1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty dươc phẩm trung ương 1 giai đoạn 2000 2005

66 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp hiểu được vị thế của mình, từ đó có những sách lược hợp lý cho tương lai.Trong giai đoạn từ năm 2000-2005, mặc dù phải chịu nhiều sự biến

Trang 1

BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

a<e» 03 Ob

PHAN CHÍ CÔNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1

GIAI ĐOẠN 2000 - 2005

(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2001 - 2006)

Người hướfng dẫn: Th.s Trần Thị Lan Anh

Ncfi thực hiện: Công ty Dược phẩm Trung ương 1

Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược

Thời gian thực hiện: Tháng 3-5 năm 2006

HÀ NỘI-5/2006

l U ỉ l ỹ

Trang 2

£ ò i e ả t n - t í t i

Qjulcl 5 nủtễt hjơ 4i tậft iM rỉtt luụ ĩtt íLưỐi m úi trứồng Œ)ai họ^ '7ÔCL Qíêiy ĩtưđe^ ẫJẨ' íLạụ ílẪ eảa eắe thẰụ.^ eau cA ạ ià it loMt huụỉl^ eềfL đa^ iíeh Lủy itưổẨỉ,

những, kiêit thú'e euẾL thiêí ehỡ^ eêềig úiẻẨt ehuụiềt tnền etíXL mình & Ắ U L nàự, OUiûJiL difL

lièaễt thành klỉéa lííậíi tấ t ễtụhíep^ eíềi æiii ítíừíe lùi ự iẢ lỉm ụ hUÌ ổn eítảễt thành đeii eéưt ihAụ eA ạiátì^ tjmnjạ nhà ejm æiiL ¿tưđe iÀ lòitg biỀt ổn^ đà^ lứỉt iêi:

Q%.cỹ QW #r Ỡỉfef MoẾt cầỄth^ nụuềi trựe tiêịt hưân^ ííẩễt^ ehi í%ảjù^ tâfL tình^

ehtt ĩtảa trmig ẲXiếl íịuă trình Làề^ềt luậết oúiv.

(Xiuútt ^ítẨềiự,^ nụưềi đă eÁ nhiều ý kiểỉt quoềv Imnụ.^ kluHL hjặe

oií rut ííaếtụ ễtíiâ elỉú úiêe ít í) à ít thành Ulỉéa lííâễí.

HữẴ^ QlựẮiụĩwt Q^hxutít (Butíty tt(ỊẨĨỞỈ đã ễiítiỀL tình ụiá fi ítõ úỉi eti những íẬXÍịL

Ặ hA ếJÍ'Ẩi Itữu íìỉ I l eha luậễt úáĩ^.

Qủễtq nhoM^ difL nùự.^ eJk& fdiép etết đưđe, gjửi lởi eảm ổn^ ehâjit ũnh itejz

nhữtuỊ nụuồi Imtt eủcL Ễẽủnh^ nhữềtg nụưM đă đẵng ữiỀÊt^ ạiúfL đs^ em tà í ithiềit

trứnụ eă ạud trình họe^ tậft,

eồn^ ễihỉều hítễt ehĩ' e ỉ inàl Uỉỉit thíìe^ kb th nụhiềnt eủềig như tk ề i qiííii iíêtt iếiăe dù đ ă tà í eê íịắtuị nhíiĩt íị đ ề tà i úẫễt Uliêit g tlỉê trănh (tưổe nhữnự áẨii

3 j ÓI^ eMt ư í Ệnẩmjg đưđ4i &ự ạjẩ<fL ặ eảít eue thầụ aà eáe luỊềt.

^CL Qlệi^ 19 ilìÁnụ 5 ễtáễ^n 2006

Sinh úiỈM.

^hoẦt ^h í ^ềnjạ.

Trang 4

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VÃN

DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VÃN

1.2.2 Nguồn cung ứng thuốc cho thị trường Việt Nam 6

Trang 5

1.3.4.9 Lương và thu nháp bình quân CBCNV 14

1.4.1 Khái niệm vê xây dựng chiến lược kinh doanh 14 1.4.2 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh 15

1.4.4 Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh phù họp

1.5 Sơ LƯỢC VỂ CÔNG TY Dược PHẨM t r u n g ương 1 20

Phần 2: Đốl TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN

Trang 6

3.I.5.I Kết cấu nguồn vốn 34

3.3.1 Chiến lược kinh doanh theo ma trận SWOT 51 3.3.2 Chiến lược kinh doanh theo phân tích 3C 53

Trang 7

D A N H M U C B Ả N G T R O N G L U Â N V Ã N •

Bảng 1.1 Tiền thuốc bình quân đầu ngưòi giai đoạn 2001-2005 6

Bảng 1.2 Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước

(2001-2005)

7

Bảng 1.3 Tóm tắt hoạt động của một doanh nghiệp 9

Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty (2000-2005) 27

Bảng 3.5 Doanh sô mua và cơ cấu hàng mua của công ty

Bảng 3.7 Tổng mức phí và các loại phí của công ty (2000-2005) 33

Bảng 3.8 Kết cấu nguồn vốn của công ty (2000-2005) 35

Bảng 3.9 Tình hình phân bổ vốn của công ty (2000-2005) 37

Bảng 3.10 Tốc độ luân chuyển và sử dụng vốn lưu động của

Trang 8

Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn tổng mức phí và các loại phí của

