1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quản trị sự thay đổi LENOVO

12 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 111 KB

Nội dung

Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới,

Trang 1

Không một cái gì có thể tồn tại mãi mãi Trong cuọc sống hẳn sẽ phải có những lúc ta gặp khó khăn, bị mất cân bằng và mắc sai lầm vì thế giới là luôn luôn vận động và thay đổi từng giây từng phút Vì thế thay đổi là một giải pháp mang lại sự cân bằng Chỉ có sự thay đổi là không thay đổi Không một doanh

nghiệp, một tổ chức nào có thể đứng yên mà không cần thay đổi

Trong khi có nhiều điều biến động trong thế giới xung quanh mà chúng ta không thể kiểm soát được, thì chúng ta lại có thể làm chủ được phản ứng của chính mình Chúng ta có thể lựa chọn hoặc là liệu trước, hoặc là theo đuổi sự thay đổi hoặc chối bỏ chúng Chối bỏ sự thay đổi cũng giống như việc cố làm cho dòng nước chảy ngược Nhìn chung chúng ta thường ngay lập tức hướng sự chú ý về đối tượng từ chối sự thay đổi Và sẽ còn khó khăn hơn nhiều để nhận ra hay thừa nhận

sự từ chối thay đổi của chính chúng ta

Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp,

từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu các bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn…

Sẽ thật sai lầm nếu duy trì những tư tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi, bởi điều

đó đồng nghĩa với việc bạn đang từng bước dấn sâu vào con đường dẫn tới sự sụp

đổ.

Để minh chứng cho sự thay đổi chúng ta có thể lấy vô số ví dụ Sau đây tôi

sẽ phân tích một ví dụ về Lenovo - một đại gia trên thị trường Công Nghệ Thông Tin

và những thay đổi đã làm thay đổi một doanh nghiệp Trung Quốc chưa có vị trí, vai trò gì trên trường Quốc Tế trở thành một tập đoàn quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất máy tính cá nhân

VÀI NÉT VỀ LENOVO

Hiện nay, Lenovo không những là nhà sản máy tính cá nhân lớn nhất ở một quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, mà còn là một trong 5 nhà sản xuất và phân phối máy tính cá nhân lớn nhất thế giới Các sản phẩm của Lenovo bao

Trang 2

gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, màn hình, thiết bị lưu trữ và các dịch vụ IT

Lenovo có bảy hoạt động nghiên cứu và hơn 46 phòng thí nghiệm trung tâm phát triển tầm cỡ thế giới, bao gồm cả trung tâm nghiên cứu lớn ở Yokohama, Nhật Bản, Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến, Trung Quốc; và Raleigh, NC Công ty sử dụng hơn 1.700 kỹ sư, nhà nghiên cứu và các nhà khoa học và đã nhận được hơn

100 giải thưởng thiết kế lớn Lenovo R & D của các trung tâm đã sản xuất một số tiến bộ của thế giới quan trọng nhất trong công nghệ máy tính, từ bản gốc "bento hộp" thiết kế máy tính xách tay PC vào năm 1992 với sự ra mắt năm 2008 của ThinkPad X300 sáng tạo "Kodachi," báo trước là một trong những thế giới nhẹ, mỏng nhất và sáng tạo nhất đầy đủ tính năng máy tính xách tay bao giờ hết Lenovo cam kết đổi mới ngành công nghiệp tiên giới thiệu nhiều hơn và công nghệ mà bộ thanh cho người dùng doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng

Năm 1981, IBM giới thiệu máy tính cá nhân phận của nó mà nghĩa đen phát minh ra máy tính cá nhân với những đổi mới như máy tính xách tay đầu tiên, tiền thân của máy tính xách tay ThinkPad, đồng nghĩa với sự đổi mới và chất lượng Năm 1984, Legend Holdings được thành lập ở Trung Quốc với chỉ 11 nhà khoa học máy tính và $ 25.000 tiền mặt, với ý tưởng cung cấp công nghệ thông tin nhanh hơn cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp tại Trung Quốc

