1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam

128 559 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở vùng Đông Nam Á có hệ thống thủy lợi phát triển tương đối hoàn chỉnh, với hàng nghìn hệ thống công trình thủy lợi lớ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ HỮU PHƯỚC

QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Hữu Phước

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn

bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc PGS.TS Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,

Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức UBND huyện Thanh Liêm, Xí nghiệp Thủy Nông huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Hữu Phước

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục sơ đồ viii

Danh mục biểu đồ viii

Danh mục hình viii

Trích yếu luận văn ix

Thesis Abstract xi

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm về quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi 4

2.1.2 Phân loại, đặc điểm công trình thuỷ lợi 6

2.1.3 Nội dung của quản lý sử dụng các công trình thủy lợi 12

2.1.4 Ý nghĩa, yêu cầu của quản lý sử dụng công trình thủy lợi 18

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng các công trình thủy lợi 19

2.2 Cơ sở thực tiễn 20

2.2.1 Bài học kinh nghiệm quản sử dụng công trình thuỷ lợi một số nước trên thế giới 20

Trang 5

2.2.2 Quản lý sử dụng các công trình thủy lợi ở Việt Nam 26

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thế giới và Việt Nam 33

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 35

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu 41

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 41

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 41

3.2.3 Phương pháp phân tích 42

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 45

4.1 Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm 45

4.1.1 Đặc điểm hình thành 45

4.1.2 Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi 46

4.2 Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm 49

4.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý công trình thủy lợi ở Thanh Liêm 49

4.2.2 Hiện trạng về phân cấp quản lý CTTL ở huyện Thanh Liêm 52

4.2.3 Thực trạng quản lý sử dụng CTTL của huyện Thanh Liêm 56

4.2.4 Kết quả và hiệu quả quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi 66

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm 75

4.3.1 Nhóm yếu tố về kinh tế, xã hội 75

4.3.2 Nhóm yếu tố về kĩ thuật 77

4.3.3 Nhóm yếu tố về cơ chế, chính sách 78

4.3.4 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường 84

4.3.5 Phân tích SWOT trong quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi 85

4.4 Giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm 86

Trang 6

4.4.1 Quan điểm và mục tiêu về quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của

huyện trong thời gian tới 86

4.4.2 Hệ thống giải pháp tăng cường quản lý sử dụng công trình thủy lợi của huyện Thanh Liêm 87

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 98

5.1 Kết luận 98

5.2 Kiến nghị 99

Tài liệu tham khảo 100

Phụ lục 102

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Liêm qua các năm 37

Bảng 3.2 Tình hình các hộ và lao động tham gia nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2012 - 2014 38

Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thanh Liêm 39

Bảng 3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành 40

Bảng 3.5 Năng suất một số cây hàng năm của huyện Thanh Liêm 40

Bảng 3.6 Tình hình phân bổ mẫu điều tra và phỏng vấn 42

Bảng 4.1 Hệ thống trạm bơm, máy bơm của huyện năm 2015 46

Bảng 4.2 Tình hình kiên cố hoá kênh mương của huyện Thanh Liêm 47

Bảng 4.3 Hệ thống kênh mương của huyện Thanh Liêm do Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý đến năm 2015 48

Bảng 4.4 Hệ thống cống, đập, xi phông, cầu máng 49

Bảng 4.5 Hợp đồng và nghiệm thu tưới tiêu trên toàn huyện Thanh Liêm 58

Bảng 4.6 Tình hình sửa chữa công trình hàng năm của huyện Thanh Liêm 59

Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2013 - 2015 60

Bảng 4.8 Tình hình chi cho hoạt động quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm 62

Bảng 4.9 Đơn giá thu thủy lợi phí của huyện giai đoạn 2013 - 2015 63

Bảng 4.10 Tình hình quản lý vi phạm trên các trục kênh năm 2015 64

Bảng 4.11 Tình hình thu thuỷ lợi phí của các xã 50

Bảng 4.12 Tình hình thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương 67

Bảng 4.13 Tình hình cung cấp nước của Xí nghiệp Thuỷ nông cho các HTX dịch vụ nông nghiệp 68

Bảng 4.14 Tình hình tiêu hao điện năng tại trạm bơm huyện Thanh Liêm 68

Bảng 4.15 Hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương trong nạo vét và tu bổ công trình thuỷ lợi địa bàn nghiên cứu 69

Bảng 4.16 Một số chỉ tiêu về kênh mương đã cứng hóa và chưa cứng hóa tại các hộ nghiên cứu 71

Bảng 4.17 Tình hình quản lý vi phạm trên các trục kênh năm 2015 76

Bảng 4.18 Phân tích SWOT trong quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi huyện Thanh Liêm 85

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Hệ thống quản lý 6

Sơ đồ 3.1 Ma trận phân tích SWOT 43

Sơ đồ 4.1 Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước, quản lý khai thác, sử dụng CTTL 50

Sơ đồ 4.2 Chu trình quản lý tưới 51

Sơ đồ 4.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức QLCT thủy lợi của công ty 54

Sơ đồ 4.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý sử dụng CTTL của XN 56

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Cơ cấu khoản chi của các HTX DVNN năm 2015 66

Biểu đồ 4.2 Ý kiến của các hộ về hiệu quả của việc quản lý sử dụng CTTL 72

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam 35

Hình 4.1 Ý thức bảo vệ công trình thuỷ lợi chưa tốt của người dân huyện Thanh Liêm 76

Hình 4.2 Kênh bị sạt lở do chất lượng công trình 83

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lê Hữu Phước

Tên luận văn: “Quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam”

“Quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam”

được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện trong thời gian tới

Phương pháp nghiên cứu

3 xã đại diện là Liêm Thuận, Thanh Thủy và Thanh Tâm được chọn làm điểm nghiên cứu Các xã này có hệ thống các công trình thủy lợi đại diện ở các mức độ tốt, khá tốt và trung bình 90 hộ nông dân và 8 cán bộ được lựa chọn khảo sát thu thập số liệu phục

vụ cho nghiên cứu Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê dãy số biến động, đánh giá nông thôn có sự tham gia và phân tích ma trận swot được sử dụng trong nghiên cứu

Kết quả chính và kết luận

Đề tài đã khái quát được các cơ sở lý luận liên quan đến quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi, phân loại đặc điểm các công trình thủy lợi, nội dung quản lý sử dụng các công trình thủy lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi Các trường hợp nghiên cứu điển hình trên thế giới như Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin và một số trường hợp quản lý sử dụng công trình thủy lợi ở Việt Nam cũng được đề cập Quá trình nghiên cứu tổ chức công tác quản lý sử dụng thủy lơị trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam cho thấy:

+ Trên địa bàn huyện công tác tổ chức quản lý sử dụng thủy lợi 100% là do xí nghiệp thủy nông, cụm thủy nông và các HTX DVNN quản lý sử dụng, chưa thấy các

Trang 11

nhóm sử dụng nước đặt biệt là cộng đồng hưởng lợi từ các công trình thủy lợi tham gia quản lý vận hành

+ Trong thời gian thực hiện, diện tích cung cấp nước của Xí nghiệp thuỷ nông cho các xã Liêm Thuận, Thanh Thuỷ và Thanh Tâm có xu hướng tăng trong những năm gần đây Khối lượng nạo vét và tu bổ kênh mương giảm đi rất nhiều so với trước cứng hóa, cụ thể xã Liêm Thuận giảm 489,37 m3, Thanh Thuỷ giảm 384 m3, Thanh Tâm giảm 379,12 m 3

+ Đánh giá được hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương tại các xứ đồng trước cứng hóa và sau khi đã cứng hóa Cụ thể, các chỉ số so sánh năng suất lúa và hệ số

sử dụng đất của các hộ điều tra đều tăng: Hộ điều tra Liêm Thuận tăng 11,83kg/sào, hệ

số sử dụng đất tăng 0,72 lần; Thanh Thuỷ tăng 4,5kg/sào, hệ số sử dụng đất tăng 0,55 lần; xã Thanh Tâm tăng 4,83kg/sào, hệ số sử dụng tăng 0,52 lần

+ Kết quả đạt được từ quản lý sử dụng các công trình thủy lợi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam:

- Góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường

và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai

- Hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi của huyện không ngừng củng cố, hoàn thiện + Hạn chế từ quản lý sử dụng các công trình thủy lợi huyện Thanh Liêm, tỉnh

Hà Nam:

- Hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi còn yếu kém

- Thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp đa dạng và hiện đại

Đề tài đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý sử dụng các công trình thủy lợi như sau:

- Có chế độ, chính sách thu hút cá nhân, tổ chức tự bỏ vốn, hiến đất và tài sản khác đầu tư xây dựng công trình

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thủy nông, sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức toàn Công ty

- Huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, tăng cường sự phối hợp giữa các cụm trạm với địa phương

- Tăng cường phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cho địa phương

và cộng đồng hưởng lợi

- Tăng cường kiên cố hoá kênh mương, đẩy mạnh công tác quản lý sử dụng sửa chữa công trình thủy lợi

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Le Huu Phuoc

Thesis title: project "Management of irrigable systems in Thanh Liem district,

Ha Nam province"

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives

Thanh Liem district is low-lying plains Irrigation systems in agricultural production has already been built, which has contributed greatly to improving crop productivity However, there are a lot of difficulty in irrigation systems management in this district That is why the effectiveness of systems of irrigation and drainage for agriculture isn't high Therefore, the project "Management of irrigable systems in Thanh Liem district, Ha Nam province" is done with the objective: Evaluation the management

of irrigable systems in the district Thanh Liem, Ha Nam province in recent years Propose some solutions will be proposed to strengthen the management of irrigation systems in the district in the near future

Materials and Methods

Three communes represented as Liem Thuan, Thanh Thuy and Thanh Tam were chosen as the study sites These communes have systems of irrigation at the 3 levels: good, quite good and medium 90 farmers and 8 staff were also selected for survey The descriptive statistical methods, statistical fluctuation ranges, rural appraisal analysis and SWOT matrix were used in the study

Main findings and conclusions

Research has mentioned about the rationale relating to the management and use

of irrigation works, grading characteristics of irrigation works, the management of using beneficial projects and elements affecting the management of irrigation works Some typical case studies in many countries such as Singapore, South Korea, Japan, the Philippines and the management regarding the case usage of irrigation works in Vietnam are also mentioned

Research show the reality of the management of irrigation use in Thanh Liem district, Ha Nam province :

+ District management of irrigation use is totally due to irrigation enterprises, clusters and irrigation management use, no group community of water usage, especially groups who benefit from irrigation works, has been seen to get engaged in the operation management

Trang 13

+ During implementation, the area's water supply for irrigation Enterprise in Liem Thuan, Thanh Thuy and Thanh Tam have seen an upward trend in recent years The volume of dredged canals and renovations has greatly reduced than the time before hardening Liem Thuan for example decreasing by 489,37 m3, Thanh Thuy 384 m3, Thanh Tam 379,12 m3

+ Assess the effect of solidifying the canals in the parish contract after hardening and hardening Specifically, the index comparing the productivities afficiency of the surveyed households increased, for example in Liem Thuan, 11,83kg/rod, land use efficiency increased 0,72 times; in Thanh Thuy 4,5kg/rod, land use coefficient rose 0,55 times and in Thanh Tam 4,83kg/rod, and 0,52 times used

+ Result of the research regarding the management of using irrigation works in Thanh Liem district, Ha Nam province

- Make an important contribution to the environmental protection as well as the prevention of natural disasters

- Consolidate and perfect the organizational system of the district irrigation management

- Drawback of managing use irrigation works

- Effectiveness of management and exploitation of irrigation works is not good

- Irrigation has not met the requirements of a diverse and modern agriculture modernity

To overcome these problems, I would recommend some following solutions:

- There should be regimes and policies to attract individuals and organizations investing their own money, donating their land and other property for the construction investment

- Enhance the capacity of staff, restructure the whole company organization

- Maximize the paticipation of beneficiary communities in the management and exploitation of irrigation works as well as strengthen the coordination between the local station clusters

- Strengthening the decentralization of the management and the exploitation of irrigation works for the local community

- Strengthening permanent canals as well as enhance the management of the usage and the repair of irrigation works

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở vùng Đông Nam Á có hệ thống thủy lợi phát triển tương đối hoàn chỉnh, với hàng nghìn hệ thống công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ để cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, phòng chống

lũ lụt, úng ngập, hạn hán, góp phần bảo vệ môi trường Quản lý sử dụng công trình thủy lợi (CTTL) là một trong những yêu cầu đảm bảo cho các hệ thống công trình thủy lợi phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác

Tuy vậy, công tác thủy lợi đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức Nguồn nước ngày càng khan hiếm do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng; thiên tai lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ngày càng khốc liệt; nhiều công trình thủy lợi chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả theo thiết kế; cơ chế chính sách trong lĩnh vực thủy lợi còn nhiều tồn tại, bất cập, mang nặng tính bao cấp, chủ yếu trông chờ từ ngân sách Nhà nước; thiếu cơ chế chính sách tạo động lực và phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia đầu tư và quản lý sử dụng công trình thủy lợi

Trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đòi hỏi công tác thủy lợi phải có những thay đổi căn bản để đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp đa dạng và hiện đại,

đặc biệt trong giai đoạn cả nước đang triển khai xây dựng nông thôn mới

Thanh Liêm là huyện đồng bằng chiêm trũng, bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Nam, nơi có dòng sông Đáy chảy qua Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư xây dựng Trong những năm qua, hệ thống các công trình thủy lợi đã góp phần to lớn nâng cao năng suất cây trồng, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý

sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện còn nhiều điều bất cập, hiệu quả phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác từ các công trình thủy lợi chưa cao do một số nguyên nhân như: công trình bị xuống cấp, kênh

Trang 15

mương bị sạt lở Mặt khác, do tính chất đặc thù và nguyên tắc của công trình thủy lợi không bị phân chia theo lãnh thổ, nên một hệ thống công trình thủy lợi có thể nằm trên nhiều đơn vị hành chính khác nhau, đồng thời do quá trình đô thị hóa nhanh cho nên một vài công trình thủy lợi bị chia cắt, gây khó khăn trong công tác quản lý sử dụng và bảo vệ của các cơ quan nhà nước Những bất cập đó có thể do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan Chính vì vậy, để có thể phát huy hết năng lực của các công trình thủy lợi thì vấn đề đặt ra là cần làm gì để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng các công trình thủy lợi

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý

sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện trong thời gian tới

● Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý

sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện trong thời gian tới

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề có liên quan tới quản lý sử dụng các công trình thủy lợi với chủ thể nghiên cứu là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam

Trang 17

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm về quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi

Thủy lợi: Thủy lợi theo nghĩa chung nhất là những biện pháp nhằm khai

thác tài nguyên nước một cách hợp lý nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng Những biện pháp khai thác nước bao gồm: khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua các hệ thống bơm hoặc cung cấp nước tự chảy Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý có nghĩa là tận dụng những đặc tính hữu ích mà nó mang lại, mặt khác đấu tranh phòng chống và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra đối với sản xuất và đời sống Những lợi ích mà nguồn nước đem lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển kinh tế, phục vụ đời sống dân sinh, bao gồm nước dùng cho phát triển nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản…), phát triển tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sinh hoạt, tạo cảnh quan phát triển du lịch, cải tạo môi

trường sinh thái… (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2001)

Công trình thủy lợi: Là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác

mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại (Ủy ban thường vụ Quốc

hội, 2001)

Hệ thống công trình thủy lợi: Bao gồm các công trình thủy lợi có liên

quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định

(Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2001)

Quản lý: về cơ sở lý luận trong nghiên cứu này chúng ta cần biết thế nào

là quản lý Cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lý do bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt Do vậy khái niệm về quản lý rất phong phú và đa dạng, sau đây là một số khái niệm chủ yếu:

Trang 18

Theo Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” (Đấu Thị Thu, 2012)

Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con

người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định" (dẫn theo Doanh nhân

Tổ chức quản lý: Tổ chức quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của

tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động (Hồ Văn Vĩnh, 2005)

Theo tác giả Hồ Văn Vĩnh (2005), Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Theo định nghĩa trên, hoạt động quản lý có một số đặc trưng sau:

- Quản lý luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu;

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản lý (cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (bộ phận chịu sự quản lý), đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc;

- Quản lý bao giờ cũng quản lý con người;

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan, nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan;

- Quản lý về công nghệ là sự vận động của thông tin;

Chủ thể thông qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công cụ) tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu xác định Mối quan

hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý tạo thành hệ thống quản lý:

Trang 19

lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó, v.v… Tóm lại, có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

Hộ dùng nước: Là cá nhân, tổ chức được hưởng lợi hoặc làm dịch vụ từ

các công trình thủy lợi do doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trực tiếp phục vụ trong việc tưới nước, tiêu nước, cải tạo đất, phát điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, nghiên cứu khoa học, cấp nước cho công nghiệp

và dân sinh

2.1.2 Phân loại, đặc điểm công trình thuỷ lợi

Công trình thuỷ lợi được xây dựng để phục vụ cho những mục đích rất khác nhau, trong những điều kiện tự nhiên về khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất v v… khác nhau Do đó công trình thuỷ lợi rất đa dạng về biện pháp, về hình thức kết cấu

và quy mô công trình Công trình thuỷ lợi được phân loại theo một số đặc trưng sau (Trần Công Duyên và cs., 1992):