Hình 3.14 Biểu đồ biểu diễn lơi nhuân và TSLN ị ) t của công ty

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỂ

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh

mẽ và chúng ta ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên đấu trường quốc tế Một trong những đóng góp quan trọng vào thành quả đó là sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào hệ thống phân phối của các tập đoàn kinh doanh nước ngoài Điều

đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất Phân phối chính là sức cạnh tranh, ai nắm được hệ thống phân phối thì sẽ chi phối hoạt động sản xuất Việt Nam chuẩn bị tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO điều đó sẽ tạo cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội phát triển mà cũng là thách thức Trong tương lai ai nắm hệ thống phân phối? Đây là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn có truyền thống sản xuất buôn bán nhỏ nay phải

mở cửa bước ra sân chơi với toàn cầu, đối diện với làn sóng các tập đoàn bán buôn, bán lẻ với hệ thống phân phối bài bản từ các nước phát triển Hội nhập

là xu thế của thời đại, mở cửa để đi tắt đón đầu là cần thiết dẫu biết rằng chắc chắn trong sân chơi bình đẳng về luật, yếu thế thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam

Thời cơ mới, thách thức mới, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển không còn cách nào khác là phải chiếm được thị trường bằng chính bản lĩnh của mình và các doanh nghiệp Dược không phải là ngoại lệ Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp Để xây dựng một chiến lược kinh doanh tốt trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt với phạm vi rộng lớn như hiện nay trước hết phải biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp hiểu được vị thế của mình, từ đó có những sách lược hợp lý cho tương lai.Trong giai đoạn từ năm 2000-2005, mặc dù phải chịu nhiều sự biến động

về giá thuốc cũng như nhiều thay đổi trong cơ chế quản lý đối với thị trường Dược phẩm vốn dĩ đã rất phức tạp nhưng hoạt động kinh doanh của công ty

Dược phẩm Trung ương 1 luôn ổn định và có hiệu quả Đề tài “Phân tích

hoạt động kinh doanh của công ty Dược phẩm Trung ương 1 giai đoạn

2000-2005” đươc tiến hành với muc tiêu:

Trang 10

1 - Tìm hiểu tình hình kinh doanh của công ty Dược phẩm Trung ương

Trang 11

quy định: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu

toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn [191

Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, quy định:

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ Trong Luật doanh nghiệp nói rõ, nhà nước cồng nhận sự tồn

tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 và sẽ thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 [20] Như vậy khái niệm DNNN còn tồn tại, tức là còn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Xóa bỏ sự phân biệt này chính là làm mất đi khái niệm DNNN, tuy nhiên vẫn còn khái niệm doanh nghiệp có vốn nhà nước, về cơ bản, các DNNN sẽ tiến tới chuyển đổi thành các công ty cổ phần, cống ty TNHH một thành viên, công ty TNHH nhiều thành viên, và ngày càng ít DNNN mà được nhà nước chịu trách nhiệm

vô hạn

Doanh nghiệp Dược nhà nước là một trong những bộ phận quan trọng cấu

thành ngành Dược Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong cung ứng thuốc, phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Dược, vấn đề đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng sắp xếp và tổ chức lại các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Dược phẩm trên phạm vi cả nước Mục đích nhằm thích ứng với các chính sách, cơ chế chung, đồng thời

Trang 12

đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân và có khả năng xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nước ngoài [8], [11].

1.1.2 Những tồn tại, thách thức đôi với DNDNN trong giai đoạn hiện nay

- Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn cả nước số lượng các công ty TNHH, CTCP, DNTN là 680, do vậy đầu mối bán buôn thuốc chính hiện nay không chỉ còn là các DNDNN nữa, mà là của toàn thể các doanh nghiệp, các

cá nhân có khả năng kinh doanh [7] Điều này có nghĩa là các DNDNN đang phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác và cạnh tranh lẫn nhau Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như vậy chỉ có những chiến lược kinh doanh nhạy bén và phù hợp cùng với sự phản ứng kịp thời, linh hoạt trước những biến động liên tục của thị trường thuốc thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển Rõ ràng đây là một yếu thế của các DNDNN so với các loại hình doanh nghiệp khác

- Đối với các DNDNN kinh doanh XNK thuốc cũng tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết Hiện nay, trên cả nước có 57 đơn vị XNK thuốc trực tiếp, trong

đó có 12 DNNN, 33 DNCPH, 8 DN vốn đầu tư nước ngoài và 4 công ty tư nhân Đáng chú ý là có tới 60-70% hàng nhập khẩu của các DNDNN là nhập

ủy thác cho các công ty TNHH lấy từ 1-2% phí dịch vụ Đây là một trong các yếu tố dẫn đến nguyên nhân làm cho các DNDNN giảm hoặc mất vai trò chủ đạo trên thị trưòĩig và chính điều đó là nguy cơ dẫn đến sự lũng đoạn giá thuốc trên thị trường [7]

- Một số DNNN còn có bộ máy tổ chức không hợp lý Sự sắp xếp phân công công việc còn trì trệ, chồng chéo Thu nhập của người lao động trong DNNN tương đối thấp so với một số công ty TNHH và một số công ty nước ngoài, vì vậy việc thu hút lao động, thu phục nhân tài gặp nhiều khó khăn [1], [3]

- Trong các DNDNN cơ chế quản lý và việc áp dụng các chính sách chiến lược kinh doanh đôi khi còn cứng nhắc, bảo thủ, gây khó khăn cho việc mở rộng thị trường và thị phần của chính doanh nghiệp đó

- Ngoài ra, công tác thống kê báo cáo, tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của cơ quan quản lý cũng như các đơn vị kinh doanh sản xuất Dược phẩm, các

Trang 13

đơn vị sử dụng thuốc chưa được quan tâm đúng mức Số liệu báo cáo thống kê còn thiếu chính xác, không cập nhật, gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch [6].

