Để đáp ứng mức độ chăn nuôi ngày càng cao của ngành gia cầm, ngoài việc tăng đàn gia cầm sinh sản và các điều kiện chăn nuôi thì cần phải cải tiến cả khâu ấp trứng, đặc biệt trứng gia cầ
Trang 1
LÊ THỊ KIM ĐỊNH
ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI VÀ KHỐI LƯỢNG
TRỨNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GÀ MÁI GIỐNG ROSS 308
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHAN NUÔI
LÊ THỊ KIM ĐỊNH
ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI VÀ KHỐI LƯỢNG
TRỨNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GÀ MÁI GIỐNG ROSS 308
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs Ts NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG
Cần Thơ, 2014
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI VÀ KHỐI LƯỢNG
TRỨNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GÀ MÁI GIỐNG ROSS 308
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs Ts NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 DUYỆT CỦA BỘ MÔN
………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
………
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trải qua những năm học ở giảng đường trường Đại Học Cần Thơ, với sự tận tâm hướng dẫn, truyền dạy những kiến thức và những kinh nghiệm quý báo của thầy cô cùng với sự học tập và nổ lực của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp Trước khi rời khỏi mái trường thân yêu
để chuẩn bị hành trang bước và đời, tôi xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
Trước tiên, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ kính yêu! người
đã sinh ra con, nuôi nấng, dạy dỗ và hi sinh cả cuộc đời lo cho con ăn học đến ngày hôm nay
Xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô trong bộ Chăn nuôi – Thú y, Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Thầy cô là người giúp tôi có được mục tiêu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, ý chí phấn đấu quyết tâm để đạt mục tiêu
Tôi không bao giờ quên công ơn to lớn của cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung, người đã dẫn dắt tôi từng bước, hết lòng động viên tôi trong suốt khóa luận văn
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Thủy đã dành cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
Xin gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Ngô thị Minh Sương đã tận tình giúp đỡ
và động viên tôi suốt quá trình làm luận văn
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn Nuôi – Thú Y khóa 37A đã động viên, giúp đỡ chia sẽ những kinh nghiệm trong thời gian học tập
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi
Tôi tên: Lê Thị Kim Định (MSSV: 3112587) là sinh viên lớp Chăn nuôi Thú Y khóa 37 (2011 – 2015) Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi Đồng thời tất cả số liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa từng công bố trong bất kỳ luận văn, tạp chí khoa học khác Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và Bộ môn
Cần thơ, ngày… tháng…… năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Kim Định
Trang 6TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của gà
mái giống Ross 308” được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của tuổi gà mái
đẻ và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của đàn gà Ross 308 dòng nuôi thịt Thí nghiệm được thực hiện trên đàn gà Ross 308 có tuần tuổi 60-66 tuần tương ứng với tuần đẻ 34-40 tuần Đàn gà thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên theo thể thức thừa số 2 nhân tố là tuổi gà mái và khối lượng trứng Tuổi gà được chia ra làm 7 loại từ 60-66 tuần tuổi Trứng được chia làm 3 loại trứng to (71-84 g), trứng vừa (66-70 g), trứng nhỏ (60-65 g) Thí nghiệm được lập lại 7 lần tương ưng với 7 lần ấp Các chỉ tiêu theo dõi gồm có khối lượng trứng ấp, khối lượng trứng 18 ngày, tỉ lệ nước bốc hơi, khối lượng gà 1 ngày tuổi, tỉ lệ trứng có phôi, tỉ lệ trứng không phôi, tỉ lệ trứng chết phôi, tỉ lệ
gà loại 1, tỉ lệ gà loại 2, tỉ lệ trứng nở, tỉ lệ trứng bể, tỉ lệ trứng nổ, tỉ lệ trứng sát
Kết quả thí nghiệm cho thấy tuổi gà mái cũng như khối lượng trứng đều ảnh hưởng lên tỉ lệ nở của gà đàn gà Ross 308 thí nghiệm ở tuần tuổi 60-66 tuần và tuần đẻ 34-40 tuần Tuổi của đàn bố mẹ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
ấp nở (P<0,05) Tuổi gà càng cao thì khối lượng trứng càng tăng và tỉ lệ nở càng giảm Tuần 60 tuổi có tỉ lệ cao (81,81%) và tỉ lệ nở thấp ở tuần 66 tuổi (62,37%) Nhóm trứng nhỏ từ 60-65 g có khả năng mất nước nhiều trong quá trình ấp Tỉ lệ trứng có phôi đạt cao được tìm thấy ở nhóm trứng 66-70 g (79,51%) Qua các tuần tuổi gà mái trứng vừa có tỉ lệ nở cao hơn trứng to và trứng nhỏ Trứng to (71-84 g) có tỉ lệ nở thấp nhất (60,12%-79,56%), kế đến trứng nhỏ (60-65 g) có tỉ lệ nở (65,48%-81,94%) và khối lượng trứng vừa (66-
70 g) có tỉ lệ nở cao nhất (61,51%-83,93%) Khối lượng gà con 1 ngày tuổi ở trứng to 71-84 g cao nhất Kết quả ấp nở đạt cao nhất ở những trứng có khối lượng trung bình 66-70 g (74,72%)
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Giới thiệu sơ lược về gà Ross 308 2
2.1.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Ross 308 bố mẹ 2
2.1.2 Khả năng sinh sản của gà Ross 308 4
2.2 Thành phần cấu tạo của trứng 4
2.2.1 Màng nhầy (màng mỡ) 5
2.2.2 Vỏ cứng 5
2.2.3 Màng vỏ 6
2.2.4 Lòng trắng 6
2.2.5 Lòng đỏ 6
2.3 Quá trình phát triển của phôi 7
2.4 Ấp trứng gia cầm 9
2.4.1 Yêu cầu của trứng đưa vào ấp 9
2.4.2 Bảo quản và vận chuyển trứng ấp 11
2.4.3 Điều kiện môi trường để ấp trứng 12
2.4.4 Qui trình ấp nở và chế độ ấp nở 13
2.4.5 Ra gà và đánh giá chất lượng gà nở 15
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở 15
2.5.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ 15
2.5.2 Ảnh hưởng của ẩm độ 18
2.5.3 Ảnh hưởng của độ thông thoáng 19
2.5.4 Ảnh hưởng của việc đảo trứng 19
2.5.5 Ảnh hưởng của việc thu lượm 20
2.5.6 Ảnh hưởng việc bảo quản trứng ấp và thời gian trữ trứng 21
2.5.7 Ảnh hưởng do khối lượng trứng 22
2.5.8 Ảnh hưởng do di truyền 23
2.5.9 Ảnh hưởng của chỉ số hình dáng 24
2.5.10 Ảnh hưởng do yếu tố dinh dưỡng 24
2.5.11 Những yếu tố ảnh hưởng khác 25
2.6 Vệ sinh sát trùng trạm ấp 26
2.6.1 Nội quy vệ sinh sát trùng tại trạm máy ấp 26
2.6.2 Vệ sinh sát trùng khu vực trong trạm ấp 27
2.6.3 Vệ sinh sát trùng khu vực trong phòng ấp 27
2.6.4 Vệ sinh kho và máy móc 28
2.6.5 Vệ sinh khu vực ngoài trạm ấp 28
2.7 Một số bệnh thường gặp ở gà con 1 ngày tuổi bằng phương pháp ấp trứng công nghiệp 28
Trang 82.7.4 Bệnh động kinh (atexia) 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Phương tiện 30
3.1.1 Thời gian nghiên cứu 30
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 30
3.1.3 Giống gà thí nghiệm 30
3.1.4 Trứng gà thí nghiệm 30
3.1.5 Tổng quan nhà máy ấp 30
3.1.6 Nội quy nhà máy ấp 31
3.1.7 Máy ấp thí nghiệm 31
3.1.8 Máy nở thí nghiệm 32
3.1.9 Phòng trữ 33
3.1.10 Công cụ và dụng cụ thí nghiệm 33
3.2 Phương pháp thí nghiệm 36
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 36
3.2.2 Quy trình ấp trứng 36
3.2.3 Qui trình giao gà 43
3.2.4 Qui trình sát trùng 43
3.2.5 Qui trình vệ sinh 43
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 44
3.3.1 Tỉ lệ trứng không phôi (TLTKP), % 44
3.3.2 Tỉ lệ trứng có phôi (TLTCP), % 44
3.3.3 Tỉ lệ trứng chết phôi (TLTCHP), % 44
3.3.4 Tỉ lệ nước bốc hơi (TLNBH), % 45
3.3.5 Tỉ lệ trứng bể (TLTB), % 45
3.3.6 Tỉ lệ trứng nổ (TLTN), % 45
3.3.7 Tỉ lệ trứng sát (TLTS), % 45
3.3.8 Tỉ lệ trứng nở (TLTNở), % 45
3.3.9 Tỉ lệ gà loại 1 (TLGL1), % 46
3.3.10 Tỉ lệ gà loại 2 (TLGL2), % 46
3.4 Xử lí số liệu 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Nhận xét tổng quát 47
4.2 Kết quả thí nghiệm 47
4.2.1 Ảnh hưởng của tuổi gà mái lên tỉ lệ ấp nở và hao hụt của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 47