- Theo mục đích xây dựng: bao gồm công trình thuỷ nông, công trình thuỷ điện, công trình cấp thoát nước, công trình phục vụ giao thông vận tải thuỷ, công trình nuôi cá và khai thác cá

Trang 20

- Theo tác dụng công trình: công trình dùng nước, công trình lấy nước, công trình tháo nước, công trình chỉnh trị

- Theo vị trí xây dựng và điều kiện làm việc: có thể chia làm 02 nhóm: nhóm công trình đầu mối (trên sông) và nhóm công trình trên hệ thống (nội địa)

- Theo điều kiện sử dụng: Tuỳ theo thời gian sử dụng có thể chia làm 02 loại: công trình lâu dài và công trình tạm thời

- Theo quy mô và tính chất quan trọng của công trình: Theo tính chất quan trọng của công trình về mặt kỹ thuật chia thành cấp Cấp công trình phụ thuộc vào loại công trình, vào công trình là chủ yếu hay thứ yếu, công trình lâu dài hay tạm thời, theo các quy phạm hiện hành

Đặc điểm của công trình thuỷ lợi

Công trình thuỷ lợi có những tính chất chung của các loại công trình xây dựng như công trình cầu đường, nhà cửa, công trình công nghiệp nhưng công trình thuỷ nông lại có những đặc điểm riêng khác với các loại công trình trên Nắm được đặc điểm này, sẽ giúp chúng ta giải quyết được tốt nhất những vấn đề

về quản lý sử dụng công trình thuỷ nông (Trần Công Duyên và cs., 1992)

• Hệ thống tưới

Hệ thống tưới nước là một tổng thể các bộ phận, các công trình và thiết bị làm nhiệm vụ lấy nước từ nguồn chuyển và phân phối nước đến từng khoảnh ruộng cần tưới, đồng thời khi cần thiết có thể tháo đi lượng nước thừa từ mặt ruộng đến nơi quy định Hệ thống tưới là cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp Nhờ có hệ thống tưới, hệ số sử dụng đất được nâng cao, sản xuất nông nghiệp được ổn định, vì vậy diện tích tưới được coi là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển nhà nước ở mỗi quốc gia Hệ thống kênh tưới có những nguyên tắc chung khi bố trí mặt bằng hệ thống thống kênh tưới như:

(Phạm Ngọc Dũng, 2005)

- Hệ thống kênh nhánh cần được bố trí gọn trong một khu vực hành chính như huyện, xã, hợp tác xã, nông trường quốc doanh,… để tiện quản lý và phân phối nước

- Nếu trong khu tưới có nhiều vùng chuyên canh trồng các loại cây khác nhau như vùng chuyên lúa, chuyên màu hoặc cây công nghiệp… ta cần bố trí kênh riêng biệt cho từng vùng

Trang 21

- Khi bố trí kênh cần xét tới việc cấp nước cho nhiều ngành kinh tế khác nhau nhằm lợi dụng tổng hợp nguồn nước

- Mạng lưới kênh tưới phải được bố trí đồng thời với mạng lưới kênh tiêu Kênh tưới phải bố trí sao cho tưới tự chảy được nhiều diện tích nhất

- Mạng lưới kênh cần được đi qua những vùng đất tốt để kênh được ổn định, đỡ tốn công xử lý

Trong hệ thống kênh tưới, được chia thành các kênh chính, kênh nhánh cấp I, kênh nhánh cấp II, kênh nhánh cấp III và kênh cấp cuối cùng trên đồng ruộng là kênh cấp IV còn gọi là kênh khoảnh Đối với hệ thống tưới hoàn chỉnh, các cấp kênh phụ trách tưới cho các khu vực như sau:

- Kênh chính: tưới cho tỉnh hoặc liên tỉnh

- Kênh nhánh cấp I: Phạm vi tưới cho huyện hoặc liên huyện

- Kênh cấp II: Phạm vi tưới cho xã hoặc liên xã, diện tích tưới thường từ

300 – 1000 ha

- Kênh cấp III: Phạm vi tưới cho 1 khu đồng, diện tích từ 30 – 100ha

- Kênh nhánh cấp IV: Kênh tưới trực tiếp vào khoảnh ruộng vùng đồng bằng, khoảng từ 5 – 6 ha, vùng trung du và miền núi khoảnh thường nhỏ hơn 2- 3

ha Trong trường hợp các diện tích tưới nhỏ, người ta thường bố trí các tuyến

kênh vượt cấp (Phạm Ngọc Dũng, 2005)

• Hệ thống tiêu

Hệ thống tiêu nước là loại bỏ nước thừa trên mặt đất và ở trong tầng đất chứa bộ rễ cây trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng cần nước nhưng chỉ với một liều lượng nhất định Đối với cây trồng cạn, khoảng độ ẩm thích hợp là

từ điểm nguy hiểm đến sức giữ ẩm đồng ruộng Trong đó, điểm nguy hiểm là độ

ẩm tại đó cây trồng chưa bị héo, nhưng dòng mao dẫn trong đất ngừng di chuyển, cây không hút được nước Khi độ ẩm trong đất đạt đến tới mức giữ ẩm đồng ruộng, nếu tiếp tục cung cấp nước, dần dần đất trở nên bão hoà, nước chứa trong các khe rỗng của đất, cây thiếu ôxy Nếu hiện tượng này kéo dài cây có thể chết Nước thừa trên mặt đất thấm xuống tầng sâu, làm cho nước ngầm dâng cao Nếu hiện tượng này tiếp tục, nước ngầm sẽ tiến vào vùng đất chứa bộ rễ cây trồng, vùng này sẽ bị bão hoà nước Cấu trúc đất bị phá vỡ, lâu dần sẽ trở nên sình lầy,

Trang 22

mặt khác do đất bị yếm khí, các chất hữu cơ bị phân giải trong điều kiện yếm khí

sẽ tạo ra nhiều độc tố có hại cho cây trồng Cần lưu ý là trong nước tưới thường chứa một số muối hoà tan, khi tưới vào đất, nước mất đi do bốc hơi mặt lá và khoảng trống (Evapotranspiration), còn muối được giữ lại Hiện tượng này gọi là mặn hoá Nếu số muối này tích tụ lại trong đất sẽ gây tác hại cho cây trồng Như vậy tiêu nước vừa có tác dụng kiểm soát nước thừa trên mặt đất, vừa để kiểm soát

sự sình lầy trong đất và tránh được mặn hoá trong đất (Phạm Ngọc Dũng, 2005) Các hình thức tiêu nước: có 02 hình thức tiêu nước mặt ruộng

- Tiêu trên mặt: là hình thức loại bỏ nước thừa trên mặt đất, chuyển nước vào hệ thống kênh tiêu đã được xác định

- Tiêu ngầm là sự chuyển nước thừa và muối hoà tan từ đất vào dòng nước ngầm tới kênh tiêu và do đó ta có thể kiểm soát được mức nước ngầm và độ mặn trong vùng đất chứa bộ rễ cây trồng (Phạm Ngọc Dũng, 2005)

Để thoát muối khỏi lớp đất, người ta thường tưới quá mức đòi hỏi của cây trồng, nước thừa sẽ thấm qua vùng đất chứa bộ rễ cây trồng, hoà tan muối và sẽ đưa muối qua hệ thống tiêu ngầm Quá trình trong đó nước đưa muối ra khỏi vùng rễ cây trồng được gọi là quá trình rửa

Ích lợi của việc tiêu nước: Một trong những ích lợi của tiêu nước là loại

bỏ nước thừa cả trên mặt đất lẫn ở dưới lớp đất chứa bộ rễ cây trồng Đất được thoáng khí hơn, rễ cây có thể ăn sâu hơn, phân bón được sử dụng có hiệu quả hơn Hoạt động của vi sinh vật được tăng cường làm tăng khả năng thấm nước của đất Cấu trúc của đất tốt hơn Do đó cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển thuận lợi hơn, có năng suất cao hơn (Phạm Ngọc Dũng, 2005)

Ở những nơi tiêu nước, có thể kiểm soát được mức nước ngầm, sẽ không

có hiện tượng nước leo từ nước ngầm vào vùng rễ cây trồng và vì vậy vùng này không bị mặn hoá Mặt khác do có thể rửa được vùng rễ cây trồng nên ta có thể ngăn cản khả năng tăng độ mặn trong đất, làm cho đất được tưới có thể sử dụng thích hợp trong thời gian dài Tạo khả năng khai thác vùng đất bị ảnh hưởng mặn, khai khẩn đưa vào sản xuất những vùng đất mới (Phạm Ngọc Dũng, 2005)

