1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Quy trình kiểm soát nội bộ công tác kế toán tài chính

36 6,5K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 341 KB

Nội dung

Đây là tài liệu nội bộ của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam về quy trình kiểm soát công tác kế toán tài chính. Tài liệu này rất thích hợp cho các bạn làm công tác kiểm toán, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường, cần tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm

Trang 1

1 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

1 Mục tiêu :

+ Tính tuân thủ pháp luật

+ Tính tin cậy của báo cáo tài chính

+ Tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

2 Tổ chức thực hiện:

- Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức cho đội ngũ làm công tác kế toán đảmbảo ghi chép, hạch toán kế toán tuân thủ các qui định về tài chính kế toán, các vănbản pháp luật và qui trình này; là người chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu

đã phản ánh trong báo cáo tài chính

- Kiểm soát viên căn cứ quy trình này làm cơ sở để thực hiện công tác kiểm tra,kiểm soát hoạt động kế toán tài chính của đơn vị

- Các bộ phận, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp và tuân thủ các quyđịnh của qui trình này

3 Về nội dung kiểm soát

Nội dung Quy trình kiểm soát đề ra là giúp cho hoạt động quản trị trong côngtác kế toán tài chính có hiệu quả Nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấpthông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu của các quy định pháp luật, yêu cầu củangành và của đơn vị Từ đó làm cơ sở để đơn vị ra quyết định kinh tế tài chính đápứng nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả xác định theo từng thời kỳ; Làm cơ

sở kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán, cung cấp thông tin kinh tếtheo yêu cầu làm tiền đề cho công tác phân tích thông tin phục vụ yêu cầu lập kếhoạch và ra quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp

Đây là công việc có thể tổ chức thực hiện thường xuyên, thực hiện theo địnhkỳ… tùy theo từng đối tượng quản lý để tiến hành kiểm tra, kiểm soát cho phùhợp căn cứ các hoạt động cơ bản của công tác kế toán tài chính Đường sắt ViệtNam xây dựng quy trình kiểm soát cho từng đối tượng quản lý chủ yếu sau:

1 - Kiểm soát chi phí và giá thành sản phẩm

2 - Kiểm soát doanh thu bán hàng và kết quả kinh doanh

3 - Kiểm soát các hoạt động thu nhập khác

4 - Kiểm soát vốn bằng tiền

5 - Kiểm soát thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản phải nộp

6 - Kiểm soát các khoản đầu tư ngắn hạn

7 - Kiểm soát hàng tồn kho

8 - Kiểm soát tài sản cố định - xây dựng cơ bản dở dang

9 - Kiểm soát các khoản đầu tư dài hạn

Trang 2

10 - Kiểm soát các khoản ký quỹ, cầm cố tài sản ngắn hạn, dài hạn.

11 - Kiểm soát các khoản phải trả

12 - Kiểm soát Tiền lương

13 - Kiểm soát các khoản phải thu

14 - Kiểm soát vốn và trích lập các quỹ

Nội dung các quy trình như sau:

3.1 Kiểm soát chi phí

Một số vấn đề về tập hợp chi phí:

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợpnhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm Như vậy,thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là việc xácđịnh giới hạn tập hợp chi phí hay xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tất cảcác chi phí đều được ghi nhận và ghi nhận đầy đủ theo chế độ kế toán; các nghiệp

vụ chi phí phát sinh được xác định cộng dồn và hạch toán một cách chính xác.Thông qua hoạt động kiểm soát để nhận diện, phân tích các hạng mục chi phí phátsinh, xác định các nhân tố ảnh hưởng nhằm giúp cho nhà quản lý đề ra các giảipháp phù hợp để giảm các khoản mục chi phí, từ đó góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp

Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí cần căn cứ vào các yếu

tố sau đây:

+ Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất

+ Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, chế tạo sản phẩm

+ Loại hình sản xuất sản phẩm

Chứng từ liên quan:

+ Chi phí vật liệu trực tiếp (sổ chi tiết, số cái TK 621 theo từng đối tượng chi phí)+ Chi phí nhân công trực tiếp (sổ chi tiết, số cái TK 622 theo từng đối tượng chiphí)

+ Chi phí máy (sổ chi tiết, số cái TK 623 theo từng đối tượng chi phí)

+ Chi phí chung (sổ chi tiết, số cái TK 627 theo từng đối tượng chi phí)

Trang 3

- Kiểm tra công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang (TK 154 theo chi tiếttừng đối tượng) để xác định sản phẩm hoàn thành nhập kho (TK 155) hoặc kếtchuyển giá vốn hàng bán (TK 632).