4.2.2 Ảnh hưởng của khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở và tỉ lệ hao hụt của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 50
4.2.3 Ảnh hưởng tương tác giữa tuổi gà mái và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 53
4.2.4 Ảnh hưởng tương tác giữa tuổi gà mái và khối lượng trứng lên tỉ lệ hao hụt của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
5.1 Kết luận 56
5.2 Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ CHƯƠNG
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu dưỡng chất của gà Ross 308 nuôi thịt 3
Bảng 2.2: Tỉ lệ thành phần của trứng gà 5
Bảng 2.3: Thành phần hóa học chung của trứng gà 5
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên tỉ lệ ấp nở của trứng gà 16
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp lên tỉ lệ ấp nở của trứng gà 17
Bảng 2.6: Kết quả ấp nở theo mức khối lượng trứng khác nhau 23
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tuổi gà mái lên tỉ lệ ấp nở và tỉ lệ hao hụt của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 50
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở và tỉ lệ hao hụt của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 52
Bảng 4.3: Ảnh hưởng tương tác giữa tuổi gà mái và khối lượng trứng (g) lên tỉ lệ ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 54
Bảng 4.4: Ảnh hưởng tương tác giữa tuổi gà mái và khối lượng trứng (g) lên tỉ lệ hao hụt của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 55
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Giống gà Ross 308 2
Hình 2.2: cấu tạo trứng gia cầm 4
Hình 3.1: Tổng quan nhà máy ấp 30
Hình 3.2: Sơ đồ tổng quan nhà máy ấp 31
Hình 3.3: Máy ấp thí nghiệm 32
Hình 3.4: Máy nở thí nghiệm 32
Hình 3.5: Phòng trữ trứng 33
Hình 3.6: Xe ấp và xe nở 34
Hình 3.7: Máy phân loại trứng 34
Hình 3.8: Dụng cụ thí nghiệm 35
Hình 3.9: Nơi nhận trứng và nhận trứng qua ô cửa 36
Hình 3.10: Cân trứng bằng máy và sang trứng vào vĩ 37
Hình 3.11: Đánh dấu trứng thí nghiệm và cân trứng ấp 37
Hình 3.12: Vào trứng ấp và trứng thí nghiệm trong xe ấp 38
Hình 3.13: Đưa trứng xe trứng vào máy ấp 38
Hình 3.14: Khối lượng trứng ấp 18 ngày 39
Hình 3.15: Soi trứng bằng tay 39
Hình 3.16: Sang trứng từ máy ấp qua máy nở 40
Hình 3.17: Chuẩn bị ra gà 41
Hình 3.18: Ra gà con 41
Hình 3.19: Phân loại gà con 42
Hình 3.20: Cân gà con 42
Hình 3.21: Cổng sát trùng và phòng sát trùng 43
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của tuổi gà mái lên tỉ lệ trứng có phôi và tỉ lệ nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 48
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của khối lượng trứng lên tỉ lệ nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn 60-66 tuần tuổi 52
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ
Trang 12CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã có từ lâu và trở thành một trong những ngành phát triển khá nhanh trong lĩnh vực nông nghiệp, sau gần 20 năm đổi mớicó tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững với giá trị sản xuất lớn Chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng 18 -19% tổng doanh thu ngành chăn nuôi năm
2007
Ấp trứng gà là giai đoạn quan trọng trong quá trình sinh sản của gia cầm
là khâu cuối cùng trong chăn nuôi đàn gà giống, ảnh hưởng lớn đến số lượng
và chất lượng gia cầm con trong tương lai Để đáp ứng mức độ chăn nuôi ngày càng cao của ngành gia cầm, ngoài việc tăng đàn gia cầm sinh sản và các điều kiện chăn nuôi thì cần phải cải tiến cả khâu ấp trứng, đặc biệt trứng gia cầm công nghiệp (máy ấp tự động hóa hoàn toàn từ khâu cấp nhiệt, điều khiển nhiệt độ, ẩm độ theo yêu cầu phát triển phôi thai qua các giai đoạn và đảo trứng,…) (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 1999)
Tuy nhiên, kết quả ấp nở của trứng gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm giống, chất lượng đàn bố mẹ, chất lượng trứng, chuẩn bị
trứng ấp, chế độ ấp (Nguyễn Thị Tú et al, 2014; Narushin and Romanov, 2002) Nguyễn Quí Khiêm et al (2003) đã công bố một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng gà Ác Việt Nam Bạch Thị Thanh Dân et al (2003) đã
xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của trứng Đà Điểu và Nguyễn Văn Diệu và Đinh Công Tiến (2003) trên trứng vịt Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở sẽ giúp cho việc hoàn thiện qui trình ấp trứng và qua đó góp phần nâng cao kết quả ấp nở của trứng gia cầm Bên cạnh
đó khối lượng trứng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến kết quả ấp nở của gà (Abiola et al, 2008) Ngoài ra trong một nghiên cứu
về một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của gà, Nguyễn Thị Tú et al (2014)
báo cáo rằng tuổi của đàn bố mẹ (tuần tuổi) có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu ấp
Trang 13CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu sơ lược về gà Ross 308
Gà Ross 308 là giống gà chuyên thịt có năng suất cao trên thới giới, thời gian nuôi ngắn, tăng khối lượng nhanh, tiêu tốn thức ăn trên đơn vị sản phẩm thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam (Tập đoàn Aviagen, 2007)
Hình 2.1: Giống gà Ross 308
2.1.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Ross 308 bố mẹ
Gà Ross 308 có ngoại hình của gà giống chuyên thịt, thân hình cân đối, ngực sâu rộng, chân chắc, ức phát triển, có thiết diện vuông Qua quan sát gà
từ giai đoạn gà 1 ngày tuổi thấy gà Ross 308 mới nở có màu lông trắng, chân
và mỏ có màu vàng nhạt, trong quá trình nuôi có thể phân biệt con trống, con mái bằng tốc độ mọc lông Gà trưởng thành có màu lông tuyền, mào cờ, tích tai phát triển có màu đỏ tươi, da và chân có màu vàng nhạt (Tập đoàn Aviagen, 2007)
2.1.1.1 Tỉ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị (sơ sinh đến 24 tuần tuổi)
Tỉ lệ nuôi sống của gà Ross 308 giai đoạn hậu bị đạt tỉ lệ nuôi sống cao
Ở 24 tuần tuổi gà mái đạt tỉ lệ 92,86%, gà trống đạt 93,50% (Tập đoàn Aviagen, 2007)
Ở giai đoạn 6 tuàn tuổi tỉ lệ nuôi sống của gà Ross 308 đạt 94%-95% là tương đối cao và tương đương với các giống gà màu địa phương Đây là thời điểm rất quan khối để đánh giá khả năng thích nghi của gà vì đây là giai đoạn chuyển loại thức ăn, đồng thời cơ thể chưa có khả năng thích nghi cao, sức đề kháng thấp
Nguồn:Giongvatnuoi.net
Trang 142.1.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối của gà tăng dần theo tuần tuổi, từ tuần tuổi 1-8 và đạt đỉnh cao nhất là tuần tuổi thứ 5-8, con trống đạt 25,71 g/con/ngày, con mái đạt 21 g/con/ngày Đây là giai đoạn phát triển mạnh của gà và cũng là giai đoạn nhạy cảm với các bệnh Nên năng lượng thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này tăng nhằm nâng cao sức đề kháng (Tập đoàn Aviagen, 2007)
2.1.1.3 Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối của gà Ross 308 bố mẹ từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi tuân theo qui luật chung của gia súc gia cầm Sinh trưởng tương đối đạt cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tuần tuổi với con trống là 90,91%, con mái là 100%, sau đó giảm mạnh qua các tuần tuổi Sinh trưởng tương đối của gà Ross
308 giảm dần cùng với sự tăng lên về tuổi (Tập đoàn Aviagen, 2007)
2.1.1.4 Tiêu thụ thức ăn qua các tuần tuổi
Lượng thức ăn của gà tiêu thụ (g/con/ngày) tăng dần qua các tuần tuổi
Gà mái ở tuần tuổi đầu tiên tiêu thụ bình quân 26,80 g đến tuần tuổi thứ 6 tiêu thụ 50 g Gà trống tuần tuổi đầu tiên tiêu thụ bình quân 37,50 g, tuần tuổi thứ
6 tiêu thụ 70 g Gà giai đoạn hậu bị tiêu thụ thức ăn thấp hơn, đối với gà trống tiêu tốn 13,90 g, gà mái tiêu tốn 11,8 g thức ăn (Tập đoàn Aviagen, 2007)
Bảng 2.1: Nhu cầu dưỡng chất của gà Ross 308 nuôi thịt
Dưỡng chất Đơn vị 0-10 ngày tuổi 11-24
ngày tuổi
24 ngày tuổi đến xuất chuồng Năng lượng ME Kcal/kg
Nguồn: Công ty giống gia cầm Aviagen (2007)
