QUY TRÌNH THANH LÝ, NHƯỢNG BÁN TÀI SẢN, VẬT TƯ 1 Thanh lý, nhượng bán tài sản:

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm soát nội bộ công tác kế toán tài chính (Trang 28 - 29)

D. CÁC RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA VÀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT TƯƠNG ỨNG:

4.QUY TRÌNH THANH LÝ, NHƯỢNG BÁN TÀI SẢN, VẬT TƯ 1 Thanh lý, nhượng bán tài sản:

1. Thanh lý, nhượng bán tài sản:

Trình tự thực hiện:

1.1. Đề nghị thanh lý tài sản:

Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, đề nghị thanh lý tài sản của Hội đồng kiểm kê công ty. Giám đốc lập tờ trình đề nghị Chủ tịch công ty phê duyệt (hoặc trình ĐSVN phê duyệt theo thẩm quyền) danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.

Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

- Tờ trình đề nghị thanh lý tài sản của Giám đốc công ty; - Bảng tổng hợp danh mục tài sản đề nghị thanh lý (theo mẫu) - Các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc tài sản.

1.2. Quyết định thanh lý tài sản theo thẩm quyền:

(Theo Quy chế tài chính của ĐSVN số 1168/QĐ-ĐS ngày 30/8/2012)

Chủ tịch Công ty ra Quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại dưới 300 triệu đồng hoặc có nguyên giá dưới 3 tỷ đồng.

1.3. Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản:

Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của Công ty bao gồm: + Giám đốc công ty: Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng phòng Kế hoạch, KTAT, Vật tư;

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;

+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý; 1.4. Tiến hành thanh lý tài sản:

- Biên bản họp Hội đồng thanh lý TSCĐ: Đánh giá lại tài sản, quyết định giá bán tài sản (Hội đồng tự quyết định hoặc thuê đơn vị thẩm định giá để làm căn cứ quyết định bán tài sản). Báo cáo Chủ tịch công ty kết quả cuộc họp trước khi tổ chức các bước tiếp theo.

- Tổ chức bán thanh lý tài sản (hoặc Huỷ tài sản).

+ Phương thức thanh lý tài sản cố định: Bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Trường hợp giá trị còn lại của tài sản cố định ghi trên sổ kế toán dưới 50 triệu đồng thì quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường.

Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì công ty thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên.

+ Tổ chức thực hiện:

. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tài sản (đối với phương thức đấu giá thông qua một tổ chức bán đấu giá tài sản), cho khách hàng có nhu cầu xem tài sản thông báo bán đấu giá.

. Cho khách hàng đăng ký đấu giá.

. Tổ chức cuộc bán đấu giá, ký kết Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá (nếu có khách hàng đăng ký), ký Biên bản không có người đăng ký tham gia đấu giá (nếu không có khách hàng đăng ký đấu giá).

. Thu tiền trúng đấu giá.

. Giao hồ sơ cho khách hàng trúng đấu giá đi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định; Quyết toán; Lưu hồ sơ.

1.5. Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị

- Hội đồng thanh lý tài sản lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (Hợp đồng, thanh lý mua bán tài sản, hóa đơn bán hàng, biên bản hủy tài sản...).

- Bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước. Tiền thu được từ thanh lý tài sản, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc thanh lý tài sản, số còn lại được chuyển vào thu nhập khác.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm soát nội bộ công tác kế toán tài chính (Trang 28 - 29)