1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á

33 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 334 KB

Nội dung

I. Giới thiệu doanh nghiệp1. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á2. Giám đốc hiện tại: Nguyễn Ngọc Tuấn Người đại diện: Phó giám đốc Nguyễn Đình Dũng3. Địa chỉ: Trụ sở chính Số 1 ngõ 26 Hoàng Quốc Việt , Cầu giấy,Hà Nội4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:Thành lập ngày 18 – 09 2000 theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2901 – 03 02 – 583 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà NộiSố vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn6. Nhiệm vụ, chức năng của doanh nghiệpChức năng: Tổ chức thi công, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, vận chuyển vật tư thiết bị... Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, kinh doanh vận tải, các loại vật tư vật liệu dùng trong xây dựng phục vụ nhu cầu thị trường.Nhiệm vụThực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính.Sản xuất, kinh doanh những mặt hàng đã đăng kíThực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một doanh nghiệp: đóng thuế, nộp ngân sách Nhà nước...Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Công ty. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nướcChấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Thành ủy Hà NộiThực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với khách hàng trong việc mua bán, vận chuyển hàng hóa; hợp đồng liên doanh, liên kết.Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.Làm tốt công tác bảo vệ, an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng7. Lịch sử hình thành doanh nghiệpCông ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á được thành lập từ năm 2000 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép. Trong mười hai năm hoạt động vừa qua, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á đã có được một số thuận lợi cơ bản, nhất định như sau: Được sự tin tưởng của các cơ quan, ban ngành trong ngành xây dựng cũng như tạo dựng được lòng tin vững chắc đối với khách hàng, đối tác trong và ngoài Tỉnh; Được sự giúp đỡ của các chủ đầu tư và các chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của TP Hà Nội theo sự chỉ đạo của Nhà nước; Ngoài ra, Công ty còn được sự giúp đỡ của các nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, đã gắn bó với Công ty nhiều năm, cùng với một số nhân viên trẻ có năng lực, sáng tạo và nhất là Công ty còn có một đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, hoạt động nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng. Có thể nói, trong gần năm năm hoạt động vừa qua, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á đã xây dựng được một bộ máy tổ chức vận hành có hiệu quả, điều đó thực sự đã đóng góp một phần không nhỏ tạo nên vị trí vững chắc của Công ty trong ngành xây dựng hiện nay.

Trang 1

I Giới thiệu doanh nghiệp

1 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á

2 Giám đốc hiện tại: Nguyễn Ngọc Tuấn

Người đại diện: Phó giám đốc Nguyễn Đình Dũng

3 Địa chỉ: Trụ sở chính Số 1 ngõ 26 Hoàng Quốc Việt , Cầu giấy,Hà Nội

4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:Thành lập ngày 18 – 09 -2000 theo chứng

nhận đăng ký kinh doanh số 2901 – 03 -02 – 583 của Sở kế hoạch và đầu tư Thànhphố Hà Nội

Số vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ

5 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn

6 Nhiệm vụ, chức năng của doanh nghiệp

Chức năng:

-Tổ chức thi công, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, vận chuyển vật tư

thiết bị

-Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng

và công nghiệp, kinh doanh vận tải, các loại vật tư vật liệu dùng trong xâydựng phục vụ nhu cầu thị trường

Nhiệm vụ

- Thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính

- Sản xuất, kinh doanh những mặt hàng đã đăng kí

- Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một doanh nghiệp: đóng thuế,nộp ngân sách Nhà nước

- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Công ty

- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách hiện hành củaNhà nước

Trang 2

- Chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và quyđịnh của Thành ủy Hà Nội

- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với khách hàngtrong việc mua bán, vận chuyển hàng hóa; hợp đồng liên doanh, liên kết

- Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện chăm lo đờisống vật chất, tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệpcho cán bộ công nhân viên

- Làm tốt công tác bảo vệ, an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường,bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng

7 Lịch sử hình thành doanh nghiệp

Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á được thành lập từ năm 2000 do

Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép Trong mười hai năm hoạt độngvừa qua, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á đã có được một số thuận lợi

cơ bản, nhất định như sau:

- Được sự tin tưởng của các cơ quan, ban ngành trong ngành xây dựng cũng nhưtạo dựng được lòng tin vững chắc đối với khách hàng, đối tác trong và ngoài Tỉnh;

- Được sự giúp đỡ của các chủ đầu tư và các chính sách xây dựng và phát triển

cơ sở hạ tầng của TP Hà Nội theo sự chỉ đạo của Nhà nước;

- Ngoài ra, Công ty còn được sự giúp đỡ của các nhân viên có trình độ chuyênmôn tốt, đã gắn bó với Công ty nhiều năm, cùng với một số nhân viên trẻ có nănglực, sáng tạo và nhất là Công ty còn có một đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, hoạt độngnhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng Có thể nói, trong gần năm năm hoạtđộng vừa qua, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á đã xây dựng được một

bộ máy tổ chức vận hành có hiệu quả, điều đó thực sự đã đóng góp một phần khôngnhỏ tạo nên vị trí vững chắc của Công ty trong ngành xây dựng hiện nay

II Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1 Mặt hàng, sản phẩm

Trang 3

Bảng 1: Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng thương

mại Nam Á

1 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện

nước, điện nước nông thôn, hạ tầng kỹ thuật…

2 San lấp mặt bằng

3 Khoan giếng

4 Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng

2 Sản lượng các mặt hàng

Hàng năm công ty luôn nhận được từ 08 hợp đồng thi công trở lên Cụ thể:

Năm 2007: Công ty đã kí kết được 9 hợp đồng thi công,

3 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh

Để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH xây dựngthương mại Nam Á ta thông qua bảng sau:

Trang 4

Bảng 2: Kết quả SXKD của Công ty qua 5 năm (2007 - 2011)

ĐVT: triệu đồng

So sánh 08/07 So sánh 09/08 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Trang 5

Về doanh thu:

Qua bảng 2 về tình hình doanh thu của Công ty qua 5 năm (2007 - 2011), ta cóthể thấy được tình hình tổng doanh thu của Công ty có nhiều sự biến động lớn Đặcbiệt là tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 5.361 triệu đồng, tươngđương 312,4% Trong đó:

- Doanh thu thuần từ bán hàng (DTTBH) và cung cấp dịch vụ tăng 313,4%,tức tăng 5.353 triệu đồng trong năm 2010 Do trong năm 2010, Công ty nhận đượcnhiều hợp đồng thi công, trong đó có một số hợp đồng thi công có giá trị lớn hơnnăm trước Chính vì vậy, doanh thu năm 2010 tăng vượt bậc, xấp xỉ gấp 3,13 lầndoanh thu năm 2009

- Doanh thu hoạt động tài chính (DT HĐTC) tăng 100% tương đương tăng 8triệu đồng Đạt mức tăng gần như tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước đó là nhờ vào

sự tăng lên của lãi suất gửi tiền ngân hàng Tuy nhiên, có thể thấy được doanh thu

từ hoạt động tài chính đóng vai trò không đáng kể trong tổng doanh thu của Côngty

Tóm lại, qua 5 năm (2007 - 2011) có thể thấy được tình hình tổng doanh thucủa Công ty tăng cao vượt bậc so với năm 2009 Đây là một dấu hiệu đáng mừngđối với Công ty, điều này chứng tỏ được vị trí vững chắc và những nổ lực của Công

ty trong thị trường ngành xây dựng Qua đó, chúng ta có thể thấy được nguồn doanhthu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu

từ hoạt động tài chính chỉ là một yếu tố đóng vai trò nhằm góp phần làm tăng tổngdoanh thu của Công ty Vì vậy, Công ty nên có những chính sách cụ thể hơn nữanhằm tiếp tục duy trì tốc độ tăng doanh thu ngày càng cao hơn, nhất là doanh thu từhoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chi phí