Tập đoàn Aviagen chuyên cung cấp các giống gà công nghiệp chuyên thịt như Arbor Acres, Lohmann Meat, Ross 308, Ross 708 và Ross PM3 Nhu cầu về dưỡng chất theo từng giai đoạn ngày tuổi của giống gà Ross 308 (nuôi theo hình thức không phân biệt trống mái và trọng lượng xuất chuồng từ 2,00-2,50 kg/con) được khuyến cáo trong Bảng 2.1
Trang 152.1.2 Khả năng sinh sản của gà Ross 308
2.1.2.1 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
Gà Ross 308 có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 174 ngày Tỉ lệ đẻ của gà Ross 308 tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở tuần tuổi 31-37 với tỉ lệ đẻ đạt 84,24% (Tập đoàn Aviagen, 2007)
Tỉ lệ trứng loại I cũng tăng theo tuổi của gà và đạt tỉ lệ cao trên 90%, cao nhất ở tuần tuổi 51 đạt 96,9% Tỉ lệ trứng có phôi của gà thí nghiệm đạt cao (92%-94%) Tỉ lệ nở trung bình đạt 86%-87%/tổng trứng (Tập đoàn Aviagen, 2007)
Gà chết do mắc bệnh thấp, với gà mái chết 6,07%, gà trống 5% Gà Ross
308 thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam Tỉ lệ loại thải giai đoạn hậu bị thấp, với gà trống là 5,20% và gà mái là 4,94%, điều này cho thấy tỉ lệ đồng đều của đàn gà Ross 308 (Tập đoàn Aviagen, 2007)
2.2 Thành phần cấu tạo của trứng
Nguyễn Đức Hưng (2006) cho rằng trứng gà là tế bào sinh dục phức tạp được biệt hóa rất cao, cấu tạo của nó gồm các phần: lòng đỏ, lòng trắng trứng được tiết ra bởi bộ máy sinh sản và vỏ bảo vệ bên ngoài cung cấp những chất khoáng cho phôi phát triển
Hình 2.2: cấu tạo trứng gia cầm Trứng gia cầm đi từ ngoài vào trong gồm các phần: vỏ cứng và có một lớp nhầy (màng mỡ) bao bọc, màng dưới vỏ, lòng trắng, lòng đỏ, mỗi phần của chúng đều có chức năng riêng biệt Tỉ lệ tương đối (%) và tuyệt đối (g) giữa các thành phần tùy thuộc vào loài gia cầm Tỉ lệ thành phần của trứng
Trang 16Nguồn: Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002)
Bảng 2.3: Thành phần hóa học chung của trứng gà
sự bốc hơi nước từ trứng Thời gian bảo quản trứng càng lâu thì độ bóng và tác dụng của màng nhầy càng giảm
2.2.2 Vỏ cứng
Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002) cho rằng trong tử cung của gia cầm có tuyến vôi tiết ra dịch nhờn trắng, dịch này tạo ra từ cacbonatcanxi và các bó protein Chất này nhanh chống cứng lại và tạo thành lớp vỏ bao quanh trứng, vỏ trứng được tạo thành từ 93,5% muối Canxi (Cacbonatcanxi); 4,09% Protein; 0,14% chất béo; 1,20% nước; 0,50% oxit Magie; 0,25% Photpho; 12,0% dioxit Silic; 0,03% Natri; 0,08% Kali và các chất sắt, nhôm Chức năng của nó là bảo vệ các thành phần bên trong của trứng, đồng thời là nguồn cung cấp canxi, photpho cho phôi để tạo xương Thời gian tạo vỏ là một quá trình kéo dài từ 9-12 giờ Để hình thành xương phôi nhận 75% canxi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng
Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí có kích thước rất nhỏ Có khoảng
7000-7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng Độ dày vỏ trứng từng loại gia cầm không giống nhau Vỏ trứng gà có độ dày từ 0,2-0,4 mm Trứng có vỏ dày chịu lực cao hơn trứng có vỏ mỏng (Nguyễn Đức Hưng, 2006)
Trang 17Hai lớp dính sát vào nhau chỉ tách ra ở đầu tù của trứng gọi là buồng khí nơi cung cấp oxi cho phôi Khi trứng vừa mới đẻ ra chưa có buồng khí, chỉ sau 6-60 phút sau buồng khí mới được hình thành và rộng dần do bay hơi nước từ trứng
2.2.4 Lòng trắng
Thành phần hóa học chủ yếu của lòng trắng là albumin hòa tan trong nước và trong muối trung tính Lòng trắng chứa 80%-90% là nước, Protein 11%-12%, Lipit 0,03%-0,08%, đường 0,90%-1,20%, khoáng 0,60%-0,80%, còn lại là các chất dinh dưỡng như vitamin B2, đường cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển của phôi Nếu vitamin B2 bị thiếu, phôi thai sẽ bị chết vào tuần thứ hai của giai đoạn ấp Chức năng của lòng trắng là cung cấp năng lượng, cung cấp nước, khoáng… cho sự phát triển của phôi (Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm, 2002)
Theo Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002), lòng trắng có
4 lớp (tính từ ngoài vào trong):
Lớp lòng trắng loãng ngoài chiếm 23%
Lớp lòng trắng đặc ngoài chiếm 50-57% có chứa nhiều sợi nhầy, là lớp đệm của lòng đỏ và là nơi sợi dây chằng bám vào
Lớp lòng trắng loãng trong chiếm 16,8% và hầu như không chứa sợi muxin
Lớp trong cùng sát lòng đỏ là một lớp lòng trắng đặc, bên trong lớp này
có các sợi dây giữ hai đầu lòng đỏ bằng trực ngang gọi là dây chằng, tác dụng của dây chằng giữ cho lòng đỏ khỏi bị ảnh hưởng do tác động bên ngoài và giúp lòng đỏ khỏi dính vào vỏ, lớp lòng trắng đặc nỳ chiếm 2,7%
2.2.5 Lòng đỏ
Theo Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002), lòng đỏ là một tế bào khổng lồ bao bộc bởi một lớp màng có tính đàn hồi lớn, nhờ đó mà
Trang 18tính đàn hồi mất dần đến lúc nào đó màng bị rách và lòng đỏ, lòng trắng tan dần vào nhau
Lòng đỏ có các lớp đậm nhạt khác nhau là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp cho phôi, ngoài ra tế bào trứng còn có một mầm sống, mần này gắn chặt vào lòng đỏ tạo thành đĩa phôi Đĩa phôi có tỷ trọng nhỏ hơn cực thực vật lên luông có xu hương nổi lên phía trên, chính vì thế nếu trứng không được đảo trong thời gian ấp, phôi sẽ bị dính vào vỏ, không sử dụng các chất dinh dưỡng rồi chết (Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm, 2002)
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), thành phần hóa học của lòng đỏ: Protein 16%-17%, đường 0,80%-11%, Lipit 30%-36%, khoáng 1,1%-1,8%, nước 40%-50% và các vitamin khác
2.3 Quá trình phát triển của phôi
Quá trình phát triển của phôi gồm hai giai đoạn là giai đoạn trong cơ thể mẹ: trứng chín rụng có kích thước lớn, vì nó chứa lượng noãn hoàn dự trữ đủ đảm bảo cho phôi phát triển trong thời gian ấp Sau khi rụng tế bào trứng ngừng lại ở loa kèn 5-15 phút và được thụ tinh ở đây Thành phần loa kèn chứa chất dinh dưỡng để nuôi sống tinh trùng, do đó tinh trùng sống ở đây 1-
30 ngày nhưng hoạt lực mạnh từ 1-7 ngày đầu Khoảng sau vài giờ khi thụ tinh mầm phôi chia thành hai tế bào, sự phân chia tiếp tục khi đến thành đĩa phôi Quá trình phần bào trong đĩa phôi tạo thành hai lớp phôi bì và sẽ được ngừng lại khi trứng được đẻ ra Sau khi đẻ, trứng ngừng phát triển nếu nhiệt
độ xuống thấp hơn thân nhiệt của gia cầm mẹ Trứng được làm lạnh một cách vừa phải thì không làm chết phôi Thậm chí trong điều kiện bình thường sự phát triển và sự mất khả năng sống cũng diễn ra dần dần và trứng giữ ở nhiệt
độ thấp lại bắt đầu phát triển nếu gặp nhiệt độ thích hợp (Bùi Quang Toàn 1981),
Theo Bùi Quang Toàn (1981) cho biết ở giai đoạn ngoài cơ thể mẹ: trong quá trình ấp phôi sử dụng chất dinh dưỡng của trứng để tạo ra các thành phần khác nhau và nuôi phôi phát triển ngày càng lớn Tuy nhiên trong mấy ngày đầu trọng lượng lòng đỏ tăng lên sau đó mới giảm đi dần Khi lòng trắng trứng được sử dụng hết thì lòng đỏ giảm đi rất nhanh
Nhìn chung, chất đạm trong lòng đỏ và lòng trắng được sử dụng mạnh nhất, chất đường trong lòng trắng và lòng đỏ là chất dinh dưỡng chủ yếu của phôi trong những ngày đầu Chất mỡ được nuôi phôi sử dụng nhiều ở ngày thứ
13, chất khoáng ở những ngày đầu phôi phát triển nhờ vào chất khoáng ở lòng
đỏ và lòng trắng, từ ngày thứ 19 trở đi, khi phôi phát triển xương mạnh mẽ và
Trang 19lấy thêm canxi ở vỏ và chính sự thấm rút canxi như vậy đã làm cho vỏ trứng giòn, mỏng đi (Bùi Quang Toàn, 1981)
Theo Bùi Đức Lũng (2009), sự phát triển phôi của trứng gà trong khi ấp như sau:
Ngày đầu: Sáu giờ sau khi ấp phôi gà dài được 5 mm, hình thành nếp thần kinh trên dây sống nguyên thủy Sau 24 giờ nếp thần kinh tạo thành ống thần kinh và hình thành 5-6 đốt thân
Ngày thứ 2: Phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài bào thai Bắt đầu xuất hiện mầm tim Mạch máu bao quanh lòng đỏ (noãn hoàng) Chất dinh dưỡng của noãn hoàng cung cấp cho phôi