- Trong tương lai hàng rào bảo hộ công nghiệp nội địa phải dần được tháo

bỏ, thời gian gia nhập AFTA, WTO đang đến gần, thách thức về khả năng cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế ngày càng cao Hơn nữa với sự ra đời luật doanh nghiệp chung, luật này coi các doanh nghiệp hoàn toàn bình đẳng về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ đối với nhà nước

và trước pháp luật, mọi thành phần kinh tế đều được đối xử công bằng Như thế các DNNN nói chung và các DNDNN nói riêng không còn có những đặc quyền riêng mà nhà nước cho phép như trước nữa Vì vậy việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là các DNDNN là vô cùng quan trọng, đây cũng chính là quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta

1.2 THỊ TRƯỜNG THUỐC VIỆT NAM

Thị trường Dược phẩm Việt Nam vừa là thị trưòìig có sự tổ chức và điều tiết của Chính phủ vừa là thị trường tự do cạnh tranh trong đó chưa có các chính sách quản lý về giá và mạng lưới phân phối

Với xu hướng quốc tế hóa, tự do hóa thưoìig mại, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp Dược phải chịu sức

ép rất lớn bởi môi trường có nhiều bước ngoặt về cơ chế, chính sách trong nền kinh tế Nhu cầu về thuốc là một nhu cầu thiết yếu, liên quan chặt chẽ đến quy chế chuyên môn Do đó, thị trường Dược phẩm Việt Nam là một thị trường đặc biệt, hoạt động của nó phải luôn gắn liền với sự điều tiết của nhà nước

1.2.1 Tình hình sử dụng thuốc

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người ngày càng cao Do đó, nhu cầu sử dụng thuốc cho công tác phòng

và chữa bệnh ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng

Tuy nhiên Việt Nam là một nước có thu nhập thấp và đang phát triển nên ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành y tế còn rất hạn chế, vì vậy ngành Dược cũng gặp không ít khó khăn về kinh phí hoạt động

Trang 14

Theo Cục quản lý Dược, tiền thuốc bình quân đầu người trong một năm như sau:

Bảng 1.1: Tiền thuốc bình quân đầu người giai đoạn 2001-2005 [7]

Chỉ tiêu

Năm

Tiền thuốc bình quân

đầu người (USD)

Qua bảng trên ta thấy tiền thuốc bình quân đầu người liên tục tăng, năm

2001 tiền thuốc bình quân đầu là 6,0 USD thì đến năm 2004 giá trị này tăng

lên 8,6 USD, tương ứng với mức tăng trưởng là 143,33% ước tính giá trị tiền

thuốc bình quân theo đầu người trong năm 2005 nằm trong khoảng từ 9-12

USD

Mặc dù tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên qua các năm nhưng mức tiêu thụ thuốc của người dân Việt Nam vẫn vào loại thấp nhất thế giới Giá trị

tiền thuốc bình quân đầu người của thế giới là 40 USD, ở các nước đang phát

triển như Việt Nam là 10 USD Hơn nữa, mức tiêu thụ thuốc ở Việt Nam lại

quá chênh lệch giữa các vùng địa lý và giữa các tầng lớp dân cư Thuốc chủ yếu được tập trung tiêu thụ ở các thành phố lófn [11] Điều này chứng tỏ tiềm năng của thị trường Dược phẩm Việt Nam là rất lớn và sự hiện diện của các hãng Dược phẩm danh tiếng hàng đầu thế giới ở thị trường Việt Nam đã khẳng định điều đó

1.2.2 Nguồn cung ứng thuốc cho thị trường Việt Nam

Hiện nay, hệ thống lưu thông, phân phối thuốc phát triển rộng khắp, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân: trung bình 1 điểm bán lẻ thuốc phục vụ khoảng 2.000 người dân Tính đến tháng 6/2005, số công ty TNHH, CTCP, DNTN trên địa bàn cả nước là 680, số lượng nhà thuốc tư nhân là 8.650, số đại

lý bán lẻ thuốc là 11.500 Ngoài ra còn có các cơ sở bán thuốc của các

DNNN, quầy thuốc trạm y tế xã Các cơ sở hành nghề ngày một chú trọng đầu

tư để nâng cao chất lượng phục vụ và đã có 8 cơ sở trên tổng số 37 đơn vị đạt

Trang 15

GSP “Thực hành tốt bảo quản thuốc” ngày càng đóng vai trò quan trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo quy định của Bộ Y tế, đối với doanh nghiệp kinh doanh thuốc phải đạt GSP mới được cấp chứng nhận đủ điều kiện XNK thuốc trực tiếp Đối với doanh nghiệp đã có chức năng XNK thuốc, đến hết năm 2005, phải đạt GSP mới tiếp tục được phép XNK thuốc [7].