- Kết hợp đối chiếu các chi phí phát sinh trong kỳ với các TK liên quan (TK152,334,338 ), phương án tác nghiệp, kế hoạch chi phí theo đối tượng trong kỳ thựchiện để đảm bảo sự kiểm soát tính đúng đắn, tính khớp đúng chi phí trong kỳ

3.2 Kiểm soát Doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lýcủa các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp

vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, cung cấpdịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giábán (nếu có)

- Kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp nhằm bảo đảm các mục tiêu:Nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ là phải có căn cứ hợp lệ, các nghiệp vụ tiêu thụ phảiđược phê chuẩn và cho phép một cách đúng đắn đều được ghi sổ đầy đủ

Kiểm tra các điều kiện ghi nhận doanh thu:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá hoặc là người

sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

- Doanh thu được xác định là tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

- Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên vài nghiệp vụ (5%< tỷ lệ <10%)trên sổ cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từgốc về nội dung, ngày, tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người

có thẩm quyền, của khách hàng

3.3 Kiểm soát thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 4

Nội dung thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi gópvốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;

- Thu được tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;

- Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sảnphẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhântặng cho doanh nghiệp;

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên

Chứng từ liên quan:

- Hồ sơ thanh lý TSCĐ;

- Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, tài sản cố định, cơ sở đánh giá giá chênhlệch vật tư hàng hóa, TSCĐ đem đi góp vốn liên doanh, liên kết, Biên bản hộiđồng đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định;

- Các chứng từ gốc (hóa đơn, phiếu thu, hợp đồng ) về việc bán và cho thuê tài sản;

- Hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chứng từ gốc về việc thu phạt kháchhàng vi phạm hợp đồng;

- Hồ sơ theo dõi các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ;

- Hồ sơ theo dõi các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại, Hồ sơ theodõi các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, chứng từ gốc các khoản tiềnthưởng của khách hàng không liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,các thủ tục, chứng từ phản ánh các khoản thu nhập bằng quà biếu, tiền và hiện vậtcủa các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp

Thủ tục kiểm soát:

- Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên vài nghiệp vụ (5%< tỷ lệ <10%)trên sổ cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từgốc về nội dung, ngày, tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người

Trang 5

- Sổ phụ ngân hàng;

- Sổ quỹ;

- Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Thủ tục kiểm soát:

Định kỳ hàng tuần và cuối mỗi kỳ kế toán, tiến hành:

- Đối chiếu giữa biên bản kiểm kê quỹ với sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái đểđảm bảo số dư đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là đúng và hợp lý

- Đọc sổ quỹ để phát hiện những nghiệp vụ bất thường và tiến hành kiểm tra,đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày là đúng và phù hợp

- Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên vài nghiệp vụ (5%< tỷ lệ <10%)trên Sổ Cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng

từ gốc về nội dung, ngày, tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận củangười có thẩm quyền, của khách hàng

- Lập bảng đối chiếu số dư ngân hàng: Kiểm tra cộng dồn Xem xét cáckhoản bất thường (có giá trị lớn) Đối chiếu số dư trên sổ chi tiết với Sổ Cái và sổphụ ngân hàng vào ngày kết thúc kỳ báo cáo tài chính Kiểm tra sổ chi tiết tiền gửingân hàng của 2 tháng bất kỳ hay toàn bộ đối chiếu với sổ phụ của ngân hàng đểxem xét các khoản bất thường và xác định lại thời gian các khoản thu chi, tínhchính xác và hợp lệ của các khoản thu chi phát sinh Đồng thời, kiểm tra sự chấpthuận của người có thẩm quyền

- Xem xét khoản tiền đang chuyển: Được liệt kê phản ánh trong "Tiền đangchuyển" là hợp lý (xem xét khoản tiền có giá trị lớn) Đối chiếu với sổ Tiền gửingân hàng, phiếu chuyển tiền ngân hàng về ngày, tháng, số tiền, nội dung Tìmhiểu nguyên nhân, lý do…

3.5 Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế

Thuế là các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định được qui định tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung các khoản thuế phải nộp:

- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách (Tài khoản 333) Trong đó bao gồm:

- Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGTcủa hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp

và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng đầu ra, sốthuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, sốthuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụtrong kỳ; thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhậpkhẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và cònphải nộp vào Ngân sách Nhà nước

Trang 6

- Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đãnộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp,

đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

- Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và cònphải nộp vào Ngân sách Nhà nước

- Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộpvào Ngân sách Nhà nước

- Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đãnộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

- Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các loạithuế khác không ghi vào các tài khoản trên, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các

tổ chức, các nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Tài khoản nàyđược mở chi tiết cho từng loại thuế

- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phảinộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản

đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338 Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhànước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá

Chứng từ liên quan:

- Bảng kê khai các khoản thuế phải nộp

- Hóa đơn, phiếu xuất, phiếu nhập, Hồ sơ hàng hóa, vật tư, sổ theo dõi xuất, nhậpvật tư, hàng hóa, sổ chi tiết bán hàng, hợp đồng cung cấp dịch vụ Bảng kê khai thunhập cá nhân, Sổ chi tiết theo dõi số thuế được giảm trừ, số thuế phải nộp, số thuếcủa hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, sổ chi tiết số thuế được miễn giảm, số thuế đượcthoái thu…

Thủ tục kiểm soát:

Định kỳ hàng Tháng, Quý, Năm, căn cứ vào bảng kê khai nộp thuế của doanhnghiệp, thông báo nộp thuế của cơ quan thuế , các chứng từ gốc như hóa đơn hàng hóaxuất, nhập, các phiếu xuất kho, nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, các khoản chi phí hợp

lý, hợp lệ, các quy định và phương pháp tính thuế theo qui định của Bộ tài chính để xácđịnh các khoản thuế phải nộp và đã nộp

- Có thể xem xét toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên ( 5< tỷ lệ <10%) các nghiệp vụphát sinh trong kỳ để xác định tính đúng đắn của các khoản thuế phát sinh và kiểmtra sự chấp thuận của người có thẩm quyền

- Kiểm tra sổ cái, sổ chi tiết các TK về thuế, sổ kế toán để xác định tính khớpđúng, hợp lệ các nghiệp vụ phát sinh, só dư cuối kỳ so với bảng cân đối kế toán

3.6 Kiểm soát các khoản đầu tư ngắn hạn:

Đầu tư là một công cụ quan trọng để bảo vệ tiền của doanh nghiệp trong khicho phép tiền được hưởng lãi suất Đầu tư ngắn hạn thường là các khoản đầu tư màkéo dài trong một năm hoặc ít hơn

Trang 7

Chứng từ liên quan:

- Tờ trình đầu tư; quyết định đầu tư;

- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản đầu tư ngắn hạn;

- Báo cáo danh mục đầu tư tại thời điểm khóa sổ;

- Báo cáo số dư tài khoản đầu tư

Thủ tục kiểm soát:

Định kỳ hàng tuần và cuối mỗi kỳ kế toán, tiến hành:

- Đọc sổ cái tài khoản đầu tư ngắn hạn, để phát hiện nghiệp vụ bất thường vàtiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày làđúng và phù hợp

- Chọn ngẫu nhiên vài nghiệp vụ (5%< tỷ lệ <10%) trên sổ cái (hoặc sổ chi tiết)

để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc về nội dung, ngày,tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền, củakhách hàng, tuân thủ quy trình đầu tư Chọn toàn bộ hoặc ngẫu nhiên vài chứng từ(5%< tỷ lệ <10%) để đảm bảo việc ghi sổ (sổ chi tiết và sổ cái) là phù hợp

- Kiểm tra quyền chi phối, các chính sách tài chính và hoạt động của doanh

nghiệp nhằm thu được các lợi ích kinh tế của hoạt động đầu tư

- Chọn các nghiệp vụ trước ngày kết thúc kỳ báo cáo và các nghiệp vụ sau ngàykết thúc kỳ báo cáo để kiểm tra thủ tục phân chia kỳ báo cáo là đúng đắn và phù hợp

- Xem xét các khoản trích lập dự phòng đầu tư ngắn hạn theo quy định

3.7 Kiểm soát hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến độnghàng tồn kho của doanh nghiệp

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳsản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dởdang; nguyên liệu; vật liệu; công cụ, dụng cụ (gọi chung là vật tư) để sử dụng trongquá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm: Hàng hoá mua về đểbán (hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi

đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến; thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi

đi bán; sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thànhchưa làm thủ tục nhập kho); nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đigia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; chi phí sản xuất, kinh doanh dịch

vụ dở dang; nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu

và thành phẩm

Hàng tồn kho, có 9 tài khoản:

- Hàng mua đang đi đường;

- Nguyên liệu, vật liệu;

Trang 8

- Hàng hoá kho bảo thuế;

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Chứng từ liên quan:

- Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu,công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đibán, dự phòng giảm giá hàng tồng kho

- Hóa đơn (mua, bán), chứng từ (phiếu xuất, nhập, phiếu thu, phiếu chi), thỏathuận, hợp đồng liên quan

Thủ tục kiểm toán:

Cuối kỳ kế toán, tiến hành:

- Kiểm tra sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản tài hàng tồn kho, để phát hiện nghiệp

vụ bất thường và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảoviệc trình bày là đúng và phù hợp Kiểm tra phương pháp tính giá có thống nhất vàphù hợp không

- Kiểm tra công tác kiểm kê định kỳ, sử lý chênh lệch (thừa thiếu), xác địnhnguyên nhân, biện pháp sử lý; định mức dự trữ, tồn kho có hợp lý không