Năm 1996, Lengend đứng đầu thị trường máy tính Trung Quốc

Năm 1999 trở thành nhà bán lẻ máy vi tính đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Năm 2003, Legend đã bắt đầu tiếp thị sản phẩm của mình dưới thương hiệu

Trang 3

Lenovo, ghép chung với "Le" từ Legend với "novo", từ tiếng Latin cho "mới." Nó chính thức đổi tên công ty của mình từ Legend để Lenovo một năm sau đó

Trong năm 2005, Tập đoàn Lenovo mua lại bộ phận PC của IBM về cơ bản kết hợp các sức mạnh thị trường của Lenovo tại Trung Quốc và các nơi khác ở châu

Á trong người tiêu dùng với các vị trí lãnh đạo của IBM tại châu Âu và Bắc Mỹ trong những người dùng máy tính kinh doanh Trở thành công ty lớn thứ ba máy tính cá nhân trên thế giới

Năm 2006, Lenovo cho ra đời dòng máy tính cá nhân họ Lenovo 3000 với mục tiêu để cạnh tranh với Dell và HP Máy tính để bàn họ 3000 có giá từ 349 USD, còn máy tính xách tay họ 3000 có gia từ 599 USD

Trong năm 2007, Lenovo ra mắt dòng IdeaPad của người tiêu dùng sản phẩm máy tính thương hiệu và giảm việc sử dụng logo IBM trên tất cả các sản phẩm của mình hai năm trước kế hoạch

Trong năm 2008, Lenovo đã hoàn thành mục của mình vào thị trường máy chủ với sự ra mắt của danh mục đầu tư ThinkServer ™, được thiết kế để cung cấp một kinh nghiệm tốt hơn cho khách hàng máy chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên trong năm này Lenovo đã tụt xuống vị trí thứ 4 sau hãng máy tính ACER của Đài Loan Thực tế đó đã làm cho Lenovo hoạch định một chiến lược thay đổi lớn

II PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI

Trong quá trình phát triển Lenovo đã thay đổi không ngừng để có thể đứng vững trên thị trường CNTT và vươn lênvị trí thứ 4 trên thế giới Tuy nhiên sau đây tôi sẽ phân tích 2 sự kiện thay đổi chính quyết định đến vận mệnh của Lenovo

1 Sự kiện IBM - LENOVO, phi vụ sáp nhập lịch sử

Năm 2005, Lenovo đã mua lại toàn bộ mảng máy tính cá nhân của IBM

và đây cũng là thương vụ mua lại thương hiệu nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc Ngay lập tức, thương hiệu máy tính xách tay mang

Trang 4

tên ThinkPad đã thuộc quyền sở hữu của Lenovo, ngay sau đó Lenovo đã chuyển bản doanh của mình tới New York Các cổ đông chiến lược của Lenovo là chính phủ Trung Quốc, IBM, U.S.-based Texas Pacific Group

Khi nền kinh tế trung Quốc ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên toàn cầu, các tập đoàn lớn của nước này đã bắt đầu mơ về một cuộc chinh phục thị trường quốc

tế Lenovo là doanh nghiệp đi tiên phong trong cuộc chinh phục ấy

Khi thị trường máy tính cá nhân Trung Quốc mở cửa cho công ty nước ngoài, Lenovo chấp nhận cạnh tranh mạnh mẽ với họ bằng cách tung ra một loạt máy tính giá rẻ chất lượng cao cho số đông người sử dụng Đến năm 2003, ông Liu Chuanzhi, Chủ tịch hãng và nhóm quản lý đi đến một kết luận quan trọng rằng

Lenovo sẽ không có tương lai nếu chỉ phục vụ thị trường trong nước, cho dù thị trường này lớn cỡ nào Vì thế, công ty phải mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài Lenovo phải trở thành một tập đoàn quốc tế về máy tính cá nhân trong thời gian ngắn nhất giải pháp mua lại IBM là con đường đi ngắn nhất để Lenovo đạt được mục tiêu.Chính tư duy này đã dẫn đến quyết định mua lại bộ phận máy tính cá nhân của IBM