• Một số đặc điểm của công trình thủy lợi có tác động tới hiệu quả quản

lý sử dụng các công trình thủy lợi (Phan Khánh, 1997)

Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa rồi rào phong phú Nguồn tài nguyên nước được tính bao gồm nước

Trang 23

trên mặt đất và nguồn nước ngầm trong lòng đất Xét về mặt số lượng thì nguồn tài nguyên nước của Việt Nam rất phong phú, nguồn nước tạo thành chủ yếu do lượng nước mưa rơi trên bề mặt, phần lớn ở các vùng đồi núi tạo điều kiện cho phát triển thủy điện Việt Nam có khoảng 300 cửa sông, tổng cộng trữ năng lý thuyết của sông ngòi Việt Nam có khoảng 270 tỷ Kw/năm trong đó ký năng kỹ thuật vào khoảng 90 tỷ Kw/năm với khoảng 21 triệu Kw công suất lắp máy Theo số liệu thống kê tổng lượng nước hàng năm của các sông ngòi chảy

m3, lượng nước trên các đảo là 5 tỷ m3

Nhìn tổng thể thì khả năng nguồn nước tự nhiên của nước ta có thể đáp ứng nhu cầu về nước cho sinh hoạt, cho phát triển sản xuất trong hiện tại và thương lai Tuy nhiên nguồn tài nguyên nước cũng đang có nguy cơ bị cạn kiệt, mực nước ở các sông những năm gần đây xuống thấp mức kỷ lục, vì vậy chúng

ta cần phải có chiến lược đúng đắn để phát triển bền vững nguồn tài nguyên quý giá này, đồng thời phải có biện pháp quy hoạch và quản lý một cách hiệu quả các hoạt động khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước, đảm bảo nước sạch cho các hoạt động Bên cạnh đó ta cũng phải tìm cách hạn chế và phòng chống các tác hại

do nước gây ra Để giải quyết tốt vấn đề này cần phải tập trung trí lực và thời gian, cùng với hàng loạt các công việc từ khảo sát thiết kế, quy hoạch, thi công đến việc vận hành, quản lý và khai thác

Phải thường xuyên đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong

đó có sự phá hoại thường xuyên và sự phá hoại bất thường

Là kết quả tổng hợp và có mối quan hệ mật thiết hữu cơ về lao động của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực, bao gồm từ công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công, đến quản lý sử dụng Đầu tư vốn xây dựng lớn theo cụ thể của từng vùng, có sự đóng góp của dân

Công trình thủy lợi phải được xây dựng đồng bộ, khép kín từ đầu mối, kênh chính, kênh nhánh các cấp đến mặt ruộng mới phát huy hiệu quả cao

Công trình thủy lợi nằm rải rác trên diện rộng, qua làng mạc, khu dân cư, nên ngoài những hư hỏng do thiên nhiên tác động còn do con người (chính những người hưởng lợi) gây ra nhất là khi họ không được giao quản lý

Công trình thủy lợi được xây dựng chỉ phục vụ cho một phạm vi của một

Trang 24

vùng đã được quy hoạch xác định, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu (ít nhất 2 mục tiêu trở lên), trong đó có tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, nuôi trong thủy sản, thủy điện…

Dù đầu tư bất kỳ nguồn vốn nào, nhưng khi xây dựng xong hầu hết giao cho địa phương quản lý

Mỗi công trình thủy lợi dù lớn hay nhỏ đều phải có một tổ chức quản lý Nhiều nông dân được hưởng lợi từ một công trình thủy lợi, họ là người hiểu biết rõ địa bàn, khi được hướng dẫn, giao quyền thì họ quản lý tốt công trình trên địa bàn của họ và khi công trình thủy lợi bị hư hỏng thì họ là người lo lắng đầu tiên Do vậy, để quản lý sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi cần phát huy hình thức cộng đồng tham gia Chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau Ngoài công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi còn mang tính chất quần chúng Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa phương để làm tốt việc điều hành tưới tiêu, tu sửa bảo dưỡng công trình và bảo vệ công trình… Do

đó, đơn vị quản lý sử dụng các công trình thủy lợi không những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ công trình trong hệ thống

Hiệu quả của công trình thủy lợi hết sức lớn lao và đa dạng, có loại có thể xác định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại không xác định được

Việc quản lý sử dụng các công trình thủy lợi của cộng đồng này có ảnh hưởng tới việc quản lý sử dụng các công trình thủy lợi của cộng đồng khác

Các công trình thủy lợi không được mua bán như các công trình khác Do

đó hình thức tốt nhất để quản lý, khai thác là cộng đồng tham gia

Dịch vụ thủy lợi và công trình thủy lợi (Bộ nông nghiệp & PTNT, 2012 )

Dịch vụ là kết quả hoạt động có ích cho xã hội được thể hiện bằng những giá trị sử dụng nhất định nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội

Dịch vụ thủy lợi là loại dịch vụ nhằm hỗ trợ rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Trang 25

Thủy lợi là một trong những bộ phận hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, đó

là dịch vụ tưới tiêu nước chủ động, chủ yếu của sức sản xuất xã hội, bao gồm các biện pháp về sử dụng nguồn nước và các biện pháp chống lại những tác hại do nước gây ra, làm ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Công trình thủy lợi là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi nước, phòng chống tác hại của nước và bảo vệ môi trường sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, giếng, đường ống dẫn nước, kênh mương, công trình trên mương và bờ ao các loại

Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác bảo vệ trong một khu vực nhất định

Hệ thống các công trình thủy lợi không chỉ mang lại lợi ích cho sự phát triển nông nghiệp mà còn phục vụ cho nhiều ngành kinh tế quốc dân như: Thủy điện, giao thông và phòng chống tác hại do nước gây ra Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp còn gọi là hệ thống thủy nông Sản phẩm của thủy nông là nước tưới mà nước tưới là yếu tố đầu vào không thể thiếu được đối với sản xuất nông nghiệp Nhằm tận dụng tối đa nguồn lợi từ tài nguyên nước đối với cuộc sống của con người nên các công trình thủy lợi được hình thành và phát triển để ngày càng phát triển hơn

2.1.3 Nội dung của quản lý sử dụng các công trình thủy lợi

• Phân cấp quản lý sử dụng công trình thủy lợi

Việc phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi phải căn cứ tiêu chí theo loại hình, nhiệm vụ, quy mô công trình và phù hợp với đặc điểm vùng, miền

và năng lực của tổ chức, cá nhân

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí phân cấp, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; quyết định phân cấp khai thác hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến hai tỉnh trở lên

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh (Quốc Hội, 2013)

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

Trang 26

b) Tổ chức lập, trình duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi; phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình, bảo

vệ hệ thống công thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;

c) Quyết định thành lập tổ chức để quản lý khai thác và giám sát các hoạt động quản lý khai thác công trình, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về lĩnh vực thủy lợi;

đ) Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi; e) Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép các hoạt động phải có phép trong phạm

vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền;

g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm phám luật về thủy lợi

2 Uỷ ban nhân dân cấp huyện

a) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi, bảo vệ công thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;

c) Chỉ đạo hoặc phối hợp chỉ đạo hoạt động của các tổ chức, cá nhân quản

lý khai thác công trình thủy lợi thuộc địa bàn cấp huyện theo thẩm quyền

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn;

đ) Chỉ đạo các biện pháp, hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi;

e) Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra việc thực hiện giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền;

g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi theo thẩm quyền

3 Uỷ ban nhân dân cấp xã

a) Tổ chức thực hiện phát triển thủy lợi nhỏ trên địa bàn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Trang 27

b) Tổ chức bảo vệ công thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền; huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;

c) Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện chỉ đạo hoạt động của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn cấp xã;

d) Giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn;

đ) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi;

e) Giám sát các hoạt động của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền;

g) Ngăn chặn xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi; giải quyết tranh chấp về thủy lợi theo thẩm quyền

• Bộ máy quản lý

Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải tuân thủ các nguyên tắc

cơ bản đã qui định tại các điều 3, 9, 10 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, các điều 6,7,8,9,10 của Nghị 143/2003/NĐ–CP ngày 28/11/2003 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, Nghị định 95/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi và thông tư 65/2009/TT-NNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiêp

và PTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

Việc quản lý vận hành và bảo dưỡng cần phải tuân thủ theo cơ sở pháp lý nói trên nhằm đảm bảo tính thống nhất chung trong công tác quản lý vận hành các hệ thống tưới, làm cơ sở để lập các kế hoạch vận hành và bảo dưỡng hàng

năm (Bộ nông nghiệp & PTNT, 2012)

Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Tổ chức quản lý nhà nước

Trang 28

Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (cơ quan quản lý nhà nước, nội dung quản lý nhà nước ) đã được qui định tại các điều 29,