Hệ thống nhà thuốc phát triển rộng khắp, nhiều nhà thuốc đã trở thành nơi tuyên truyền thông tin về thuốc cho người dân, thực sự là một bộ phận của

hệ thống y tế cơ sở

I.2.2.I Nguồn sản xuất trong nước [7]

Bên cạnh những thuốc nhập khẩu từ nước ngoài đã xuất hiện các thuốc sản xuất trong nước có chất lượng cao, chủng loại đa dạng, mẫu mã phong

phú Hiện nay, sản xuất Dược phẩm trong nước đảm bảo được 400/1.000 hoạt

chất khác nhau đang lưu thông trên thị trường Điều đáng quan tâm là với thuốc sản xuất trong nước thì trên 90% nguyên liệu phải nhập khẩu, vì phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên chúng ta không chủ động được về giá thuốc

Bảng 1.2: Giá trị tổng sản lượng thuốc sản xuất trong nước (2001-2005)

chuyên môn Nếu như, năm 2001 mới chỉ có 25 đơn vị được cấp chứng nhận đạt GMP thì đến hết tháng 5/2005 đã tăng gấp đôi, có 50 cơ sở đạt GMP Như

vậy, ngành công nghiệp Dược Việt Nam tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng

Trang 16

vẫn không ngừng phát triển để phục vụ ngày càng tốt hofn công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đồng thời hướng tói mục tiêu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 60% giá trị tiền thuốc vào năm 2010.

Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là các thuốc điều trị bệnh thông thường với dạng bào chế đơn giản (>90%) Thuốc chuyên khoa, thuốc đòi hỏi trình độ công nghệ cao thì phần lớn là phải nhập khẩu, do đó thuốc nhập khẩu vẫn giữ một vai trò quan trọng

1.2.2.2 Nguồn nhập khẩu

Tính đến hết tháng 6/2005 cả nước có 57 đơn vị XNK thuốc trực tiếp, trong đó có 18 doanh nghiệp chỉ nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, 39 doanh nghiệp nhập khẩu cả nguyên liệu và thành phẩm Thuốc nhập khẩu chiếm 67% tổng giá trị thuốc tiêu dùng trong năm 2004 và 63% trong 6 tháng đầu năm 2005 Thành phần nhập khẩu (chiếm khoảng 55 - 70% tổng giá trị nhập khẩu) không chỉ là thuốc chuyên khoa, thuốc có dạng bào chế phức tạp

mà có hầu hết các chủng loại Hiện nay, trong cơ cấu thành phẩm nhập khẩu thì nhóm kháng sinh vẫn đứng đầu, tiếp theo là tiêu hóa, tim mạch, hạ nhiệt giảm đau, hô hấp, nhóm vitamin thuốc bổ Như vậy, thuốc nước ngoài nhập khẩu điều tiết nhu cầu về thuốc đáp ứng mô hình bệnh tật của Việt Nam [7] Cùng với thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Người dân có thể chọn lựa được loại thuốc có giá cả phù hợp vói điều kiện kinh tế của mình

1.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP1.3.1 Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá

trình và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành Trên cơ sở đó, bằng các phưoíng pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người Trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp nên công việc phân tích chỉ là những phép cộng trừ đơn giản Nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền

Trang 17

kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng hoàn thiện với lý luận độc lập [10].

Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp [2]

Bất kỳ loại hình, lĩnh vực và quy mô kinh doanh ra sao, các doanh nghiệp đều có 3 hoạt động như sau:

Bảng 1.3: Tóm tắt hoạt động của một doanh nghiệp [2]

- Đầu tư tài sản cố định

Hoạt động - Đầu tư tài sản tài chính

đầu tư - Đầu tư khác: liên doanh, hùn vốn, bất động

sản và các đầu tư khác

- Vay nợ và trả nợ

Hoạt động - Phát hành hay mua lại trái phiếu, cổ phiếu

tài chính - Chia cổ tức, chi tiêu các quỹ xí nghiệp

- Các hoạt động làm thay đổi cấu trúc tài chính (tỷ lệ nợ, vốn) khác

1.3.2 Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kỉnh doanh [2]

Khác với kế toán - có tính pháp lệnh và mang tính chuẩn mực, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng vào phục vụ nội bộ quản trị doanh nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong phương pháp kỹ thuật Số liệu

Trang 18

của phân tích không có trách nhiệm pháp lý cung cấp rộng rãi như các báo cáo

kế toán mà đôi khi ở một vài khía cạnh, là những bí mật riêng của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường

Hoạt động phân tích vì vậy mang tính ý thức, có tác dụng:

- Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về điểm mạnh, điểm yếu để củng

cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý

- Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh

- Kết quả của phân tích là cơ sở để ra quyết định quản trị ngắn hạn và dàihạn

- Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh

Những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động doanh nghiệp:

- Nhà quản trị: Phân tích để có quyết định quản trị.

- Nhà cho vay: Phân tích để quyết định tài trợ vốn.

- Nhà đầu tư: Phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh.

