0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đánh giá của người dân về công tác tập huấn kỹ thuật

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN (Trang 43 -48 )

4.2.5.1. Đánh giá về việc chọn đối tượng.

4.2.5.2. Đánh giá về nội dung tập huấn.

Với các nội dung đã được tập huấn qua 3 năm 2008 - 2010 thì liệu rằng nó có phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của người dân và của địa phương hay không? Và nội dung nào là phù hợp hơn cả? để hiểu được các nội dung đào tạo, tập huấn có phù hợp ta đánh giá kết quả thông qua bảng 4.15

Bảng 4.15 Mức độ phù hợp về nội dung của một số chương trình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định

STT Nội dung đào tạo, tập huấn Mức độ phù hợp (n=120) Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Ít phù hợp Không phù hợp 1 Cấu tạo các loại

động cơ, máy nổ

11 35 51 16 7

2 Sửa chữa máy NN 24 52 42 2 -

3 An toàn vệ sinh lao động

16 46 47 8 3

Căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp về nội dung, qua bảng 4.15 ta thấy, với 3 mức độ phù hợp của các chương trình đào tạo, tập huấn máy nông nghiệp sau khi kết thúc.

Khi tổng hợp 120 phiếu khi tiến hành điều tra các hộ nông dân thì nội dung sữa chữa máy nông nghiệp đươc người dân đánh giá là phù hợp nhất trong các nội dung đào tạo, tập huấn tương ứng với điều kiện cụ thể của địa phương. Cụ thể như sau: Mức độ rất phù hợp có 24 phiếu (chiếm 20%), phù hợp có 52 phiếu (chiếm 43,33%), bình thường 42 phiếu (chiếm 35%), ít phù hợp có 2 phiếu (chiếm 1,67%). Tiếp đó là nội dung an toàn vệ sinh lao động: Mức độ rất phù hợp có 16 phiếu (chiếm 13,33%), phù hợp có 46 phiếu (chiếm 38,33%), bình thường 47 phiếu (chiếm 39,17%), ít phù hợp và không phù hợp có 11 phiếu (chiếm 9,17%). Cuối cùng là nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ: Mức độ rất phù hợp có 11 phiếu (chiếm 13,33%), phù hợp có 35 phiếu (chiếm 38,33%), bình thường 51 phiếu (chiếm 39,17%), ít phù hợp và không phù hợp có 23 phiếu (chiếm 19,17%).

Nội dung về sửa chữa máy được đánh giá là phù hợp hơn cả bởi trên địa bàn vì số lượng máy sử dụng vào sản xuất nhiều, nhu cầu về sửa chữa là rất cao do những hỏng hóc trong quá trình làm việc. Tiếp đến là nội dung an toàn vệ sinh lao động vì việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, đã kéo theo những nguy cơ tiềm ẩn về mất vệ sinh an toàn lao động. Trong quá trình lao động người dân tiếp xúc với nhiều cơ mất an toàn như tai nạn lao động, tai nạn do máy móc thiết bị, nhiễm độc do sử dụng các loại hoá chất không đúng quy trình…Hậu quả cũng đa dạng như say nắng, cảm lạnh, ngộ độc thuốc trừ sâu, tóc bị máy cuốn, vật cứng, thóc bắn vào mắt…Vì vậy sau quá trình tập huấn nội dung này được người dân đánh giá rất cao vì nó áp dụng có hiệu quả vào cuộc sống sản xuất của nông dân.

Phương pháp tập huấn là tập hợp các công việc được thiết kế một cách khoa học, hỗ trợ nhau để thực hiện thành công việc chuyển tải kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học. Phương pháp tập huấn mà các cán bộ tập huấn viên là phương pháp nào? Phương pháp đó có phù hợp hay không? Có dễ hiểu đối với người dân hay không? Bảng 4.16 trình bày chi tiết về phương pháp giảng dạy của các cán bộ tập huấn huyện Tràng Định trong một số chương trình đào tạo, tập huấn.

Bảng 4.16: Đánh giá phương pháp giảng dạy của cán bộ tập huấn về máy nông nghiệp huyện Tràng Định trong một số chương trình đào tạo, tập

huấn STT Chỉ tiêu Số lượng (Phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt, kết hợp nhiều phương pháp và rất dễ tiếp thu 9 7,5

2 Thích hợp, có sự tham gia của người dân và dễ hiểu

40 33,33

3 Có thể tiếp thu được 30 25

4 Chủ yếu là thuyết trình và khó hiểu

36 30

5 Ý kiến khác 5 4,17

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)

Bảng 4.16 đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá phương pháp đào tạo như: Rất tốt, kết hợp nhiều phương pháp và dễ tiếp thu; thích hợp, có sự tham gia của người dân và dễ hiểu; có thể tiếp thu được; chủ yếu là thuyết trình và khó hiểu; một số ý kiến khác. Qua bảng thống kê và phân tích 4.16 cho thấy phương pháp tập huấn giảng dạy của cán bộ tập huấn máy nông nghiệp là có sự tham gia của người dân và dễ hiểu được đánh giá khá cao. Kết quả tổng hợp trong tổng hợp trong 120 phiếu điều tra nông dân tham gia tập huấn thì có 40 phiếu (chiếm 33,33%) đánh giá phương pháp giảng dạy thích hợp, có sự tham gia của người dân và dễ hiểu; 36 phiếu (chiếm 30%) cho rằng chủ

yếu là thuyết trình và khó hiểu; 30 phiếu (chiếm 25%) có thể tiếp thu được; 9 phiếu (chiếm 7,5%) đánh giá là rất tốt, kết hợp nhiều phương pháp và dễ tiếp thu; còn lại 5 phiếu (chiếm 4,17%) là các ý kiến khác.

