PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
3.1.9. Lương và thu nhập bình quân CBCN
Yếu tố thu nhập bình quân vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại. Trong đó tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân là một vận động hợp quy luật phát triển.
Bảng 3.16: Lương và thu nhập bình quân CBCNV của công ty (2000-2005) Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng lương (Triệu VNĐ) 6.146 8.575 9.267 9.569 11.359 13.175 Lương BQ (nghìn/người/tháng) 1.970 2.738 2.778 2.828 3.310 3.866 Thu nhập BQ (nghìn/người/tháng 2.081 2.842 2.973 2.995 3.752 4.113 SSLHỵi^n n Ị ị ậ p g Q (%) 100 136,57 104,61 100,74 125,28 109,62 5000 Q 4000 > (3 3000 'M 01) 2000 1000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm
Nhân xét;
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên cùng với sự tăng trưởng của doanh thu. Năm 2000 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chỉ là 2.081 nghìn đồng, con số này vào năm 2005 là 4.113 nghìn đồng. Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng thì về cơ bản tốc độ tăng trưởng của năng suất lao động không thực sự cao hơn so với mức tăng trưỏỉng của thu nhập bình quân. Mức thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên của công ty Dược phẩm Trung ương 1 là tương đối cao nếu so sánh với các doanh nghiệp nhà nước khác trong cùng ngành. Đây là động lực tăng năng suất lao động cán bộ công nhân viên đồng thời làm cho người lao động yên tâm gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của công ty.
Ta thấy rằng, chênh lệch giữa lương bình quân và thu nhập bình quân là rất ít, chứng tỏ thu nhập từ các khoản khác mà công ty mang lại là không đáng kể, công ty cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao hofn nữa thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
3.2. BÀN LUẬN
* Bàn luân về doanh số
Trong giai đoạn từ năm 2000-2005 doanh số mua và doanh số bán của công ty liên tục tăng, thể hiện sự phát triển ổn định trong hoạt động kinh doanh đồng thời cho thấy công ty đã có chiến lược kinh doanh hợp lý trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều sự thay đổi. Qua phân tích ta thấy tốc độ tăng trưcmg về doanh số mua rất gần với mức tăng trưởng của doanh số bán qua các năm, điều này có nghĩa là công ty đã thực hiện tốt việc dự báo và phân tích tình hình thị trường.
Trong cơ cấu hàng mua, tỷ trọng mua nguyên liệu giảm dần từ 34,81% vào năm 2000 xuống còn 14,70% vào năm 2005, theo đó tỷ trọng mua thành phẩm tăng lên qua các năm, từ 62,92% ( năm 2000) lên 83,96% (năm 2005).
Đây là sự thay đổi cơ cấu hàng mua hợp lý và cần thiết, trước hết công ty Dược phẩm Trung ương 1 có hoạt động kinh doanh là chính, hoạt động sản xuất không đáng kể và chủ yếu là để giải quyết việc làm cho số lao động không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Ngoài ra, do tốc độ tiêu thụ
nguyên liệu rất chậm, thêm nữa nguồn nguyên liệu làm thuốc hầu hết là nhập khẩu và khách hàng chủ yếu của nhóm hàng này là các xí nghiệp sản xuât thuốc, để tiết kiệm chi phí đầu vào, các xí nghiệp này chỉ mua khi họ không thể ký được hợp đồng mua trực tiếp từ nhà sản xuất.
Trong cơ cấu nhóm khách hàng của công ty, tỷ lệ bán cho các công ty, xí nghiệp và bán cho hệ điều trị, gồm bệnh viện, quân y và các cơ quan liên quan khác giảm dần mà nguyên nhân chủ yếu là các mặt hàng của công ty không thực sự nổi trội cả về giá cả lẫn chất lượng. Cần nhận thấy rằng đây là hai nhóm khách hàng tiềm năng, do đó công ty phải có những biện pháp cụ thể và kịp thời để thúc đẩy sức tiêu thụ của hai nhóm khách hàng này. Trong hoạt động kinh doanh giảm bớt các kênh phân phối trung gian để tiết kiệm chi phí là cần thiết, đối với công ty Dược phẩm Trung ương 1 tỷ trọng bán ra của các cửa hàng và chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn (27,63-70,46%) thể hiện được tính chủ động trong việc đưa thuốc đến tận người tiêu dùng.