- Chọn ngẫu nhiên vài nghiệp vụ (5%< tỷ lệ <10%) trên sổ cái (hoặc sổ chi tiết)

để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc về nội dung, ngày,tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền, củakhách hàng Kiểm tra toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ (5%< tỷ lệ

<10%) để đảm bảo việc ghi sổ (sổ chi tiết và sổ cái) là phù hợp

3.8 Kiểm soát tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang:

Chứng từ liên quan:

- Báo cáo tổng hợp kiểm kê tài sản cố định tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo;

- Biên bản kiểm kê tài sản cố định, biên bản xử lý kiểm kê (nếu có);

- Hóa đơn mua, bán, hồ sơ điều chuyển, hợp đồng xây dựng cơ bản dở dang,

tờ trình mua sắm tài sản tài sản cố định;

- Thẻ tài sản cố định, hồ sơ tài sản cố định;

- Sổ cái, sổ chi tiết tài sản cố định

Thủ tục kiểm soát:

Định kỳ 06 tháng và cuối mỗi kỳ kế toán năm, tiến hành:

Trang 9

- Đối chiếu sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định với thẻ tài sản cố định, chứng

từ gốc hình thành tài sản cố định đảm bảo là khớp đúng

- Kiểm tra chứng từ mua sắm, sửa chữa lớn, thay thế…( hóa đơn, hợp đồng…)tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang phát sinh trong kỳ, phù hợp với quy định vềtiêu chí tài sản, đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc về nội dung,ngày, tháng, số tiền Kiểm tra sổ theo dõi tăng, giảm tài sản cố định trong kỳ Đồngthời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền, của khách hàng, kiểm tra muasắm tài sản cố định phù hợp với quy định

- Đối chiếu ghi nhận tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang phát sinhtrong kỳ phù hợp với mục đích sử dụng, đối chiếu tỷ lệ trích khấu hao tài sản phùhợp với quy định, tài sản đã hết khấu hao, tài sản không sử dụng, tài sản đang chờthanh lý

- Kiểm tra tính phù hợp trong bảng trích và phân bổ khấu hao tài sản cố địnhtrong kỳ vào đối tượng chi phí Phương pháp tính khấu hao theo qui định

3.9 Kiểm soát các khoản đầu tư dài hạn

Kiểm soát đầu tư dài hạn là một công cụ quan trọng để bảo vệ giá trị tài sảncủa doanh nghiệp trong khi cho phép tiền hoặc tài sản đầu tư được hưởng lãi suất.Đầu tư dài hạn thường là các khoản đầu tư mà có thời gian kéo dài từ một năm trởlên

Kiểm soát hoạt động này nhằm phản ánh giá trị hiện có và tình hình biếnđộng tăng, giảm các loại đầu tư dài hạn như: Đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu,hoặc đầu tư vào đơn vị khác và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm

Chứng từ liên quan:

- Hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, tờ trình, thỏa thuận liên quan;

- Sổ cái, sổ chi tiết TK 228 ( Đầu tư dài hạn) ( 228.1;228.2;228.3)

- Sổ chi tiết các TK: 111,112,138, TK 515 ( doanh thu hoạt động tài chính) TK

635 ( chi phí hoạt động tài chính)

Thủ tục kiểm soát:

Định kỳ 06 tháng và cuối mỗi kỳ kế toán năm, tiến hành:

- Đối chiếu số dư chi tiết các khoản đầu tư dài hạn với chứng từ gốc đảm bảo làkhớp đúng

- Đối chiếu chi tiết số phát sinh các khoản đầu tư dài hạn, cầm cố, ký cược kýquỹ dài hạn với sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc về nội dung, ngày,tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền, củakhách hàng, kiểm tra các khoản đầu tư dài hạn phù hợp với quy định

- Kiểm tra chi tiết từng khoản đầu tư theo từng đối tượng, phương thức đầu tư,thời hạn và khả năng sinh lời

3.10 Kiểm soát các khoản ký quỹ, cầm cố tài sản ngắn hạn, dài hạn

3.10.1 Kiểm soát hoạt động cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Trang 10

Kiểm soát hoạt động này nhằm mục đích kiểm soát các khoản tài sản, tiềnvốn của doanh nghiệp mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (Thời gian dướimột năm hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường) tại Ngân hàng,Công ty Tài chính, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong các quan hệ kinhtế.

Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản của mình giao cho người nhậncầm cố cầm giữ để vay vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh Tài sản cầm cố có thể

là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ô tô, xe máy và cũng có thể là những giấy tờchứng nhận quyền sở hữu về nhà, đất hoặc tài sản Những tài sản đã mang cầm cố,doanh nghiệp có thể không còn quyền sử dụng trong thời gian đang cầm cố Saukhi thanh toán tiền vay, doanh nghiệp nhận lại những tài sản đã cầm cố

Nếu doanh nghiệp không trả nợ được tiền vay hoặc bị phá sản thì người chovay có thể phát mại các tài sản cầm cố để lấy tiền bù đắp lại số tiền cho vay bị mất

Ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quýhay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng để đảm bảo việcthực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp

Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoảntiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràngbuộc và nâng cao trách nhiệm của người đi thuê tài sản phải quản lý, sử dụng tốt tàisản đi thuê và hoàn trả tài sản đúng thời gian quy định Tiền đặt cược do bên có tàisản cho thuê quy định có thể bằng hoặc hơn giá trị của tài sản cho thuê

Chứng từ liên quan:

Sổ chi tiết, sổ cái TK 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn”

Chứng từ kế toán, hợp đồng ký quỹ, cầm cố

Thủ tục kiểm soát:

- Tiến hành kiểm tra các thủ tục theo quy định

- Kiểm tra đối chiếu xác định nội dung các khoản ký quỹ, cầm cố để xác địnhtính đúng đắn mục đích của nghiệp vụ gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh củaDoanh nghiệp

- Kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền, của khách hàng

- Đối chiếu với sổ chi tiết các TK: 111,112… ( các khoản bằng tiền mặt, tiềngửi) TK 211, 214 ( Đối với các khoản bằng tài sản cố định) và một số TK khác

- Cuối kỳ đối chiếu với sổ kế toán để đảm bảo sự khớp đúng trong báo cáo cânđối kế toán

3.10.2 Kiểm soát hoạt động cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn

Kiểm soát hoạt động này nhằm mục đích để phản ánh số tiền hoặc giá trị tàisản mà doanh nghiệp đem đi ký quỹ, ký cược dài hạn tại các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có thời hạn trên 1 năm hoặctrên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường

Trang 11

Chứng từ liên quan:

Sổ cái, sổ chi tiết TK 244 “ký quỹ, ký cược dài hạn”

Chứng từ (Phiếu chi, phiếu thu TK 111,112,113)

Hợp đồng ký kết với các bên liên quan

Thủ tục kiểm soát:

- Kiểm tra đối chiếu xác định nội dung các khoản ký quỹ, cầm cố để xác địnhtính đúng đắn mục đích của nghiệp vụ gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh củaDoanh nghiệp

- Kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền, của khách hàng

- Đối chiếu với sổ chi tiết các TK: 111,112,113… (các khoản bằng tiền mặt,tiền gửi) TK 211, 214 (Đối với các khoản bằng tài sản cố định) và một số TK khác

- Cuối kỳ đối chiếu với sổ kế toán để đảm bảo sự khớp đúng trong báo cáo cânđối kế toán

- Kiểm tra các khoản tiền, tài sản đem ký quỹ, ký cược dài hạn có được theo dõichặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn không

- Kiểm tra ghi nhận các khoản đầu tư dài hạn, cầm cố, ký cược ký quỹ dài hạnphát sinh trong kỳ phù hợp với sổ sách kế toán

3.11 Kiểm soát các khoản phải trả:

Các khoản phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sảnxuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, baogồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước,cho công nhân viên và các khoản phải trả khác

Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

3.11.1 Kiểm soát nợ phải trả ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòngmột năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường

Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản: vay ngắn hạn; khoản nợ dài hạn đến hạntrả; các khoản tiền nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu;Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phảitrả cho người lao động; các khoản chi phí phải trả; các khoản nhận ký quỹ, ký cượcngắn hạn; các khoản phải trả ngắn hạn khác

Chứng từ liên quan:

- Giấy xác nhận từ khách hàng;

- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản các khoản phải trả : TK 311(Vay ngắn hạn); TK

315 (nợ dài hạn đến hạn trả); TK 311 (Phải trả người bán, người cung cấp) TK 333(Thuế và các khoản phải nộp nhà nước); TK 334 (Phải trả người lao động); TK

335 (Chi phí phải trả); TK 336 (Phải trả nội bộ); TK 337 (Thanh toán theo tiến độ

kế hoạch hợp đồng xây dựng); TK 338 (Phải trả, phải nộp khác);

Trang 12

- Hóa đơn, phiếu nhập kho, hợp đồng mua bán, vay nợ, báo cáo quyết toán thuế,Giá trị thuế gia tăng đầu vào, giá trị thuế gia tăng đầu ra các chứng từ thu, chi tiềnmặt; giấy báo nợ, báo có của Ngân hàng ; hợp đồng xây dựng cơ bản, biên bảnnghiệm thu công trình theo tiến độ; Bảng phân bổ tiền lương, bảng đối chiếu tríchnộp BHXH, BHYT, BHTN, Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, tiền thưởng…

Thủ tục kiểm soát:

Cuối kỳ kế toán, tiến hành:

