Kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển khởi sắc. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 Việt Nam vẫn là một trong những nước có tốc độ phát triển cao trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ là những đơn vị năng động nhất tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước trên nhiều phương diện. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh lực kinh tế khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén, linh hoạt để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường Công ty Cổ Phần Thái Hoàng cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã có nhiều thay thay đổi để có thể tồn tại và phát triển. Cho đến này công ty đã dần khẳng định được uy tín của mình trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị y tế, lắp đặt và kinh doanh một số lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người. Trong thời gian thực tập tại công ty, kết hợp với những điều học được tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân em đã hoàn thành báo cáo này. Bài báo cáo bao gồm 3 phần: Phần 1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty Thái Hoàng. Phần 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thái Hoàng. Phần 3. Nhận xét và kết luận.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-o0o -BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI HOÀNG
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS TRẦN VIỆT LÂM Sinh viên thực hiện : SUNALY KEOKISONE
Lớp : QTKDTH 50B
Trang 2HÀ NỘI – 2013
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1 LỊCH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2
CỔ PHẦN THÁI HOÀNG 2
1.1 Thông tin chung 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Thái Hoàng 3
1.3.1 Hội đồng quản trị 4
1.3.2 Giám đốc công ty 4
1.3.3 Phòng tài chính – kế toán 4
1.3.4 Phòng kinh doanh 4
1.3.5 Phòng Kế hoạch 5
1.3.6 Phòng tổ chức hành chính 5
PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 6
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI HOÀNG 6
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty Thái Hoàng 6
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thái Hoàng 6
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty 6
2.2.2 Mô tả quy trình nhập sản phẩm đầu vào tại bộ phận kho 7
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thái Hoàng năm 2011 và năm 2012 9
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty Thái Hoàng 9
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2012 của công ty Thái Hoàng 11
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty Thái Hoàng 16
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn 16
2.4.2 Chỉ tiêu thanh toán 17
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 18
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 18
2.5 Tình hình lao động tại công ty Thái Hoàng 19
PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 22
3.1 Môi trường kinh doanh 22
3.1.1 Thuận lợi 22
3.1.2 Khó khăn 22
3.2 Những ưu điểm, tồn tại của công ty Thái Hoàng 23
3.2.1 Ưu điểm 23
3.2.2 Tồn tại 24
3.3 Biện pháp khắc phục 24
3.4 Định hướng phát triển của công ty Thái Hoàng 25
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
PTKH Phải thu khách hàng
TSCĐ Tài sản cố định
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Phần 1 LỊCH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2
CỔ PHẦN THÁI HOÀNG 2
1.1 Thông tin chung 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Thái Hoàng 3
1.3.1 Hội đồng quản trị 4
1.3.2 Giám đốc công ty 4
1.3.3 Phòng tài chính – kế toán 4
1.3.4 Phòng kinh doanh 4
1.3.5 Phòng Kế hoạch 5
1.3.6 Phòng tổ chức hành chính 5
PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 6
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI HOÀNG 6
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty Thái Hoàng 6
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thái Hoàng 6
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty 6
2.2.2 Mô tả quy trình nhập sản phẩm đầu vào tại bộ phận kho 7
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thái Hoàng năm 2011 và năm 2012 9
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty Thái Hoàng 9
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2012 của công ty Thái Hoàng 11
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty Thái Hoàng 16
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn 16
2.4.2 Chỉ tiêu thanh toán 17
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 18
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 18
Trang 52.5 Tình hình lao động tại công ty Thái Hoàng 19
PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 22
3.1 Môi trường kinh doanh 22
3.1.1 Thuận lợi 22
3.1.2 Khó khăn 22
3.2 Những ưu điểm, tồn tại của công ty Thái Hoàng 23
3.2.1 Ưu điểm 23
3.2.2 Tồn tại 24
3.3 Biện pháp khắc phục 24
3.4 Định hướng phát triển của công ty Thái Hoàng 25
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển khởi sắc Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 Việt Nam vẫn là một trong những nước có tốc độ phát triển cao trên toàn thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ là những đơn vị năng động nhất tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước trên nhiều phương diện Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh lực kinh tế khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén, linh hoạt để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường
Công ty Cổ Phần Thái Hoàng cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó Kể
từ khi thành lập đến nay, công ty đã có nhiều thay thay đổi để có thể tồn tại và phát triển Cho đến này công ty đã dần khẳng định được uy tín của mình trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị y tế, lắp đặt và kinh doanh một số lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người
Trong thời gian thực tập tại công ty, kết hợp với những điều học được tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân em đã hoàn thành báo cáo này
Bài báo cáo bao gồm 3 phần:
Phần 1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty Thái Hoàng.