- Các cổ đông: Phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp - nơi họ có phần vốn góp của mình, đặc biệt là các công ty công cộng

- Sà giao dịch hay ủy ban chứng khoán nhà nước, phân tích hoạt động

doanh nghiệp trước khi cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu

- Cơ quan khác: Thuế, thống kê, cơ quan quản lý cấp trên và các công ty

phân tích chuyên nghiệp

1.3.3 Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh [2], [5]

- Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so vói kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trưòỉng

- Phân tích những yếu tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch

Trang 19

- Phân tích hiệu quả các phưotig án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu

tư dài hạn

- Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích

- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp

- Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quảntrị

1.3.4 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh [5]

1.3.4.1 Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực

Thể hiện cách bố trí sử dụng nguồn nhân lực, là một trong bốn nguồn lực quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.4.2 Doanh số mua và cơ cấu hàng mua

DSM thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp, cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng cung ứng cho doanh nghiệp đó

1.3.4.3 Doanh số bán và cơ cấu khách hàng

DSB là một chỉ tiêu quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp Phân tích DSB và cơ cấu khách hàng để hiểu rõ hơn thực trạng của doanh nghiệp

1.3.4.4 Phân tích vốn

- Kết cấu nguồn vốn: Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh

nghiệp sẽ nắm bắt được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn Xác định tỷ suất tự tài trợ để biết khả năng chủ động

về mặt tài chính

Tỷ suất tư tài trơ = — — ^ - X 100% (1)

Nguồn vốn nợ

- Tình hình phân bổ vốn: Phân tích tình hình phân bổ vốn nhằm xem xét

tính hợp lý, bất hợp lý của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp Sự thay đổi kết cấu các loại vốn có ảnh hưcmg gì đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 20

Trong đó: c : Số vòng luân chuyển vốn lưu động

: Doanh thu thuần VLĐbq : Số dư bình quân vốn lưu động

+ Chỉ tiêu 2: Số ngày luân chuyển

^ ^ T ^ TxVLĐbq

c D t

Trong đó: N ; Số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn

T : Số ngày trong kỳ (360 ngày)

+ Chỉ tiêu 3: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này nói lên một đồngvốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hvlđ = X 100% (4)

VLĐTrong đó: HvLĐ • Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cô'định: Tài sản cố định là cơ sở vật

chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào doanh nghiệp

_ Doanh thu

“ NGTSCĐ

I NTSLNxscđTSCĐ = X 100% (6)

- Các hệ số về khả năng thanh toán:

+ Khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số này nói lên một đồng vốn nợ được đảm bảo bằng mấy đồng vốn lưu động

Trang 21

Khả năng thanh toán hiện thời = (lần) (7)

Nợ ngắn hạn+ Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh mối quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền tệ

để thanh toán

, , , ^ , , VLĐ-Hàng tồn khoKhả năng thanh toán nhanh = - r - (8)

13.4.5 Tình hình sử dụng phí

Phân tích tình hình sử dụng phí nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí dựa trên hoạt động Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và ra các quyết định kinh doanh cho tương lai

1.3.4.6 Lợi nhuận và tỷ suất lọi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tính bằng con số tuyệt đối chưa đủ để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy khi phân tích cần phải xem xét cả mức biến động của tổng lợi nhuận trong kỳ so với vốn sử dụng để sinh ra lợi nhuận đó

Tỷ suất lợi nhuận được tính như sau:

-Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

Trang 22

Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc đồng doanh thu trong

kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận giữa các năm có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm tìm biện pháp nâng cao chỉ tiêu này

1.3.4.7 Nộp ngân sách nhà nước

Là mức đóng góp của doanh nghiệp bằng tiền thể hiện nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua các hình thức

Nộp ngân sách = Các khoản nộp thuế của DN + Các khoản nộp khác

1.3.4.8 Nàng suất lao động bình quân CBCNV

Năng suất lao động bình quân thể hiện bằng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng chia cho số CBCNV sản xuất trực tiếp

NSLĐbo= 5 5 ? (12)

SỐCBCNV

1.2.4.9 Lương và thu nhập bình quân CBCNV

Thu nhập bình quân CBCNV là lương và các khoản khác thể hiện lợi ích đồng thời là sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp

- Tiền lương bình quân của CBCNV:

Tiền lưoíng = - (13) (TL: Tổng lưomg)

- Thu nhập bình quân của CBCNV:

SỐCBCNV

1.4 XÂY DỤNG CHIẾN L ư ợ c KINH DOANH

1.4.1 Khái niệm về xây dựng chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu

trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng Chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp được xây dựng

Trang 23

trên những căn cứ khác nhau, có mục đích khác nhau nhưag đều gồm hai phần: Chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận [9], [17].

