■ KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Dược phẩm Trung ương 1 giai đoạn 2000-2005” đưa ra một sô kết
luận sau:
1/ Tổ chức bộ máy tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý.Tổng số nhân lực ổn định qua các năm, năm cao nhất có 286 người, năm thấp nhất có 260 người. Tỷ lệ dược sĩ đại học tăng từ 13,8-20,4%. Tỷ lệ dược sĩ trung cấp có xu hướng giảm dần. Cơ cấu nhân lực đang thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.
2/ Doanh số mua tăng lên đều đặn qua các năm, từ 411.265 triệu đồng lên 1.077.108 triệu đồng. Cơ cấu hàng mua thay đổi theo hưóng tăng dần tỷ lệ mua thành phẩm và giảm dần tỷ lệ mua nguyên liệu, đây là chuyển biến tích cực phù hợp với tình hình kinh doanh mới.
3/ Doanh số bán tăng lên qua các năm từ 440.867 triệu đồng (năm 2000) lên 1.132.234 triệu đồng (năm 2005). Bán cho các công ty, xí nghiệp giảm từ 40,90% vào năm 2000 xuống còn 16,32% vào năm 2005. Tỷ lệ hàng bán ra do cửa hàng, chi nhánh tự bán chiếm tỷ trọng lófn và tăng mạnh qua các năm, từ 27,63% lên 70,46%, thể hiện tính chủ động của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
4/ Tổng mức phí tăng lên qua các năm, năm 2000 tổng mức phí là 9.243 triệu đồng đến năm 2005 con số này là 22.303 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng tổng mức phí ngày càng hợp lý hơn, tốc độ tăng trưcmg kể từ năm 2003 của tổng mức phí thấp hơn mức tăng trưởng của doanh số bán. Trong cơ cấu phí, tỷ trọng giữa các loại phí tương đối ổn định, trong đó chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm từ 56,94-66,91%.
5/ Tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm, từ 131.371 triệu đồng lên 285.650 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả tăng lên tương ứng với sự tăng trưcmg của tổng nguồn vốn. Tỷ suất tự tài trợ giảm từ 50,01-28,16% do công ty đã tăng cường vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh.
Tài sản lưu động chiếm tỷ lệ rất cao, nằm trong khoảng 92,85-95,44%, thể hiện công ty Dược phẩm Trung ương 1 có hoạt động kinh doanh là chủ yếu. Đặc biệt, trong cơ cấu tài sản lưu động tỷ trọng khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ lệ rất cao, dao động tương ứng trong phạm vi 29,50-43,83% và 42,45-56,04%. Tài sản cố định luôn ở mức ổn định và chiếm tỷ trọng không đáng kể, dao động trong phạm vi 4,56-7,15%.
Số vòng quay vốn tương đối ổn định: 3,45-4,24 vòng/năm. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ít biến đổi, nằm trong khoảng từ 5,84-8,82%, thể hiện tính ổn định trong việc sử dụng vốn lưu động của công ty.
Khả năng thanh toán hiện thời của công ty luôn lớn hơn 1, công ty hoàn toàn có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh có giá trị từ 0,52-0,78 lần.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định khá ổn định qua các năm, thay đổi từ 29,98-36,99. Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định không thực sự ổn định, cao nhất là 72,07%, thấp nhất là 46,93% do có những đột biến trong việc đầu tư vào loại tài sản này nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
6/ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, riêng năm 2004 có sự tăng trưởng đột biến (18.358 triệu đồng), do công ty có mối quan hệ làm ăn tốt với đối tác trong việc nhập khẩu thuốc, lợi nhuận thấp nhất là vào năm 2001 với 8.289 triệu đồng.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu biến thiên trong khoảng từ 1,38-2,36%, đây là tỷ lệ còn thấp đối với một doanh nghiệp kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động thay đổi trong phạm vi từ 5,84-8,82% và thay đổi theo chiều của tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định ở mức rất cao, nằm trong khoảng 75,57- 138,29% do vốn cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty.
7/ Nộp ngân sách nhà nước tăng lên qua các năm, từ 18.308 triệu đồng vào năm 2000 lên 40.802 triệu đồng vào năm 2005, tương ứng với sự tăng trưởng của doanh thu.
8/ Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên trong giai đoạn 2000-2005, từ 1.696 triệu đồng lên 3.987 triệu đồng. Năng suất lao động tăng lên thể hiện sự bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, đúng người, đúng việc.
9/ Lương bình quân cán bộ công nhân viên tăng lên từ 1.970 nghìn đồng lên 3.866 nghìn đồng, thu nhập cũng tăng lên tương ứng, từ 2.081 nghìn đồng vào năm 2000 lên 4.113 nghìn đồng vào năm 2005. Qiênh lệch giữa lương và thu nhập là rất ít, công ty cần có biện pháp nâng cao thu nhập khác ngoài lương cho cán bộ công nhân viên.
■ ĐỂ XUẤT
Với mong muốn công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, chúng tôi xin được đề xuất với công ty như sau:
* Công ty cần có chính sách ưu đãi thu hút đội ngũ trẻ có năng lực, có trình độ chuyên môn cao vì trong tương lai công ty sẽ xây dựng dây chuyền sản xuất Cephalosporin và kho GSP tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Công ty cần có biện pháp nhằm tăng tỷ lệ bán thuốc cho hai nhóm khách hàng là các công ty, xí nghiệp và nhóm bệnh viện vì đây là những nhóm đối tượng rất có tiềm năng.
* Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tránh để tình trạng chiếm dụng vốn kéo dài.
* Công ty cần điều chỉnh lại tỷ trọng hàng tồn kho vì hàng tồn kho quá lớn sẽ làm ứ động vốn, tăng chi phí sử dụng vốn.
* Công ty nên chủ động tìm kiếm nhà sản xuất, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững với họ để có nguồn cung ứng thuốc ổn định với giá hợp lý, chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.
* Công ty cần nâng cao hơn thu nhập khác ngoài lương cho cán bộ công nhân viên như tăng mức khen thưcmg, có chế độ ưu đãi thỏa đáng cho những bộ phận hoàn thành vượt mức kế hoạch...