1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Dương Văn Hội

143 1,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Luận văn Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Namdo sinh viên Dương Văn Hội thực hiện giới thiệu đến các bạn những nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-eee -DƯƠNG VĂN HỘI

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ : 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS QUYỀN ĐÌNH HÀ

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phươngtôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài

Tác giả luận văn

Dương Văn Hội

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được luận văntốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâmgiúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáoKhoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn – Trường Học viện Nông nghiệp Việt Namnhững người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Đặc biệt, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TSQuyền Đình Hà và thầy cô giáo bộ môn Phát triển nông thôn cùng tham gia đề tài

“Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm,tỉnh Hà Nam”, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảotôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí ban lãnh đạoUBND, phòng Công thương huyện Thanh Liêm đã cung cấp cho tôi những số liệucần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa bàn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ,

cổ vũ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Dương Văn Hội

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG

2.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 6

2.1.2 Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 92.1.3 Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 102.1.4 Nội dung của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 112.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn202.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 282.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 282.2.2 Kinh nghiệm trong nước về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 292.2.3 Các bài học kinh nghiệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 31

Trang 6

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 43

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 48

4.1 Thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm 504.2.1 Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện 504.2.2 Thực trạng công tác quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn 65

4.2.4 Thực trạng công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì 744.2.5 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý hệ thống giao

4.2.6 Thực trạng công tác phân cấp quản lý 794.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 93

4.4 Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông

thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 102

Trang 8

3.4 Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin

443.5 Số lượng cán bộ và người dân được phỏng vấn 454.1 Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm 524.2 Tổng hợp hiện trạng đường bộ huyện Thanh Liêm 544.3 Hiện trạng đường xã, đường thôn, xóm huyện Thanh Liêm 584.4 Hiện trạng đường sản xuất huyện Thanh Liêm 614.5 Hiện trạng các công trình cầu, cống trên các tuyến đường giao

4.6 Tổng hợp các chỉ tiêu, sản phẩm và yêu cầu quy hoạch giao thông

4.7 Tình hình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2008 - 2014 694.8 Bảng khoán sửa chữa thường xuyên đường huyện 784.9 Bảng phân cấp trách nhiệm quản lý đường giao thông nông thôn

4.10 Bảng phân cấp đối tượng thực hiện đầu tư 844.11 Bảng phân cấp đối tượng thực hiện quản lý đầu tư xây dựng mới 864.12 Sự tham gia đóng góp của người dân vào lập quy hoạch 894.13 Thực trạng tham gia đóng góp của người dân 904.14 Sự tham gia đóng góp của người dân vào đường giao thông nông thôn

914.15 Lượng đóng góp từ người dân đã đầu tư để xây dựng GTNT tại huyện

954.16 So sánh thu nhập BQ/người của một số huyện 96

4.18 Một số thuận lợi trong quá trình huy động đóng góp của cộng đồng

Trang 9

4.19 Sự hiểu biết của cán bộ về việc huy động đóng góp trong xây dựng

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về giao thông nông thôn 13

4.2 Xây dựng đường trục chính nội đồng xã Thanh Hương, huyện

4.3 Phụ nữ và nhân dân thôn Nham Kênh, xã Thanh Nghị, huyện

Thanh Liêm tích cực tham gia làm đường giao thông nội đồng 604.4 Công trình thi công cầu Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm

62

Trang 12

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong đó nông dân và nông thôn luôn

có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân

số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vàohoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp Các sản phẩm nông nghiệp trong nước

là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nềnsản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khácphát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển

Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã và đang chủtrương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đồng thời xâydựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổchức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp Theo đó, ngày16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về bộtiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đây là những mục tiêu và tiêu chí đòi hỏi phải

có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới nếu xét về thực trạng giao thông nôngthôn (GTNT) nước ta hiện nay Trong đó, tiêu chí về thực hiện quy hoạch và pháttriển GTNT được đặt lên hàng đầu

Phát triển cơ sở hạ tầng GTNT có vai trò vô cùng quan trọng đối với khuvực nông thôn, đồng thời cũng là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đốivới xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cáchphân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềmnăng để phát triển

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những sự quan tâm đặcbiệt cho lĩnh vực giao thông nông thôn Theo tính toán, của Bộ Giao thông Vận tải,

hệ thống GTNT hiện nay phục vụ cho hơn 75% dân số trong cả nước Nguồn vốnphát triển GTNT không ngừng gia tăng Về cơ bản, việc đầu tư phát triển GTNT

Trang 13

đã góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo vàcung cấp hạ tầng cho người nghèo Việc giảm tỷ lệ đói nghèo của nước ta từ14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và 9,6% (năm 2012), ước thựchiện năm 2013 là 7,6 – 7,8%.

Tuy nhiên, hệ thống các công trình giao thông không tập trung mà phân

bố rải rác theo tuyến khắp các bản làng và thôn xóm, nên đòi hỏi phải có quihoạch tổng thể dài hạn, có kế hoạch để triển khai việc thực hiện xây dựng hệthống đường GTNT hợp lý, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội đápứng nhu cầu trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tếcủa Quốc gia cũng như của từng địa phương Việc đầu tư xây dựng các côngtrình đường GTNT, đặc biệt sau quá trình đầu tư là quá trình khai thác sử dụng,nhu cầu cải tạo và bảo trì hệ thống đường GTNT đòi hỏi phải huy động nguồnlực rất lớn mới có thể đáp ứng được, bởi vậy việc quản lý hệ thống đườngGTNT là hết sức cần thiết

Trên thực tế, trong thời gian qua cho thấy quản lý hệ thống đường GTNTcủa nước ta tồn tại nhiều hạn chế như: Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đườngGTNT còn chồng chéo; việc quản lý hệ thống GTNT hiện nay chưa có một môhình quản lý thống nhất nên ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, quyhoạch và đầu tư xây dựng, phát triển GTNT; thiếu hệ thống số liệu; thiếu quantâm và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chuyên môn quản lý hệ thốngđường huyện trở xuống

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường cùng với tốc độ đô thị hoá ngàycàng gia tăng, huyện Thanh Liêm nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung đang cónhững bước chuyển mình phù hợp hơn về cơ cấu kinh tế Để làm được điều đóthì việc phát triển mạng lưới đường GTNT cho huyện Thanh Liêm trở nên cầnthiết hơn bao giờ hết nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của địaphương cũng như của xã hội

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý hệ thống GTNT trên địa bànhuyện còn nhiều hạn chế Chất lượng thi công một số tuyến đường chưa đảmbảo về chất lượng và mỹ quan như: mui luyện chưa đảm bảo, độ bằng phẳng,

Trang 14

khe co giãn chưa đứng quy cách, mặt đường bị rỗ, nền đường còn yếu, chưahoàn thiện phần lề đường, một số tuyến chưa xây dựng đồng bộ với hệ thốngthoát nước Công tác đăng ký tiếp nhận xi măng của các xã, huyện chưa sát vớitình hình thực tế, một số tuyến chưa có đủ mặt bằng đã đăng ký tiếp nhận ximăng dẫn đến tồn kho lớn phải điều chuyển sang tuyến khác, mặt khác việcquản lý xi măng của một số địa phương cũng chưa chặt chẽ Dẫn đến kết quảxây dựng đường GTNT chưa đồng đều, công tác quyết toán các tuyến đường vàđiều chỉnh hồ sơ địa chính cho các hộ hiến đất làm đường còn chậm.