Phần 2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thái Hoàng.
Phần 3 Nhận xét và kết luận
Trang 7Phần 1 LỊCH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THÁI HOÀNG 1.1 Thông tin chung
- Tên công ty bằng tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Thái Hoàng (tên viết tắt: Công Ty Thái Hoàng).
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THÁI HOÀNG JOINT STOCK COMPANY
- Địa chỉ: Số 24/189, đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình,
+ Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, cách điều dưỡng
+ Đại lý mua ,bán, ký gửi hàng hóa
+ Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy tính
+ Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
+ Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
+ Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
+ Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch
+ Hoàn thiện công trình xây dựng
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân cũng được cải thiện Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân là rất lớn, không chỉ sức khỏe của mình mà còn cả người thân xung quanh Việt Nam sẽ là một thị trường rất tiềm năng trong tương lai Ban đầu khi mới thành lập, công ty Thái Hoàng gặp rất nhiều khó khăn như số lượng nhân viên hạn chế và đặc biệt là khó khăn trong việc huy động vốn để hoạt động kinh doanh
Trang 8Sang năm 2010 tình hình tài chính của công ty đã đi lên do thu hút được một số nhà đầu tư nhỏ và tuyển dụng được nhân viên có trình độ.
Đến năm 2011, khi có đủ năng lực về tài chính để đầu tư công ty vẫn duy trì các hoạt động kinh doanh hiện có và cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các loại hàng hóa
Với gần 4 năm xây dựng và phát triển, trải qua không ít khó khăn và thách thức, nhờ hiểu rõ nhu cầu, nắm bắt được những cơ hội, đặc biệt với sự nhiệt huyết, nhanh nhạy, sáng tạo, tinh thần nỗ lực tập thể của đội ngũ công nhân viên trong công ty đã giúp công ty khẳng định hướng đi đúng đắn đồng thời duy trì và hoạch định kế hoạch phát triển, mở rộng trong tương lai
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Thái Hoàng
Bộ máy tổ chức của được thiết kế theo mô hình các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ riêng biệt phù hợp với quy mô và loại hình của công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thái Hoàng
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Cơ cấu tổ chức của Công ty nhỏ gọn, được phân công chức năng rõ ràng Các bộ phận hoạt động độc lập với nhau, mỗi phòng ban có chức năng chuyên môn riêng nhưng có sự liên kết, tương tác lẫn nhau trong quá trình hoạt động
Giám đốc
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch
Hội đồng quản trị
Phòng tổ chức hành chính
Trang 91.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban
- Bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định, quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó
1.3.2 Giám đốc công ty
Giám đốc là người đứng đầu công ty, là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công
ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
- Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty
1.3.3 Phòng tài chính – kế toán
- Tổ chức chỉ đạo và thực hành công việc kế toán: tiếp nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, lập và ghi sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo yêu cầu của Giám đốc và đúng chế độ
- Quản lý các loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, phát hành hoá đơn, theo dõi thanh quyết toán tài chính các hợp đồng, thường xuyên thông báo kịp thời chính xác tình hình tài chính của từng hợp đồng, tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của từng phòng cho các Trưởng, Phó phòng và nhân viên thực thi hợp đồng
- Lập các kế hoạch vay vốn, thanh toán, kế hoạch tiền mặt, lập các báo cáo thống kê theo yêu cầu của địa phương và cấp trên
- Kiểm tra, đôn đốc thu chi công nợ, thực hiện nộp Ngân sách và các nghĩa vụ đối với Nhà nước
1.3.4 Phòng kinh doanh
Trang 10- Tiến hành kinh doanh các sản phẩm của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối sản phẩm.