Lenovo đã trở thành tập đoàn đa quốc gia thực sự đầu tiên của Trung Quốc sau vụ mua lại bộ phận máy tính cá nhân của IBM với gía 1,75 tỷ đô-la Mỹ vào năm

2005 Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử của Lenovo: vươn ra thị trường toàn cầu với tham vọng trở thành nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới Lenovo sẽ có doanh thu hằng năm sau khi sáp nhập là 12 tỷ USD với sản lượng 11,9 triệu máy bán ra (dựa trên kết quả của năm 2003) - tăng gấp 4 lần so với doanh số hiện tại IBM sẽ có 18,9% cổ phiếu sở hữu tại tập đoàn Lenovo Về tỉ trọng thị phần máy tính cá nhân trên thế giới, Lenovo sẽ chiếm 7%, chỉ còn xếp hàng sau hai đại gia từ Mỹ là Dell với trên 17% và HP với 15%

Mua lại IBM, Lenovo mong muốn khai thác sức mạnh công nghệ, mạng lưới phân phối toàn cầu cùng đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm của IBM để mở rộng thị phần và đưa thương hiệu Lenovo ra thị trường quốc tế

Trang 5

Một số thỏa thuận trong phi vụ sáp nhập này

Phần chính của đơn vị máy tính cá nhân của IBM mà Lenovo mua bao gồm sản phẩm, phần phát triển công nghệ với các phòng thí nghiệm công nghệ mới, bộ phận kinh doanh, các danh mục bằng sáng chế có liên quan Sản phẩm chính của IBM được nói tới ở đây là dòng sản phẩm máy tính xách tay ThinkPad và máy tính

để bàn ThinkCentre

Công ty Lenovo mới sẽ sử dụng hệ thống bán hàng, phân phối tại 160 quốc gia Theo thỏa thuận, Lenovo và IBM sẽ thiết lập một liên minh chiến lược phạm vi rộng mà theo đó IBM sẽ là nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp tài chính được ưu tiên đối với Lenovo Lenovo cũng sẽ là nhà phân phối máy tính cá nhân được ưu tiên đối với IBM, giúp IBM cung cấp các giải pháp máy tính cá nhân cho khách hàng lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ của IBM

Stephen M.Ward, Jr., Phó chủ tịch cao cấp kiêm Tổng giám đốc của bộ phận máy tính xách tay của IBM, sẽ trở thành Giám đốc điều hành của Công ty Lenovo mới sau khi thỏa thuận hoàn tất Yuangqing Yang, Phó chủ tịch và đồng thời là Giám đốc điều hành của Lenovo hiện thời, sẽ là Chủ tịch của Công ty Lenovo mới

Tập đoàn Lenovo sẽ đặt trụ sở hoạt động toàn cầu tại New York với các chi nhánh khu vực tại Bắc Kinh và Raleigh, Bắc Carolina, cùng các văn phòng bán hàng trên khắp thế giới Lenovo mới sẽ có khoảng 19.000 nhân viên Trong đó 10.000 nhân viên từ IBM hơn 40% hiện làm việc tại Trung Quốc và chưa tới 25% tại Mỹ

-sẽ chuyển sang Lenovo Việc chuyển đổi -sẽ ít ảnh hưởng tới công việc và lương bổng của nhân viên tại cả hai công ty

* * *

Với những thỏa thuận đạt được với IBM, Lenovo nhanh chóng gia nhập thị trường máy tính toàn cầu Công ty có một cấu trúc sở hữu độc nhất vô nhị, khi những thỏa thuận được hoàn tất vào năm 2005 – Chính phủ Trung Quốc sở hữu phần lớn cổ phần khoảng 45%, nhà đầu tư cá nhân sở hữu khoảng 1/3 và IBM sở hữu 20% Công ty căn bản được quản lý bởi những nhân viên cũ của IBM

Trang 6

Thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng đối với cả IBM và Trung Quốc, theo Wharton:

“Những thỏa thuận đạt được với IBM đánh dấu sự xuất hiện của Trung Quốc ở sân

chơi toàn cầu trong các nghành công nghiệp then chốt Lenovo bước vào thị trường PC toàn cầu và nhanh chóng trở thành nhà sản xuất máy tính lớn thứ 3 thế giới sau HP và Dell với doanh thu hàng năm lên đến hơn 12 tỷ USD”.