Do đó, huyện Thanh Liêm rất cần có cơ chế quản lý hệ thống đườngGTNT thống nhất, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương, tạo điều kiệncho người dân tích cực tham gia vào xây dựng bộ mặt nông thôn mới xứng đángvới sự phát triển của tỉnh Hà Nam Tính đến nay, tuy đã có một số nghiên cứutìm hiểu về quản lý hệ thống đường GTNT ở một số huyện nhưng chưa có nghiêncứu nào đi sâu và thực hiện tại huyện Thanh Liêm Xuất phát từ ý tưởng trên,

chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” vừa có ý nghĩa về

mặt lý luận – tổng kết các bài học kinh nghiệm về quản lý hệ thống đường GTNT,vừa có ý nghĩa về thực tiễn – trên cơ sở đánh giá được thực trạng quản lý hệ thốngđường GTNT, và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống đườngGTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

ở huyện Thanh Liêm, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cườngquản lý hệ thống đường GTNT huyện Thanh Liêm trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đường GTNT;

- Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyệnThanh Liêm hiện nay;

Trang 15

- P hân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường GTNTcủa huyện Thanh Liêm;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý hệthống đường GTNT huyện Thanh Liêm trong những năm tới

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau:

- Quản lý hệ thống đường GTNT gồm những nội dung, phương pháp, yếu

- Kết quả quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm ra sao?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý hệ thống đường GTNTtrên địa bàn huyện Thanh Liêm?

- Những định hướng và giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý hệthống GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến tìnhhình quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm

- Khách thể nghiên cứu của đề tài là người dân, các cán bộ quản lý và cáccán bộ lãnh đạo

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đườngGTNT, từ đó chỉ ra thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý hệthống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm, từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện và tăng cường quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bànhuyện

Trang 17

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG

ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

2.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống đường giao thông nông thôn

Giao thông nông thôn: Giao thông nông thôn là sự di chuyển người,

phương tiện tham gia giao thông và hàng hoá trên các tuyến đường địa phương

ở cấp huyện và cấp xã Giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng giao thôngnông thôn, phương tiện vận chuyển và con người (Theo Quyết định 167 về quản lýmạng lưới đường giao thông nông thôn được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý)

Đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn bao gồm

đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và cácđiểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng Đường giao thông nôngthôn chủ yếu là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nông nghiệp, nôngthôn Có thể nói đường giao thông nói chung, đường giao thông nông thôn nóiriêng là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hoá (Theo Thông tư 32/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thácđường giao thông nông thôn)

Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn, đượcđịnh nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh,các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đườngchính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nốitới các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông huyếtmạch hoặc các tuyến cấp cao hơn

Phân loại đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn

bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường từ thôn xóm ra cánhđồng (đường phục vụ sản xuất) Các tiêu chí GTNT được quy định theo LuậtGiao thông đường bộ, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-

Trang 18

CP và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốcgia về nông thôn mới.

- Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ vàNghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo

vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện vàđường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thôn xóm vàđường ra đồng chưa được phân cấp

- Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường

huyện và đường xã, cụ thể như sau:

+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung

tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện

+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn,

làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường

có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã

- Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêuchí quốc gia về nông thôn mới:

+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn; + Đường trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn; + Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư; + Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản

xuất tập trung của thôn, xã

Hệ thống đường giao thông nông thôn: Là một hệ thống các con đường

bao quanh làng bản, thôn xóm Nó bao gồm các tuyến đường từ trung tâm xã,đến các trục đường quốc lộ, trung tâm hành chính huyện, đường liên xã, liênthôn, đường làng ngõ xóm và đường chính ra đồng ruộng xây dựng thành một hệthống giao thông liên hoàn (Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đườnggiao thông nông thôn được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý)

Trang 19

Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ

và xe thô sơ qua lại Bao gồm hệ thống các tuyến đường nối liền từ trung tâmhành chính huyện đến các trục đường quốc lộ, trung tâm xã; hệ thống đường xã,đường thôn, đường làng ngõ xóm và đường trục chính ra đồng ruộng phục vụ sảnxuất, được nối tiếp thành một hệ thống giao thông liên hoàn

2.1.1.2 Khái niệm về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Khái niệm quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ

thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quảcác tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biếnđộng của môi trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị ) Chủ thể quản lý thựchiện những quá trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương thức hành độngthích hợp để đạt mục tiêu

Khái niệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

- Quản lý HTĐGTNT là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư

phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn; xây dựng, chỉ đạo và kiểm traviệc thực thi các chính sách, các quy định và phối hợp các hoạt động để đạt đượcmục tiêu của cơ quan hay tổ chức nhằm duy trì, phát triển hệ thống giao thôngnông thôn, tạo sự liên hoàn thông suốt

- Chủ thể quản lý HTĐGTNT là cơ quan quản lý nhà nước về giao thôngnông thôn ở các cấp:

+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải

+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải

+ Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Công thương huyện

+ Cấp xã: UBND xã

- Đối tượng quản lý ở từng cấp như sau:

+ Cấp trung ương: Quản lý về GTNT trên toàn quốc, bao gồm quản lýchiến lược; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy định về bảo vệkết cấu GTNT đường bộ

+ Đối với cấp tỉnh: Quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn tỉnh

Trang 20

+ Cấp huyện: Trực tiếp quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện + Cấp xã: Trực tiếp quản lý đường GTNT trên địa bàn xã, gồm đường

xã, đường thôn xóm và đường sản xuất

- Phạm vi Quản lý hệ thống đường GTNT, bao gồm: đường huyện,đường thôn xóm và đường sản xuất trên địa bàn huyện

Quản lý bộ phận chủ đạo của kết cấu hạ tầng GTNT, làm giảm tác độngxấu do điều kiện hệ thống đường giao thông nông thôn yếu kém gây ra đối vớisức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường;nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy pháttriển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội; tăng khả năng tiếp cận cho các vùng nông thônvới các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo củaChính phủ; đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá đại hoá nông nghiệp -nông thôn; tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan trung ương và địaphương trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giao thông nông thôn

2.1.2 Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Theo phân cấp thông lệ quốc tế, thì mạng lưới giao thông nông thôn thuộcloại 3 Chức năng của nó là gắn kết hệ thống giao thông nông thôn tại khu vựcnông thôn với mạng lưới thứ cấp (loại 2) và mạng lưới chính yếu (loại 1) thành

hệ thống giao thông liên hoàn phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước Trong giao thông nông thôn thì đường bộ có vai trò chủ đạo, quan trọngnhất sau nó là đường thuỷ nội địa Đường thuỷ nội địa có vai trò hỗ trợ, liên kết,đặc biệt là ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Đường bộ nông thôn là đường từ cấp huyện trở xuống bao gồm đườnghuyện, đường xã và đường thôn xóm

Vai trò của quản lý hệ thống giao thông nông thôn đối với phát triển kinh tế

Quản lý HTĐGTNT là cơ sở tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế vàthực hiện nhiệm vụ xã hội Quá trình quản lý sẽ đảm bảo tính liên tục của quátrình sản xuất trong phạm vi lưu thông, là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc

Trang 21

cho quá trình sản xuất GTNT như là một chiếc cầu nối để chuyển nguyên vậtliệu đến nơi sản xuất và cũng là chiếc cầu nối để chuyển các sản phẩm đã sơ chế

từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Nếu các con đường vận chuyển này tốt thì quátrình chu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng khi đó thúc đẩy quá trình sảnxuất từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, vùng Hệ thống giao thông nôngthôn hoàn chỉnh nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông thôn và thúcđẩy CNH – HĐH ở nông thôn một cách nhanh chóng

Vai trò của quản lý hệ thống đường GTNT đối với phát triển xã hội

Quản lý hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo cho các hoạt động đi lạicủa người dân vùng đó được thuận lợi hơn Từ đó sẽ thúc đẩy giao lưu văn hoágiữa các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn, giữa đồng bằng vớimiền núi

Quản lý hệ thống GTNT còn đảm bảo cho hệ thống giao thông nông thônphát triển, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn lúc nông nhàn Vìcác công trình giao thông này được xây dựng ngay tại địa phương và phải cầnđến một lượng lao động lớn Do đó có thể huy động số lao động của địa phươnggiải quyết thất nghiệp cho người dân

2.1.3 Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn có phạm viquản lý rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợpmột cách chặt chẽ giữa các cơ quan khác nhau trong cùng hệ thống quản lý nhànước, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đấtnước nói chung và cho khu vực nông thôn nói riêng, đảm bảo hài hòa lợi ích củacộng đồng

Đặc điểm của quản lý hệ thống đường GTNT dựa trên những khung pháp

lý của nhà nước đã thiết lập, đó là cơ sở hoạt động

Bộ máy quản lý có tính đa cấp và bị chi phối bởi quan hệ kinh tế đốingoại, bởi hệ thống giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân

bố trên toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnhhưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông

Trang 22

thôn, của vùng và của làng, xã Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kếtvới nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng.

Cuối cùng, quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn mang tính đamục tiêu: Phúc lợi, an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởngkinh tế, văn hoá, môi trường… và vì lợi ích của cộng đồng

2.1.4 Nội dung của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

2.1.4.1 Quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn

Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn cần phải thựchiện theo quy hoạch và kế hoạch

- Dựa vào quy hoạch giao thông nông thôn lập kế hoạch đầu tư xây dựng

Trang 23

+ Đối với cấp xã: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến đường

xã, đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng Kế hoạch xây dựng và bảo trì

hệ thống GTNT được thông qua UBND cấp xã và được sự chấp thuận của Chủtịch UBND huyện

2.1.4.2 Tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp, bảo trì công trình giao thông nông thôn

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đưòng GTNT của các cấptrong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm

Đảm bảo phát triển giao thông nông thôn có kế hoạch, hài hoà, hợp lý vàgắn kết được với hệ thống giao thông vận tải quốc gia

Kết hợp giữa đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp với triển khai đồng bộcông tác quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn

Thực hiện phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp vàbảo trì đường giao thông nông thôn

2.1.4.3 Phân cấp quản lý hệ thống công trình giao thông nông thôn

Hệ thống tổ chức quản lý và phân cấp quản lý hệ thống GTNT: Theo LuậtGiao thông đường bộ được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008 và Nghị định số11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệkết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc quản lý hệ thống đường GTNT (gồmđường huyện, đường xã) được xác định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống đường GTNT (đường huyện, đườngxã) do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch ủyban nhân dân cấp tỉnh đồng ý; như vậy theo quy định hiện hành, hệ thống GTNT

do UBND tỉnh quản lý

Các cấp tham gia quản lý hệ thống GTNT trên thực tế gồm 4 cấp sau:

- Khách quan bao gồm:

+ Cấp trung ương: Bộ GTVT (Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Cục Đường

thủy nội địa)

+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh (Sở GTVT).

- Chủ quan bao gồm:

Trang 24

+ Cấp huyện: UBND huyện (Phòng Công Thương huyện) Phòng Công

Thương được giao giúp UBND hyện quản lý GTNT trên địa bàn Huyện

+ Cấp xã: UBND xã.

Nội dung quản lý đường GTNT ở các cấp:

- Cấp trung ương: Bộ GTVT (Tổng cục ĐBVN, Cục Đường thủy nội địa)

có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống GTNT bao gồm xây dựngchiến lược, hoạch định chính sách, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quyphạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật quản lý, xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về giao thông nông thôn

Các Bộ KHĐT, Tài chính, Xây dựng có trách nhiệm đối với việc lập kế

hoạch, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, phân bổ cácnguồn vốn cho các địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó

có GTNT, xây dựng các chính sách và cơ chế quản lý đầu tư xây dựng GTNT,ban hành hệ thống định mức và đơn giá, cơ chế hoạt động quản lý của Ban quản

lý xây dựng GTNT ở địa phương cũng như hướng dẫn các quy chế đầu tư-xâydựng và đấu thầu cho các cấp các ngành và địa phương thực hiện

Trang 25

- Cấp tỉnh: Sở GTVT là cơ quan trực tiếp được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao

quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn, xây dựng quy hoạch phát triển GTNT

- Cấp huyện: UBND Huyện là cơ quan quản lý hệ thống đường huyện,

đường xã Hiện tại cấp huyện đã tham gia là chủ đầu tư, thực hiện quản lý các dự

án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn trên địa bàntheo quy định của luật xây dựng

Thực hiện quản lý đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phêduyệt, việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm

Quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường huyện, đường xã, hỗ trợkỹ thuật cho các xã; quản lý số liệu hệ thống đường GTNT

Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạngđường, tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn

Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an toàn công trình giao thông: hạn chế tảitrọng, kiểm soát tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên đường GTNT, hệthống biển báo hiệu an toàn

- Cấp xã: UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác hệ

thống đường xã Tổ chức vận động sự đóng góp của người dân tham gia xâydựng, bảo trì đường xã

Thực hiện quản lý đường GTNT trên địa bàn theo quy hoạch được phêduyệt, việc đầu tư xây dựng được thực hiện theo kế hoạch hàng năm

Quản lý việc xây dựng, bảo trì các tuyến đường xã, quản lý số liệu hệthống đường GTNT trên địa bàn xã

Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạngđường, tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn

Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an toàn công trình giao thông: hạn chế tảitrọng, kiểm soát tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên các tuyến đường

do xã quản lý và hệ thống biển báo hiệu an toàn

- Các bất cập về tổ chức quản lý giao thông nông thôn

- Chưa có mô hình tổ chức chung quản lý GTNT thống nhất, hợp lý trong

cả nước, đặc biệt là cấp huyện, xã Ngoài ra việc đầu tư phát triển GTNT từ nhiều

Trang 26

nguồn khác nhau và được quản lý bởi nhiều chủ đầu tư khác nhau (BộNN&PTNT, KHĐT, Xây dựng, Uỷ ban dân tộc miền núi ) nên việc kiểm soátxây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chung của ngành GTVT không được chặtchẽ, do vậy hạn chế trong quá trình khai thác công trình sau này.

- Năng lực quản lý, kỹ thuật chuyên môn về giao thôn nông thôn cònnhiều yếu kém Cấp vĩ mô: Tại Bộ GTVT có tổ giao thông địa phương chỉ có 2cán bộ chuyên theo dõi GTNT nên rất khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý cả

hệ thống giao thống GTNT lớn của cả nước Tổng cục Đường bộ Việt Nam vàCục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ yếu chỉ quản lý chung về hệ thống đường

bộ, đường thủy quốc gia; không có sự quản lý sâu sát hệ thống đường bộ, đườngthủy địa phương Năng lực của cán bộ cấp huyện về quản lý GTNT thiếu về sốlượng và yếu về chất lượng Việc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cấp

xã còn rất hạn chế, trình độ hiểu biết cả về quản lý lẫn chuyên môn GTNT thấp,kiêm nhiệm và không ổn định, làm việc theo nhiệm kì

- Nhiều văn bản qui phạm pháp luật về đầu tư xây dựng còn chưa thực sựhài hoà với thông lệ quốc tế, liên tục thay đổi, trong khi năng lực của các cán bộquản lý dự án lại hạn chế Chính vì vậy, sự phối kết hợp giữa trung ương và địaphương chưa chặt chẽ, thiếu chế độ trách nhiệm rõ ràng trong chỉ đạo và thực hiện

- Hệ thống thông tin tư liệu thiếu, tản mạn và chưa tin cậy Chế độ báocáo, thống kê thường xuyên từ cơ sở tới các cấp quản lý không thực hiện đúngtheo quy định Việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức còn rất nhiều khókhăn, hạn chế, nên công tác quản lý hệ thống GTNT hiệu quả thấp

- Phát triển giao thông nông thôn chưa kết hợp chặt chẽ với thuỷ lợi, cáccụm kinh tế, cụm dân cư, định canh, định cư và an ninh quốc phòng Khi thiết kế,xây dựng đường giao thông nông thôn chưa xét đến phương tiện vận tải về sốlượng và tải trọng lưu thông nên đường bộ bị phá hoại nhanh Quy trình quyphạm và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, thi công chưa được bổsung và từng bước hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình mới

Trang 27

2.1.4.4 Quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn

Quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn là một công việcrất quan trọng nhằm mục đích quản lý đường (hệ thống công trình đường) ở thời

kỳ khai thác (vận hành để đường đảm bảo hoạt động bình thường theo chức năngcủa nó; bảo trì nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác) Đặcbiệt, nhu cầu vốn duy tu bảo dưỡng đường nông thôn cũng tăng lên Tuy nhiên,công tác này lại hoàn toàn chưa được quan tâm đúng mức Hậu quả là nhiềutuyến đường, kể cả những đoạn mới phục hồi đã bị hư hỏng và xuống cấp nhanh

Quản lý, khai thác đường bộ giao thông nông thôn có nội dung rộng, baogồm nhiều công tác quản lý khác nhau như: (1) Quản lý quy hoạch giao thôngnông thôn; (2) Lưu trữ và quản lý khai thác hồ sơ hoàn công công trình đường bộGTNT sau khi xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa định kỳ, sửa chữa đột xuất;(3) Lập hồ sơ quản lý công trình đường bộ giao thông nông thôn (bao gồm: cáctài liệu trích từ hồ sơ hoàn công, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộgiới, ); (4) Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ GTNT…

Các nội dung này đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ trong một hệthống, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảmbảo hài hòa lợi ích của cộng đồng Hệ thống quản lý được quy định thống nhất từTrung ương đến địa phương đặc biệt cấp huyện và cấp xã là cấp trực tiếp quản lý

và thực hiện phát triển giao thông nông thôn

Công tác quản lý khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn có tầmquan trọng ngang hàng với công tác xây dựng, cải tạo nâng cấp, góp phần nângcao hiệu quả đầu tư

Việc quản lý khai thác, phải được thực hiện ngay sau khi công trình hoànthành đưa vào sử dụng Chi phí bảo trì sẽ tăng dần từ thấp đến cao theo tuổi thọ

và khối lượng khai thác của con đường

Bảo dưỡng đường được phân ra nhiều loại theo khối lượng công việc, việcxây dựng kế hoạch bảo dưỡng được thực hiện theo năm, được xác định từ số liệuthống kê khối lượng bảo dưỡng (Bảo dưỡng đường huyện: nguồn vốn cho bảodưỡng đường huyện chủ yếu xác định từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh và

Trang 28

huyện; Bảo dưỡng đường xã và đường thôn, xóm; Đường xã sử dụng ngân sách

xã hàng năm có hỗ trợ một phần từ tỉnh, huyện; đồng thời đường xã, đường thôn,xóm được xác định nguồn chủ yếu từ việc huy động sự đóng góp từ người dân, vìthực tế các tuyến đường này người dân nội bộ sử dụng là chủ yếu)

Thực tế hiện nay nước ta đang áp dụng cơ cấu quản lý theo mô hình sựnghiệp, đây là mô hình quản lý tập trung theo kế hoạch, hoạt động theo hình thứcvốn sự nghiệp do Nhà nước quản lý

Việc duy tu bảo dưỡng đường rất tốn kém tại vùng nông thôn và mọi nỗlực cần được bỏ ra nên tập trung vào một mạng lưới nòng cốt được lựa chọn mộtcách cẩn thận, đồng thời dựa vào các nguồn lực địa phương càng nhiều càng tốt

Sự quản lý gắn liền với những ai tham gia vào quá trình chọn lựa tuyến đườngngay từ ban đầu, vì nếu họ không có tiếng nói thì sẽ không muốn đóng góp

Việc duy tu bảo dưỡng là một yếu tố then chốt liên quan đến cả về mặt kỹthuật, tài chính và thể chế Các vấn đề thường phát sinh vì quỹ cho việc duy tubảo dưỡng và trách nhiệm cho từng cấp chính quyền liên quan tới các việc cầnlàm được xác định như các việc phải làm, qui định người chịu trách nhiệm vềcông việc đó, xác định rõ phần ngân sách cần thiết cũng như các nguồn lực đểgây quỹ thường không được xem xét một cách cẩn trọng

Vì đường giao thông nông thôn được thiết kế nhằm đảm bảo cho cácphương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại, do đó kết cấu mặt đườngđược thiết kế không phức tạp, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương do đó loạiđường này dễ bị xuống cấp Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng xuống cấpcủa các con đường giao thông nông thôn

Đường nông thôn thường là đường đất, hoặc nền đường không được xử lýtốt nên rất dễ bị lầy lội, sụt lún do nước mưa, nước lũ, mương máng chảy cạnhđường hoặc bắc qua đường, nước ngầm mao dẫn từ dưới lên hoặc hai bên vàolàm đường bị hỏng Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: tác động môitrường (điều kiện thời tiết ẩm ướt, khô hanh, mưa nắng, lũ lụt ); tải trọng tácđộng lên mặt đường (người và xe chạy trên đường, nhất là xe quá tải); các tácnhân khác (cây đổ, đá lăn, sụt lở, thiên tai ); yếu tố con người (việc sử dụng mặt

Trang 29

đường, vai đường, rãnh thoát nước để chất đống vật liệu và nông sản của địaphương, gây cản trở thoát nước, làm hỏng kết cấu mặt và rãnh, người dân chưa

có ý thức trong việc sử dụng đường giao thông vào các mục đích khác)

Các loại hỏng hóc, sự cố mà đường giao thông nông thôn thường gặp là ổ

gà, sụt lún nhỏ lề đường, mặt đường bị lượn sóng, sạt lở lề đường Bảo dưỡngđường giao thông nông thôn là công việc rất cần thiết Bảo dưỡng thực chất là trảlại trạng thái tốt cho đường, nhằm đảm bảo khả năng thông xe của tuyến, giữ chotuyến ở trạng thái phục vụ tốt Bảo dưỡng bao gồm: Bảo dưỡng đường không dảimặt, bảo dưỡng lớp bề mặt của đường có rải mặt, bảo dưỡng thường xuyên và làmmới định kỳ lớp áo đường bằng đá hoặc láng lớp mặt Trong thực tế, tuyến đườnggiao thông nông thôn hiện nay vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xãhội của các vùng nông thôn Việc nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên là mộtviệc làm cần thiết Có thể nói việc duy tu bảo dưỡng không đòi hỏi nhiều kinhphí, kỹ thuật cũng không phức tạp nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ Từ trước đếnnay, việc bảo dưỡng duy tu chưa được coi trọng và trên thực tế việc bảo dưỡngcũng chưa đúng kỹ thuật Bảo dưỡng thường xuyên có nghĩa là phải đảm bảo conđường phục vụ tốt một cách liên tục Bảo dưỡng nhằm:

- Làm giảm mức độ hư hỏng và kéo dài tuổi thọ sử dụng của đường, nếunhững con đường không được duy tu bảo dưỡng, thì thời gian sử dụng con đường

sẽ bị rút ngắn

- Không duy trì chi phí vận hành hợp lý và thời gian đi lại của người sửdụng đường; nếu con đường không được duy tu bảo dưỡng, chi phí vận hành sẽcao hơn và thời gian đi lại trên đường lâu hơn Kết quả người dân sẽ tốn thêm tiềnchi phí khi đi lại trên đường đảm bảo an toàn hơn cho người tham gia giao thôngkhi đi lại trên đường

- Đảm bảo an toàn hơn cho người tham gia giao thông khi di lại trên đường.Trong các loại sự cố thường gặp, nhất là đối với các đường đất, đường cấpphối, đá dăm và đường gạch thì ổ gà là loại hỏng hóc phổ biến nhất Nguyên nhân

là do kết cấu mặt đường yếu, xe tải trọng lớn đi lại nhiều làm cho chỗ mặt đường

đó bị lún xuống, sau một thời gian sẽ bị rửa trôi, đọng nước và làm mất kết cấu

Trang 30

mặt chỗ đó tạo thành những hố sâu Những ổ gà này nếu không được bảo dưỡng,

vá lấp kịp thời sẽ ngày càng bị rộng ra, có thể làm mất luôn kết cấu mặt đường nếugặp trời mưa lâu ngày

Còn có rất nhiều loại hỏng hóc và sự cố cần được bảo dưỡng như: cắt cỏ,phát cây, các rãnh thoát nước hiện tại, sửa chữa nhỏ các rãnh thoát nước, dọnthông các kết cấu thoát nước, dọn sạch các cầu hiện tại, sửa chữa nhỏ mái dốcnền đường, sửa chữa lề đường, mặt đường Tuy nhiên thực tế việc bảo dưỡng vẫnchưa thực sự được quan tâm Tình trạng hiện nay của công tác bảo dưỡng đườnggiao thông nông thôn phụ thuộc vào mức sống từng địa phương, còn lại hầu như

bị thả nổi Điều quan trọng bây giờ là phải nâng cao ý thức của mỗi người dântrong việc bảo vệ con đường, đồng thời thay đổi nhận thức của mọi người từ cácnhà quản lý về việc nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, tránh rơi vào tìnhtrạng thích xây mới hơn là bảo dưỡng

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo dưỡng các côngtrình giao thông nông thôn, Nhà nước đã có nhiều dự án thiết thực góp phần nângcao chất lượng sống cho người dân Bên cạnh đó còn có rất nhiều các tổ chứcquốc tế tham gia tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của nông thôn ViệtNam như ngân hàng thế giới (WB) và Chính phủ Anh (DFID), Ngân hàng châu

Á, dự án của Cộng đồng Châu Âu, dự án của Chính phủ Nhật Bản

2.1.4.5 Kiểm tra, kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp, bảo trì đường giao thông nông thôn

Quá trình đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình đường giaothông nông thôn có quy mô lớn, cần áp dụng theo trình tự đầu tư xây dựng cơbản, có sự tham gia của các nhà thầu tư vấn có tư cách pháp nhân như: tư vấnthiết kế, giám sát thi công

Thực hiện tốt vai trò giám sát cộng đồng đối với công tác xây dựng đườngGTNT, nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và đạt được mục tiêu đề ra

Thực hiện kiểm soát nội bộ trong toàn ngành

Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, động viên kịp thời các cơ sở, cá nhântrong quá trình triển khai thực hiện

Trang 31

Tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển giao thôngnông thôn ngày càng tốt hơn.

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hệ thống đường giaothông nông thôn, nhưng tựu lại thành các nhóm yếu tố cơ bản sau: (1) Yếu tốkhách quan; (2) Yếu tố chủ quan; (3) Thể chế và pháp luật; (4) Cơ chế đầu tư vàquản lý; (5) Phong tục tập quán cộng đồng dân cư

2.1.5.1 Yếu tố khách quan

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người,các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Nói đến kinh tế lànói đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, traođổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ

Cùng với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, nhu cầu giao thôngcủa xã hội ngày càng tăng, lưu lượng tham gia giao thông của các phương tiệnvận tải có tải trọng lớn ngày một gia tăng, làm cho tải trọng tác động lên kết cấu

hạ tầng giao thông nông thôn với cường độ ngày càng lớn; bên cạnh đó mật độphương tiện và người tham gia giao thông không ngừng gia tăng, trong khi khảnăng phục vụ của hệ thống đường giao thông nông thôn có giới hạn Khi nhu cầugiao thông vượt giới hạn khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông nôngthôn, sẽ gây lên những tác động ảnh hưởng đến quá trình khai thác sử dụng cáctuyến đường ở khu vực nông thôn, dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thôngnông thôn cần phải được phát triển để đáp ứng, theo kịp sự phát triển của cácngành kinh tế và tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng gia tăng; từ đólàm nảy sinh những vấn đề cần giải quyết đối với kết cấu hạ tầng giao thôngnông thôn

Chính những tác động nói trên của yếu tố kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đếncông tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn Các yếu tố kinh tế lànhững yếu tố khách quan, tác động đến công tác quản lý hệ thống đường giaothông nông thôn, làm cho nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo và bảo trì hệ thống

Trang 32

đường giao thông nông thôn luôn tăng cùng tốc độ phát triển kinh tế Nếu côngtác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn không đáp ứng được nhu cầuphát triển của các yếu tố kinh tế, sẽ dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thôngnông thôn yếu kém, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Trong điều kiện các nguồn lực còn rất hạn hẹp, để giải quyết những vấn

đề nêu trên, đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn phảithường xuyên được hoàn thiện và thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với nhucầu phát triển kinh tế Thực tế đặt ra vấn đề quản lý hệ thống đường giao thôngnông thôn không chỉ ở quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộngcác tuyến đường; mà còn phải thực hiện quản lý trong quá trình khai thác sửdụng sau quá trình đầu tư

Người dân địa phương rất phấn khởi về các dự án làm đường giao thôngcủa huyện và của xã, bởi vì lợi ích to lớn mà đường giao thông sẽ mang lại cho

họ Có nhiều hộ cho rằng cuộc sống của gia đình họ được cải thiện nhờ có đườnggiao thông nông thôn Sức lao động trong nông thôn được giải phóng và họkhông phải gồng gánh trĩu nặng như trước đây nữa Nhiều người dân đã đượcchăm sóc sức khoẻ tại trạm y tế của xã nhất là những phụ nữ và trẻ em Việc điđến bệnh viện, ra chợ hay đi đến trường học trở nên thuận tiện hơn nhiều, giảmđược nhiều thời gian và chí phí Thị trường cũng như việc buôn bán của ngườidân được cải thiện

Dù vậy, song do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…), mứcsống của dân cư nông thôn nói chung còn thấp, tỷ lệ các hộ nghèo còn ở mứccao, nhận thức của người dân nông thôn trong việc tham gia xây dựng đườngGTNT còn chưa cao, nên song song với việc xây dựng các con đường giao thôngnông thôn cần hình thành một hệ thống chính sách nhất là chính sách đầu tư củamọi thành phần kinh tế và cần phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả đầu tư,kết hợp với tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đểhọ

từ chỗ thụ động trông chờ vào nhà nước, trở nên tự giác tham gia tích cực vàocác chương trình làm đường giao thông nông thôn

Trang 33

2.1.5.2 Yếu tố chủ quan

Xã hội loài người không ngừng phát triển cả về lượng và chất, biểu hiệncủa nó là sự hình thành các cộng đồng dân cư Những cộng đồng dân cư cónhững đặc trưng riêng biệt như những xã hội nhỏ và trong đó có đầy đủ các yếu

tố, các vấn đề và các thiết chế xã hội Trong lịch sử phát triển của mình, conngười càng tiến bộ, văn minh thì các dạng thức tổ chức xã hội và hoạt động củacon người càng đa dạng và phức tạp, ở đó có sự đan xen giữa truyền thống vàhiện đại Về mặt tổ chức, các yếu tố xã hội bao gồm: hệ thống các cơ quanquyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng nhữngnhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân; giải quyết các vấn đề xã hội như:dân số và nguồn nhân lực, lao động và việc làm, giáo dục và y tế, vấn đề an toàn

xã hội của đời sống cá nhân và cộng đồng

Các yếu tố, các vấn đề xã hội luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,điều chỉnh hành động của các bộ phận trong cộng đồng và của các thành viên; kếthợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổn định của cộng đồng, xoay quanh việcthỏa mãn những nhu cầu xã hội căn bản của con người như: môi trường sống, laođộng, học tập, sinh hoạt – vui chơi, giải trí, sự đi lại, giao lưu văn hóa…

Quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiện nay, làmột tất yếu trong quá trình phát triển xã hội nông thôn Bao gồm việc duy trì vàphát triển không gian sống của cộng đồng dân cư, tạo ra kiến trúc, cảnh quanhiện đại ở khu vực nông thôn Việc mở rộng, quy hoạch, xây dựng ảnh hưởng rấtlớn đến cuộc sống của người dân trong các lĩnh vực lao động sản xuất, sinh hoạt– vui chơi, giải trí… đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lao động và việclàm của toàn xã hội và cộng đồng dân cư Quá trình này gắn liền và ảnh hưởngtrực tiếp đến việc phát triển hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện

Việc quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn nhằm mục đích thỏamãn nhu cầu và lợi ích của xã hội, đó là: xây dựng hệ thống đường giao thôngnông thôn đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việcnâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ Ngược lại cácvấn đề, các yếu tố xã hội có tác động trở lại đối với công tác quản lý hệ thống

Trang 34

đường giao thông nông thôn, đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thôngnông thôn phải được hoàn thiện, phù hợp với các vấn đề xã hội đặt ra trong từngthời kỳ và phải thỏa mãn những nhu cầu lợi ích mà cộng đồng xã hội mong muốnđược đáp ứng.

Hầu hết người dân nông thôn đều cho rằng giao thông nông thôn là rấtquan trọng, Với họ, thì việc nâng cấp và cải tạo đường thôn còn quan trọng hơn

là cải tạo đường xã Do thu nhập bình quân của họ còn thấp nên sự tham gia đónggóp làm đường giao thông nông thôn chưa nhiều Thời gian thi công các tuyếnđường thường bị kéo dài, chất lượng đối với mặt đường cấp phối nhanh bị xuốngcấp Các nguồn lực cho việc bảo dưỡng định kỳ tại địa phương lại rất ít; nên cáccon đường bị xuống cấp đã gây bụi bặm vào mùa khô, lầy lội vào mùa mưa gâykhó khăn cho việc tham gia giao thông của người và phương tiện giao thông

Việc chia sẻ thông tin về các dự án làm đưòng giao thông nông thôn còn ítđối với người dân Thông tin mà người dân nhận được chủ yếu là các thông tin

về giải phóng mặt bằng và hiến đất để làm đường Người dân không được cungcấp những thông tin cơ bản về các dự án đường giao thông nông thôn ở tại đạiphương nơi họ sinh sống Họ muốn vai trò của họ trong các dự án đường ô tô(liên huyện, liên xã) được tăng lên Và họ muốn rằng họ là người đầu tiên đượchưởng lợi và là những người có liên quan chặt chẽ đến chất lượng và sự bềnvững của các con đường giao thông này

Người dân muốn tham gia trực tiếp vào việc thiết kế và giám sát thi côngcác con đường tại địa phương Vấn đề cần thiết ở đây là công tác hỗ trợ thông tin,công tác truyền thông phải được đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả để có được kết quảtrong vấn đề nhận thức để người dân có thể tham gia tích cực vào việc cải tạođường giao thông nông thôn cũng như cải tạo đường thôn xóm Phụ nữ và ngườinghèo do thiếu kiến thức về kỹ thuật, địa vị thấp và kiến thức hạn chế nên không

có tiếng nói và bị hạn chế tham gia vào các dự án giao thông nông thôn

Trang 35

2.1.5.3 Thể chế và pháp luật

Thể chế và luật pháp là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiệnquyền lực nhà nước, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điềuchỉnh các chủ thể, các hành vi và các quan hệ trong xã hội

Các yếu tố Thể chế, luật pháp có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành, cáclĩnh vực trên một lãnh thổ, các yếu này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ngành, hoặclĩnh nào Khi thực hiện quản lý trên một đơn vị hành chính, hệ thống quản lý sẽphải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế, luật pháp tại khu vực đó

Có nhiều thể chế như: thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chínhnhà nước, thể chế xã hội , chẳng hạn thể chế chính trị ở nhà nước xã hội chủnghĩa dựa trên nền tảng pháp chế xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ, tăng cườngvai trò của các tổ chức xã hội và sự tham gia tích cực của công dân vào các côngviệc của nhà nước và xã hội; còn thể chế hành chính nhà nước được hiểu là baogồm toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước và toàn bộ hệ thống các văn bảnquy phạm pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nướcthực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồngthời quy định các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong của các cơquan hành chính nhà nước; còn thể chế kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu: cácđạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kinh tế gắn vớicác chế tài xử lý; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế

Như vậy, cũng như các vấn đề khác trong xã hội, công tác quản lý hệthống đường giao thông nông thôn chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp của cácyếu tố thể chế và pháp luật, nó đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giaothông nông thôn phải được thực hiện theo hành lang pháp luật quy định

Do việc quản lý hiện nay còn thiếu các qui định rõ ràng, chưa phù hợp vớithực tế đang phát triển Việc xây dựng quy định chỉ mang tính tương đối, khôngphù hợp với điều kiện, thực tế của nhiều vùng hoặc đôi khi chỉ mang tính chấtcho có Bên cạnh đó vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốtlĩnh vực xây dựng, quản lý và khai thác các công trình giao thông nông thôn

Trang 36

Trong thời gian tới cần khắc phục những yếu điểm này để việc quản lý đi vàokhuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác.

2.1.5.4 Cơ chế đầu tư và quản lý

Bao gồm nội dung quản lý và bộ máy quản lý Hai yếu tố này tạo thànhcấu trúc của cơ chế quản lý, chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qui định lẫnnhau Nội dung quản lý càng rộng lớn, phức tạp thì bộ máy quản lý càng phongphú Bộ máy quản lý càng đa dạng, năng động thì các yếu tố tạo nên bộ máy (các

cơ quan nhà nước, cán bộ quản lý) càng phải được tổ chức tinh vi, khoa học, cán

bộ quản lý càng phải có trình độ cao

Cơ chế quản lý Nhà nước trên lĩnh vực giao thông nói chung và trên lĩnhvực giao thông nông thôn nói riêng là một bộ phận của cơ chế quản lý nhà nước nóichung, bao gồm nội dung quản lý và bộ máy quản lý, nhằm thực hiện quản lý nhànước trên lĩnh vực giao thông theo qui luật của nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa

Nội dung quản lý Nhà nước về giao thông bao gồm các thành tố: chiếnlược, các chương trình mục tiêu, hệ thống pháp luật kinh tế, các chính sách vàđòn bẩy kinh tế Về bộ máy quản lý bao gồm một hệ thống các cơ quan có chứcnăng quản lý nhà nước như đặt ra chính sách, pháp luật đến các cơ quan trực tiếpquản lý Nhà nước về giao thông

Giữa các yếu tố của nội dung quản lý và bộ máy quản lý đều có tác độngqua lại và qui định lẫn nhau, tồn tại trong hệ thống tạo thành cơ chế đầu tư vàquản lý Nếu cơ chế đầu tư và quản lý phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy các quátrình xã hội phát triển, hệ thống đường giao thông nông thôn sẽ được đầu tư vàquản lý tốt, đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Ngược lại,

cơ chế đầu tư và quản lý không phù hợp, các yếu tố của cơ chế mâu thuẫn, chồng

chéo, thiếu thống nhất, thiếu sự phối hợp sẽ kìm hãm quá trình quản lý hệ thốngđường giao thông nông thôn

Như vậy, cơ chế đầu tư và quản lý có tác động trực tiếp đến công tác quản

lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên cả hai mặt, đó là tác động về mặtnội dung quản lý và bộ máy quản lý Đòi hỏi cơ chế đầu tư và quản lý phải phù

Trang 37

hợp với nhu cầu phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn nhằm mục tiêuphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bên cạnh đó chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thànhphần kinh tế để cùng với người dân xây dựng các công trình giao thông vẫn chưaphát huy tốt; vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính

Nguồn kinh phí đầu tư của chính phủ và các tổ chức quốc tế hạn chế trongkhi khu vực nông thôn còn khó khăn, trải rộng trên phạm vi lớn Thế nhưng giảipháp để thực hiện các cơ chế chính sách, chúng ta chưa thực sự linh hoạt, vẫn rắptheo khuôn khổ và không có tính năng động để điều chỉnh cho sát với thực tế yêucầu Chúng ta chỉ mới nhận được sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh thông qua cácnguồn vốn huy động từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý

và phần nhỏ đóng góp của nhân dân mà chưa huy động được hầu khắp các thànhphần kinh tế Trong giai đoạn tới cần hoàn thiện các giải pháp thực hiện cơ chếchính sách phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Quá trình hoànthiện các giải pháp thực hiện cơ chế chính sách phát triển giao thông nông thôncần quan tâm đến các vấn đề:

Xác định vai trò của giao thông nông thôn đối với công tác giảm đóinghèo và cải thiện đời sống xã hội

Xác định nhiệm vụ chính, nâng cao năng lực, tổ chức thực hiện các chứcnăng quản lý của địa phương

Xây dựng năng lực của địa phương: phân rõ trách nhiệm quản lý, nhu cầunăng lực của tỉnh, huyện, xã, thôn

Xây dựng cơ chế chính sách cho người dân địa phương: xác định vai tròcủa người dân trong việc xây dựng, nâng cấp, bảo dưỡng các tuyến đường giaothông nông thôn trên địa bàn huyện, xã, thôn mà họ sinh sống Tình trạng đườnggiao thông nông thôn nói chung là rất xấu do vốn cho công tác duy tu bảo dưỡngcòn hết sức hạn chế, nhiều tuyến trọng tải xe bị hạn chế do cầu yếu hoặc cáccông trình thoát nước kém

Trong giai đoạn phát triển nhanh và sâu rộng để thúc đẩy quá trình pháttriển đường giao thông nông thôn chúng ta cần huy động nguồn tài chính khá lớn

Trang 38

phục vụ cho sự phát triển chung Các địa phương cần năng động và vận dụng linhhoạt các chính sách nhằm tạo dựng nguồn vốn cho việc duy tu và bảo dưỡng cáccon đường giao thông nông thôn của địa phương mình.

2.1.5.5 Phong tục tập quán cộng đồng dân cư

Các yếu tố như: phong tục, tập quán, tôn giáo, đạo đức là những yếu tốtồn tại khách quan bên cạnh luật pháp và có khả năng tác động mạnh mẽ đến hành

vi của các thành viên trong xã hội và từ đó đóng vai trò quan trọng đối với sự pháttriển xã hội Cùng với quá trình phát triển xã hội, các yếu tố này luôn vận độngkhông ngừng và trong mỗi giai đoạn nhất định chúng cũng có những biến đổi phùhợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội Các hương ước và lệ tục ngày nay tuycòn có ảnh hưởng nhất định tới công việc của làng, xã, nhưng luật pháp nhà nướcmới là yếu tố quyết định chính trong quan hệ cộng đồng Về mặt cấu trúc, làngngày nay đã thưa dần hình ảnh của lũy tre làng, cổng làng, giếng nước làng Đìnhlàng không còn đóng vai trò quan trọng như trước đây, nó chỉ còn thuần túy là nơi

để thờ cúng hay giao lưu, gặp gỡ trong những ngày lễ hội Tuy nhiên phong tục,tập quán, dư luận, luôn luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viêntrong cộng đồng xã hội, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trong cộng đồng,kết hợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổn định của cộng đồng

Do đó phong tục, tập quán cộng đồng dân cư cũng có những tác động trởlại đối với công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn Nếu công tácquản lý hệ thống đường giao thông nông thôn không phù hợp với phong tục, tậpquán cộng đồng dân cư, khi đó sẽ có những phản ánh trở lại đối với thành viên và

bộ máy quản lý, nếu nội dung quản lý không phù hợp, khi đó các chính sách khóphát huy hết hiệu quả trong cộng đồng dân cư

Bởi vậy đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thônphải phù hợp với phong tục, tập quán cộng đồng dân cư ngay từ khâu xây dựngchiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống đường giao thôngnông thôn; xây dựng các quy định và phối hợp các hoạt động để đạt được mụctiêu nhằm duy trì, phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, tạo sự liênhoàn thông suốt đáp ứng sự mong muốn của cộng đồng xã hội

Trang 39

Cần tuyên truyền phổ biến việc xây dựng hương ước làng có nội dungtham gia của cộng đồng dân cư, trong việc xây dựng và bảo dưỡng các conđường nơi mà họ đang sinh sống.

2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Philippins và Thái Lan là hai nước đầu tiên ở Nam Á tiến hành phân cấp

các dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn vì người nghèo Các nước này đã thu đượcnhững bài học đáng kể về những hoạt động hiệu quả và những hoạt động khônghiệu quả Điều này được thể hiện ở một số sửa đổi trong các quy định của chínhquyền địa phương Kết quả của quá trình phân cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng đãtrở nên phù hợp hơn, tập trung nhiều hơn tới các nhóm ưu tiên, hữu ích và hiệuquả hơn Sự tham gia hiệu quả của các nhóm thụ hưởng đường giao thông đượcxem là yếu tố then chốt cho việc phân cấp hiệu quả dịch vụ cơ sở hạ tầng giaothông nông thôn

Ở Indonêsia: Cung cấp một khoản tài trợ cho mỗi cộng đồng về dự án cơ

sở hạ tầng, và không đòi hỏi việc chia sẻ kinh phí Nó cho phép dân làng được trảtiền khi thực hiện công việc Hai phần ba số làng được lựa chọn để cải thiệnđường Trong tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công trình đường bộ có lẽ đòi hỏinhiều lao động nhất

Ở Phần Lan và Thuỵ Sỹ: Hai phần ba mạng lưới đường bộ thuộc tư nhân

và được quản lý trực tiếp bởi chủ sở hữu đất Cả hai nước đều khuyến khích cộngđồng hình thành hiệp hội đường bộ và đăng ký quyền sở hữu đường theo Luậtđường bộ tư nhân Những nỗ lực tạo ra những công cụ tương tự đang thực hiệntại Latvia và Zambia

Ở hầu hết các nước đang phát triển, việc lập kế hoạch và quản lý đườngnông thôn thường tập trung tại các cơ quan công trình công cộng, họ không được

uỷ quyền hay khuyến khích để mở rộng phạm vi phục vụ ra xa hơn lựa chọn kỹthuật Tuy nhiên, người dân cần phải tham gia vào việc lập kế hoạch đường bộnếu dự án đường bộ nhằm giải quyết những nhu cầu của người dân và họ muốntạo ra ý thức về quyền sở hữu (Cơ sở Kiến thức Giao thông Nông thôn (2001),

Trang 40

Sự tham gia của cộng đồng trong giao thông nông thôn, tác giả M.Wattam, công

ty TNHH IT Transport 1998; Cơ sở Kiến thức Giao thông Nông thôn (2001),Phát triển đánh giá nông thôn có sự tham gia, do A.Davis biên tập, viện Nghiêncứu giao thông)