- Đối chiếu số dư chi tiết với giấy xác nhận nợ từ khách hàng đảm bảo là khớpđúng Đối chiếu các khoản thuế phải nộp phù hợp với quyết toán

- Đọc sổ cái tài khoản các khoản phải trả để phát hiện nghiệp vụ bất thường vàtiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc đảm bảo việc trình bày là đúng

- Chọn các nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên độ và các nghiệp vụ sau ngày kếtthúc niên độ để kiểm tra thủ tục phân chia niên độ là đúng đắn và phù hợp

- Xem xét các khoản phải trả ngắn hạn, khả năng thanh toán khoản ngắn hạnđảm bảo khả năng trả nợ

3.11.2 Kiểm soát nợ phải trả dài hạn

Nợ dài hạn là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm

Nợ dài hạn gồm các khoản:

- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;

- Nợ dài hạn phải trả;

- Trái phiếu phát hành;

- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

Trang 13

Thủ tục kiểm soát:

Cuối kỳ kế toán, tiến hành:

- Đối chiếu số dư chi tiết trên sổ cái, số chi tiết TK tiền vay dài hạn cho đầu tư

phát triển, các khoản vay dài hạn với từng khế ước vay Kiểm tra viêc lập kế hoạchvay, phương án trả nợ các khoản vay đến hạn trả, kiểm tra việc hạch toán cáckhoản vay cho từng đối tượng, từng khế ước vay Xác định tính đúng đắn việc quyđổi theo tỷ giá ngoại tệ đối với các khoản vay bằng ngoại tệ (nếu có)

- Kiểm tra việc xác định chi phí đi vay, lãi xuất, phương pháp phân bổ vào chiphí

Kiểm tra việc trích lập qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trảđối chiếu với các quy định hiện hành

- Đọc sổ cái tài khoản các khoản phải trả dài hạn, để phát hiện nghiệp vụ bấtthường và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trìnhbày là đúng và phù hợp

- Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên vài nghiệp vụ (5%< tỷ lệ <10%)trên Sổ Cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng

từ gốc về nội dung, ngày, tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận củangười có thẩm quyền, của khách hàng Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiênvài chứng từ (5%< tỷ lệ <10%) để đảm bảo việc ghi sổ (sổ chi tiết và sổ cái) là phùhợp

- Chọn các nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên độ và các nghiệp vụ sau ngày kếtthúc niên độ để kiểm tra thủ tục phân chia niên độ là đúng đắn và phù hợp

- Xem xét các khoản phải trả dài hạn, kế hoạch, khả năng thanh toán, khả năngtrả nợ

3.12 Kiểm soát Tiền lương

Tiền lương là các khoản thù lao của người lao động được trả theo năng xuấtchất lượng và hiệu quả

Hoạt động kiểm soát tiền lương nhằm mục đích kiểm tra, giám sát trong côngtác quản lý, sử dụng phân phối tiền lương, tiền thưởng, các chế độ của người laođộng trong doanh nghiệp góp phần nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí,bảo đảm chế độ người lao động theo các quy định hiện hành

Chứng từ liên quan:

- Sổ chi tiết, sổ cái TK 334 (Phải trả người lao động); sổ chi tiết, số cái TK 338(Phải trả, phải nộp khác); sổ chi tiết một số các TK khác liên quan

- Bảng trích và phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn

- Bảng nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm; bảng chấm công, phiếugiao nhiệm vụ; phương án tác nghiệp, kế hoạch chi phí SXKD; các cơ sở xác địnhđịnh mức lao động; đơn giá tiền lương; quy chế quản lý và phân phối tiền lương,tiền thưởng; bảng thanh toán tiền lương trong kỳ; các chứng từ thu, chi về tiềnlương và các chế độ khác của người lao động hạch toán vào TK tiền lương

Trang 14

Thủ tục kiểm soát:

- Hàng Tháng, Quý, tiến hành đối chiếu chi tiết các khoản trích và phân bổ tiềnlương, các chế độ khác của người lao động vào các đối tượng chi phí đảm bảo phùhợp;

- Kiểm tra công tác thanh toán tiền lương, các chế độ khác của người lao độngđối chiếu với quy chế quản lý và phân phối tiền lương của doanh nghiệp;

- Kiểm tra số liệu đối chiếu giữa sổ sách kế toán về tiền lương đã thanh toántrong kỳ, tiền lương còn lại chưa thanh toán trong kỳ với số liệu theo dõi của bộphận quản lý lao động và tiền lương;

- Đối chiếu số tiền lương thanh toán với khối lượng, chất lượng sản phẩm thực hiện;

- Đọc sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản liên quan, để phát hiện nghiệp vụ bấtthường và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trìnhbày là đúng và phù hợp;

- Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên vài nghiệp vụ (5%< tỷ lệ <10%) trên

sổ cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc

về nội dung, ngày, tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người cóthẩm quyền, của người lao động Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên vàichứng từ (5%< tỷ lệ <10%) để đảm bảo việc ghi sổ (sổ chi tiết và sổ cái) là phù hợp

3.13 Kiểm soát các khoản phải thu

Kiểm soát các khoản phải thu nhằm mục đích theo dõi và phản ánh cáckhoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của khách hàng;của cấp trên hoặc cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp; của cá nhân, tập thể (trong

và ngoài doanh nghiệp), và thuế GTGT được khấu trừ

Chứng từ liên quan:

- Sổ cái, sổ chi tiết các TK phải thu: TK 131 (Phải thu của khách hàng; TK

133 (Thuế GTGT được khấu trừ); TK 136 (Phải thu nội bộ); TK 138 phải thu khác

TK 139 (Dự phòng các khoản thu khó đòi)

- Các biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản xóa nợ kèmtheo các bằng chứng xác đáng về số nợ thất thu; hóa đơn bán hàng hoặc cung cấpdịch vụ; các căn cứ, chứng từ xác nhận số tiền được giảm giá của lượng hàng đãbán cho khách hàng không phù hợp với quy cách, chất lượng hàng hoá ghi tronghợp đồng; các căn cứ chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, hàng bán bịtrả lại, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng

- Hợp đồng, khế ước cho vay, bản thanh lý hợp đồng…

-Các căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

- Bảng kê giá trị thuế GTGT đầu vào cho các loại vật tư, hàng hóa… xuất dùngcho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Các chứng từ về công nợ, quan hệ kinh tế giữa cấp trên với cấp dưới…

Trang 15

- Các biên bản giải quyết về trách nhiệm bồi thường của tập thể, các nhân dolàm mất, thiếu hụt, hư hỏng tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp

Thủ tục kiểm soát:

- Hàng Tháng, Quý, Năm trong kỳ, tiến hành rà soát các khoản phải thu theoyêu cầu: Các khoản phải thu được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từngkhoản nợ và từng lần thanh toán; xem xét việc tổ chức đối chiếu từng khoản nợphát sinh, số đã thu hồi, số còn nợ, văn bản xác nhận nợ của khách hàng

- Kiểm tra đối chiếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào cho các loại vật tư, thiết bịxuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã được khấu trừ

- Xem xét, đánh giá các khoản nợ quá hạn để lập kinh phí dự phòng các khoảnphải thu khó đòi Việc phân bổ kinh phí dự phòng vào chi phí quản lý doanh nghiệp

- Đọc sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản phải thu, các TK liên quan để phát hiệnnghiệp vụ bất thường và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảmbảo việc trình bày là đúng và phù hợp

- Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên vài nghiệp vụ (5%< tỷ lệ <10%) trên

sổ cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc

về nội dung, ngày, tháng, số tiền Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người cóthẩm quyền, của khách hàng Có thể xem toàn bộ hoặc chọn ngẫu nhiên vài chứng

từ (5%< tỷ lệ <10%) để đảm bảo việc ghi sổ (sổ chi tiết và sổ cái) là phù hợp

3.14 Kiểm toán vốn và các trích lập các quỹ

Chứng từ liên quan:

- Điều lệ Công ty;

- Các quy chế quản lý và sử dụng các quỹ của Công ty;

- Các quy định của Nhà nước và của ngành Đường sắt có liên quan;

- Sổ cái tài khoản vốn, sổ cái các quỹ

Thủ tục kiểm soát:

Định kỳ 06 tháng và cuối mỗi kỳ kế toán năm, tiến hành:

- Đối chiếu số phát sinh các khoản vốn, trích lập các quỹ phù hợp với điều lệcông ty và các quy định của Nhà nước, ngành Đường sắt

- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trên Sổ Cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sựkhớp đúng giữa sổ kế toán và chứng từ gốc về nội dung, ngày, tháng, số tiền Đồngthời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền

- Kiểm tra chứng từ để đảm bảo việc ghi sổ (sổ chi tiết và Sổ Cái) là phù hợp

- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các quỹ có đúng mục đích, phù hợp với quychế quản lý đã ban hành

- Kiểm tra các quyết định đầu tư từ việc sử dụng các quỹ và vốn của doanhnghiệp vào các mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 16

2 QUY TRÌNH MUA HÀNG HÓA VÀ VẬT TƯ THIẾT BỊ

I-Quy trình mua hàng hóa :

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủhướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật Xâydựng;

- Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy địnhviệc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên

1 Mua hàng:

1.1 Mua hàng nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của Đơn vị:

1.1.1 Phạm vi, danh mục hàng hóa mua sắm:

- Máy tính, máy in, các trang thiết bị mạng, đường truyền và các loại trangthiết bị khác