Ngày thứ 3: Bắt đầu hình thành đầu, cổ và ngực của phôi Nếp đôi và nếp cánh lớn lên hợp với nếp thân sau của phôi Từ đó màng ối, màng nhung phân thành 2 màng túi, màng ngoài là màng nhung, màng trong là màng ối hai màng này dính liền nhau Qua 3 ngày bắt đầu hình thành gan và phổi
Ngày thứ 4: Phôi có dạng như bào thai của động vật bật cao độ dày phôi 8mm
Ngày thứ 5: Phôi phát triển tăng dần có chiều dài 12 mm Nhìn bề ngoài, bên ngoài có có hình dáng của loài chim
Ngày thứ 6: Kích thước phôi đạt 16 mm Mạch máu phủ nhiều trên phôi trông như mạng nhện, ngày này tiến hành kiểm tra sinh học lần thứ nhất để loại bỏ trứng chết phôi và trứng không phôi
Ngày thứ 7: Vòng rốn biểu mô màng ối biến thành da phôi Trong màng
ối biến thành huyết quan Thành màng ối xuất hiện cơ trơn để có thể co bóp được Phôi phát dục trong môi trường nước của màng ối Nước ối vừa chứa chất dinh dưỡng vừa chưa ammoniac và axit uric do phôi thai thải ra Đã hình thành ống dẫn mật và dạ dày, chất dinh dưỡng đã qua đó
Ngày thứ 8: Cánh và chân đã rõ nết, phần phân đã phủ xuống ức, lông đã nhú ở lưng, phôi dài 18 mm
Ngày thứ 9: Lông mọc nhiều ở vùng lưng, phía ngoài đùi và cánh Lông trắng thu nhỏ lại ở phía đầu nhọn của trứng
Ngày thứ 10: Chất dinh dưỡng bắt đầu hấp thu vào ống ruột
Ngày thứ 11: Phôi dài 25 mm, đã hình thành chân
Trang 20Ngày thứ 12: Huyết quan của tuyến não hoàng phát triển mạnh, chuyên vận chuyển chất dinh dưỡng đến phôi Thời kỳ này là quá độ của hô hấp túi niệu Tế bào cơ, gân phân bố khắp thành niệu nang
Ngày thứ 13: Trên đầu phôi gà xuất hiện lông tơ, chân và mỏ hình thành vây
Ngày thứ 14: Phôi lớn chiếm gần hết xoang trứng, phôi đã cử động được, lông phủ kín toàn thân
Ngày thứ 15 và 16: Kích thước của niệu nang tăng lên ứng với kích thước của phôi Protein được phôi tiêu thụ gần hết Sự hô hấp vẫn nhờ mạch máu tuần hoàn niệu nang
Ngày thứ 17, 18 và 19: Phôi chiếm toàn bộ khối lượng trứng, trừ buồng khí
Ngày thứ 20: Mỏ của phôi gà mổ thủng buồng khí Lúc này gà con lấy oxy từ không khí qua hệ thống lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng qua đường hô hấp, phổi và mạch máu Gà con mổ thủng vỏ trứng
Ngày thứ 21: Vào đầu của ngày này gà bắt đầu chui ra khỏi vỏ Kết thức
thời kì ấp trứng
2.4 Ấp trứng gia cầm
Võ Bá Thọ (1996) cho rằng ấp trứng đóng vai trò quan khối, quyết định
sự thành bại của quá trình sản xuất tiếp theo đó Nếu ấp tốt, tỉ lệ nở cao gà con khỏe mạnh, không nhiễm bệnh tật, sẽ mau lớn cho hiệu quả kinh tế cao
Ngược lại nếu sơ xuất dù nhỏ cũng có thể làm hư hỏng hàng loạt trứng
ấp, gà con không đạt phẩm chất dễ bị bệnh…, sẽ khó nuôi không đạt hiệu quả như mong muốn Mặt khác trạm ấp là đầu mối quan hệ của các cở sở nuôi gà, nếu không thực hiện tốt qui trình vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho dịch bện lay lan khắp nơi
2.4.1 Yêu cầu của trứng đưa vào ấp
Theo Võ Bá Thọ (1996), khi trứng về tới trạm ấp, phải nhanh chống chuyển sang vĩ riêng của trạm, kết hợp loại bỏ những trứng còn dơ, dập bể, trứng không đạt tiêu chuẩn ấp (trứng nhỏ, trứng đôi, trứng dị hình, mỏng vỏ,…)
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), nên chọn những trứng
ấp từ những đàn gà đã trưởng thành, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh Những con gia cầm này đã đẻ được 40%-50% trở lên, vì lúc đó trở đi mới có nhiều trứng đạt khối lượng để ấp
Trang 21Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999) cũng cho rằng trứng gà có hình bầu dục, một đầu to và một đầu nhỏ Thực tế sản xuất ta còn bắt gặp những trứng có hình dạng bất thường còn gọi là trứng dị hình Những trứng này sẽ không được chọn để ấp vì tỉ lệ ấp nở rất thấp Sau đây là một số trường hợp trứng dị hình:
Trứng vỏ mềm: Do thức ăn thiếu khoáng, canxi, photpho hoặc do cơ thể
bị chấn thương quá mạnh, chưa kịp tạo vỏ để đẻ hoặc do tử cung bị viêm làm mất khả năng tạo vỏ vỏ trứng Trứng đẻ ra chỉ có màng long trắng dai và mềm Trứng hai lòng: Trứng này xuất hiện khi hai lòng đỏ cùng rụng cùng một lúc hoặc rụng cách nhau không quá 20 phút Trứng này xuất hiện ở chu kỳ đẻ trứng đầu tiên khi cơ thể trao đổi chất quá mạnh, trứng rất to Nó giảm dần và mất hẳn ở các chu kỳ tiếp sau
Trứng giả (hay trứng trứng không có lòng đỏ): Do vật lạ rơi vào loa kèn hoặc ống dẫn trứng làm kích thích phần tiết lòng trắng để bao bọc, tạo vỏ trứng rồi đẻ,… trứng giả rất bé
Trứng méo, trứng ngắn, dài và nhọn: do phần ống dẫn tiết lòng trắng bị viêm, tử cung viêm hoặc do kích thích thần kinh,…
Trứng trong trứng: Trường hợp này ít xảy ra, do một trứng đã được tạo thành hoàn chỉnh nhưng do kích thích bên ngoài ống dẫn trứng co lại đẩy lên phía trên gặp tế bào trứng rụng hoặc không gặp nhau nhưng vẫn bị tế bào lòng trắng bao bọc, trứng vẫn đẻ ra, trứng này rất to
Bùi Hữu Đoàn (2008) nhận định rằng tiêu chuẩn khối lượng trứng đem
ấp thay đổi theo giống dòng, mục đích sử dụng cũng như tuổi của đàn gà Tuy nhiên sẽ nằm trong khoảng sau:
Ấp thay thế gà giống thương phẩm: 50-68 g
Xông trứng để sát trùng trong 20 phút bằng thuốc tím 17,50 g và Formol
35 mL cho mỗi mét khối buồng xông Trứng sau khi xông sẽ được chuyển vào kho lạnh để bảo quản và xếp vào khay ấp đúng quy trình
Trang 222.4.2 Bảo quản và vận chuyển trứng ấp
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), trứng gà được thu nhặt ngay sau khi gà đẻ thường vào buổi sáng, số ít vào buổi chiều Phải thu trứng ngay sau khi đẻ, vì tránh gà mái nằm ủ lâu làm nóng trứng, trứng bị nhiễm bệnh Nhặt trứng và đặt trứng lên nhẹ nhàng, khi xếp trứng để đầu to lên trên
Giữ nhiệt độ trong phòng vào mùa hè không quá 28oC và mùa đông không quá 20oC Để đạt được nhiệt độ này phòng bảo quản trứng phải có trần, trên mái phải có cây làm bóng mát Nếu trời nóng, khô nên phun nước trên nền và quanh bên ngoài phòng trứng Không đặt vật liệu khác trong phòng trữ trứng Có thể bảo quản trứng không quá 3-4 ngày vào mùa hè và 6-7 ngày vào mùa đông Nếu trứng đẻ ra ấp ngay thì càng tốt (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 1999)
Mùa hè nên chuyển trứng vào buổi sáng hoặc buổi tối 16-17 giờ, để tránh nắng nóng Khi trứng đến phòng ấp, phải dỡ ngay và đặt trong phòng 12-24 giờ mới đưa vào ấp (mục đích để lòng trắng trứng ổn định vị trí) (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003)
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003) cho rằng ẩm độ trong phòng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng trứng giống thích hợp nhất là trong phòng
có ẩm độ 70%-80% Ẩm độ trên 80% làm vỏ trứng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm và vi sinh vật trên vỏ trứng phát triển, sau đó xâm nhập vào trứng, trứng
bị mang mầm bệnh Nếu độ ẩm quá thấp dưới 60% nước trong trứng bốc hơi qua các lỗ khí làm trứng giảm khối lượng và thiếu nước cung cấp cho phôi phát triển trong quá trình ấp sau này, gia cầm con nở ra bị sát vỏ, lông xù Phòng trứng phải ngăn lưới ở các ô cửa để chuột và các loài gặm nhấm, côn trùng khác không vào được Đặc biệt đề phòng chuột ăn và tha trứng, gây
ô nhiễm (truyền bệnh) trong phòng bảo quản trứng
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), phòng lạnh dùng để bảo quản trứng cần đảm bảo các điều sau:
Có máy điều hòa hoặc máy lạnh hoạt động tốt từ 15oC-18oC
Có bộ phận tạo ẩm để tạo độ ẩm tương đối từ 75%-80%
Có nhiệt kế bất khô và bất ẩm để theo dõi
Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, lau sát trùng bằng Crezin 3% và Formol 2% Trần tường trong phòng lạnh nên làm bằng vật liệu cách nhiệt tốt hoặc xây hai lớp có cách nhiệt ở giữa Nhưng dù các điều kiện bảo quản có tốt đến
Trang 23đâu đi chăng nữa cũng không nên bảo quản trứng ấp quá một tuần (trừ điều kiện bắt buộc) vì từ mười ngày trở đi thì tỉ lệ ấp nở sẽ giảm đi nhiều sau mỗi ngày bảo quản