30 của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Nghị định 143/2003/NĐ–CP ngày 28/11/2003 Trong đó cơ quan quản lý nhà nước đã được phân cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kinh doanh của đơn vị, tổ chức quản

lý và chỉ đạo, giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt

Tổ chức quản lý vận hành, bảo dưỡng hệ thống kênh

Tổ chức quản lý vận hành bảo dưỡng kênh là đơn vị, tổ chức được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc đã Nhà nước được qui định (chức năng, nhiệm

vụ, qui định phân cấp theo Nghị định 143/2003/NĐ–CP, Thông tư NNPTNT ngày 12/10/2009) để thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống công trình nói chung, hệ thống kênh nói riêng bao gồm Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (đã được chuyển đổi theo Nghị định 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, 95/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Tổ chức hợp tác dùng nước (thành lập, tổ chức, hoạt động theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Nghị định 143/2003/NĐ–CP, Thông tư: 75/2004/TT-BNN, Thông tư 65/2009/TT-NNPTNT)

65/2009/TT-Nội dung yêu cầu của vận hành, bảo dưỡng

Nội dung yêu cầu của công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi nói chung, hệ thống kênh nói riêng đã được qui định trong Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Nghị định 143/2003/NĐ–CP

và đã được cụ thể hóa trong thông tư 65/2009/TT- BNNPTNT, ngày 12 tháng 10 năm 2009, trong đó có nội dung và yêu cầu chủ yếu sau:

- Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cấp nước theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn công trình

- Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích tưới tiêu, cấp nước phục

vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặt hàng với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao

- Sử dụng vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

Trang 29

• Lập kế hoạch

Đối với tỉnh Hà Nam, trên cơ sở diện tích của địa phương các HTXDVNN

sẽ rà soát và thống nhất diện tích tưới tiêu và biện pháp công trình cho các loại cây trồng (gồm: lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày,…) với các hộ dùng nước (hoặc các trưởng thôn xóm đại diện ) và ký hợp đồng tưới tiêu Căn cứ vào

kế hoạch tưới tiêu đó sau mỗi đợt, vụ tưới Hợp tác xã sẽ ký nghiệm thu với các

hộ dùng nước (hoặc trưởng các thôn xóm đại diện) và có UBND xã xác nhận sau

đó các Hợp tác xã gửi diện tích mà công trình sẽ phục vụ tưới tiêu cho Phòng Nông nghiệp &PTNT, phòng Tài chính huyện thẩm định và tổng hợp báo cáo UBND huyện Thanh Liêm giao kế hoạch cho các Hợp tác xã

+ Căn cứ vào kế hoạch tưới tiêu đã được giao kế hoạch trong các vụ sản xuất (vụ Đông Xuân, vụ Mùa, vụ Đông) các hợp tác xã sẽ xây dựng phương án tưới tiêu và đăng ký lịch tưới, tiêu với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam và trực tiếp là Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm đối với các hợp tác xã trong vùng

+ Đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý công trình thủy lợi ngoài vùng hệ thống của công ty THHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam thì các hợp tác xã căn cứ vào lịch thời vụ và nhu cầu tưới tiêu của cây trồng để xây dựng kế hoạch và phương án tưới tiêu nước

+ Những tác nhân tham gia vào việc lập và thực hiện kế hoạch tưới tiêu gồm: Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, cán bộ thủy nông của Hợp tác

xã, các Hộ dùng nước (hoặc trưởng các thôn, xóm đại diện), Ủy ban nhân nhân xã, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam (đối với hợp tác làm nhiệm vụ bơm chuyển tiếp trong vùng công ty khai thác công trình thủy lợi)

• Thực hiện

Tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân, hoạt động theo quy định của pháp luật,

đủ năng lực chuyên môn theo quy định được quản lý khai thác công trình thủy lợi Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, bảo đảm minh bạch, bình đẳng, hiệu quả (Quốc Hội, 2013)

Trang 30

Nguồn thu của tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng công trình thủy lợi

- Thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, phí xả nước thải

- Ngân sách nhà nước cấp, hỗ trợ khi cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc do thiên tai

- Ngân sách nhà nước cấp để nâng cấp, sửa chữa lớn công trình thủy lợi do nhà nước đầu tư xây dựng

- Thu từ khai thác tổng hợp như phát điện, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch

- Các khoản thu hợp pháp khác (Quốc Hội, 2013)

• Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

+ Các hoạt động sau đây trên lưu vực sông cần được điều phối, giám sát:

- Phối hợp các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, ứng phó, khắc phục sự cố

ô nhiễm nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông;

- Điều hoà, phân phối tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông

và ngưỡng khai thác nước dưới đất; điều hòa, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước trên lưu vực sông;

- Hoạt động xây dựng, vận hành hồ chứa, đập dâng và các công trình điều tiết nước trên sông; dự án chuyển nước và các công trình khai thác, sử dụng nước quy mô lớn, quan trọng trên lưu vực sông;

- Hoạt động xả nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng chất lượng nguồn nước lưu vực sông; khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;

- Các hoạt động sử dụng đất, khai thác khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng trên lưu vực sông;

- Các hoạt động khác trên lưu vực sông do Chính phủ quy định

+ Trách nhiệm điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông được quy định như sau:

- Tổ chức lưu vực sông kiến nghị việc điều hòa, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, việc phòng,

Trang 31

chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên một hoặc một số lưu vực sông liên tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc điều hòa, phân phối nguồn nước

và điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nội tỉnh;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông

- Chính phủ quy định cụ thể việc điều phối, giám sát hoạt động khai thác,

sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức lưu vực sông (Quốc Hội,

Luật số: 17/2012/QH13).

2.1.4 Ý nghĩa, yêu cầu của quản lý sử dụng công trình thủy lợi

Quản lý sử dụng công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nội bộ ngành mà còn đối với cả cuộc sống, sản xuất của cộng đồng

Là biện pháp kỹ thuật quan trọng để phát huy năng lực thiết kế của công trình, đảm bảo cho công trình phục vụ được trong mọi trường hợp

Quản lý sử dụng công trình tốt sẽ kéo dài thêm thời gian phục vụ của công trình, nâng cao hiệu ích sử dụng công trình và sử dụng nước

Kiểm tra mức độ chính xác trong các khâu quy hoạch, khảo sát, thiết kế và thi công trước đây

Làm cơ sở khoa học cho việc hiện đại hóa hệ thống

Cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi và khắc phục các mặt hại để phục vụ cho nhu cầu của con người

Quản lý sử dụng công trình thủy lợi nhằm tận dụng, khai thác các nguồn lực sẵn có (nước), các nguồn lực do con người xây dựng (công trình thủy lợi, vốn) giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho người sản xuất

Trang 32

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng các công trình thủy lợi

Điều kiện tự nhiên có liên quan chặt chẽ tới việc quản lý sử dụng công trình

thủy lợi Nó là tổng hợp của nhiều yếu tố như khí hậu thời tiết: nắng, gió, lượng mưa, điều kiện về diện tích, thổ nhưỡng, địa hình… Những điều kiện này ảnh hưởng quyết định đến quy mô, hình thức kết cấu, điều kiện làm việc lâu dài của công trình thủy lợi Mỗi vùng có những điều kiện khác nhau, do vậy, hầu như công trình thủy lợi nào cũng có những đặc điểm riêng (Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005)

Điều kiện kỹ thuật ảnh hưởng tới việc quản lý sử dụng công trình thủy lợi

bao gồm: công nghệ áp dụng để thi công, quản lý công trình; các loại vật liệu được sử dụng để xây dựng công trình; sự đồng bộ, tính hợp lý trong một hệ thống công trình thủy lợi và sự hỗ trợ giữa các hệ thống khác nhau; công nghệ được sử dụng như: tưới tiêu tự chảy, bơm đẩy, tưới ngầm, tưới tràn hay tưới phun…(Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005)

Điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng công trình thủy lợi

bao gồm: mức vốn đầu tư ban đầu, nguồn vốn huy động để xây dựng công trình; kinh phí cho việc duy tu, bảo dưỡng công trình; kinh phí đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức quản lý sử dụng (Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005)

Điều kiện về tổ chức quản lý ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng công

trình thủy lợi bao gồm: các hình thức tổ chức quản lý sử dụng công trình thủy lợi: Nhà nước quản lý, hay dân quản lý dưới dạng hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước, hay sự kết hợp từ cả hai phía; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý (Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005)

Điều kiện xã hội ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng công trình thủy lợi

bao gồm các yếu tố liên quan trực tiếp tới người sử dụng nước: trình độ dân trí, phong tục tập quán, thói quen canh tác, nhận thức về tầm quan trọng của các công trình thủy lợi…(Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005)