- Các loại dịch vụ: tư vấn, thiết kế, nâng cấp, bảo hành, bảo trì các trangthiết bị công nghệ thông tin

- Bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ làm việc

- Các loại máy, thiết bị: máy phôtô, máy xén giấy, máy FAX, điều hòa nhiệt

độ, máy chiếu và các loại trang thiết bị văn phòng khác

- Các loại dịch vụ sửa chữa, bảo trì (điều hòa nhiệt độ, máy phôtô, máy vitính, máy in), dịch vụ bảo hiểm các loại, cung cấp văn phòng phẩm thường xuyên

và các loại dịch vụ khác

- In ấn các loại: Hoá đơn, biên lai, ấn chỉ, các ấn phẩm, biểu mẫu, sổ sách,tài liệu và các loại ấn chỉ khác

- Trang phục công chức, viên chức phục vụ công tác chuyên môn (bao gồm

cả mua sắm vật liệu và may mặc)

- Các loại tài sản khác phục vụ công tác chuyên môn

Trang 17

1.1.2 L u ưu đồ của quy trình: đồ của quy trình: ủa quy trình: c a quy trình:

T

Đơn vị lập, cung cấp Người ký

2 - Trên cơ sở dự toán mua sắm được phê

duyệt, lập danh mục các loại tài sản, hàng

hóa, in ấn cần mua sắm, trang bị

Phòng Hànhchính -Tổnghợp

Giám đốc

II QUYẾT ĐỊNH HÌNH THỨC MUA SẮM

1 Đấu thầu rộng rãi: Thực hiện mua sắm tài sản đều phải thực hiện đấu thầu rộng rãi trừ những trường hợp ở khoản 2, 3, 4,5 Mục II này.

+ Lập kế hoạch đấu thầu mua sắm trình

+ Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu Tổ Tư vấn Giám đốc+ Thông báo mời thầu: trên trang thông tin

điện tử về đấu thầu, Báo hoặc Đài có trang

mục thông tin về đấu thầu 03 kỳ liên tiếp

Tổ Tư vấn Giám đốc

+ Phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ

+ Đánh giá hồ sơ dự thầu Tổ Tư vấn Giám đốc+ Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả

2 Đấu thầu hạn chế: Thực hiện đối với gói thầu có yêu cầu cao về mặt kỹ

thuật hoặc đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng.

+ Lập kế hoạch đấu thầu mua sắm trình

+ Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu Tổ Tư vấn Giám đốc+ Thông báo mời thầu: Mời một số nhà thầu

(tối thiểu là 05) có đủ năng lực tham gia Tổ Tư vấn Chủ tịch+ Phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ

+ Đánh giá hồ sơ dự thầu Tổ Tư vấn Giám đốc+ Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả Tổ Tư vấn Giám đốc

Trang 18

Đơn vị lập, cung cấp Người ký

đấu thầu

3 Chào hàng cạnh tranh: Thực hiện đối với gói thầu có giá dưới 2 tỷ

đồng.

+ Lập kế hoạch đấu thầu mua sắm trình

+ Lập hồ sơ yêu cầu chào hàng Tổ Tư vấn Giám đốc+ Phê duyệt hồ sơ yêu cầu Tổ Tư vấn Giám đốc

+Thông báo chào hàng cạnh tranh: trên

trang thông tin về đấu thầu, Báo hoặc Đài

có trang mục thông tin về đấu thầu Gửi

hồ sơ yêu cầu đến các nhà thầu quan tâm

và có đủ năng lực, điều kiện tham gia

chào hàng (tối thiểu 03 nhà thầu được

duyệt).

Tổ Tư vấn Giám đốc

+ Tiếp nhận, mở hồ sơ đề xuất, đánh giá hồ

+ Phê duyệt, thông báo kết quả chào

4 Chỉ định thầu: Thực hiện đối với gói thầu có giá không quá 100 triệu

đồng.

4.1 Trường hợp gói thầu có giá từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

+ Lập kế hoạch mua sắm trình lãnh đạo

+ Lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác

nhau (báo trực tiếp, bằng FAX hoặc qua

đường bưu điện làm cơ sở để lựa chọn nhà

thầu tốt nhất

Tổ Tư vấn Giám đốc

+ Phê duyệt chọn nhà thầu Tổ Tư vấn Giám đốc

4.2 Trường hợp gói thầu có giá dưới 20 triệu đồng:

+ Lập kế hoạch mua sắm trình lãnh đạo

+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa Phòng HC-TH Giám đốc+ Phê duyệt nhà thầu cung cấp hàng hoá Phòng HC-TH Giám đốc

5 Mua sắm trực tiếp: Áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung

tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng; Được mời nhà thầu trước

đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự; Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói

Ngày đăng: 18/09/2015, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w