Trứng được xếp thẳng đứng, đầu lớn hướng lên Những quả trứng xếp ngược, phôi không phát triển thuận lợi sẽ dễ chết trong quá trình ấp
Cần kiểm tra cẩn thận, tránh để sót những trứng bị gạn nứt hoặc mỏng có thể gây bể và gây ô nhiễm máy ấp
Cuối cùng, ở mỗi khay ấp nên có kí hiệu riêng để thuận tiện cho việc theo dõi tránh nhầm lẫn các lô trứng với nhau
2.4.3 Điều kiện môi trường để ấp trứng
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), điều kiện ấp trứng tự nhiên (gà mẹ tự ấp) phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên và sự khéo léo điều khiển nhiệt độ trong khi ấp của con mái Tuy nhiên để nở được, nhiệt
độ của gà để cung cấp cho trứng ấp phải đạt yêu cầu cho sự phát triển sinh lý của phôi biến động 37oC-39oC, đôi khi nhiệt độ này không đảm bảo được, do nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp Cho nên tỉ lệ ấp nở phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ và ẩm độ của môi trường, thường tỉ lệ ấp nở rất thấp, chỉ đạt 60%-70%, ở mùa hè hoặc mùa đông Vì vậy ở các nước tiên tiến có nền chăn nuôi gia cầm công nghiệp đã chế tạo ra máy ấp trứng nhân tạo Điều kiện môi trường trong quá trình ấp trứng là:
Nhiệt độ môi trường để ấp trứng là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến khả năng nở, phát triển sức sống của phôi Nhiệt độ ấp trong máy tối ưu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của phôi, tùy vào loại gia cầm
và môi trường trong phòng ấp Nhưng bình thường phải đạt 37oC Đến nay nhiều tác giả nghiên cứu đã đưa vào qui trình ấp nhiệt độ thích hợp là 37,50oC-39oC
Độ ẩm không khí cần thiết để điều chỉnh sự thải nhiệt của trứng qua thời gian ấp, nó tạo ra môi trường cân bằng cho quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra của phôi Nếu độ ẩm không đạt (cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn) làm trứng tích trữ hoặc mất nhiều nước, làm cho phôi phát triển yếu, gà nở muộn, gà nhỏ hoặc nặng bụng, tỉ lệ nở kém do trứng sát và chết phôi nhiều
Qua nghiên cứu, các nhà kỹ thuật đã đưa thành qui trình về độ ẩm trong máy ấp là 55%-60% (ngày đầu) đến 70%-75%, còn qua nửa cuối chu kỳ đặc biệt ở vài ngày cuối ẩm độ phải bảo đảm 70%-75%
Trang 24Nhiệt độ ấp tối ưu của trứng gia cầm hoang dã nằm trong một loạt các giá trị, thay đổi từ 33ºC đến 39ºC, trong khi một phạm vi hẹp (37ºC đến 38ºC) được coi là nhiệt độ tối ưu cho gia cầm trong nước (Visschedijk, 1991)
Trong quá trình ấp ở nhiệt độ 37,8oC, đặc biệt trong 10 ngày ấp đầu tiên
có khả năng ấp nở tốt nhất (Joseph et al, 2006)
Lourens et a.l (2007), trong một nghiên cứu cũng cho rằng nhiệt độ ấp
liên tục từ 37,80oC là nhiệt độ trong phôi gà và cho sự phát triển phôi thai tốt nhất và tỉ lệ nở
2.4.4 Qui trình ấp nở và chế độ ấp nở
2.4.4.1 Đưa trứng vào máy ấp
Hiện nay trên thế giới lưu hành nhiều loại máy khác nhau, có những công suất khác nhau Sau đây là các loại máy ấp được lưu hành thông dụng: GX10.000 của Hungaria có công suất 10.000 trứng, Victoria của Cuba có công suất 54.000 trứng và PT100 của Thái lan có công suất 90.720 trứng Tất cả các máy có cấu tạo như sau: bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, nguồn nhiệt, lỗ thông khí, bộ phận đảo trứng, quạt đảo khí và điều hòa nhiệt độ, trục chứa vỉ ấp, vỉ ấp, kệ chứa vỉ nở, vỉ nở, khay đựng nước, nhiệt độ và ẩm độ kế Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), trước khi đưa trứng vào máy ấp, máy ấp phải được kiểm tra cẩn thận từng bộ phận Nếu máy đã lâu không chạy thì phải cọ rửa vệ sinh trước 1 tuần, sau đó xông sát trùng máy cách 2 ngày một lần với hỗn hợp 17,50 g thuốc tím + 35 mL Formol/m3 buồng máy Khi xông đóng kín toàn bộ các cửa, các lỗ thoát khí càng lâu càng tốt Nếu máy dùng thường xuyên, thì sau khi vệ sinh sát trùng để máy khô kiệt, tiến hành cho máy chạy, tới khi đủ nhiệt độ và ẩm độ ấp, sau đó mới phun thuốc sát trùng như trên Xông xong cho máy chạy khoảng trên dưới 6 giờ đến khi trong máy đạt nhiệt độ, ẩm độ ấp và kiểm tra lần cuối các bộ phận máy, sau đó mới cho trứng vào
Trứng trước khi đưa vào ấp, phải để ngoài kho lạnh 8 giờ để trứng được nóng dần lên bằng nhiệt độ môi trường, và trứng khô Sau đó mới xếp vào khay ấp Trường hợp khi trứng bảo quản trong kho đã được xếp sẵn vào khay
ấp và làm đầy đủ thủ tục ghi thẻ kho (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003)
Trang 252.4.4.2 Đảo trứng và thông thoáng
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003) cho rằng đảo trứng rất quan trọng để mọi mặt của vỏ trứng được tiếp xúc đều với môi trường không khí trong buồng ấp, mặt khác kích thích phôi hoạt động (chống “phôi ngủ”) và làm thăng bằng vị trí của phôi
Các máy ấp có bộ phận tự động đảo trứng, cứ 1 (hoặc 2) giờ mô tơ đảo 1 lần để có độ nghiêng 45o cho các giàn khay trứng ấp Trường hợp có tiếng lạ khi đang đảo trứng phải cho dừng ngay, có thể do khay bị kẹt Kiểm tra mô tơ đảo, đồng hồ đảo, khởi động từ khi trục trặc để sửa chữa kịp thời (Lê Hồng Mận, 2003)
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) cũng cho rằng đảo trứng nhằm mục đích
để các phôi trong trứng phát triển bình thường và không bị sát vào vỏ Ở máy
ấp công nghiệp đảo trứng được thực hiện bằng hai cách đó là dùng mô tơ hoặc dùng khí nén Hệ thống đảo mô tơ hoạt động sẽ làm quay bánh răng hoặc cần đảo, rồi làm quay trục đảo hoặc kéo các quang treo về một phía làm giá đỡ khay nghiêng đi Khi gốc đảo đạt yêu cầu 45o, công tắc giới hạn sẽ làm ngừng
mô tơ đảo, để kỳ sau đảo ngược lại
Bùi Đức Lũng (2009) nhận định rằng ngoài việc đảo trứng để thuận lợi cho phôi phát triển, không khí trong máy ấp cũng cần được lưu thông nhằm đẩy không khí bẩn, không khí nóng trong máy ra ngoài và hút không khí sạch
ở ngoài vào Đảm bảo lượng oxy cần thiết cho phôi hô hấp và phát triển, đồng thời loại khí độc ra ngoài, đảm bảo CO2 không quá 0,2% trong máy ấp
Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2004) cũng cho biết rằng độ thông thoáng trong máy ấp rất cần thiết nhằm đảm bảo cho các vùng trong máy với 21% oxy và 0,2% (tối đa là 0,3%) khí cacbonic (CO2) Độ thông thoáng chủ yếu phụ thuộc vào đường kính và tốc độ quay vòng của quạt gió có sẵn trong máy Khi muốn tăng quạt giảm nhiệt độ, ẩm độ cần điều chỉnh lỗ thông gió
2.4.4.3 Chuyển trứng từ máy ấp qua máy nở
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003), trước khi chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở thì máy nở phải được cọ rửa vệ sinh, xông sát trùng như máy ấp bằng hỗn hợp 17,50 g thuốc tím + 35 mL Formol/m3 buồng máy Sau đó cho máy chạy đồng thời điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cao cho đạt chế độ nở Tiếp đó đồng thời tắt bộ phận tạo ẩm của máy ấp, bật công tắc cho
bộ phận đảo hoạt động để các khay về vị trí ngang, kiểm tra sinh học và
Trang 262.4.5 Ra gà và đánh giá chất lượng gà nở
2.4.5.1 Ra gà
Theo Võ Bá Thọ (1996), gà con được đựng trong các hộp tông cứng Hộp gà con trước khi xuất được để trong phòng ấm, kín gió và thoáng khí Quá trình vận chuyện phải đảm bảo tránh gió, tránh làm gà con xô đè lên nhau Tốt nhất là dùng xe chuyên dụng vận chuyển từ nơi ấp đến nơi nuôi, nếu phải đi xa không làm ảnh hưởng đến gà con
2.4.5.2 Đánh giá chất lượng gà nở
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), tiêu chuẩn gà loại 1: theo kinh nghiệm đập mạnh vào cạnh khay gà (có tiếng kêu) những gà đứng thẳng là bắt vào khay gà loại 1 Chọn gà đứng vững, nhanh nhẹn, chân thẳng không vẹo ngón, mắt tròn sáng, bụng thon, mềm, rốn khép không bị viêm, lông đều, bóng, khô, sạch, đúng màu lông của dòng, giống gà Gà loại 2: màu sắc vỏ nhem nhuốt, nhiều vết bẩn màu xanh hoặc nâu đỏ, vàng và dính, lông
bị bết và hở rốn nhiều
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở 2.5.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Võ Bá Thọ (1996) nhận định tỉ lệ ấp nở của trứng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu như nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian ấp không đáp ứng được điều kiện
