảo xupáp

đóng kín, sau khi gia công mài, cần

phải rà xoáy bằng bột mài rà chuyên

dụng tiến hành như sau:

- B1: Cho dầu bôi trơn vào thân

xupáp (tránh mòn sước)

- B2: Đặt xupáp vào đúng vị trí bệ

xupáp ở nắp quy lát

- B3: Kéo xupáp lên để cho ít bột mài

rà vào quanh bệ xupáp

Hình: H.164 kiểm tra độ cong thân

xupáp Hình: H.165 kiểm tra độ đồng tâm của tán xupáp

Trang 29

- B4: Thấm ướt chụp cao su của dụng cụ xoáy xupáp và áp cho chụp cao su hút dính chặt vào đầu xupáp.

- B5: Xoay dụng cụ bằng hai bàn tay để quay tán xupáp (quay tới với lực kéo

ép tán xupáp xuống mài vào bệ, quay lui nâng tán xupáp lên) Sau nhiều lần xoay trở lui-tới, chuyển quay dụng cụ 90o rồi lặp lại động tác rà như trên, cứ thế cho đến khi cảm thấy kín đều

- B6: Đem xupáp ra lau sạch tán và bệ, ráp xupáp trở lại dúng vị trí, tẩm dầu lửa chung quanh vành tán xupáp, nếu thấy dầu ngưng đọng là kín tốt Nếu dầu rút khô chứng tỏ tán và bệ không kín

 Nếu thấy dấu bột mài rà ăn không đều (nửa vành sáng, nửa vành không ăn) chứng tỏ bệ và tán không ăn sát đều nhau bị lệch tâm do mài bệ hoặc xupáp cong Phải gia công lại hoặc thay xupáp mới

 Chú ý an toàn: Xupáp thải thân rỗng có chứa chất làm mát sodium, chỉ được

rà bằng tay Tuyệt đối không rà bằng máy (có thể gây nổ nguy hiểm)

6.1.3 Bạc trục cam: Khi gia công sửa chữa nắp quy lát cần chú ý tới bạc trục cam

Một số động cơ dùng kiểu bạc khâu, loại này cần có dụng cụ đặc biệt để tháo ráp Có động cơ dùng kiểu bạc nửa (2 nửa) như bạc thanh truyền, một nửa nắp

ở lỗ trong nắp quy lát, nửa kia nắp ở nắp bộ trục cam

- Khe hở đầu trục cam: Nếu trục cam động cơ dùng bạc khâu, bạc và trục phải

được gia công rất chính xác để đảm bảo khe hở dầu – tăng tuổi thọ động cơ Trường hợp bạc đã quá mòn phải thay khâu bạc Khe hở dầu đối với loại bạc hai nửa được kiểm tra bằng dây nhựa (plastic): đặt dây nhựa lên cổ trục cam,

Trang 30

ráp chặt lắp thao đúng lực siết quy định rồi tháo nắp ra, đo bề rộng của dây nhựa bị ép dẹp và so với tiêu chuẩn (hoặc đo bề dày là kích thước khe hở dầu

cụ thể) khe hở thường nằm trong phạm vi từ 0,03-0,07mm tối đa là 0,10.mm

6.1.4 Kiểm tra trục cam:

- Kiểm tra khe hở dọc trục: Dùng cỡ lá

mỏng để đo khe hở giữa đĩa chặn dọc trục

và bạc cổ trục Tiêu chuẩn kỹ thuật k =

0,07 đến 0,15mm, nếu vượt quá 0,3mm thì

phải thay trục cam

- Kiểm tra độ cong trục cam: Đặt trục cam

lên 2 khối V (kê vào bạc cổ trước và bạc

cổ sau), gá đồng hồ so ở cổ giữa trục cam,

trục cam không được cong vượt quá

Kiểm tra bướu cam bằng đồng hồ so

- Kiểm tra các cổ trục cam: Nếu kiểm tra

mà thấy bị sước hoặc mòn quá độ thì mài

tròn và dùng bạc giảm cốt (đường kính

nhỏ hơn) Nếu bánh răng xoắn bị mòn quá

thì phải thay trục cam

6.1.5 Các bộ phận truyền động cho xupáp:

6.1.5.1 Lò xo xupáp: Lò xo xupáp là chi tiết quan trọng trong truyền động xupáp Nó

có nhiệm vụ kéo xupáp đóng chặt với bệ để làm kín buồng đốt sau khi bướu cam qua khỏi vị trí mở xupáp Sau thời gian dài động cơ làm việc, lò xo có thể

bị biến dạng, đàn hồi kém làm cho xupáp đóng không kín Vì vậy lò xo phải được kiểm tra cẩn thận như sau:

 Đo lực ép

- Đặt lò xo lên đế

- Kéo cần ép lò xo xuống đến chiều cao quy định

Trang 31

- Đọc số đo lực ép trên mặt đồng hồ, nếu không đạt được 90% theo quy định thì phải thay lò xo mới.

