doanh nghiệp [12]
I.4.4.I. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là phương pháp phân tích được áp dụng trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho các tổ chức, cá nhân, các đối tác cạnh tranh, các sản phẩm cạnh tranh... Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào, đó là một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. Phân tích SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ... Phân tích SWOT thường kết hợp với phân tích PEST, mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua các yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? ư u thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh gì? Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?
- Opportunities'. Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hưốfng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi chính sách của nhà nước...
- Threats: Tiên lượng những trở ngại đang hoặc sẽ gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi về đặc thù công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có điểm yếu nào đang đe dọa công ty?
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn. Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn.. .SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin theo xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất của vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và 0-T do quan điểm của nhà phân tích.
1.4.4.2. Phân tích 3C
Phương pháp phân tích 3C là phương pháp thường xuyên được cập nhật và được các công ty áp dụng trong quá trình xác định chiến lược, mục tiêu, chính sách của công ty. 3C là: Company, Competitor, Customer.
Công ty
Mô hình phân tích 3C
Trước hết nhà quản trị tiến hành phân tích SWOT công ty mình để nắm vững điểm mạnh, điểm yếu cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đối với hoạt động kinh doanh của công ty, Nên tiến hành đầy đủ
theo 4M, I, T tức là quản trị, nhân lực, tài chính, vật tư, thông tin, thòi gian. Với đối thủ cạnh tranh, nhà quản trị cũng phân tích tất cả các mặt như vậy, từ đó rút ra so sánh giữa công ty mình với đối thủ, những mặt mạnh hơn thì phát huy, còn những mặt yếu thì phải cải thiện để vượt qua đối thủ. Nhà quản trị cũng cần nắm vững uy tín của công ty mình so với đối thủ, vì đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưcmg đến hoạt động kinh doanh.
Trong phân tích khách hàng, nhà quản trị sẽ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty mình và công ty đối thủ, đồng thời cũng xem xét khả năng chấp nhận của khách hàng ở mỗi mức giá. Như vậy, phương pháp phân tích 3C nếu được tiến hành chi tiết, cẩn thận thì sẽ góp phần quan trọng trong việc đề ra chiến lược, mục tiêu của công ty, từ đó dẫn đến thành công trong hoạt động kinh doanh.
1.5. Sơ LƯỢC VỂ CÔNG TY Dược p h ẩ m t r u n g ư ơ n g 1