2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

- Huyện Tam Dương tỉnh Phú Thọ

Trong năm 2005, chỉ tính riêng các công trình giao thông nông thôn bằngnguồn vốn huy động từ huyện, xã và Hội Nông dân trên địa bàn, huyện TamDương đã cứng hoá mặt đường xi măng, lát gạch được 15,2 km với tổng kinh phíđầu tư là 2.456.957.000 đồng, vượt 53% kế hoạch đề ra Sau 7 năm thực hiệnchương trình giao thông nông thôn (1999 – 2005), toàn huyện đã cứng hoá được77,3 km trên tổng số 192,5 km đường GTNT, đạt 42% tổng số km đường GTNT

Năm 2006 toàn huyện làm mới được 6,0 km đường giao thông nông thônlát gạch và bê tông; cấp phối 25 km đường, 3 km rãnh thoát nước, xây dựng 2cầu, 20 cống thoát nước với tổng kinh phí là 2.200 triệu đồng

Về cơ chế: tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết27/2005/NQ-HĐND, ngày 01/7/2005 của HĐND huyện Các xã đồng bằng,trung du cơ chế hỗ trợ là 6 – 2 – 2 (nhân dân đóng góp 60%; xã hỗ trợ 20%;huyện hỗ trợ 20%); các xã miền núi cơ chế hỗ trợ 5 – 1 – 4 (nhân dân đóng góp50%; xã hỗ trợ 10%, huyện hỗ trợ 40%) Năm 2006, huyện chọn xã Duy Phiênlàm xã điểm về giao thông nông thôn Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, hầu hếtcác tuyến đường liên thôn, xóm trên địa bàn huyện đều có khoảng cách khá xanhau giữa các thôn, xóm, giữa các hộ gia đình, địa hình phần lớn là đồi gò, gâynhiều khó khăn trong việc thực hiện làm đường giao thông nông thôn của nhândân trong huyện, vì vậy nhân dân mong muốn trong thời gian tới tỉnh sẽ tăngthêm cơ chế hỗ trợ cho nhân dân

- Tỉnh Nam Định

Hiện nay, hệ thống đường huyện và đường liên xã của tỉnh Nam Định đã

cơ bản đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới (NTM) Toàn bộ các xã trong tỉnh

Ngày đăng: 17/09/2015, 11:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2009
2. Báo điện tử Hưng Yên (2011). Xây dựng đường GTNT ứng dụng công nghệ vật liệu mới: Mô hình cần được nhân rộng, Truy cập ngày 23/02/2015 từ baohungyen.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đường GTNT ứng dụng công nghệ vật liệumới: Mô hình cần được nhân rộng
Tác giả: Báo điện tử Hưng Yên
Năm: 2011
3. Bộ Giao thông vận tải (2011). Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 về hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: về hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Năm: 2011
4. Bộ Giao thông vận tải (2011). Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18//2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệkết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Năm: 2011
5. Bộ Giao thông vận tải (2013). Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Năm: 2013
6. Bộ Giao thông vận tải (2014). Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30/5/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý,khai thác và bảo trì công trình đường bộ
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Năm: 2014
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013). Thông tư số 41/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/10/2013 hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nôngthôn mới
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2013
8. Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn chếđộ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2014
9. Chính phủ (2010). Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: về quy định quảnlý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
10. Chính phủ (2012). Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 về Quỹ bảo trì đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỹ bảo trìđường bộ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
11. Chính phủ (2012). Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
12. Chính phủ (2013). Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảovệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
13. Chính phủ (2014). Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2015 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
14. Nguyễn Ngọc Đông (2012). Bài báo “Giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn”, Truy cập ngày 23/02/2015 từ Báo điện tử Cục đường bộ Việt Nam http://www.drvn.gov. vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giao thông nông thôn trong công cuộc xâydựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đông
Năm: 2012
15. Lê Thị Bích Lan (2008). “ Nghiên cứu Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nghiên cứu Quản lý hệ thống đường giao thông nôngthôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
Tác giả: Lê Thị Bích Lan
Năm: 2008
16. Hồ Thị Thúy Lan (2011). Giao thông nông thôn khi Nhà nước và nhân dân cùng làm, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://www.quynhluuonline.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao thông nông thôn khi Nhà nước và nhân dân cùnglàm
Tác giả: Hồ Thị Thúy Lan
Năm: 2011
17. Đặng Thị Xuân Mai (2011). Đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư, trường Đại học GTVT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư
Tác giả: Đặng Thị Xuân Mai
Năm: 2011
18. Quốc hội (2008). Luật số 23/2008/QH12 về giao thông đường bộ, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://www.tracuuphapluat.info/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: về giao thông đường bộ
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
19.TCN 4054 - 2005, Đường ô tô yêu cầu và thiết yếu. TCN (1992), Tiêu chuẩn ngành 22TCN - 210 - 92 (1993), đường GTNT tiêu chuẩn thiết kế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường ô tô yêu cầu và thiết "yếu. TCN (1992)
Tác giả: TCN 4054 - 2005, Đường ô tô yêu cầu và thiết yếu. TCN (1992), Tiêu chuẩn ngành 22TCN - 210 - 92
Năm: 1993
21.Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải, Truy cập ngày 23/02/2015 từ http://chinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộcBộ Giao thông vận tải
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về giao thông nông thôn - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về giao thông nông thôn (Trang 32)
Hình 3.1: Bản đồ huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Hình 3.1 Bản đồ huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (Trang 52)
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Liêm (2011 - 2013) - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Liêm (2011 - 2013) (Trang 57)
Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số huyện Thanh Liêm giai đoạn 2011 – 2013 - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 3.2 Tình hình biến động dân số huyện Thanh Liêm giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 60)
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh (Trang 61)
Bảng 3.5: Số lượng cán bộ và người dân được phỏng vấn - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 3.5 Số lượng cán bộ và người dân được phỏng vấn (Trang 65)
Bảng 4.1: Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 4.1 Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm (Trang 72)
Hình ảnh 4.1: Đường huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
nh ảnh 4.1: Đường huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (Trang 73)
Bảng 4.2: Tổng hợp hiện trạng đường bộ huyện Thanh Liêm - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 4.2 Tổng hợp hiện trạng đường bộ huyện Thanh Liêm (Trang 74)
Bảng 4.3: Hiện trạng đường xã, đường thôn, xóm huyện Thanh Liêm - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 4.3 Hiện trạng đường xã, đường thôn, xóm huyện Thanh Liêm (Trang 78)
Hình ảnh 4.2: Xây dựng đường trục chính nội đồng xã Thanh Hương, - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
nh ảnh 4.2: Xây dựng đường trục chính nội đồng xã Thanh Hương, (Trang 80)
Hình ảnh 4.3: Phụ nữ và nhân dân thôn Nham Kênh, xã Thanh Nghị,  huyện Thanh Liêm tích cực tham gia làm đường giao thông nội đồng - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
nh ảnh 4.3: Phụ nữ và nhân dân thôn Nham Kênh, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm tích cực tham gia làm đường giao thông nội đồng (Trang 80)
Bảng 4.4: Hiện trạng đường sản xuất huyện Thanh Liêm - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 4.4 Hiện trạng đường sản xuất huyện Thanh Liêm (Trang 81)
Hình ảnh 4.4: Công trình thi công cầu Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
nh ảnh 4.4: Công trình thi công cầu Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện (Trang 82)
Bảng 4.5: Hiện trạng các công trình cầu, cống trên các tuyến đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm - Luận văn: Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam  Dương Văn Hội
Bảng 4.5 Hiện trạng các công trình cầu, cống trên các tuyến đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm (Trang 83)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w