Sau năm 2005, Lenovo tiếp tục tận dụng sức mạnh và ý nghĩa quan trọng từ tên thương hiệu IBM Với khả năng nhận biết thấp của khách hàng đối với thương hiệu Lenovo ngoài khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thì đây là một chiến lược cần thiết

Liu Chuanzhi cũng đã có những đầu tư đáng kể, đặc biệt trong quảng cáo

và khuếch trương cho chiến lược bành trướng và quốc tế hoá của mình Lenovo đã trúng thầu là nhà tài trợ chính cho thế vận hội Olimpic mùa đông năm 2006 tại Turin và thế vận hội mùa hè 2008 tại Bắc Kinh

Một số kết quả bước đầu

Theo kết quả kinh doanh được Lenovo công bố vào tháng 8 vừa qua, doanh thu quý II.2006 tăng 11% so với quý I, tương đương 3,46 tỉ USD Lợi nhuận ròng là 5 tỉ USD, con số không lớn đối với một hãng máy tính nhưng đã tăng gấp đôi so với quý trước Chi phí tái cấu trúc công ty thấp hơn dự tính ban đầu, Lenovo đã bắt đầu lấy lại thị phần tại Mỹ, Trung Quốc và nhiều thị trường khác Kết thúc phiên giao dịch ngày 3.8 tại TTCK Hồng Kông, giá cổ phiếu Lenovo tăng 3,6% Những nỗ lực mở rộng thị trường tại Mỹ đã có kết quả Vào đầu năm 2006, hãng đã ra mắt một dòng máy tính tại Mỹ sử dụng thương hiệu Lenovo thay vì IBM, nhắm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường mà ngày trước IBM không

để mắt tới Để có thể tiếp cận tốt với đối tượng khách hàng này, Lenovo đã mở rộng hợp tác với các nhà bán lẻ qua mạng như Best Buy và Office Depot Nỗ lực này mang lại cho Lenovo thêm 0,3% thị phần tại Mỹ, tăng từ 3,9% từ quý I lên 4,2% vào quý II.2006 Bên cạnh đó, doanh thu từ máy tính xách tay, vốn là dòng sản phẩm khó tiêu thụ, cũng tăng lên 0,3%, đạt 14,3% tổng doanh thu của quý II

Tuy đã đạt được một số thành công bước đầu về kết quả kinh doanh nhưng sau sự kiện lớn đó đã có một số vấn đề phát sinh ngay trong nội

bộ doanh nghiệp, đó chính là những mầm mống âm ỉ đầu độc dần dần làm cho Lenovo gập phải những bước tiến khó khăn trên con đường giữ vững vị trí, thị phần và tăng trưởng Vấn đề chính ở đây bắt đầu từ cơ cấu công ty sau khi sáp nhập Năm 2005 sau khi thương vụ hoàn tất, Ông Liu

Trang 7

từ bỏ vị trí chủ tịch và để một nhóm nhà quản lý mới, bao gồm cả người Hoa và người Mỹ lên nắm quyền Khi đó, ông Liu đã nhìn nhận một cách khôn ngoan rằng người Trung Quốc vẫn chưa sẵn sang để tự quản lý một tập đoàn toàn cầu, nên đưa các nhà quản lý kỳ cựu của IBM vào ban lãnh đạo công ty Giám đốc điều hành đầu tiên của Lenovo sau vụ mua lại là một người của IBM Đến cuối năm 2005, một người đến từ hang Dell, Ông William Amelio lên thay Cũng vào thời điểm này, Ông Liu từ chức Chủ tịch Lenovo ( dù ông vẫn còn là một giám đốc ) vì cho rằng ông có thể vẫn chưa đủ sức quản lý một hoạt động kinhh doanh lớn đến thế