Chi phí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận củaCông ty Mỗi sự tăng lên hoặc giảm xuống của nó đều dẫn đến sự tăng, giảm của lợinhuận Do đó, trong hoạt động kinh doanh, nếu muốn đạt được lợi nhuận tối đa thìđiều quan trọng là cần phải xem xét, tính toán chi phí một cách phù hợp, hạn chế sựgia tăng các khoản chi phí không cần thiết và giảm thiểu các loại chi phí đến mức

Trang 6

thấp nhất, điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Công ty Cụ thể:

Tóm lại, qua 5 năm (2007 - 2011) ta có thể thấy tốc độ tăng chi phí của Công

ty còn cao hơn cả về tốc độ tăng doanh thu, điều này chắc chắn sẽ làm cho lợinhuận của Công ty giảm xuống Nguyên nhân của tốc độ tăng chi phí này có thểthấy là do ảnh hưởng nhiều nhất từ giá cả thị trường vật liệu xây dựng và chi phíquản lý doanh nghiệp của Công ty Do đó, Công ty nên có những chính sách cụ thể

để giảm tối đa về mặt chi phí nhằm mục đích cải thiện lợi nhuận của mình

Tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của Công ty

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Thông qua bảng 2 thống kê về tình hình lợi nhuận qua 5 năm (2007 - 2011)của Công ty, ta có thể thấy được lợi nhuận ròng của Công ty giảm mạnh dần quacác năm Trong năm 2010 lợi nhuận ròng của Công ty giảm 374 triệu đồng, giảmtương đương 62,9% lợi nhuận so với năm 2009 Tiếp tục giảm vào năm 2011, mứcchênh lệch là 190 triệu đồng, giảm tương đương 86% so với năm 2010 Kết quả đócho thấy qua 5 năm hoạt động vừa qua, hiệu quả hoạt động của Công ty giảm sút rõrệt Phần lợi nhuận ròng này của Công ty được hình thành từ 2 khoản mục sau: lợinhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lao động và thu nhập bình quân

Trang 7

Bảng 3: Tình hình lao động và thu nhập bình quân của Công ty qua 5 năm (2007 - 2011)

Trang 8

Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy:

- Số lượng lao động của Công ty có chiều hướng tăng nhẹ qua từng năm

- Thu nhập bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng nhẹ qua từng nămmặc dù nên kinh tế trong 5 năm 2007-2011 có những chuyển biến khó khăn.Tuy nhiên do có phương hướng kinh doanh đúng đắn nên doanh thu và lợinhuận của Công ty vẫn đảm bảo được đời sống cho cán bộ nhân viên trongtoàn thể Công ty

III Công nghệ sản xuất

1 Thuyết minh về dây truyền sản xuất sản phẩm

Do đặc tính sản phẩm là các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi nênkhông có một dây chuyền sản xuất chung nào cho các sản phẩm Theo thiết kế cósẵn, công ty thực hiện việc xây dựng theo tiến bộ đã định và do yêu cầu của kháchhàng

Sau đây em xin trình bày qui trình xây dựng một công trình dân dụng điểnhình khi xây nhà mái bằng:

Trang 9

Nguồn: Phòng kĩ thuật

Bước 1:Giai đoạn khảo sát địa chất và thiết kế

Là giai đoạn đầu tiên của quy trình công nghệ xây dựng nhà mái bằng và cũng

là giai đoạn đầu của bất kỳ một quy trình công nghệ xây dựng nào khác

Nó được bắt đầu ngay sau khi khách hàng và công ty đạt được thoả thuận vềviệc xây dựng và công ty sẽ cử một kỹ sư xây dựng có đủ trình độ chuyên môn,nghiệp vụ để chịu trách nhiêm khảo sát về địa chất và tiến hành thiết kế ngôi nhà

Kỹ sư sẽ sử dụng các công cụ đo đạc về mặt bằng,về hướng gió, về chất đất, về độlún …thông qua các máy đo kinh vĩ, thước ép, dụng cụ đo độ sụt

Từ các kết quả cần thiết liên quan đến các thông số kỹ thuật đã khảo sát được,

kỹ sư được giao nhiệm vụ sẽ vẽ bản thiết kế ngôi nhà cho phù hợp với thực tế vàphù hợp với cả yêu cầu của khách hàng Bản thiết kế ngôi nhà vừa là điều kiện cần

Sơ đồ 1: Sơ đồ xây dựng nhà mái bằng

Đổ trần và hoàn

thiện công trình

Trang 10

vừa là “kim chỉ nam” cho toàn bộ các giai đoạn xây dựng về sau của quy trình côngnghệ cho nên nó phải được tiến hành rất cẩn thận, tỉ mỉ và đòi hỏi độ chính xác phảirất cao

Bước 2: Cân đối trọng lượng

Từ các thông số kỹ thuật đã khảo sát được ở trên, đặc biệt là về độ sụt lún củađất, đội thi công sẽ tiến hành giai đoạn tiếp theo là ”cân đối trọng lượng” để khắcphục tình trạng lún của đất Thông thường thì công ty vẫnthường sử dụng hai cách

để cân bằng trọng lượng là ép cọc và khoan cọc nhồi tuỳ theo từng chất đất

- Ép cọc là hình thức đổ sẵn từng cọc thép bê tông sau đó đóng cọc xuốngnền đất bằng các loại búa đóng cọc Diezel tự hành để nền đất không bị lún

- Đối với phương pháp khoan cọc nhồi thì trước hết đội thi công sẽ dùngmáy khoan cọc để khoan các hốc hình trụ xuống đất sau đó đặt ống thép khuônxuống và đổ bê tông vào để nén chặt bằng máy ép cọc bê tông

Giai đoạn tiếp theo là phải tiến hành ghép ván khuôn bằng thép, các chỗ nốiphải sử dụng máy hàn điện để hàn nhằm đảm bảo chắc chắn cho nền móng Sau khi

đổ bê tông vào ván khuôn thép thì phải sử dụng các loại đầm điện,đầm dùi hoặcđầm bàn để nén cho bê tông chặt và không bị rỗ trên bề mặt

Bước 3: Đổ móng rầm

Đổ móng rầm là một giai đoạn trọng yếu để tạo cho ngôi nhà một nền móngvững chắc vì sẽ không thể có một ngôi nhà bền đẹp nếu như nền móng của nó bịlung lay

Bước 4: Xử lý hạ tầng

Nói theo thuật ngữ của ngành thì đây chính là công đoạn xử lý “phần tim cốt”cho ngôi nhà Đội thi công sẽ tiến hành định vị và xử lý các bộ phận như bể chứanước, bể phoóc, hệ thống cấp thoát nước, hố gas….sao cho phù hợp với thiết kếcũng như phù hợp với mặt bằng thực tế của ngôi nhà

Bước 5: Đổ cột và xây lắp

Trong giai đoạn đổ cột và xây lắp này, đội thi công sẽ cho ghép các cột hìnhtrụ bằng thép tuỳ theo chiều cao đã được thiết kế sẵn và đổ bê tông vào đó để tạothành các cột trụ vững chắc nhằm tăng sức chống đỡ cho ngôi nhà Tiếp đó đội sẽ

Trang 11

tiến hành xây lắp các bức tường, bố trí cửa ra vào, cửa sổ, và hệ thống dây dẫnđiện…Toàn bộ giai đoạn này cũng như toàn bộ quy trình xây dựng sẽ do đội trưởngđội thi công chỉ huy và bao giờ cũng có sự giám sát chặt chẽ của kỹ sư giám sátcông trình để đảm bảo ngôi nhà được xây dựng an toàn và đúng như trong thiết kế.