* Bàn luân vê chi phí
Chi phí phát sinh một cách khách quan trong quá trình kinh doanh để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Tiết kiệm chi phí không những mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao hơn mà còn tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa của doanh nghiệp bằng lợi thế về giá thành. Chi phí và giá thành thực chất là hai mặt khác nhau của một quá trình kinh doanh. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả thu được.
Tổng mức phí của công ty tăng lên theo sự tăng của doanh số bán, tổng mức phí năm 2000 là 9.243 triệu đồng đến năm 2005 là 22.303 triệu đồng. Tỷ trọng chi phí tiền lương luôn chiếm tỷ lệ cao thể hiện sự quan tâm của công ty đến đời sống của người lao động đây là yếu tố quan trọng kích thích sức lao động và trí sáng tạo của đội ngũ lao động góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp và phí khấu hao tài sản cố định rất ít thay đổi, cho thấy việc sử dụng hai loại phí này của công ty là phù hợp.
hiện về sự phát triển hợp lý, hợp quy luật và nó cũng minh chứng cho khả năng tiết kiệm chi phí của công ty trong những năm gần đây.
* Bàn luân vê tài sản và vốn
Nguồn vốn nợ phải trả chiếm từ 66,66-78,03% trong đó chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, gồm các khoản nợ vay khách hàng, vay ngân hàng mà công ty phải vay thế chấp bằng chính năng lực hoạt động, uy tín cũng như khả năng thanh toán của mình. Ngoài ra công ty đã huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh góp phần giải quyết khó khăn về vốn mà các DNNN thường gặp phải và tăng thêm sự gắn bó trách nhiệm của cán bộ công nhân viên với công ty.
Với mô hình hoạt động là công ty kinh doanh, tỷ trọng tài sản cố định chiếm từ 4,56-7,15% là tỷ lệ đầu tư hợp lý khi phân bố vốn vào tài sản cố định. Tài sản lưu động chiếm từ 92,85-95,44% trên tổng tài sản là nhờ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và buôn bán nội địa, là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận. Trong cơ cấu tài sản lưu động, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất (42,45-56,04%). Trong nền kinh tế thị trưòỉng, hàng tồn kho phải bảo đảm không để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng, làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Điều này càng cần thiết với một DNNN như công ty Dược phẩm Trung ương 1, vì ngoài kinh doanh ra công ty còn phải thực hiện những nhiệm vụ chuyên trách mà nhà nước giao cho. Tuy nhiên tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn (tăng chi phí sử dụng vốn) và tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho.
Các khoản phải thu chiếm tỷ lệ lớn (29,50-43,83%) do công tác theo dõi và thu hồi nợ chưa chặt chẽ, hiện tượng chiếm dụng vốn, chậm trả còn tồn tại như một số bệnh viện, xí nghiệp sản xuất...tạo nên công nợ kéo dài. Do vậy công ty cần có những biện pháp và chính sách hợp lý để giảm bớt công nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn từ năm 2000-2005, công ty Dược phẩm Trung ương 1 luôn kinh doanh có lãi. Lợi nhuận thu được thấp nhất là vào năm 2000 với 8.289 triệu đồng và tăng lên trong các năm còn lại, đặc biệt trong năm 2004 lợi nhuận tăng vọt với 18.358 triệu đồng nhờ cố mối quan hệ tốt với đối tác.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu không cao nằm trong khoảng từ 1,38-2,36% nhưng đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển ổn định của công ty trong nền kinh tế thị trường đầy thách thức, Tuy nhiên với mức lợi nhuận như vậy là chưa tương xứng với quy mô và bề dày lịch sử của công ty, do vậy công ty cần phải có những sự đầu tư mạnh mẽ và hợp lý hơn nữa, cần có những chiến lược đúng đắn và linh hoạt hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp công ty phát triển nhanh, vững chắc trong nền kinh tế trước ngưỡng cửa hội nhập. Có như vậy công ty mới xứng đáng với vị trí mà mình đang nắm giữ - một DNDNN có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
3.3. ĐỂ XUẤT CHIẾN Lược KINH DOANH
Qua phân tích hoạt động kinh doanh của công ty, sau đây là đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty trong giai đoạn sắp tới: