- Lợi và bệ bị mòn: Do bụi bẩn trong khí hỗn hợp, bị đóng nhiều muộ
6.2. SỬA CHỮA LỐC XY LANH 1 Những hư hỏng của xy lanh
6.2.1. Những hư hỏng của xy lanh
Xy lanh bị sước: Do bị quá tải, máy nóng quá độ. Ngoài ra xy lanh có thể sước nặng do gãy secmăng, lỏng chốt piston, thiếu nhớt bôi trơn…
Xy lanh bị mòn hình côn: Phần trên mòn nhiều hơn phần dưới. làm giảm áp suất nén, dầu lọt lên buồng đốt. Do vậy động cơ mất công suất.
+ Nguyên nhân:
- Ở phía trên nhiệt độ cao hơn phía dưới.
- Bôi trơn ở trên kém (phần trên xy lanh nóng làm hỏng dầu).
- Áp suất cao dẫn đến xecmăng mài vào xy lanh mạnh. Nếu kích thước côn vượt quá 0,3mm thì phải doa rộng xy lanh và thay piston + xecmăng lớn hơn. - Nếu trường hợp mòn ít hơn thì dùng phương pháp mài để đem lại kích thước
đều suốt từ dưới lên trên. Nếu mòn dạng côn từ 0,07mm trở xuống thì dùng đá nhún. Nếu mòn dạng côn lớn hơn 0, 07mm thì dùng đá cố định.
Xy lanh bị mòn ô van (méo): Gây lọt khì và dầu lên buồng đốt, dẫn đến động cơ mất công suất, phóng khí.
- Nguyên nhân gây bị mòn ô van: Do lực nghiêng bên trái Fn khi piston đi xuống trong thì nổ, và lực nghiêng bên phải Fn’ khi piston đi lên trong quá trình nén.. Áp lực nổ > áp lực nén. Nên Fn>Fn’. Do vậy xecmăng ép mài bên trái xy lanh lớn hơn bên phải gây méo (ô van).
- Biện pháp chống gây méo: Đặt chốt piston lệch qua bên trái tạo momen nghiêng piston qua phải để chống lực nghiêng bên trái Fn. Mônen M1 = F x L1, Mômen M2 = F x L2. Do L2 > L1 nên momen M2 > M1 momen thừa
M2-M1 = M làm piston nghiêng qua bên phải để chống lại lực nghiêng trái Fn giúp cho xy lanh mòn tương đối đều, tăng tuổi thọ động cơ.
Chú ý: Khi lắp piston cần chú ý : để dấu ở đỉnh piston hoặc mũi tên hay chữ Front hướng tới phía trước. nếu lắp piston sai vị trí (sai dấu), momen thừa M sẽ kết hợp với lực nghiêng trái Fn dẫn đến làm mòn xy lanh rất nhanh.
- - -
- Dùng panme hoặc đồng hồ so đo tại các vị trí A, B, C để biết mòn hình côn (H.201)
- Dùng panme hoặc đồng hồ so để đo ngang và đo dọc để biết mòn ô van (méo) (H.202).