để trứng nở
Nhiệt độ ấp là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố vật lý duy nhất ảnh hưởng đến phát triển của phôi gà và khả năng ấp nở (Decuypere and Michels, 1992)
Lourens et al (2005), trong nghiên cứu của họ báo cáo rằng nhiệt độ môi
trường là một trong trong những yếu tố quan trọng nhất
Ngoài ra, nếu nhiệt độ ấp quá thấp hoặc quá cao, tỉ lệ chết phôi sẽ tăng
lên và do đó tỉ lệ nở sẽ giảm (Suarez et al, 1996)
2.5.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao (thừa nhiệt)
Nhiệt độ vỏ trứng phải được duy trì 37,5oC-38oC trong tuần ấp đầu tiên
và trong tuần ấp cuối cùng của quá trình ấp (Hulet, 2007)
Võ Bá Thọ (1996) cho rằng nhiệt độ trong máy ấp vượt quá 41oC sẽ gây chết phôi hàng loạt vào bất cứ thời điểm nào Nếu nhiệt độ cao trong 2 ngày ấp đầu tiên sẽ gây biến dị vùng đầu Nếu nhiệt độ cao từ ngày thứ 3 đến ngày thứ
5 thường gây hiện tượng hở xoang bụng
Trang 27Những trứng khi đem ấp từ 6 đến 8 ngày bị nhiệt độ cao tác động, nếu phôi chưa chết, khi soi thấy phôi phát triển không đều, một số thích nghi được thì phát triển nhanh, phôi to chìm sâu, khó quan sát (Võ Bá Thọ, 1996)
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), trong các máy ấp lớn nhiệt độ ấp thường xuyên trong phạm vi 37oC-38oC và rất ít khi vượt qua giới hạn này Giai đoạn đầu 6-7 ngày sau khi ấp cần nhiệt độ cao hơn khoảng 37,8oC-38oC Nhiệt độ cao làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hóa thức ăn trong trứng của phôi, niệu nang khép kín sớm Nước trong trứng bốc hơi nhanh tạo khoảng trống niệu nang để chứa nước nội sinh (nước tạo ra do quá trình trao đổi chất) Do kích thích phôi tiêu hóa nhiều lòng trắng, lòng đỏ hơn và thải nhiều nước cặn hơn
Võ Bá Thọ (1996) cũng cho rằng nhiệt độ tăng cao vào giữa thời kỳ ấp cũng gây tình trạng chết phôi nhiều Phôi tụ huyết, xuất huyết lấm tấm dưới
da, có khi thấy ở tim, não Mạch máu của màng túi niệu chứa đầy máu Vào ngày thứ 19 soi kiểm tra cũng thấy sự phát triển của phôi cũng khác nhau Phần lớn phôi phát triển nhanh cũng có màu nâu sậm, thấy cổ phôi nhô lên buồng khí Một số trứng ở đầu nhọn đã tối đen, nhưng phần lớn trứng còn lại đầu nhọn vẫn còn sáng, vì lòng trắng chưa bị tiêu hết, có màng túi niệu với hệ thống mạch máu bọc ngoài, có cả những trứng phôi phát triển chậm và quá chậm
Nhiệt độ tăng cao làm gà con mổ vỏ (khẩy vỏ) sớm ở ngày ấp thứ 18-19 Trứng nở sớm hơn bình thường Gà con nở ra nhỏ nhưng lanh lẹ, lông thưa, xơ xác, ngắn và bẩn, có nhiều gà con hở rốn, để lại một mẫu nhỏ hoặc một phần lòng đỏ bên ngoài Rốn có vết máu khô thành vẩy Máu ở rốn là dấu hiệu đặc trưng của nhiệt độ cao (Võ Bá Thọ, 1996),
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), vào cuối chu kì ấp, khoang niệu nang khép kín, màng niệu nang tiêu đi, lúc này phôi hô hấp bằng phổi
Givisiez et al (2000) báo cáo tăng 1ºC (38,8ºC) so với nhiệt độ ấp tối ưu
(37,8ºC) bắt đầu từ ngày 13 trong quá trình ấp sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ nở của trứng gà
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên tỉ lệ ấp nở của trứng gà
Nhiệt độ (oC) Tỉ lệ nở (%) Thời gian kéo dài (ngày)
Trang 282.5.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ quá thấp (thiếu nhiệt)
Theo Võ Bá Thọ (1996), phôi trứng bắt đầu chậm phát triển từ 27oC Ở nhiệt độ thấp này đĩa phôi lớn lên nhưng không hình thành được phôi và hệ thống mạch máu Do dó sự phát triển của phôi bị dừng lại Nếu rơi vào tình trạng này, cho dù nâng nhiệt độ lên đúng theo yêu cầu, phôi cũng không còn khả năng phát triển bình thường
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm hẳn sự phát triển của phôi, phôi nhỏ, nằm gần
vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém, làm phôi chết nhiều sau 4-6 ngày ấp Những trứng chết phôi lúc này có vòng máu nhỏ nhạt
Nếu thiếu nhiệt đến ngày ấp 19 ta thấy buồn khí còn nhỏ, cổ phôi chưa nhô lên buồng khí Những trứng này sẽ nở với tỉ lệ thấp và chất lượng gà con kém Khi nở gà con khẩy mỏ chậm và không đồng loạt Vết mổ nằm gần đầu lớn nhưng không đều nhau Có tình trạng mổ vỏ ngắt quãng và nghĩ rất lâu
Gà con phá được vỏ trứng chui ra ngoài rất khó khăn, thường nằm lại rất lâu trong vỏ trứng Nếu thiếu nhiệt không nhiều gà con nở ra lông dài, rốn kín, không có vết sẹo, túi lòng đỏ bé, bụng mềm, nhưng nói chung yếu, gà hay nằm, đứng không vững (Võ Bá Thọ, 1996)
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003) cho rằng nếu nhiệt độ thấp kéo dài dưới 37oC gà nở bị năng bụng, thường bị tiêu chảy, sau khi nở mặt trong của vỏ có màu nâu ngà hoặc màu hồng nhạt
Võ Bá Thọ (1996) cho biết nếu thiếu nhiệt trầm trọng và kéo dài, ta mới thấy lòng đỏ nằm ngoài xoang bụng một phần hoặc toàn phần Trong trường hợp này túi lòng đỏ có màu tái xanh hoặc có màu xanh lá cây Phôi chết trong trình trạng thiếu máu, nhợt nhạt Ruột có thể chứa đầy chất lòng đỏ loãng màu vàng nhạt hoặc các chất cặn bã (phân non), đặc biệt ruột già chứa căng đầy đến mức gồ lên từng cục Tim thiếu máu, nhão và to hơn bình thường
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999) cũng cho rằng khi ấp trứng phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35oC-36oC kéo dài trong thời điểm ấp, thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nở bị hở rốn, túi lòng đỏ có màu xanh lá cây
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp lên tỉ lệ ấp nở của trứng gà
Nhiệt độ (oC) Tỉ lệ nở (%) Thời gian kéo dài
Trang 292.5.2 Ảnh hưởng của ẩm độ
2.5.2.1 Ảnh hưởng của ẩm độ quá cao (thừa ẩm)
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), phần lớn trong thời gian ấp độ bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào ẩm độ tương đối của máy ấp Nếu ẩm độ trong máy tăng cao trong những ngày đầu sẽ làm giảm bay hơi nước, góp phần giữ nhiệt, đồng thời làm nước trong trứng bốc hơi từ từ Trường hợp ẩm độ cao và kéo dài, gà sẽ nở rất chậm, chậm một vài ngày
so với bình thường Quá trình nở kéo dài Do phôi phát triển chậm, đến lúc nở màng túi niệu vẫn chưa khô Nếu tách vỏ trứng cho gà ra ngoài sẽ làm đứt các mạch máu, gây tình trạng chảy máu ở rốn, không chết cũng thành gà loại 2 (Theo Võ Bá Thọ, 1996)
Võ Bá Thọ (1996) cho rằng ẩm độ cao vào nửa sau giai đoạn ấp còn nguy hiểm hơn nhiều, nhất là trứng của gà cha mẹ ăn khẩu phần thiếu vitamin nhóm B, gà con thường bị chết sau đó, có trường hợp phôi còng sống cử động hỗn loạn làm rách túi lòng đỏ, thấy phôi chết chìm trong dịch đầy chất lòng
đỏ Suốt dọc ống tiêu hóa của phôi đều căng phòng và chứa đầy dịch lỏng Đây là dấu hiệu đặc trưng của ẩm độ cao và kéo dài
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003) nhận định ẩm độ trong máy
nở ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm bảo 86oF-95,5oF hay 75%-80% Nếu cao hơn mức yêu cầu (quá 80%) gà nở chậm, ít hoạt động, lông gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân nhợt nhạt Gà con bị bụng to và nặng, sau này nuôi gà chậm lớn, tỉ lệ chết cao
2.5.2.2 Ảnh hưởng của ẩm độ quá thấp (thiếu ẩm)
Theo Võ Bá Thọ (1996), ẩm độ thấp trong những ngày ấp đầu tiên làm trứng bốc hơi nhanh, mất nhiều nước gây tỉ lệ chất phôi cao Ẩm độ thấp còn làm cho màng túi niệu phát triển nhanh và khép kín hơn so với bình thường Soi đầu nhọn của trứng ta dễ dàng quan sát hiện tượng này Đến ngày ấp thứ
19, khi chuyển trứng sang máy nở ta thấy phôi phát triển nhanh thông qua hiện tượng này gà khảy mỏ sớm và nở sớm
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999) cho rằng vào cuối thời kì ấp (sang máy nở), phôi đã phát triển hoàn toàn thành gà con, trong trứng cần đủ
độ ẩm để gà con dễ nở Cho nên ẩm độ tương đối trong máy cao hơn so với các giai đoạn ấp khác, mục đích làm giảm độ bay hơi nước trong trứng Nếu lúc này độ ẩm trong máy thấp hơn so với qui định sẽ làm gà chết trong trứng