Bước 6: Đổ trần và hoàn thiện công trình

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ xây dựng nhà mái bằng.Đội thi công sẽ ghép ván khuôn bằng thép tuỳ theo diện tích của trần nhà và sửdụng máy hàn điện để hàn chặt các đầu nối Sau đó, hỗn hợp bê tông sẽ được đưalên đổ vào ván khuôn thông qua cẩu vận thăng để đổ trần Cuối cùng, đội thi công

sẽ tiến hành sửa sang, xử lý phần chống thấm, quét sơn… để hoàn tất và bàn giaocông trình cho chủ nhà

2 Đặc điểm công nghệ sản xuất

a Đặc điểm về phương pháp sản xuất

Công trình xây dựng,giao thông, thủy lợi mang tính chất đặc trưng riêngảnh hưởng đến tính mạng và cấu trúc hạ tầng của toàn xã hội, chính vì vậy mọi quy trình, các thông số kỹ thuật đều tuân theo quy định của Bộ kế hoạch đầu tư và theo hướng dẫn của các văn bản pháp lý liên quan.

Là một đơn vị kinh doanh tổng hợp với nhiều loại sản phẩm khác nhau

về quy mô và đặc tính nên đối với mỗi nhóm sản phẩm mà cụ thể ở đây là đối với từng loại công trình thì lại có một phương pháp sản xuất khác nhau tương ứng với một quy trình công nghệ khác nhau Tuy nhiên về phương pháp sản xuất thì có thể kể đến một số đặc điểm sau:

Các sản phẩm sản xuất hầu hết là các công trình xây dựng đã được “đặt hàng” trước theo yêu cầu của khách hàng, của chủ đầu tư và được xây dựng theo các quy trình công nghệ đã được tiêu chuẩn hoá.

Địa bàn sản xuất sản phẩm là phân tán chứ không tập chung ở một phân xưởng nhất định Thậm chí mỗi một sản phẩm lại được sản xuất ở một nơi

Trang 12

khác nhau và do đó tính di động chính là một trong những đặc điểm nổi bật, rất đặc trưng cho phương pháp sản xuất này của toàn ngành xây dựng.

Tiến độ thi công phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, điều kiện địa lý của địa phương-nơi có công trình xây dựng được tiến hành Bởivì có thể cùng là một công trình xây dựng với quy mô như nhau nhưng công trình nào ở gần nguồn cung ứng vật tư hơn, địa hình bằng phẳng hơn sẽ được hoàn thành nhanh hơn.

Quá trình xây dựng công trình có thể do một hoặc nhiều đội sản xuất của công ty đảm nhiện nhưng bao giờ cũng có một người là đội trưởng trực tiếp chỉ huy toàn đội và một hoặc nhiều kỹ sư làm nhiệm vụ giám sát việc thực thi công trình.

b Đặc điểm trang thiết bị

Trang thiết bị được sử dụng cho xây dựng, thủy lợi của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có giá trị lớn Công ty đầu tư lượng lớn để dầu

tư mua mới và sữa chữa trang thiết bị Thiết bị sử dụng trong công ty:

- Thiết bị Trắc địa, máy Plotter và scanner khổ A0 phục vụ cho việc in

ấn và số hóa bản đồ

- Máy GPS Topcon Legacy E và Leica SR20

- Máy đo cao tự động Leica NA2 và máy đo cao số Leica DNA10

- Máy toàn đạc điện tử Leica Tc600, TC307, TC407, và TKS – 202

- Máy kinh vĩ và máy đo cao nhập từ Nga như 2T30,3T5k, 3T2K,

Trang 13

công, còn các thiết bị máy móc đa phần tập trung ở công trường, công ty chỉ

có nhà kho nhỏ để chứa đựng các tài sản vừa mua hoặc để thanh lý.

d Đặc điểm về an toàn lao động

Do đặc điểm nghề nghiệp, công ty đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn lao động, các thiết bị giàn ráo, thiết bị lao động được công ty đầu tư và mua mới thường xuyên Trường hợp công nhân bị thương, hoặc tử vong trong quá trình lao động sẽ được công chịu trách nhiệm bồi hoàn Để tránh những tổn thất cho công ty cũng như công nhân, vấn đề an toàn lao động luôn được cán bộ, nhân viên công ty đặt lên hàng đầu và nghiêm chỉnh chấp hành tất cả các quy định về an toàn do công ty đặt ra.