- Tìm kiếm nguồn khách hàng cho công ty, phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược của Công ty, lập kế hoạch kinh doanh và hệ thống phân phối các sản phẩm trên thị trường
- Đồng thời tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc về kế hoạch kinh doanh và hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp cận thị trường
- Cùng với Giám đốc thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá, quản lý nhân sự trong công ty
- Phối hợp với các phòng ban khác để giải quyết các công việc có liên quan tới nghiệp vụ của phòng
- Quản lý công tác giáo dục đào tạo cán bộ, đào tạo nhân viên nghiệp vụ, thay thế nhân viên chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, nghỉ mất sức
- Phổ biến an toàn lao động, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách Là thành viên chính thức trong công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện pháp luật của Nhà nước
- Xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện công tác hành chính quản trị, tổ chức các hoạt động và sự kiện hội nghị trong công ty Là bộ phận quản trị của Công ty, giữ gìn mọi tài sản của Doanh nghiệp và quan hệ đối nội đối ngoại
Trang 11PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI HOÀNG2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty Thái Hoàng
Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
+ Kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người: thực phẩm chức năng, thuốc điều trị và lắp đặt, cung cấp các thiết bị y tế Tất cả các mặt hàng đều có giấy chứng nhận của bộ y tế kiểm định chất lượng nên được khá nhiều bạn hàng trong nước đánh giá cao
+ Do quy mô còn khá hạn chế nên công ty chỉ đảm nhiệm công đoạn phân phối các sản phẩm về thuốc theo đơn đặt hàng hoặc liên kết sản xuất với các đơn vị khác để cùng thực hiện các hợp đồng xuất khẩu quy mô lớn Trong đó lĩnh lực đem lại doanh thu lớn nhất là buôn bán thực phẩm chức năng
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thái Hoàng
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
- Bước 1: Chào hàng, giới thiệu sản phẩm: Bộ phận kinh doanh trực thuộc
phòng kế hoạch của công ty sẽ thực hiện việc chào hàng, giới thiệu sản phẩm Đây là bước đệm cho quá trình liên hệ và ký kết các hợp đồng, các đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng
- Bước 2: Ký hợp đồng: phòng kinh doanh tiến hành ký hợp đồng với khách
hàng và lập kế hoạch ngay khi hợp đồng được ký kết sau đó chuyển lên phòng kế hoạch
- Bước 3: Kế hoạch nhập hàng: Phòng kế hoạch sau khi nhận được bản hợp
đồng và kế hoạch của phòng kinh doanh, liên hệ với nhà sản xuất để lên kế hoạch nhập
Nhập kho Giao hàng
theo hợp đồng
Trang 12- Bước 4: Nhập hàng: Kế toán nhập hàng theo đúng yêu cầu của công ty về số
lượng
- Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sau khi hàng hóa được nhập về sẽ
tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các chỉ tiêu đã đề sẵn
- Bước 6: Nhập kho: Sau khi kiểm tra toàn bộ hàng hóa, hàng hóa nào đáp ứng
được chất lượng, yêu cầu sẽ được chuyển về nhập vào kho của công ty để quản lý, hàng hóa nào không đáp ứng được chất lượng sẽ trả lại nhà sản xuất ( Thời gian từ ngày nhập hàng đến ngày trả lại hàng không quá 10 ngày)
- Bước 7: Giao hàng theo hợp đồng: Bộ phận kế toán của công ty sẽ kiểm tra
các giấy tờ, số tiền đặt trước thông qua chuyển khoản… để chuẩn bị giao hàng theo hợp đồng Còn phòng kế hoạch và kinh doanh sẽ kiểm tra, các giấy tờ liên quan đến hợp đồng và các thủ tục giao nhận hàng… Đến ngày xuất hàng, những cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh làm thủ tục xuất hàng, vận chuyển và giao hàng cho khách hàng theo đúng yêu cầu hợp đồng