'Xây dựng chiến lược kinh doanh [17] là hoạt động của nhà hoạch định

nhằm thiết kế và lựa chọn những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp Đó là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phù hợp để xác định chiến lược của doanh nghiệp , cũng như của từng phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp trong một thời gian nhất định

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh có thể có sự khác biệt nhất định nhưng trình tự thường bao gồm các bước:

- Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược

- Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp để nhận diện cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh

- Phân tích thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp

- Xây dựng các phương án chiến lược

- Đánh giá các phương án và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho phù hợp.Chiến lược kinh doanh được xây dựng cho một loại hay một nhóm loại sản phẩm kinh doanh trên một thị trường cụ thể mà một doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh Trong kinh doanh hiện nay hiếm có doanh nghiệp nào chỉ kinh doanh một loại sản phẩm duy nhất Hầu hết các công ty đều cố gắng

đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh của mình, do vậy các công ty thường hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau và do đó xét về chiến lược, doanhnghiệp cũng có những chiến lược kinh doanh cho từng mặt hàng, từng thịtrường cụ thể khác nhau [13]

1.4.2 Sự cần thiết phải xây dụmg chiến lược kinh doanh [17]

Thứ nhất, môi trưòng kinh doanh hiện nay đã thay đổi cơ bản so vói

trước đây, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp cả về nội dung lẫn phương thức

- Khoa học nói chung và khoa học kinh tế nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc nhanh chóng, nhiều thành tựu mới ra đời

Trang 24

- Kỹ thuật công nghệ ngày càng có vai trò to lớn, tạo ra sức đột phá trong

sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực, sự bùng nổ thông tin đa chiều, phát triển nhanh chóng

- Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế đối với các doanh nghiệp ngày càng lớn

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển trong môi

trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cả về mức độ và phạm vi đòi hỏi phải đổi mới tư duy, phải tìm kiếm phương thức kinh doanh mới, phưottig thức quản lý mới đó là xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh

Thứ ba, trên thế giới tư tưởng quản trị kinh doanh theo chiến lược đã có

từ lâu và được khẳng định đó là quá trình phát triển tất yếu của quản trị doanh nghiệp

Thứ tư, theo các công trình nghiên cứu lớn trên thế giới cho thấy các

công ty vận dụng quản trị chiến lược thường đạt kết quả kinh doanh tốt hơn trước đó và tốt hơn cả các doanh nghiệp cùng loại không vận dụng quản trị chiến lược

1.4.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh [13], [17]

Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Từ đó doanh nghiệp thấy cần

tổ chức bộ máy kinh doanh theo hưóng nào? Cần phải làm gì để gặt hái được thành công trong kinh doanh và biết được khi nào doanh nghiệp đạt tới mục tiêu đã định

Trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, tạo ra muôn vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng đầy cạm bẫy rủi ro Có chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh khi chúng vừa xuất hiện đồng thời giảm bớt rủi ro trên thưoíig trường

Vận dụng chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp gắn liền các quyết định đề ra với các điều kiện của môi trường, giúp cân đối giữa một bên là tài nguyên, nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp với bên kia là các cơ hội thị trường bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đề ra

Trang 25

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông qua phân tích toàn diện đầy

đủ các yếu tố của môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp giúp doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh, trên cơ sơ đó đưa ra giải pháp tổng thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường,

Như vậy, trong chiến lược kinh doanh cần đặc biệt chú ý những vấn đềsau:

- Giá trị gia tăng đối với khách hàng: Tạo ra giá trị, giá trị gia tăng của

sản phẩm cho khách hàng của doanh nghiệp phải là một trong những điểm quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh và điều kiện thành công của chiến lược Những giá trị mới mà doanh nghiệp đưa đến cho khách hàng thông qua chiến lược kinh doanh của mình phụ thuộc vào kết quả của những đổi mới và sáng tạo của bản thân doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh và việc giữ vững các lợi thế cạnh tranh của các công ty hiện nay đều được thực hiện theo hoặc là kết hợp hay sát nhập một cách hợp lý với các doanh nghiệp hay tổ chức khác, hoặc là phải tiến hành thu hẹp phạm vi, quy mô và tập trung có chọn lọc vào các nhóm khách hàng cụ thể để có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng Đó chính là sự đổi mới về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự đổi mới thực chất phản ánh chất lượng của chiến lược và làm cho doanh nghiệp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh

- Thời gian: Thời gian có một vị trí rất lớn trong điều kiện kinh doanh

hiện nay của mọi doanh nghiệp Lợi thế đi đầu, đón trước nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp nào đưa ra những sản phẩm và dịch vụ sớm nhất Lợi thế này là rất lớn vì các sản phẩm và dịch vụ ra đời trước có giá trị định hình những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp đi sau phải tuân theo Lợi thế đó có giá trị như tạo dựng luật chơi trên thương trường và do vậy có nhiều

cơ hội bán sản phẩm với giá cao, thu hút nhiều khách hàng

- Ra quyết định: Trong kinh doanh các doanh nghiệp cũng cần có những

quyết định đúng đắn và hợp lý về việc đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới hay rút khỏi một thị trường, một ngành kinh doanh mà xét thấy không còn hiệu quả nữa Quyết định rút khỏi thị trường truyền thống cũng là một vấn đề chiến lược lớn của một doanh nghiệp, vì khi ra khỏi một thị trường doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục giải quyết những vấn đề ảnh hưởng tới đối tác cũ

Ả<lỉO/o/

Trang 26

1.4.4 Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp [12]

I.4.4.I Phân tích SWOT

Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là phương pháp phân tích được áp dụng trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho các tổ chức, cá nhân, các đối tác cạnh tranh, các sản phẩm cạnh tranh Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào, đó là một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh Phân tích SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ Phân tích SWOT thường kết hợp với phân tích PEST, mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua các yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất?

Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? ư u thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất?

Cần tránh gì? Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?