 Kiểm tra chiều cao và độ thẳng góc của lò

xo:

- Đặt lò xo trên một mặt phẳng và đưa lò xo

tới gần cạnh thước góc

- Đo chiều cao của lò xo

- Xoay lò xo quanh cạnh thước để kiểm tra

sự biến dạng của lò xo Nếu chiều cao bị

giảm hơn 1,5mm so với tiêu chuẩn và độ

biến dạng nghiêng quá 1,5mm thì phải thay

lò so mới

- Kiểm tra sự rạn nứt của lò xo Nếu có rạn

nứt thì phải thay mới

 Kiểm tra móng chặn (móng ngựa), đĩa

chặn lò xo: Nếu rãnh ở đuôi xupáp và đường

vành trong lòng móng chặn bị trầy trượt thì

phải thay mới

 Kiểm tra cò mổ : Cò mỏ có thể lắp trên trụ bu lông, trên trục, trên gối bo quay, …Nếu các chi tiết bị mòn quá độ sẽ gây tiếng kêu lớn và thay đổi góc phân phối khí dẫn đến động cơ giảm công suất hoặc hư hỏng Khe hở quá lớn

Trang 32

sẽ làm cò mổ đập mạnh như búa gõ gây hỏng cò mổ và đuôi xupáp Nguyên nhân gây ra do điều chỉnh con đội không đúng, con đội dầu hỏng, các chi tiết

bị mòn quá độ

(quá sớm)

- Đều chỉnh không đủ khe hở hoặc thiếu dầu bôi trơn cũng xẩy ra tình trạng tương tự

gây va đạp mạnh của cò mổ

6.2.1 Những hư hỏng của xy lanh

 Xy lanh bị sước: Do bị quá tải, máy nóng quá độ Ngoài ra xy lanh có thể sước nặng do gãy secmăng, lỏng chốt piston, thiếu nhớt bôi trơn…

 Xy lanh bị mòn hình côn: Phần trên mòn nhiều hơn phần dưới làm giảm áp suất nén, dầu lọt lên buồng đốt Do vậy động cơ mất công suất

+ Nguyên nhân:

- Ở phía trên nhiệt độ cao hơn phía dưới

- Bôi trơn ở trên kém (phần trên xy lanh nóng làm hỏng dầu)

- Áp suất cao dẫn đến xecmăng mài vào xy lanh mạnh Nếu kích thước côn vượt quá 0,3mm thì phải doa rộng xy lanh và thay piston + xecmăng lớn hơn

- Nếu trường hợp mòn ít hơn thì dùng phương pháp mài để đem lại kích thước đều suốt từ dưới lên trên Nếu mòn dạng côn từ 0,07mm trở xuống thì dùng đá nhún Nếu mòn dạng côn lớn hơn 0, 07mm thì dùng đá cố định

 Xy lanh bị mòn ô van (méo): Gây lọt khì và dầu lên buồng đốt, dẫn đến động

cơ mất công suất, phóng khí

- Nguyên nhân gây bị mòn ô van: Do lực nghiêng bên trái Fn khi piston đi xuống trong thì nổ, và lực nghiêng bên phải Fn’ khi piston đi lên trong quá trình nén Áp lực nổ > áp lực nén Nên Fn>Fn’ Do vậy xecmăng ép mài bên trái xy lanh lớn hơn bên phải gây méo (ô van)

- Biện pháp chống gây méo: Đặt chốt piston lệch qua bên trái tạo momen nghiêng piston qua phải để chống lực nghiêng bên trái Fn Mônen M1 = F x L1, Mômen M2 = F x L2 Do L2 > L1 nên momen M2 > M1 momen thừa

Trang 33

M2-M1 = M làm piston nghiêng qua bên phải để chống lại lực nghiêng trái

Fn giúp cho xy lanh mòn tương đối đều, tăng tuổi thọ động cơ

 Chú ý: Khi lắp piston cần chú ý : để dấu ở đỉnh piston hoặc mũi tên hay chữ Front hướng tới phía trước nếu lắp piston sai vị trí (sai dấu), momen thừa

M sẽ kết hợp với lực nghiêng trái Fn dẫn đến làm mòn xy lanh rất nhanh

Trang 34

6.3.1 Đánh bóng xy lanh: Nếu kiểm tra thấy lòng xy lanh bị sước nhưng còn trong

tiêu chuẩn cho phép sử dụng, cần phải đánh bòng lại giúp cho xecmăng sát kín với xy lanh, đảm bảo kín hơi, kín dầu Nếu ở cận mép trên của xy lanh có gờ

do xecmămg ma sát thì phải cạo cho hết gờ trước khi đánh bòng hoặc mài Dụng cụ đánh bóng có 02 loại:

1 Chùm hột đá mài (họt đúc bằng xi măng)

2 Lá nhún bọc vải nhám cát mịn

 Thao tác đánh bóng như sau:

- Nhúng ướt hột đá hoặc lá vải nhám vào trong dầu lửa hoặc dầu diesel

- Gắn dụng cụ đánh bóng vào máy khoan điện cầm tay

- Cho máy khoan chạy đồng thời đưa lên, đưa xuống đều, nhịp nhàng khoảng

10 lần

6.3.2 Mài xy lanh: Có hai phương pháp mài xy lanh:

- Mài bằng phiến đá nhún

- Mài bằng đá cố định

6.3.2.1 Mài bằng phiến đá nhún Đây là phương pháp mài mòn kim laoị trong xy lanh

tới 0,07mm Bột đá mài gồm có 2 phiến đá và 2 phiến dạ dẫn hướng Các phiến đá mài và dạ dẫn hướng ép vào xy lanh dưới tác dụng của các lò xo và lực ly tâm (H.212)

 Tiến hành công tác mài như sau:

Ngày đăng: 21/09/2015, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w