2.2.2 Mô tả quy trình nhập sản phẩm đầu vào tại bộ phận kho
Công ty Thái Hoàng hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe nên nguyên liệu đầu vào chủ yếu bao gồm:
-Các thiết bị y tế, máy khám sức khỏe;
-Thực phẩm chức năng;
-Kiểm tra chất lượng, nhãn mác, tem;…
Nguyên tắc trong quá trình nhập hàng của công ty là giao-nhận hàng đúng yêu cầu của hợp đồng về số lượng; chất lượng và thời gian
Việc đặt hàng các sản phẩm cần được thống nhất giữa phòng kinh doanh và bộ phận kế hoạch hoạch trước khi trình lên giám đốc phê duyệt
Sơ đồ 2.2: Quy trình nhập sản phầm đầu vào tại bộ phận kho
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Bước 1: Báo cáo với giám đốc về hợp đồng, sau khi quyết định được phê duyệt,
phòng kế hoạch phối hợp với phòng hành chính để liên hệ với nhà cung cấp và ký hợp Báo cáo Lập bản tiến độ mua hàng Nhập hàng và kiếm tra Ghi thẻ kho
Trang 13đồng Công ty Thái Hoàng có mối quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà cung cấp nên quy trình đặt hàng, ký hợp đồng được tiến hành khá đơn giản, tất cả đều được liên lạc qua e-mail, điện thoại và xác nhận qua fax
Bước 2: Theo quy định của công ty: khi nhận được thông báo của nhà cung ứng,
bộ phận phụ trách xuất nhập hàng trực thuộc bộ phận kho của công ty sẽ lập một bản tiến độ mua hàng Tiến độ nhập hàng được lập theo biểu mẫu đính kèm quy định này Theo đúng tiến độ, bộ phận kho sẽ chủ động sắp xếp công việc Tuy nhiên, trên thực tế đơn vị thường bỏ qua bước này do quá trình khá đơn giản và nhanh chóng
Bước 3: Khi hàng được nhập vào kho, thủ kho kết hợp với nhân viên kinh doanh
kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa theo hợp đồng đã ký Tỷ lệ kiểm tra trong một đợt nhập hàng là 10-15% tổng số hàng nhập kho Riêng đối với các loại thuốc chữa bệnh thì bắt buộc phải kiểm tra 100% số hàng Nếu xảy ra sai sót trong bất kỳ trường hợp nào thủ kho có trách nhiệm lập biên bản để kịp thời xử lý Đây là công đoạn mất thời gian nhất và hay xảy ra sai sót về hợp đồng nhất trong toàn bộ quy trình nhập đầu vào
Các quy định khác trong quá trình nhập đầu vào đã được quy định rất rõ ràng trong “Quy trình xuất - nhập hàng trong kho” của công ty Cụ thể như sau:
-Kiểm tra số lượng: cân, đong, đo, đếm từng lô, từng kiện, xác định số lượng.-Kiểm tra chất lượng: theo tiêu chuẩn từ hợp đồng mua hàng
-Kiểm tra về qui cách
-Thủ kho tiến hành lập biên bản kiểm tra hàng hoá, biên bản có chữ ký xác nhận của Thủ kho, nhà cung cấp
- Nếu hàng không đạt hoặc hoặc không đúng theo thoả thuận,bộ phận kho cùng phòng kế hoạch phải làm việc với nhà cung cấp giao hàng lại theo đúng hợp đồng.Trường hợp hàng hoá đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho Thủ kho lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho phải chuyển cho phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh Phiếu nhập kho theo mẫu của Bộ tài chính
Thông thường, sản phẩm đầu vào được nhập về và chuyển thẳng đến từng chi nhánh để phục vụ cung ứng ngay Tuy nhiên, nếu chi nhánh tạm dừng hoạt động, đang hết chỗ chưa hoặc giao ban hết ngày thì hàng hóa vẫn cần thông qua kho Khi đó hàng hoá được sắp xếp theo bảng hướng dẫn lưu kho và hướng dẫn công việc lưu kho, công việc này được nhân viên trong kho tiến hàng dưới sự giám sát của thủ kho Thủ kho
Trang 14tiến hành lưu hồ sơ hàng nhập, hồ sơ phải rõ ràng dễ, thuận tiện cho việc tìm kiếm.