- Opportunities' Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hưốfng đáng quan tâm nào

mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường

dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi chính sách của nhà nước

- Threats: Tiên lượng những trở ngại đang hoặc sẽ gặp phải? Các đối thủ

cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi về đặc thù công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có điểm yếu nào đang đe dọa công ty?

Trang 27

Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin theo xu hướng giản lược Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất của vấn đề Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và 0-T do quan điểm của nhà phân tích.

1.4.4.2 Phân tích 3C

Phương pháp phân tích 3C là phương pháp thường xuyên được cập nhật và được các công ty áp dụng trong quá trình xác định chiến lược, mục tiêu, chính sách của công ty 3C là: Company, Competitor, Customer

Công ty

Mô hình phân tích 3C

Trước hết nhà quản trị tiến hành phân tích SWOT công ty mình để nắm vững điểm mạnh, điểm yếu cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đối với hoạt động kinh doanh của công ty, Nên tiến hành đầy đủ

Trang 28

theo 4M, I, T tức là quản trị, nhân lực, tài chính, vật tư, thông tin, thòi gian Với đối thủ cạnh tranh, nhà quản trị cũng phân tích tất cả các mặt như vậy, từ

đó rút ra so sánh giữa công ty mình với đối thủ, những mặt mạnh hơn thì phát huy, còn những mặt yếu thì phải cải thiện để vượt qua đối thủ Nhà quản trị cũng cần nắm vững uy tín của công ty mình so với đối thủ, vì đây cũng là yếu

tố quan trọng ảnh hưcmg đến hoạt động kinh doanh

Trong phân tích khách hàng, nhà quản trị sẽ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty mình và công ty đối thủ, đồng thời cũng xem xét khả năng chấp nhận của khách hàng ở mỗi mức giá Như vậy, phương pháp phân tích 3C nếu được tiến hành chi tiết, cẩn thận thì sẽ góp phần quan trọng trong việc đề ra chiến lược, mục tiêu của công ty, từ đó dẫn đến thành công trong hoạt động kinh doanh

1.5 Sơ LƯỢC VỂ CÔNG TY Dược p h ẩ m t r u n g ư ơ n g 1

1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Dược phẩm Trung ương 1 - Thành viên Tổng Công ty Dược Việt Nam - Bộ Y tế, có tên giao dịch quốc tế là CENTRAL PHARMACEUTICAL COMPANY Nol - CPCNol, là doanh nghiệp nhà nước hạng 1, hạch toán độc lập, được thành lập ngày 01/04/1971 mà tiền thân là Quốc doanh Y Dược phẩm Trung ương, ra đời từ năm 1956 Công ty được thành lập lại theo quyết định số 408 - BYT - QĐ ngày 22/04/1993

Trong suốt hơn 45 năm hoạt động trên lĩnh vực lưu thông phân phối thuốc, vượt qua biết bao thử thách trong chiến tranh cũng như hòa bình, đặc biệt là thử thách 15 năm kinh tế thị trường, công ty đã luôn luôn đứng vững và không ngừng vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng nhiệm vụ chung của ngành và đất nước

Để đáp ứng mục tiêu “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nước, chuẩn

bị cho công cuộc hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới trong những năm

2000, công ty đã và đang từng bước hoàn thiện cơ sơ hạ tầng kỹ thuật, áp dụng công nghệ tin học trong hệ thống quản lý, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Hiện nay, công ty

có mạng lưới phân phối ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước Công ty có hệ

Trang 29

thống kiểm tra chất lượng thuốc đáng tin cậy với một phòng kiểm nghiệm có trang thiết bị khá hiện đại và đang từng bước nâng cấp để phù hợp với yêu cầu của “Thực hành tốt phòng Kiểm nghiệm” (GLP) Công ty có hệ thống kho tàng đáp ứng những yêu cầu cơ bản của “Thực hành tốt tồn trữ thuốc” (GSP) Cùng với đó là một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, tài chính, kỹ thuật có năng lực và kinh nghiệm.

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

* Chức năng

- Xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu, hợp chất, trang thiết bị, dụng cụ y

tế, thành phẩm tân dược, mỹ phẩm và các sản phẩm dinh dưỡng

- Kinh doanh và phân phối thuốc và các sản phẩm đến các công ty dược, bệnh viện từ trung ương đến địa phương

Trang 30

Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu

- Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dược phẩm Trung ương 1 giai đoạn 2000-2005

- Bảng cân đối kế toán của công ty Dược phẩm Trung ương 1 (2000- 2005)

- Báo cáo tổng kết của công ty Dược phẩm Trung ương 1 (2000-2005)

- Báo cáo tình hình tài chính của công ty Dược phẩm Trung ương 1 (2000-20005)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

2.2.1 Phương pháp phân tích chi tiết

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Mọi kết quả kinh doanh

biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp

ta đánh giá chính xác kết quả đạt được

- Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của

một quá trình Tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đổng đều Chi tiết theo thời gian sẽ giúp việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh

- Chi tiết theo địa điểm: Phân xưởng, đội, tổ thực hiện các kết quả kinh

doanh được ứng dựng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh trong các trường hợp sau:

+ Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ

+ Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh

Trang 31

+ Khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, đất đai trong kinh doanh.

