Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), phôi bị biến dạng trầm trọng, do sự phát triển của sụn, xương của tứ chi yếu. Biểu hiện là chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to. Xương ống ngắn và cong, một hiện tượng khác là đầu to, xương hàm và mỏ ngắn, mỏ quặp xuống, không có lông. Phôi bị chết sớm, đôi khi thân sưng mọng. Nguyên nhân là thiếu dinh dưỡng trong trứng, do đàn gà sinh sản ăn thức ăn không cân đối chưa đầy đủ chất đạm, chất khoáng kể cả vitamin như vitamin B2, vitamin H và Mangan (Mn).
2.7.2 Bệnh gà con bị dính bết khi nở
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003), gà con bị bết dính khi nở hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi gà bắt đầu mỏ vỏ. Lỗ ở vỏ trứng mà gà vừa mổ tràn ra một chất lỏng dính và khô rất nhanh, làm bịt kín mũi và mỏ của gà con làm gà bị chết ngạt... một số trường hợp vỏ trứng mỏ to, gà nở được nhưng chất nhày này làm lông dính bết, có khi dính cả vỏ trứng, làm gà không cử động được. Nguyên nhân là do thức ăn của bố mẹ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin B2 và vitamin H nhưng lại thừa đạm (protein động vật).
2.7.3 Bệnh khèo chân hay perosis
Biểu hiện ở các khớp đùi nối với xương ống chân và bàn chân bị sưng, gân bị trượt khỏi khớp, vì vậy làm cho chân gà bị khoèo về một phía, gà hầu như không đi ngược lại được hoặc đi bằng khủy chân (đi bằng đầu gối). Những gà bị khoèo chân nên loại, không nên nuôi. Nguyên nhân là do thiếu khoáng Mangan (Mn), Axit folic, vitamin H kể cả vitamin B12 (Cobalamine) trong khẩu phần ăn của đàn gà sinh sản (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 1999).