Chỉ sau một năm, công ty này đã tụt xuống vị trí thứ 4 sau Acer của Đài Loan Khi Lenovo vẫn đang đấu tranh với các vấn đề hội nhập thì các nhân viên kỹ thuật lũ lượt rời bỏ công ty, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn, thị phần giảm, và lợi nhuận không ngừng tụt giảm Lợi nhuận thuần của công ty từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2008 đã giảm xuống còn 23,4 triệu USD, giảm 78%

so với cùng kỳ năm trước đó Thực tế đó đòi hỏi tiếp tục phải có một sự thay đổi lớn nữa Và sự thay đổi ở đây là gì? Tập đoàn Lenovo quyết định thay đổi

ban lãnh đạo và có thể chuyển hướng chiến lược kinh doanh: tập trung vào thị trường nội địa

Theo quyết định công bố ngày 5/2/2009, ông William Amelio, người Mỹ, sẽ thôi giữ chức Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Lenovo để làm cố vấn cho đến khi mãn hạn hợp đồng vào tháng 9 tới; ông Yang Yuanqing chuyển từ vị trí Chủ tịch

tập đoàn sang làm CEO và ông Liu Chuangzhi - một trong những thành viên sáng

lập Lenovo nhưng đã ra đi ngay sau vụ Lenovo mua lại bộ phận máy tính cá nhân

của tập đoàn IBM năm 2005 - sẽ trở lại công ty với vai trò chủ tịch Với sự thay

đổi nhân sự cao cấp nói trên, ban lãnh đạo Lenovo giờ đây giống hệt ban lãnh đạo thời kỳ 2001-2005 với ông Yang Yuanqing làm Chủ tịch và ông Liu Chuangzhi làm Tổng giám đốc điều hành Giới quan sát cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy Lenovo sắp quay về “ao nhà”, tập trung vào thị trường Trung Quốc rộng lớn

Sự thay đổi này một phần là do những biến động của thị trường máy tính toàn cầu, một phần do những thất bại của chính Lenovo Cuối tháng Giêng vừa qua, Lenovo thừa nhận khoản thua lỗ đầu tiên trong quý 4/2008 là 97 triệu Đô la Mỹ - một thất bại so với khoản lãi 172 triệu Đô la của quý 4/2007 Doanh số của Lenovo trong quý 4/2008 chỉ còn 3,6 tỷ Đô la Mỹ, giảm 20% so với mức 4,5 tỷ Đô la của quý trước

Trang 8

Đáng chú ý là sau gần năm năm nỗ lực, Lenovo đã không giữ được vị trí thứ

ba thế giới trong ngành công nghiệp máy tính được IBM bàn giao ngày trước mà tụt xuống vị trí thứ 4, sau Hewlett-Packard (HP), Dell và Acer

Theo bảng xếp hạng của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG, cuối quý 4-2008, thị phần của Acer là 11,8%, gần bằng Dell ở vị trí số hai, trong khi thị phần của Lenovo chỉ còn 7,3%, xếp thứ tư “Triển vọng của Lenovo là không mấy sáng sủa,” Charles Guo, chuyên viên phân tích của ngân hàng JPMorgan tại Hồng Kông, nhận xét

Thất bại ngay trong chiến lược

Tất nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến tất cả các nhà

sản xuất máy tính, nhưng Lenovo bị thiệt hại nặng hơn cả vì tập đoàn này phụ

thuộc quá nhiều vào các khách hàng doanh nghiệp Khi các công ty cắt giảm

ngân sách đầu tư cho công nghệ thông tin thì doanh số của Lenovo lập tức sút giảm

Mới đây, Lenovo cho biết, lượng máy tính xuất khẩu sang Mỹ trong quý

4-2008 giảm 6%, gấp đôi mức giảm bình quân của toàn ngành Cũng do tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, Lenovo bị chậm hơn các đối thủ khác gần một năm trong việc sản xuất và đưa ra thị trường loại máy tính di động giá rẻ netbook, dòng sản phẩm đã giúp đối thủ cạnh tranh Acer tăng nhanh doanh số và thị phần trong nửa cuối năm 2008

Ban lãnh đạo của Lenovo cũng đã không đánh giá đúng lượng thời gian và công sức phải bỏ ra cho công cuộc sáp nhập Lenovo-IBM, nhất là khi sự sáp nhập

này liên quan đến hai doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh hết sức khác nhau

“Trong lúc HP và Acer liên tục tiến về phía trước bằng sự sáng tạo cả về công nghệ lẫn kinh doanh thì Lenovo vẫn phải dành nhiều thời gian cho việc hòa nhập các hoạt động và xây dựng thương hiệu Cuộc tranh giành cơ hội diễn ra rất quyết liệt ngoài thị trường song Lenovo lại bị cuốn vào các thách thức nội bộ”, ông Bryan

Ma, nhà phân tích thị trường máy tính của tập đoàn IDG tại Singapore, nhận xét

Nỗ lực đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của Lenovo cũng không đi tới đâu Khi tập đoàn Apple chứng minh rằng, một nhà sản xuất máy tính cũng có

thể đồng thời là nhà sản xuất điện thoại di động, Lenovo lập tức nắm lấy ý tưởng này Do Trung Quốc là thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới, Lenovo nghĩ rằng có cơ hội kiếm lợi lớn khi sản xuất điện thoại mang thương hiệu Lenovo để bán tại Trung Quốc

Tuy vậy, Lenovo đã không thể đưa vào điện thoại di động những tính năng mới mẻ hết sức sáng tạo và hấp dẫn như Apple đã làm với sản phẩm iPhone nên rốt cuộc

Trang 9

điện thoại Lenovo không có chỗ đứng bên cạnh các “đại gia” như Apple, Samsung, Nokia và Sony Ericsson

Năm 2008, Lenovo buộc phải bán bộ phận sản xuất điện thoại cho quỹ đầu tư Legend Holdings với giá chỉ 100 triệu Đô la Mỹ

Năm 2005 khi thương vụ mua bán IBM hoàn tất đã đưa Lenovo trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn thứ ba trên thế giới và có lẽ điều quan trọng hơn là mang lại cho công ty sự chuyên nghiệp về quản lý khi có sự góp mặt của đội ngũ lãnh đạo nước ngoài đến từ IBM Vì rất ít các nhà quản lý người Trung Quốc có kinh nghiệm điều hành ở môi trường nước ngoài.Cũng vì thế mà Liễu Truyền Chí đã ra đi nhưng ngay sau đó Lenovo đã bị dính vào một mớ bòng bong do mâu thuẫn văn hóa quản lý, Lenovo đã gặp những xung đột gay gắt về văn hóa Khuyết điểm lớn nhất lại nằm ở bộ phận ngoại lai IBM IBM là một doanh nghiệp quốc tế, chủ yếu tập trung vào những khách hàng lớn Sau khi sáp nhập, IBM vẫn tiếp tục nhắm đến phân khúc này Kết quả là Lenovo đã sao nhãng những phân khúc tăng trưởng nhanh hơn của thị trường máy tính cá nhân, đó là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và người tiêu dùng

Để giải quyết các vấn đề của Lenovo phải có sự cải cách từ gốc rễ Ngay trong Ban lãnh đạo của tập đoàn đã có sự phân chia bè cánh Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là sự thay đổi nhanh về văn hóa đã và đang làm suy giảm hiệu quả làm việc của đội ngũ quản lý Điểm cốt lõi của nền văn hóa này là dựa trên một quy trình ra quyết định tập thể trong đó CEO là người phát triển và thực hiện chiến lược mà các thành viên lãnh đạo đã thống nhất với nhau

Theo phân tích của Liễu Truyền Chí, nguyên Tổng giám đốc Amelio đã sai lầm khi

áp dụng hệ thống quản lý từ trên xuống với lời nhận xét: “Cách tiếp cận của Amelio

là kiểu quản trị doanh nghiệp mang tính lý thuyết Trong khi tình hình tại Lenovo vô cùng phức tạp vì có sự tồn tại của nhiều nền văn hóa khác nhau trong đội ngũ quản

lý Cách tiếp cận như vậy khó có thể khơi dậy nguồn cảm hứng, tạo động lực để đội ngũ quản lý đạt đến mục tiêu”