IV Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

1 Tổ chức sản xuất

a Loại hình sản xuất của doanh nghiệp

Công ty sản xuất các công trình xây dựng, dự án theo hợp đồng với khách hàng theo tiến độ của công trình.

Do đặc điểm của sản phẩm là những công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, tùy theo thiết kế và yêu cầu của bên giao thầu Cho nên sản phẩm mang tính đơn chiếc, quá trình sản xuất diễn

ra gián đoạn, phụ thuộc nhiều vào tính chất mùa vụ và điều kiện tự nhiên.

Về phương thức quản lý hoạt động sản xuất: Với địa bàn sản xuất trải rộng tùy theo vị trí thi công từng công trình, nên phương thức quản lý hoạt động tư vấn, xây dựng của Công ty khá đa dạng Có những công trình Công

ty áp dụng phương pháp tập trung, nhưng cũng có những công trình Công ty

áp dụng hình thức khoán gọn cho các đơn vị thành viên.

b Chu kì sản xuất

Trang 14

Do tính chất đơn chiếc và quá trình sản xuất không diễn ra liên tục, cho nên chu kỳ sản xuất sản phẩm của Công ty không cố định Có những công trình kéo dài nhiều năm, cũng có những công trình thực hiện trong thời gian ngắn hơn.

c Kết cấu chu kì sản xuất

Theo thời hạn quy định của khách hàng yêu cầu Thông thường những công trình lớn có tầm quan trọng thì kéo dài trong khoảng 3 -4 tháng, những công trình khác trung bình khoảng 1 – 3 tháng còn đối với các công trình dân dụng thường kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 1 tuần – 1 tháng.

2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

a Bộ phận sản xuất chính

Gồm có công nhân công trường, kỹ sư xây dựng, kỹ sư thiết kế công trình, công nhan trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Đây được đánh giá

là bộ phận quan trọng trong sản xuất của công ty

Giám đốc và các cấp quản lý có nhiệm vụ duyệt đơn hàng, từ đó đưa dự

án xuống phòng thiết kế, phòng thiết kế sau khi nhận được báo cáo từ các bộ phận trắc địa, khảo sát… thiết kế bản chi tiết Dưới sự chỉ dẫn của các kỹ sư xây dựng, công nhân tiến hành thực hiện dự án.

b Bộ phận sản xuất, phụ, phụ thuộc

Đó là các xí nghiệp, với tính chất công trường nay đây mai đó với các đơn đặt hàng ở tại mỗi địa bàn, để tiện cho việc đi lại, vận chuyển máy móc và bố trí nơi ăn chốn ở cho công nhân thì ban giám đốc xem xét và

bố trí xí nghiệp tại nơi gần nhất có công trình, điều này giảm chi phí tối

đa cho công ty.

Trang 15

c Bộ phận cung cấp

Với các đơn hàng trọn gói tức là từ khâu khảo sát cho đến khâu công trình đi vào sử dụng công ty chịu trách nhiệm thu mua các nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng công trình: Xi măng, cát, xi, gạch….Công việc này do phòng cung ứng vật tư phụ trách Với các sản phẩm xi măng, công ty thường mua của các nhà cung cấp lớn ngay tại công ty như công ty xi măng Nghi Sơn, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn; các sản phẩm thép của tập đoàn Hòa Phát… Bộ phận cung ứng có nhiệm vụ lựa chọn nguồn cung ứng có chất lượng, đúng với yêu cầu của công trình và kịp thời cho các đơn vị thi công.

d Bộ phận vận chuyển

Trong công ty bộ phận vận chuyển hình thành nên 1 tổ đội chuyên chở các vật tư thiết bị đến công trường xây dựng Được công ty đầu tư mua xe tải hạng nặng đã góp phần nâng cao hiệu quả của bộ phận này.

V Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng thương mại Nam Á được tóm tắt như sau:

Trang 16

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

Phòng Kinh tế - Kế hoạch

Ngày đăng: 17/09/2015, 15:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w