Trang 30hơi vàng, thậm chí hơi nâu nhạt Đôi khi gà nở quá sớm, trong lúc màng túi niệu hoạt động, các mạch máu vẫn con nhiều máu, ta có thể thấy hiện tượng quanh mỏ gà dính máu
Dấu hiệu đặc trưng của ẩm độ thấp là mảng vỏ trứng (vỏ lụa nằm dưới lớp vỏ cứng) khô và rất dai Khi gà mổ vỏ ta thấy mảnh vỏ rơi ra nhưng màng
vỏ không bị rách,… quá trình nở rất chậm (Võ Bá Thọ, 1996)
2.5.3 Ảnh hưởng của độ thông thoáng
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), thông thoáng không khí là một vấn đề hết sức quan trọng trong máy ấp công nghiệp, nồng độ O2 và CO2 trong máy Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003) cho biết độ thông thoáng là tốc độ hút không khí sạch ở ngoài vào và tốc độ đẩy không khí bẩn (chứa nhiều CO2, H2S…), khí nóng trong máy ra ngoài Đảm bảo thông thoáng khí
là đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho phôi hô hấp và phát triển, đồng thời loại khí độc CO2 Nếu nồng độ CO2 vượt cao, nồng độ khí O2 giảm cũng
có thể làm cho phôi chết hàng loạt Phôi chết ngạt thường thấy ở trứng ấp sau 9-12 ngày tất nhiên còn có thể kết hợp với một số nguyên nhân khác như trứng
bị bẩn lấp hết lỗ thông khí trên bề mặt vỏ trứng Để đảm bảo độ thông khí, thì những hệ thống quạt hút, quạt đẩy phải làm việc liên tục chạy đủ tốc độ
Oxy rất cần cho phôi gia cầm phát triển Ở giai đoạn đầu khi ấp, vì phôi còn lợi dụng dưỡng chất khi trong lòng đỏ, nên cần ít không khí, nhưng vào những giai đoạn sau phôi phát triển mạnh thành gà con, cần nhiều dưỡng khí đồng thời thải khí CO2 ra ngoài, lúc đó buồng khí dữ trữ dưỡng khí không đủ,
do đó phải lấy từ ngoài vào qua các lỗ khí trên vỏ trứng Vì vậy lò ấp và phòng
ấp phải thoáng bằng cách tăng cường lưu thông khí trong phòng ấp (ở máy ấp
có quạt để không khí vào) Nếu thiếu dưỡng khí gà con bị ngạt không nở được, gây chết hàng loạt Đảo trứng liên tục là biện pháp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và không khí ở mọi vị trí của quả trứng (Bùi Đúc Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 1999)
Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002) cho rằng trong máy
ấp cần đảm bảo 21% oxy và 0,4-0,10% khí cacbonic Nếu khí cacbonic cao hơn 0,4% có hại tới sự sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây tỉ lệ chết cao, nồng độ oxy không thể thấp dưới 15%
2.5.4 Ảnh hưởng của việc đảo trứng
Theo Võ Bá Thọ (1996), trứng trong khay ấp khi còn trong máy phải được đảo nghiêng (trái, phải) theo chu kì 1-2 giờ/lần Ở mấy ấp tự động, tùy vào loại máy cứ 1-2 giờ máy tự vận hành đảo trứng 1 lần
Trang 31Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999) cho rằng trong những ngày
ấp đầu tiên, nếu không đảo trứng phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, sự phát triển bị ngừng lại và phôi bị chết Khi soi trứng sẽ thấy vết đen dính vào vỏ
Trứng xếp vào khay ấp ở ngày đầu phải để đầu to (chứa buồng khí) lên trên, đầu nhọn xuống dưới, nếu xếp ngược lại, thì tuy phôi phát triển bình thường, nhưng vào cuối chu kì ấp đầu phôi gà ở phía dưới đầu nhọn (đầu không chứa buồng khí) sẽ không có không khí thở và bị chết ngạt Có thể đặt nghiêng 45o cũng không ảnh hưởng đến sự ấp nở Nếu đảm bảo đầu to lên trên, khi sang máy nở thì trứng không phải xếp như trên mà trứng đặt nằm ngang, vì lúc này đầu gà con đã ngóc lên buồng khí, hơn nữa để trứng nở dễ dàng (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân sơn, 2003)
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), đảo trứng nhằm đảm bảo phôi phát triển thuận lợi, không sát vào vỏ, nằm đúng vị trí theo yêu cầu theo yêu cầu phát triển của chúng
Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002) cũng cho rằng mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và giữa Trứng được đảo một góc 90o nếu xếp nghiêng, đảo 180o nếu xếp nằm ngang 2 giờ/1 lần Một ngày đảo 10-12 lần Nếu 6 ngày đầu không đảo trứng phôi dính vào vỏ không phát triển và chết Sau 13 ngày không đảo túi niệu không khép kín, lượng anbumin không được vào bên trong túi niệu dẫn đến tỉ lệ chết phôi cao, khi gia cầm mổ vỏ sẽ không đúng vị trí, phôi bị dị hình ở phần mắt, mỏ, đầu
Đảo trứng sai có thể gây tác động tiêu cực về trao đổi khí qua lớp màng đệm túi niệu, lòng trắng không được hấp thu nằm giữa lớp màng đệm túi niệu
và lớp màng vỏ bên trong, do đó làm giảm sự trao đổi khí, giảm áp lực oxy động mạch của phôi và tăng giá trị haematocrit (Deeming, 1989; Wilson, 1991)
2.5.5 Ảnh hưởng của việc thu lượm
Theo Hồ Văn Giá (1969), nếu không thu lượm trứng sau mỗi khi gà vào
đẻ, gà sẽ nằm lên trứng Gặp nhiệt độ của gà chuyển sang mầm của trứng vừa tượng hình Đến khi gà đẻ xong rời ổ, trứng nguội trở lại Mầm trứng vừa tượng hình, rơi vào hoàn cảnh không phù hợp thì bị chết hoặc yếu đi Khi đem
ấp, trứng không nở chết phôi ở giai đoạn đầu hoặc nở yếu đi
Trang 32chất ít) Trong vòng 2 giờ sau khi ra khỏi cơ thể gà mái, trứng có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong trứng, trứng không bị nóng lên khi gà khác vào nằm đẻ, nhất là vào mùa hè
2.5.6 Ảnh hưởng việc bảo quản trứng ấp và thời gian trữ trứng
Theo Bùi Quang Toàn (1981), để bảo vệ khả năng sống của phôi người
ta thường bảo quản trứng ấp ở nhiệt độ 10oC-15oC, nhiệt độ thấp quá cũng không tốt đối với trứng Khi nhiệt độ lên quá cao 27oC các quá trình sống trong trứng tăng lên, nhưng sự phát triển của phôi diễn ra không đúng qui luật dẫn đến sự chết phôi Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong thời gian bảo quản trứng, nhiệt độ có liên quan đến thời gian trữ trứng, nhiệt độ 15oC-16oC
có thể bảo quản trứng trên 1 tuần và nhiệt độ thấp hơn có thể bảo quản lâu hơn nữa
Nguyễn Duy Hoan (1999) cho rằng trứng sau khi đẻ ra nhiệt độ môi trường thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể mẹ, quá trình phát triển của phôi bị dừng lại nhưng sự trao đổi chất trong trứng vẫn tiếp tục Để bảo quản trứng ấp
có hiệu quả cao nhất nên trữ trứng nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp hay mưa ẩm Khi nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho phôi phát triển, song nếu nhiệt
độ không thích hợp sẽ gây chết phôi Khi nhiệt độ cao lên 27oC thì trứng bắt đầu phát triển phôi, nhưng phôi lớn không đều và bị chết sớm
Khi bảo quản trứng sẽ bị bốc hơi nước Muốn hạn chế sự bốc hơi nước của trứng phải tăng ẩm độ môi trường Ẩm độ càng cao thì tỉ lệ mất hơi nước càng thấp nhưng không được phép để ẩm độ tăng đến 90%-100% vì ở mức ẩm
độ này sẽ tạo điều kiện cho nấm móc phát triển Nhiệt độ cao còn làm nóng lòng trắng và lòng đỏ bị phân giải và tạo thành khí CO2 (Nguyễn Duy Hoan, 1999)
Theo Đào Đức Long và Trần Long (1993), nhiệt độ tốt nhất cho việc bảo quản trứng ấp là 15oC-18oC với ẩm độ tương đối là 75%-80% Trứng ấp mùa
hè không nên để lâu quá 7 ngày, tốt nhất là 5 ngày trở lại Nhiệt độ cao quá
30oC còn gây ra tình trạng phôi phát triển sớm rồi chết nửa chừng Không dự trữ trứng ấp lâu hơn 4-5 ngày, nếu để lâu khả năng ấp nở sẽ kém Trong thời gian bảo quản 5-7 ngày, mỗi ngày giảm tỉ lệ nở đi 1%, đến 8-14 ngày, tỉ lệ nở giảm sẽ là 2%-3%
Nguyễn Thị Tú et al (2014) báo cáo rằng thời gian bảo quản và tỉ lệ
trứng có phôi có mối tương quan nghịch rất chặt chẽ Thời gian bảo quản trứng dài làm giảm tỉ lệ trứng phôi, tăng tỉ lệ trứng chết phôi và giảm tỉ lệ nở
Trang 33Khi nhiệt độ thấp hơn 10oC sẽ ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng bảo quản đến 3 ngày ở nhiệt độ 28oC-33oC kết quả nở không bị ảnh hưởng Trong điều kiện cần để trứng dài ngày hơn (từ 7 đến 14 ngày) nhiệt độ bảo quản cần giữ 15oC-20oC Trong thời gian bảo quản này, mỗi ngày trứng phải đảo một lần với một góc 180oC (Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm, 2002) Trong thực tế, khi trứng được lưu trữ trong thời gian dài và thời gian hóa lỏng của lòng trắng có thể vượt quá một ngưỡng nhất định làm giảm tỉ lệ ấp (Tilki and Saatci, 2004)