Tác dụng của nước đến công trình thủy lợi Bên cạnh tác dụng to lớn đối

với cuộc sống của con người và phục vụ sản xuất nông nghiệp thì nước cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý sử dụng công trình thủy lợi Dưới tác dụng cơ học, lý hóa học và sinh học của dòng nước, nền công trình có thể bị xói mòn, các bộ phận làm bằng kim loại có thể bị rỉ do hiện tượng xâm thực, các sinh vật sống trong nước có thể bám vào các công trình thủy lợi làm mục nát

gỗ, bê tông, đá, mối làm rỗng thân đê, thân đập, làm sập nền công trình… (Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005)

Trang 33

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Bài học kinh nghiệm quản sử dụng công trình thuỷ lợi một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Nhật Bản

Tại Nhật Bản, ngay từ năm 1896 đã ban hành Luật Sông ngòi, kèm với đó

là hệ thống quản lý sông hiện đại với nhiệm vụ chính là điều hành lũ Năm 1964, Nhật Bản tiếp tục thiết lập mô hình quản lý mang tính hệ thống cho hai nhiệm vụ điều hành lũ và sử dụng nước Từ năm 1997 đến nay, Nhật Bản đã phát triển hoàn thiện hệ thống quản lý bao gồm cả điều hành lũ, sử dụng nước và môi trường Tại Nhật Bản, mỗi con sông lại có một chính sách quản lý dài hạn khác nhau Từ đó kế hoạch sửa sang, duy tu, bảo dưỡng sông được xây dựng Song song với Luật Sông ngòi, Cơ quan nước Nhật Bản (JWA) cũng được thành lập năm 1950, giai đoạn nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng JWA hiện quản lý 7 vùng lưu vực sông trọng yếu của Nhật Bản Đơn vị này hiện xây dựng được 43 con đập và khoảng 1.000 km đê kè (Kế Toại, 2015)

Trong khi ở Việt Nam, từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định

115 về miễn, giảm thủy lợi phí và Nhà nước sẽ cấp bù khoản này, thì ở Nhật Bản không những không miễn giảm mà còn thu phí rất cao Quan điểm của họ là

“người được hưởng lợi phải đóng phí”

Quy mô và kiên cố

Chỉ tính riêng tỉnh Hokkaido (đảo lớn thứ 2 Nhật Bản) hiện có khoảng

400 đập, hồ thủy lợi, tưới tiêu cho khoảng 1,2 triệu ha Hồ thủy lợi ở Nhật Bản chỉ làm duy nhất một nhiệm vụ là điều tiết nước tưới, chứ không kết hợp làm thủy điện như một số đập, hồ thủy lợi ở nước ta

Sở dĩ họ không kết hợp bởi địa hình tương đối bằng phẳng, nếu dâng nước cao để làm thủy điện sẽ làm ngập nhiều vùng khác Thứ nữa ở Nhật Bản quy định rất rõ, hàng năm các công ty thủy lợi chỉ được lấy nước từ 10.5 đến 31.8, với dung tích 20 – 26m3/s, với lượng nước này rất khó làm thủy điện, hơn nữa nếu có làm cũng chỉ khai thác được hơn 3 tháng sẽ rất lãng phí, hao tổn máy móc Ở Hokkaido

có khoảng 90 khu cải tạo đất, còn cả nước có khoảng 5.000 khu Riêng khu cải tạo đất Kitasorachi quản lý 15 khu tưới tiêu cho 4.575ha, với hơn 400km kênh mương Trong đó 50km kênh chính, 80km kênh phụ, 23km kênh thoát và 73 tuyến đường nông nghiệp…

Trang 34

Tất cả những công trình thủy lợi này đều được Nhà nước đầu tư và giao cho các khu cải tạo đất quản lý và khai thác, với số tiền không hề nhỏ Chỉ tính riêng dự án cải tạo tại khu Shirebeshi, tưới tiêu cho khoảng 997ha đã lên tới gần

170 triệu yên (tương đương 3.500 tỷ đồng) Còn đập Kitasorachi với chiều rộng 144m, thì nguồn đầu tư lên đến hàng trăm triệu yên

Tại đập Kitasorachi, tất cả các hệ thống đóng, mở van đều được vận hành trên máy điện tử, việc quản lý đập được giám sát bằng camera Các hệ thống kênh mương từ kênh chính, đến kênh phụ được quy hoạc thẳng tắp, xây dựng kiên cố Một thiết kế mà dường như ở Việt Nam không có, đó là tại mỗi cửa cống

họ đều xây một đường cho cá vượt (đường đi của cá), với thiết kế giống các bậc thang nhà thấp, nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường, sinh thái Trên các tuyến kênh chính rộng được đậy bằng nắp bê tông, rồi đổ đất lên trồng hoa, cây xanh và nơi đây trở thành công viên, nơi vui chơi giải trí cho người dân xung quanh

Hưởng lợi phải đóng phí: Sau khi bàn giao các công trình thủy lợi, việc

thu chi tu bổ, bão dưỡng là do đơn vị tiếp nhận đảm nhiệm Đây là một trong những lý do khiến Chính phủ Nhật Bản không thực hiện việc miễn, giảm thủy lợi phí cho người dân “Mỗi ha, người dân phải đóng gần 6.000 yên/năm (tương đương 12 triệu đồng) Khoản phí này một phần trả lương cho công nhân vận hành, phần còn lại dành cho việc tu bổ định kỳ Đối với những tu bổ lớn, chính quyền, đơn vị quản lý có thể xin Nhà nước hỗ trợ” Như vậy, thu thủy lợi phí là cách tốt nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đồng thời nâng cao ý thức của người dân Đóng phí cũng là cách để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển đất nước” (Nakamura K, 2015)

2.2.1.2 Singapore

Năm 1961, Singapore phải ký 2 hiệp ước nhập khẩu nước ngọt chưa qua

xử lý từ Malaysia với số lượng khoảng 155 triệu lít mỗi ngày Tình trạng lệ thuộc vào nguồn nước ngọt nhập khẩu kéo dài trong nhiều năm đã gây những tổn thất nặng cho nền kinh tế Trước thực trạng đó, chính phủ Singapore xem chính sách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt là quốc sách hàng đầu Chiến lược tiết kiệm, tái tạo nguồn nước ngọt và sạch được đặt ra và thực hiện bằng nhiều biện pháp gắn với lộ trình phát triển cụ thể của đất nước (Đinh Thị Như Trang, 2014)

Một là, nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xây

dựng ý thức tự quản và thực hành tiết kiệm cho mỗi người dân Chính phủ thực

Trang 35

hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động mỗi người dân nâng cao ý thức về sự cần thiết phải thực hành tiết kiệm nước hàng ngày Việc tiết kiệm nước được thực hiện bằng các hành động cụ thể, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Từ năm 2003, cuộc vận động, tuyên truyền tiết kiệm nước luôn được tiến hành sâu rộng trên toàn quốc Khẩu hiệu “Mỗi người dân tiết kiệm 5% lượng nước sinh hoạt trong một tháng” đã thu hút 250.000 hộ dân trên 70 khu vực của toàn lãnh thổ cam kết thực hiện Một trong các nhóm giải pháp được hướng dẫn và đạt hiệu

quả cao là “7 biện pháp tiết kiệm nước”, gồm: kiểm tra hóa đơn nước hàng tháng

để có biện pháp tiết giảm; chỉ xối nước cần thiết khi tắm; mở lượng nước vừa đủ khi rửa rau, rửa bát; chỉ giặt máy giặt khi đủ công suất máy; dùng nước xả của máy giặt để rửa bồn cầu, sàn nhà vệ sinh; không để cho nước rò rỉ ở các van và mối nối dù chỉ một giọt; chỉ dùng ½ lượng nước trong bồn xả có thể làm sạch cầu sau khi đi vệ sinh Bằng cách đó, mỗi gia đình có thể tiết kiệm được 15-20 lít nước

mỗi ngày Cuộc vận động, tuyên truyền thực hành tiết kiệm nước trên toàn quốc nhanh chóng thu được kết quả khả quan Số liệu điều tra, thống kê hàng năm của chính phủ về thực trạng tiêu dùng nước cho thấy: vào cuối những 90 của thế kỷ XX, mỗi người dân Singapore sử dụng hết 176 lít nước một ngày Đến năm 2003, con số này đã giảm xuống 165 lít/người/ngày, năm 2008 còn 162 lít/người/ngày, năm 2012 chỉ còn 155 lít/người/ngày Singapore đã giảm được tỷ lệ thất thoát nước về mức thấp nhất (khoảng 4,6%, bằng với Nhật Bản) Bên cạnh đó, chính phủ Singapore áp dụng cách tính giá nước theo phương pháp lũy tiến và thu thêm các loại thuế, phí (thuế bảo vệ nguồn nước, phí sử dụng nước trên định mức tiêu thụ…), thu theo mục đích sử dụng… Hiện nay, Singapore tính giá nước theo 2 mức tiêu thụ, mức 1 dùng đến 40.000 lít/hộ và mức 2 dùng trên 40.000 lít/hộ Giá nước ở mức 1 là 1,17 SGD (đôla Singapore), mức 2 là 1,4 SGD, chưa kể thuế và phí (Đinh Thị Như Trang, 2014)