Ngay khi quay trở lại với Lenovo, Truyền Chí đã tinh gọn đội ngũ quản lý xuống chỉ còn 8 thành viên Và 8 thành viên này phải thường xuyên họp với nhau để cùng thảo luận giải pháp, chiến lược và triển khai chúng một cách khoa học và thận trọng Phương thức quản lý này dường như đã khơi dậy được sức sống bên trong Lenovo Những cải cách của ông đã giúp cải thiện giao tiếp giữa các nhà quản lý cấp cao trong công ty và củng cố mối liên kết giữa những nhà điều hành cấp dưới

Sau những khó khăn của Lenovo, Liễu Truyền Chí cho rằng công ty này nên tập trung sản xuất các loại máy tính ít tiền hơn cho thị trường Trung Quốc với dòng sản phẩm khoảng 3.000 Nhân dân tệ.Truyền Chí phân tích năm 2000, Lenovo đã bán được 2 triệu máy tính ở Trung Quốc, chiếm 27% thị phần Năm 2007, thị phần của công ty cũng không mấy thay đổi nhưng doanh số bán hàng tăng lên 10,7 triệu máy tính “Trong số 8 triệu máy tính được bán ra, một nửa trong số đó được bán

Trang 10

cho các thị trấn và các ngôi làng nhỏ, điều này cho thấy tiềm năng của thị trường”, Máy tính đang thay thế dần xe đạp và tivi như một biểu tượng cần có của các hộ gia đình và các doanh nghiệp ở Trung Quốc Đồng thời, nhu cầu sử dụng internet ở các vùng quê của Trung Quốc cũng tăng lên nhanh chóng nhờ nỗ lực đầu tư của chính phủ nước này nhằm “phủ sóng” Internet đến vùng sâu vùng xa

Bên trong những thay đổi chiến lược đó Lenovo cũng đã thự thi một số chiến lược cụ thể trong mảng kinh doanh như:

Tập trung hơn vào thị trường nội địa

Trung Quốc với dân số lớn nhất thế giới, có lượng người sử dụng máy tính và kết nối Internet đông nhất thế giới và nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất quả là cơ hội kinh doanh không giới hạn cho các tập đoàn công nghệ thông tin

Bài học của Lenovo trong thời gian qua là các công ty Trung Quốc không nhất thiết phải vươn ra thế giới bằng mọi giá mà chỉ nên khai thác tốt sân nhà; nếu không bám chắc thị trường nội địa, nơi có lợi thế vượt trội, thì việc vươn ra thế giới chỉ như một cuộc phiêu lưu không hứa hẹn thành công

Kết quả kinh doanh cho thấy tính đúng đắn của bước thay đổi chiến lược đó Tại Trung Quốc, Lenovo vẫn là thương hiệu máy tính số một

Lượng máy tính Lenovo bán ra giảm 1% so với cùng kỳ năm trước nhưng như vậy vẫn cao hơn nhiều so với mức giảm bình quân 7% của toàn ngành, giúp cho thị phần của Lenovo tại Trung Quốc tăng từ 28,7% đầu năm 2008 lên 30,5% năm 2010

Chiến lược thương hiệu IBM – Lenovo Trung Quốc

Trước hết, đó là kế hoạch nghiên cứu thị trường, có một đội “Phân tích” chuyên nghiên cứu thị trường, đội này sẽ vạch ra 5 điểm xung yếu của mỗi thị trường Sau đó thành lập một đội “Tiên phong” tấn công vào thị trường tại 5 điểm xung yếu đó Đội này có nhiệm vụ làm cho kế hoạch kinh doanh trở nên khả thi Một trong 5 điểm đó là khả năng chắc chắn mô hình kinh doanh sẽ được chấp nhận ở một thị trường cụ thể với những vị trí, con người cụ thể, phù hợp với kiểu kinh doanh của từng thị trường Điểm khác biệt là mối quan hệ 1-1 giữa người bán và người mua Với từng loại mô hình, cần phải đảm bảo khách hàng bạn được tiếp xúc

Ngày đăng: 17/09/2015, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w