Jin et al (2011) trong một nghiên cứu báo cáo rằng trọng lượng trứng
giảm, pH lòng trắng bị rất nhiều ảnh hưởng bởi nhiệt độ lưu trữ và thời gian trứng
2.5.7 Ảnh hưởng do khối lượng trứng
Theo Nguyễn Duy Hoan (1999), những quả trứng quá to hoặc quá bé có
tỉ lệ thành phần không cân đối và đặc biệt là chế độ ấp không phù hợp với những trứng có khối lượng ấp nằm ngoài giới hạn (quá to hoặc quá bé) Vì những quả trứng quá lớn đòi hỏi nhiệt nhiều hơn để sưởi nóng, nếu nhiệt độ không đủ thì sự phát triển của phôi sẽ chậm lại
Khối lượng trứng đã được nghiên cứu rộng rãi trong thời gian qua Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng khối lượng trứng có thể ảnh hưởng trên cả đàn
gà bố mẹ và trứng của chúng
Gonzalez et al (1999) trong một nghiên cứu liên quan đến quả trứng có
trọng lượng trung bình đạt được khả năng ấp nở tốt
Tufft and Jensen (1991), ảnh hưởng của khối lượng trứng trên khối lượng gà đã được tìm thấy không có mối quan hệ với tuổi của những gà bố mẹ
nhỏ hoặc trứng có khối lượng quá lớn
Wilson (1991), mối tương quan cao giữa khối lượng trứng và khối lượng
gà xuất chuồng rõ ràng là một yếu tố kinh tế quan trọng
Asuquo and Okon (1993), đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi gà mái và
Trang 34Senapati et al (1996), báo cáo có một mối tương quan giữa khối lượng
trứng và khả năng ấp nở của nó
Abiola et al (2008), Có mối tương quan chặt chẽ giữa khối lượng trứng
và khối lượng gà con mới nở Gà con nhỏ nở từ những trứng nhỏ, gà con lớn
nở từ những trứng lớn Trong giai đoạn nuôi khởi động, lượng thức ăn hàng ngày của gà con nở từ trứng lớn tăng hơn gà con nở từ trứng nhỏ, khi ở giai đoạn vỗ béo có mối quan hệ nghịch đảo giữa mức ăn vào với khối lượng trứng
và khối lượng nở ra gà con Cỡ trứng trung bình là kích cỡ lý tưởng cho việc
có được tỉ lệ nở tốt và kết quả tăng trọng tốt nhất trên gà con hướng thịt
Theo Moreki (2006), nếu trọng lượng trung bình của quả trứng nặng hơn
40 g và có trứng rất khó kiểm tra khả năng sinh sản của chúng và có thể gây ra vấn đề với máy ấp nhân tạo
Bảng 2.6: Kết quả ấp nở theo mức khối lượng trứng khác nhau
Khối lượng trứng (g) Tỉ lệ ấp nở (%) Tỉ lệ gà loại 1 (%) Khối lượng gà con 1
ngày tuổi (g) 44-48 63,00 61,00 30,20 49-52 74,00 73,00 34,10 53-56 81,00 80,70 36,40 57-60 86,10 85,10 39,00 61-64 86,50 85,70 40,90 65-70 76,70 74,70 44,50
Nguồn: Bùi Đức Lũng và Nguyễn Thị San (1993)
2.5.8 Ảnh hưởng do di truyền
Theo Bùi Xuân Mến (2008), các yếu tố di truền có ảnh hưởng đến khả năng ấp nở có thể kể như sau:
Nhân giống cận huyết: không có sự chọn lọc nghiêm ngặt cho khả năng
nở, đã cho thấy kết quả ấp nở thấp
Lai giống và lai gần: dù rằng những kết quả của lai giống thuần hoặc phương pháp cận lai trong các giống sẽ phụ thuộc vào đặc tính hoặc gen được mang bởi đàn cha mẹ, việc lai giống như vậy sẽ dẫn đến tỉ lệ ấp nở tăng
Gen gây chết và nửa gây chết: có hơn 30% gen gây chết và nửa gây chết được biết trong gia cầm Những gen này sẽ gây chết trong quá trình phát triển của phôi trước cuối thời kỳ ấp hoặc ngay sau khi gà nở
Sản xuất trứng: trứng gà mái có tỉ lệ đẻ cao sẽ có phôi cao hơn trứng gà mái có tỉ lệ đẻ thấp
Các yếu tố gây chết có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng cuả chúng biểu hiện ở chổ gà con có thể không nở ra được hoặc chết trong giai đoạn phát triển đầu của phôi Điều này làm khó khăn cho việc tìm ra nguyên nhân của sự chết
Trang 35phần lớn các yếu tố gây chết di truyền dưới dạng lặn được thể hiện trong giao phối cận huyết.
2.5.9 Ảnh hưởng của chỉ số hình dáng
Roland (1979) báo cáo rằng đặc điểm bên trong và ngoài của vỏ trứng thay đổi có ý nghĩa thống kê theo độ tuổi
Pandev et al (1984), mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình với đặc
điểm chất lượng trứng đã được báo cáo là một yếu tố quan trọng
Các đặc tính chất lượng bên trong của trứng như khối lượng và chất
lượng bên ngoài vỏ trứng có tác động lên khả năng ấp nở của trứng (Altan et
al, 1995)
Hurnik et al (1997), đặc điểm của trứng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều tác
nhân khác nhau bao gồm cấu trúc di truyền của đàn, thức ăn, sức khỏe, tuổi của đàn, chuồng trại, điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản
Xem xét hình học của trứng, đó là được biết đến rằng hình dạng của nó
là rất quan trọng trong giai đoạn ấp Trứng bình thường (hình bầu dục) có khả năng ấp nở tốt hơn so với trứng có hình tròn hoặc bất thường (De Los Santos
et al, 2007)
Narushin and Romanov (2002) chỉ ra rằng sự gia tăng độ dày vỏ trứng có thể dẫn đến trong một tỉ lệ nở cao hơn như nó đã được quan sát thấy rằng tỉ lệ
nở của trứng dày vỏ cao hơn trứng với vỏ mỏng hơn
2.5.10 Ảnh hưởng do yếu tố dinh dưỡng
Trứng ấp thiếu dinh dưỡng là trứng có chất lượng kém sẽ không cho tỉ lệ
nở cao, gia cầm con nở ra sẽ không thể khỏe mạnh bình thường được Nguồn gốc của trứng thiếu dinh dưỡng là do gia cầm sinh sản không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999) cho rằng thiếu một số vitamin và khoáng trong trứng (chính là thiếu trong thức ăn của gà đẻ) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển phôi và quá trình ấp nở, cũng như chất lượng gà con
Thiếu vitamin B1 (Thiamin): Đặc trưng trong trứng thiếu vitamin B1 là
gà con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh (Polineurist) Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số con có thể bị liệt Cần tăng vitamin B1 trong thức ăn
Trang 36ấp ở những phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn Cần bổ sung vitamin B2 vào thức ăn cho gà đẻ
Thiếu vitamin H (Biotin): Khi thiếu vitamin H trong thức ăn của gà đẻ, gây chết phôi Những phôi chết thấy biến dạng như đầu to, mỏ ngắn, mỏ trên quặp xuống, cá xương đùi, bàn chân ngắn lại Gà con ngửa đầu vào lưng vào quay tròn đến khi chết, gà bị bệnh thần kinh
Thiếu vitamin B12 (Cobalamine): Khi thiếu vitamin B12 tỉ lệ chết phôi tăng, thận sưng, xung huyết và đọng niều muối urat màu trắng ngà Gà và vịt con nở ra mắt nhắm nghiền, có nhiều mắt dữ, da chân khô
Thiếu vitamin D3 (Cholecalcipherol): Khi thiếu vitamin D3 thì chất lượng trứng giảm, tỉ lệ nở giảm Trứng bị dị hình nhiều, vỏ mỏng, do đó nước trong trứng bốc hơi mạnh Khả năng sử dụng Calci, Photpho của phôi kém Gây tỉ lệ chết phôi cao trong giai đoạn cuối thời kỳ ấp Tuy nhiên thừa vitamin D3 cũng làm giảm tỉ lệ ấp nở
Thiếu Calci, Photpho làm vỏ trứng mỏng, dị hình, tỉ lệ trứng có phôi và
ấp nở kém, phôi chết nhiều Gia cầm nở ra bị khuyết tật ở các bộ phận xương chân, đầu, cánh,…
Thiếu Mangan làm giảm chất lượng vỏ trứng: Phôi phát triển kém và dị hình như chân ngắn, đầu to, mỏ vẹt, đùi cong Gia cầm con đầu gục vào bụng Điển hình gia cầm con nở ra bị sưng khớp xương, đi lại khó khăn, bị liệt (bệnh Perosis)
Nói tóm lại khi sự phát triển của phôi và gà con nở ra kém phát triển, bị khuyết tật, tỉ lệ chết phôi cao, gà con một ngày tuổi bị loại thải cũng còn bởi nguyên nhân khác, nhưng nguyên nhân quan khối là thức ăn cho gà đẻ sinh sản thiếu dinh dưỡng, vitamin và khoáng Cần bổ sung chúng vào thức ăn cho
gà đẻ đầy đủ
2.5.11 Những yếu tố ảnh hưởng khác
Theo Bùi Quang Toàn (1981), tỉ lệ nở của trứng ấp không những đơn thuần phụ thuộc vào những yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, việc đảo trứng,… mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
Ảnh hưởng của gia cầm trống và cơ cấu đàn lên tỉ lệ ấp nở: Qua nhiều kết quả nghiên cứu, người ta thấy rằng trứng ở những con gà ghép đôi giao phối khác tuổi có tỉ lệ thụ tinh cao hơn là những trứng ở những con gà bố mẹ cùng tuổi Khi thời tiết nóng cũng trong thời gian thay lông của gà trống thì khả năng thụ tinh của trứng giảm đi