Hai là, phát triển mọi khả năng khai thác nước ngọt, đảm bảo phát triển

bền vững Chính phủ Singapore thực hiện nhiều dự án phát triển nguồn nước ngọt quy mô lớn đầy quyết tâm và sáng tạo như: tiến hành làm sạch các dòng sông, đầu tư xây dựng hệ thống tích trữ, thu gom nước ngọt trên toàn quốc với một đập ngăn nước sông đổ ra biển (đập Marina trên sông Singapore) Hiện nay, Singapore có 15 hồ chứa nước ngọt (hồ rộng nhất là 10.000 ha) và hơn 7000 kênh dẫn Ngoài ra, quốc gia này còn tiến hành xây dựng các nhà máy lọc nước trọng điểm với công suất lớn Hai nhà máy lọc nước biển Singspring và

Trang 36

Tuaspring đã đi vào hoạt động, đáp ứng được 10% nhu cầu nước ngọt của cả nước Trong tương lai gần, đảo quốc này dự kiến xây thêm 4 nhà máy lọc nước biển để có thể đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng nước ngọt cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, thành công lớn nhất của quốc gia này trong việc giải quyết bài toán về nước ngọt là thực hiện dự án “nước mới” Chính phủ đã hoàn thiện hệ thống kênh dẫn, hồ chứa và cho xây dựng 5 nhà máy lọc nước thải có quy mô lớn Công nghệ hiện đại của các nhà máy này có thể lọc được mọi loại nước thải (kể cả nước thải từ nhà vệ sinh) thành nước sinh hoạt Sản lượng nước của 5 nhà máy đủ cung cấp cho 30% nhu cầu tiêu dùng nước sạch trên toàn quốc với giá rẻ hơn rất nhiều so với các nguồn cung nước trước đây Để tạo thêm nguồn thu cho đất nước, Singapore còn biến dây chuyền sản xuất “nước mới” thành một điểm đến du lịch để khách tham quan khám phá “sự tái sinh của nước” Với sự thành công của dự án “nước mới”, người Singapore đã biến giấc mơ hơn 20 năm của cựu thủ tướng Lý Quang Diệu thành hiện thực với kết quả lớn hơn mong đợi Theo thống kê của Bộ Môi trường và Nguồn nước Singapore, các dự án phát triển nguồn nước ngọt của quốc gia này xấp xỉ đạt 1.500 triệu lít/ngày Nguồn cung nước vượt xa cầu đảm bảo sự phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước (Đinh Thị Như Trang, 2014)

Thứ ba, chính phủ có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các tập

thể, cá nhân có thành tích xuất sắc vào công cuộc bảo vệ, phát triển nguồn nước Hàng năm, Chính phủ Singapore tổ chức “Tuần lễ quốc tế về nước”, trao “Giải thưởng Lý Quang Diệu về nước” trị giá 300.000 SGD (khoảng 200.000 USD) cho

cá nhân và tổ chức có đóng góp xuất sắc trong việc giải quyết vấn đề nước trên toàn cầu Giải thưởng được duy trì từ năm 2008 đến nay Chính sách này đã góp phần động viên những nỗ lực của toàn dân trong nhiều năm qua trong việc đồng hành

cùng Chính phủ kiên trì thực hiện quốc kế nước sạch (Đinh Thị Như Trang, 2014)

2.2.1.3 Hàn Quốc

hai phần ba diện tích lãnh thổ Hàn Quốc có số lượng sông, suối tương đối lớn, đóng vài trò quan trọng trong lối sống của người dân và trong quá trình phát triển công nghiệp đất nước Hai con sông dài nhất là Amnokgang (Yalu, 790km)

và Tuman-gang (Tumen, 512km) Hai con sông này đều bắt nguồn từ ngọn núi Paektusan rồi đổ xuống miền Tây và miền Đông tạo nên biên giới phía Bắc của

Trang 37

bán đảo Phía nam của bán đảo, sông Nakdongang (525km) và sông Hangang (514km) là hai đường dẫn nước chủ yếu Sông Hangang chạy ngang qua Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, và được coi là con đường sống cho dân cư tập trung đông

đúc trong khu vực trung tâm của một xã hội Hàn Quốc hiện đại (Kế Toại, 2015)

Bao quanh ba mặt của bán đảo, đại dương đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc, đóng góp vào những phát triển của

ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ thuật hàng hải

Diện tích đất sản xuất của Hàn Quốc rất nhỏ nên đất là một tài sản vô cùng quý giá Người Hàn đã nỗ lực giành đất từ biển và cải tạo đất Lịch sử lâu dài gắn liền với giữ đất và lấn biển Hàn Quốc là một quốc gia giáp biển có sự phát triển hướng ra biển khá nhanh Tính đến năm 2006 có 38% diện tích vùng

đầm lầy ở vùng duyên hải được chuyển thành đất liền

Do diện tích đất sử dụng khá nhỏ, biên độ triều ngoài biển cao, nhiều đầm lầy và ba mặt bao bọc bởi biển Với quyết tâm của người dân nơi đây, quá trình xây dựng lấn biển, kiểm soát tài nguyên nước phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước này là một bước tiến nhảy vọt trong những năm qua Các công trình khá tiêu biểu của Hàn Quốc như các công trình ngăn sông lớn như đập, hồ chứa, cống… và đặc biệt là những tuyến đê vượt biển phục vụ cho mục đích mở rộng diện tích đất, kiểm soát một phần việc ngập lụt, cải tạo đất và nguồn nước, phát điện và giao thông thủy bộ Việc quản lý và điều hành các công trình kiểm soát tài nguyên nước trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc điển hình là tại trụ sở chính của K-WATER tại Daejeon City

Quy mô công trình: Đây là trụ sở điều hành toàn bộ các công trình thủy lợi tại Hàn Quốc Nhà điều hành được xây dựng tại Thành phố Daejeon (Kế Toại, 2015) Mục tiêu nhiệm vụ: Vận hành toàn bộ các công trình thủy lợi phục vụ cho việc cấp nước, thoát lũ và ngăn mặn, giữ ngọt

Công nghệ xây dựng: Công trình được xây dựng chủ yếu dựa vào công nghệ điện tử hiện đại Các số liệu khí tượng được cập nhật liên tục qua ra đa, các trạm đo mưa; số liệu này được xử lý và mô phỏng trong máy tính dòng chảy để đưa ra các quyết định vận hành Việc vận hành cũng được các mày tính điều

khiển từ trung tâm (Trung tâm điều hành chống ngập SCFC, 2015)

Trang 38

Quy trình làm việc của văn phòng kiểm soát lũ sông Han, trong đó yếu tố

dự báo thời tiết (mưa) để từ đó đưa vào mô hình thủy lực tính toán dòng chảy

lũ, từ kết quả này, văn phòng đưa ra quy trình vận hành các công trình kiểm soát lũ và chuyển đến các cơ quan quản lý công trình, chính quyền địa phương

để ra quyết định

Qua báo cáo, đoàn nhận thấy rằng công nghệ dự báo mưa (ngày, giờ), mức độ chính xác là đặc biệt quan trọng, đồng thời thấy được sự phối hợp chặt chẽ giữa văn phòng dự báo và các trung tâm quản lý điều hành, chính quyền địa phương trong việc

ra quyết định vận hành công trình kiểm soát lũ

* Hồ cấp nước kết hợp thủy điện Yeoju Reservoir: Đây là công trình thủy lợi thủy điện kết hợp tham quan, du lịch Đập bê tông trọng lực cao 67m, dung tích 2 tỷm³, cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng thuộc 5 tỉnh của Hàn Quốc, kết hợp thủy điện công suất 28.000kw (Kế Toại, 2015)

2.2.1.4 Philippines

Philippines đang trong quá trình dự thảo quy hoạch tổng thể thủy lợi trong

10 năm tới Philippines hướng đến quản lý nước hiệu quả Để xây dựng quy hoạch tổng thể này, Philippines đã đầu tư, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước nhằm đưa ra những ý tưởng mang tính sáng tạo, đổi mới về phát triển thủy lợi để tăng hiệu quả sử dụng nước cho tưới tiêu ở Philippines Hiện nay, Philippines có

10 triệu ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có 3 triệu ha cần tưới Hệ thống thủy lợi mới chỉ đảm bảo tưới cho 1,73 triệu ha, còn 1,27 triệu ha cần phát triển các hệ thống tưới tiêu Theo chính sách về tưới tiêu, Philippines có hai hệ thống thủy lợi: hệ thống thủy lợi quốc gia tưới tiêu cho khu vực canh tác lớn hơn 1.000ha và những diện tích nhỏ hơn 1.000ha thuộc về hệ thống thủy lợi của cấp

cơ sở Theo quy định về chính sách thủy lợi của Philippines, tất cả những hệ thống thủy lợi này đều phải được xây dựng, thiết kế bởi cơ quan quản lý thủy lợi quốc gia Philippines Philippin tập trung vào chính quyền Trung ương, khác với Việt Nam hiện nay Philippines thành lập hẳn một Văn phòng tư vấn cho Tổng thống, trong đó có một nội dung lớn này xác định tầm quan trọng của công tác

thủy lợi (Khương Lực, 2016)

Trang 39

2.2.2 Quản lý sử dụng các công trình thủy lợi ở Việt Nam

2.2.2.1 Sơ lược tình hình thuỷ lợi ở nước ta

a Giai đoạn trước cách mạng tháng 08 năm 1945

Để sử dụng nước và chống những tác hại do nước gây ra, nhân dân ta

đã có truyền thống làm thuỷ lợi lâu đời Với những hình thức như: đắp bờ khoanh vùng, đào đắp kênh mương, làm những đập chắn, các guồng nước đơn

sơ trên các sông suối, lấy nước phục vụ nông nghiệp Những sông đào như sông Đuống, sông Luộc ở ngoài Bắc, những kênh Đông Xuyên, Vĩnh Tế trong Nam đã có tác dụng cho đến nay (Trần Công Duyên và cs., 1992)

b Giai đoạn 1945 – trước 1975

Trong những ngày đầu cách mạng mới thành công, để cứu đói và đẩy mạnh sản xuất, Đảng và Chính phủ đã huy động toàn dân đắp lại những đoạn đê

bị vỡ, khôi phục các công trình thủy lợi

Năm 1955, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đây là thời kỳ mà sự nghiệp thủy lợi phát triển mạnh mẽ nhất Hàng trăm công trình thủy lợi lớn, gồm nhiều

hệ thống cống, đập, hồ chứa nước, trạm bơm như Liễu Sơn, Đại Lải, Kẻ Gỗ…đã được xây dựng, tu bổ với năng lực tưới, tiêu cho hàng vạn hec ta đất canh tác

Trong kế hoạch 5 năm (1960-1965), với Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 5, Đảng đã xác định rõ “Thủy lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển nông nghiệp”, với phương châm xây dựng kết hợp công trình nhỏ, công trình vừa và lớn, do Nhà nước đầu tư hoặc Nhà nước và nhân dân cùng làm, phong trào làm thủy lợi đã dấy lên mạnh mẽ

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Thủy lợi giữ vai trò chủ yếu trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, phục hồi đắc lực cho phát triển nông nghiệp Nhiều công trình bị hư hỏng trong chiến tranh được khôi phục như trạm bơm Linh Cảm (Hà Tĩnh), hệ thống Tam Giang (Phú Yên)… Những công trình thủy điện lớn như Thác Bà, Hòa Bình, Trị An đó là những sự kiện, những cái mốc lớn trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (Trần Công Duyên và cs., 1992)

c Giai đoạn từ 1975 – nay

Trong giai đoạn này, nổi bật là công trình thuỷ điện Hoà Bình (xây dựng vào những năm 1990) kiểm soát lũ vùng Đồng bằng sông Hồng, tích trữ nước phát điện cung cấp điện năng cho cả nước Công trình hồ nước Kè Gỗ ở Hà Tĩnh

Trang 40

có tác dụng tổng hợp: tưới, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, phát điện, chống lũ, thau chua rửa mặn, sử dụng lòng hồ để nuôi cá nước ngọt với diện tích tự chảy 21.136ha của 3 huyện thị (Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh) Hồ chứa nước Kè Gỗ làm biến đổi sâu sắc điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của 86.920 hộ dân (số liệu 1995) trong khu hưởng lợi

Tính đến năm 1992, trong tổng số diện tích đất nông nghiệp 6.697.000ha, diện tích đất được tưới là 1.860.000ha chiếm tỷ lệ 27,8% (Phạm Ngọc Dũng và

hệ thống kênh: 148.300ha; Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tăng thêm so với năm trước 50.400ha

Về hiện trạng công trình thuỷ lợi, báo cáo nêu rõ: số lượng hồ chứa nước

bao gồm đập của hồ chứa nước: 1499 cái; Chiều dài dẫn kênh nước các loại 255.051 km (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015)

2.2.2.2 Kinh nghiệm về quản lý sử dụng các công trình thủy lợi ở một số tỉnh

a Kinh nghiệm ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác công trình thủy lợi Ở đây, hệ thống thủy nông đã được đã quy hoạch cơ bản hoàn chỉnh từ năm 1975 Từ đó cho đến trước 2006, mỗi huyện thị có 1 xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi (8 huyện thị có 8 xí nghiệp), toàn Tỉnh có 2 Công ty khai thác công trình thủy lợi là Công ty Khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình và Công

ty Khai thác thủy lợi Nam Thái Bình Từ 2006, 8 xí nghiệp chuyển thành các đơn

vị trực thuộc của 2 Công ty nói trên (Nguyễn Thị Xuân Lan, 2010)

Việc phân cấp quản lý công trình thủy lợi được tiến hành thí điểm đầu tiên

ở huyện Thái Thụy (trước khi có Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT) Trong thời gian từ 1994 đến 2002, huyện đã tiến hành bàn giao 37 trạm bơm quy mô 1 thôn, 1

xã (công trình nhỏ) do Xí nghiệp khai thác thủy lợi Huyện quản lý cho 31 HTX

Ngày đăng: 30/05/2017, 23:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam (2015) Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm, Truy cập ngày 20/12/2015 tại http://hanam.gov.vn/vi- vn/Pages/Article.aspx?ChannelId=62&articleID=83 Link
9. Doanh nhan 360 (2015). Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lí luận và thực tiễn. Truy cập ngày 19/05/2015 tại http://www.cleveroffice.info/vn/Tin-tuc/Ly-thuyet-quan-ly/34-Quan-ly-la-gi-Su-thong-nhat-hoan-hao-giua-li-luan-va-thuc-tien.aspx Link
14. Khương Lực (2016). Việt Nam – Philippines hướng đến quản lý nước hiệu quả. Truy cập 19/04/2016 tại http://nongnghiep.vn/viet-nam-%E2%80%93-philippin- Link
23. Trần Hưng (2009). Vĩnh Phúc đổi mới công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Truy cập ngày 1/12/2015 tại http://www.baomoi.com/Vinh-Phuc-doi-moi-cong-tac-quan-ly-khai-thac-cong-trinh-thuy-loi/c/2992931.epi Link
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Sổ tay hiện đại hóa hệ thống tưới. tr. 63 Khác
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015). Quyết định số 3511/QĐ-BNN-TCTL ngày 31/8/2015, phê duyệt kết quả Điều tra về quản lý, khai thác và sử dung công trình thủy lợi Khác
3. Công ty KTCTTL Hà Nam (2014). Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 Khác
4. Công ty KTCTTL Hà Nam (2015). Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 Khác
5. Công ty KTCTTL Hà Nam (2016). Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 Khác
7. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2015). Niêm giám thống kê năm 2014. NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 197 – 210 Khác
8. Chi cục Thủy lợi Hà Nam (2011). Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. tr. 28-43 Khác
10. Đầu Thị Thu (2012). Biện pháp lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở các trường THPT khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. tr. 7-8 Khác
11. Đinh Thị Như Trang (2014). Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 - 2014. tr. 72-77 Khác
12. Hồ Văn Vĩnh (2005). Khoa học quản lý. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. Tr. 23-30 13. Kế Toại (2015). Chia sẻ kinh nghiệm tái cơ cấu thủy lợi. Truy cập ngày Khác
15. Nakamura K. (2015). Công tác quản lý tưới nội đồng ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho khu mẫu lớn. Hội thảo Thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Hà Nội Khác
16. Nguyễn Thị Xuân Lan (2010). Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ nông: Một số kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh Thái Bình. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài. 6 trang Khác
17. Phạm Ngọc Dũng (2005). Giáo trình Quản lý nguồn nước. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 7-11 Khác
18. Phan Khánh (1997). Sơ khảo lịch sử thủy lợi Việt Nam 1945 – 1995. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 10-18 Khác
19. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Liêm ( 2015). Báo cáo tình hình sử dụng đất qua các năm 2012-2014 Khác
20. Quốc Hội (2012). Luật số 17/2012/QH13, Luật Tài nguyên nước Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w