Bước 4: Sau khi hàng hoá đã được nhập kho, thủ kho tổ chức ghi đầy đủ nội
dung vào thẻ kho Thẻ kho ghi nội dung hàng hoá cả nhập và xuất Thẻ kho được ghi theo thứ tự thời gian nhập xuất vào cột đầu tiên Mỗi loại hàng hoá phải ghi một thẻ kho riêng
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thái Hoàng năm 2011 và năm 2012
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty Thái Hoàng
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: Đồng
Tuyệt đối Tương đối
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 7.055.292.800 6.118.227.400 937.065.400 15,32
Doanh thu thuần về bán
Lợi nhuận thuần từ hoạt
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Nhận xét: Nhìn vào kết quả kinh doanh của 2 năm 2011 và 2012 ta thấy doanh thu và
lợi nhuận của năm 2012 cao hơn so với năm 2011 Cụ thể như sau:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 7.055.292.800 đồng tăng
Trang 15937.065.400 đồng, tương ứng mức tăng 15,32% so với năm 2011 Sự gia tăng này chủ yếu là do việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, việc
tổ chức bán hàng và cung ứng dịch vụ đã được chú trọng hơn, có nhiều đổi mới và nâng cao hơn so với năm 2011 Doanh thu tăng lên đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của công ty đã từng bước đi vào ổn định và tiến tới kế hoạch mở rộng sản xuất.+ Giảm trừ doanh thu của công ty Thái Hoàng trong hai năm 2011 và 2012 đều bằng 0 Đây là thành quả của sự cố gắng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty trong các năm Cả 2 năm đều không phát sinh các khoản giảm giá hàng bán cũng như hàng bán không đạt yêu cầu phải trả lại Trong 2 năm vừa rồi do tình hình kinh tế có nhiều biến động, khó khăn về nguồn vốn nên các đối tác vừa và nhỏ của công ty không đủ điều kiện để hưởng chiết khấu thương mại
+ Doanh thu thuần: do cả 2 năm 2011 và 2012 công ty đề không có các khoản giảm trừ doanh thu nên tốc độ tăng của doanh thu thuần bằng với tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Giá vốn hàng bán: năm 2012 công ty mở rộng hoạt động bán hàng khiến giá vốn hàng bán cũng tăng theo mức tăng của doanh thu nhưng giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 là 6.447.645.592 đồng tăng 779.495.548 đồng, tương ứng tăng 13,75% so với năm 2011 còn doanh thu năm 2012 lại tăng 15,32% so với năm 2011 Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn doanh thu có thể coi là một tín hiệu tích cực, điều đó cho thấy công ty quản lý nguồn hàng rất tốt và chọn thời điểm ký kết hợp đồng rất hợp lý
+ Doanh thu tài chính: việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất khiến cho doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2012 là 2.458.665 đồng tăng 534.843 đồng, tương ứng tăng 27,80% so với năm 2011 Sự tăng lên này là do trong năm 2011, công ty đã chủ động thanh toán tiền hàng sớm để được hưởng chiết khấu thanh toán của một số nhà cung cấp Công ty đã kịp thời tăng lượng dữ trữ tiền để tận dụng được những cơ hội ưu đãi chiết khấu thanh toán từ phía nhà cung cấp
+ Chi phí tài chính năm 2012 là 117.103.333 tăng 79.578.333 đồng, tương ứng tăng 212,07% so với năm 2011 Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh, trong năm 2012 công ty đã vay thêm từ ngân hàng một khoản vay trị giá 850.000.000 đồng trong vòng 5 năm, do vậy chi phí trả lãi ngân hàng cũng tăng lên Ngoài ra công ty cũng dành rất nhiều chiết khấu thanh toán cho khách hàng nhưng do khách hàng không thanh toán sớm nên không được hưởng chiết khấu
Trang 16+ Chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 là 467.143.369 đồng tăng 71.730.093 đồng, tương ứng tăng 18,14% so với năm 2011 Việc đẩy mạnh kinh doanh khiến cho công ty phải trả thêm lương cho nhân viên để tăng giờ làm từ đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh nên chi phí quản lý kinh doanh tăng.
Về tình hình lợi nhuận:
+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 607.647.208 đồng, tăng 157.569.852 đồng, tương ứng tăng 35,01% so với năm 2011 Mức tăng này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tiến triển tích cực, thể hiện hiệu quả của chính sách nới lỏng bán hàng đang áp dụng Ngoài ra, những thay đổi trong quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí giá vốn cũng giúp cho lợi nhuận gộp của công ty tăng lên
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 là 25.859.171 đồng, tăng 6.796.269 đồng, tương ứng tăng 35,65% so với năm 2011 Mức tăng này khá ấn tượng, cho thấy công ty đang đi đúng hướng và các kế hoạch thúc đẩy sản xuất và bán hàng đều được thực hiện tốt
+ Về lợi nhuận khác: trong cả 2 năm 2011 và 2012 do công ty không phát sinh các khoản thu nhập khác và chi phí khác ngoài hoạt động kinh doanh chính nên lợi nhuận khác bằng 0 Lợi nhuận khác có thể đến từ thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; thu tiền được phạt do khách hàng
vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu; thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 19.394.378 đồng, tăng 5.097.201 đồng tương ứng tăng 35,65% so với lợi nhuận sau thuế năm 2011 Nguyên nhân chính dẫn đến việc lợi nhuận sau thuế tăng lên là tình hình sản xuất kinh doanh đã phục hồi và phát triển do những ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế Khi người dân có tiền họ bắt đầu có nhu cầu quan tâm đến sức khỏe của người thân, gia đình, bạn bè, điều này giúp cho kết quả kinh doanh của công ty được nâng cao
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và 2012 của công ty Thái Hoàng
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Đồng