2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định gốc so sánh, điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh

2.2.3 Phương pháp loại trừ

Trong phân tích hoạt động kinh doanh, nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưcmg của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác

2.2.4 Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả kinh doanh đều có liên hệ với nhau giữa các mặt, các bộ phận Các cách liên hệ phổ biến:

- Liên hệ cân đối: có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các

yếu tố và quá trình kinh doanh

- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ

tiêu phân tích

- Liên hệ phi tuyến: là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên

hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u

- Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực

- Doanh số mua và cơ cấu hàng mua

- Doanh số bán và cơ cấu khách hàng

- Tình hình sử dụng phí

- Phân tích vốn

- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Trang 32

- Nộp ngân sách nhà nước

- Năng suất lao động bình quân CBCNV

- Lương và thu nhập bình quân CBCNV

2.4 XỬ LÝ KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

- Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Excel 2003 for Window

- Trình bày kết quả nghiên cứu bằng phần mềm Word 2003 for Window

- Báo cáo kết quả nghiên cứu bằng phần mềm Power point 2003 for Window

Trang 33

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

Tổ chức bộ máy của công ty Dược phẩm Trung ương 1 được xây dựng theo mô hình trực tuyến, các phòng ban được phân chia theo từng chức năng

cụ thể Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm sản phẩm, chọn đối tác, xây dựng phương án, trình Giám đốc và thực hiện Phòng kho vận chịu trách nhiệm nhận hàng nhập khẩu và các nguồn mua khác, bảo quản hàng hóa cả về số lượng lẫn chất lượng, giao hàng theo hóa đơn bán hàng

Các phòng ban hoạt động chủ động và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chỉ đạo trực tiếp phòng

tổ chức hành chính, phòng bảo vệ và các chi nhánh Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo và chịu trách nhiệm về phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và khối hiệu thuốc Phó giám đốc tài chính chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ hệ thống tài chính của doanh nghiệp Phó giám đốc còn lại chỉ đạo và chịu trách nhiệm

về hoạt động của phòng kho vận và phòng kiểm tra kiểm nghiệm

Tuy nhiên, công ty không chỉ áp dụng cơ cấu chức năng đơn thuần mà đã thực hiện nhiều cải cách, hệ thống kênh liên lạc không bó hẹp cứng nhắc mà thực hiện tương đối mềm dẻo, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, phù hợp với thị trường và đặc điểm riêng của công ty Điều này là cần thiết trong môi trường kinh doanh hiện nay, sự liên lạc thường xuyên giữa các phòng ban sẽ giúp cho cồng ty phản ứng kịp thời với nhiều biến động của thị trường

Ngày đăng: 21/09/2015, 11:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ương (7-2001), Đê án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, tr 9-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đê án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước
2. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
5. Bộ môn Quản lý &amp; Kinh tế Dược (2003), Giáo trình Quản lý kỉnh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý kỉnh tếDược
Tác giả: Bộ môn Quản lý &amp; Kinh tế Dược
Năm: 2003
6. Bộ Y tế (2001), Chương trình hành động của ngành Y tế thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX và Quyết định số 35/QĐ-CP của Chính phủ về Chiến lược chăm sốc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn2001-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hành động của ngành Y tế thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX và Quyết định số 35/QĐ-CP của Chính phủ về Chiến lược chăm sốc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2001
8. Cục Quản lý Dược Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Dự thảo lần 4, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Dự thảo lần 4
Tác giả: Cục Quản lý Dược Việt Nam
Năm: 2001
9. Đặng Văn Được, Đặng Kim Cương (2005), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Đặng Văn Được, Đặng Kim Cương
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
10. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm Thị Gái
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
11. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2005), Giáo trình Dược xã hội học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Dược xã hội học
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng
Năm: 2005
12. Nguyễn Thị Thái Hằng (2005), Bài giảng Quản trị học, Trường Đại học Dươc Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản trị học
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Hằng
Năm: 2005
13. Vũ Thành Hưng, Nguyễn Văn Thắng (2005), Giáo trình Quản lý chiến lược, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý chiến lược
Tác giả: Vũ Thành Hưng, Nguyễn Văn Thắng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
14. Lê Thị Mai Hoa (2004), Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và chiến lược kinh doanh của công ty Dược phẩm Trung ương 2 giai đoạn 1998- 2003, Luận văn Thạc sĩ Dược học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và chiến lược kinh doanh của công ty Dược phẩm Trung ương 2 giai đoạn 1998- 2003
Tác giả: Lê Thị Mai Hoa
Năm: 2004
17. Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2005), Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
Tác giả: Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão
Nhà XB: NXB Lao động - xã hội
Năm: 2005
18. Phạm Thị Lan Phương (2004), Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 giai đoạn 1999-2003, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 giai đoạn 1999-2003
Tác giả: Phạm Thị Lan Phương
Năm: 2004
19. Quốc hội (2003), Luật doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2003
20. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật doanh nghiệp
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
21. Tổng công ty Dược Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác Dược qua các năm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác Dược qua các năm
22. Hà Thanh Tùng (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1999-2003, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1999-2003
Tác giả: Hà Thanh Tùng
Năm: 2004
23. Đinh Văn Việt (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 1999-2003,Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 1999-2003
Tác giả: Đinh Văn Việt
Năm: 2004
4. Bộ Y tế, Niên giám thống kê Y tế qua các năm Khác
7. Cục Quản lý Dược Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác Dược qua các năm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w