Nhìn chung các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư và các tập huấn viên đã sử dụng phương pháp thích hợp và đã chú ý đến sự tham gia của người dân trong lớp học. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến (66 phiếu) cho rằng các phương pháp mà cán bộ tập huấn sử dụng mới chỉ dừng lại ở "Có thể tiếp thu được" và "Chủ yếu là thuyết trình, khó hiểu". Như chúng ta đã biết, thuyết trình có thể là một phương pháp rất có hiệu quả, giới thiệu được nhiều thông tin cho người học nhưng phương pháp này là dạng giao tiếp một chiều mà học viên giữ vai trò thụ động. Vì vậy trong các buổi tập huấn sau cán bộ tập huấn nên kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi giảng viên đều có phương pháp riêng của mình, tuy nhiên nên lựa chọn một phương pháp thích hợp nhất, không theo ý kiến cá nhân mà theo ý kiến, quan điểm của học viên. Thực tế hiện nay cho thấy phương pháp lấy học viên làm trung tâm được sử dụng phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong các chương trình đào tạo, tập huấn. Đây là phương pháp có hiệu quả thích hợp với nhiều học viên khác nhau. Tập huấn viên nên có những trao đổi ngoài lề về khoá tập huấn, bởi vì có những học viên quá rụt rè, khiêm tốn, ít khi phản ứng hay phát biểu trong lớp đông người, nhưng có thể trao đổi với tập huấn viên rất thoải mái những khó khăn và vấn đề họ gặp phải trong thực tế. Qua đó chúng ta có thể xác định rõ hơn khó khăn, nhu cầu và các vấn đề của họ.

4.5.2.4. Đánh giá về thời lượng tập huấn.

Để tập huấn có hiệu quả thì thời gian tập huấn là khí cạnh không thể bỏ qua, nó góp phần quan trọng tạo nên sự thành công cho khoá đào tạo, tập huấn. Liệu thời gian của một khoá tập huấn như vậy có quá dài hay quá ngắn so với khả năng tiếp thu của học viên không? Khoảng thời gian đó có đủ cho

người dân áp dụng được không? Bảng 4.17 sẽ đánh giá về thời gian một số khoá đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp.

Bảng 4.17: Đánh giá thời gian của một số kháo đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định

STT Nội dung các chương trình tập huấn

Chỉ tiêu

Dài Vừa đủ Ngắn

1 Cấu tạo các loại động cơ, máy nổ

12 40 68

2 Sửa chữa máy NN 8 31 81

3 An toàn vệ sinh lao động 8 43 69

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng 4.17 ta thấy người dân đánh giá thời gian của các buổi tập huấn là ngắn so với khả năng tiếp thu và lượng kiến thức mà các buổi tập huấn mang lại.

Trong tổng 120 phiếu được điều tra thì số lượng ý kiến về 3 nội dung dựa trên 3 mức được người dân lựa chọn như sau:

Nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ: có 12 phiếu (chiếm 10%) đánh giá ở mức dài, 40 phiếu (chiếm 33,33%) đánh giá ở mức vừa đủ, 68 phiếu (chiếm 56,67%) đánh giá ở mức ngắn.

Nội dung cấu tạo sửa chữa máy nông nghiệp: có 8 phiếu (chiếm 6,67%) đánh giá ở mức dài, 31 phiếu (chiếm 25,83%) đánh giá ở mức vừa đủ, 81 phiếu (chiếm 67,5%) đánh giá ở mức ngắn.

Nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ: có 8 phiếu (chiếm 6,67%) đánh giá ở mức dài, 43 phiếu (chiếm 35,83%) đánh giá ở mức vừa đủ, 69 phiếu (chiếm 57,5%) đánh giá ở mức ngắn.

Như vậy ta thấy đa số lượng ý kiến đánh giá các buổi tập huấn có thời gian, đặc biệt là nội dung sửa chữa máy (67,5%). Hiện nay việc áp dụng các máy móc vào hoạt động sản xuất đòi hỏi khả năng tự sửa chữa máy ngày càng cao. Trên thực tế các lớp đào tạo, tập huấn được tổ chức trên điạ bàn huyện chỉ kéo dài từ 1 - 2 ngày. Mà hầu hết các buổi tập huấn có lượng kiến thức

không phải là nhỏ. Do vậy nếu so sánh khối lượng kiến thức và thời gian tập huấn quả là không phù hợp. Không những vậy đối tượng của các lớp tập huấn đa số là nông dân có trình độ văn hoá chưa cao, độ tuổi trung niên nên khả năng tiếp thu kiến thức chậm, quên nhanh… Nếu người cán bộ tập huấn không có sự nhạy bén nắm bắt tâm trạng, đặc điểm học của học viên và tìm cách khắc phục sẽ làm chất lượng buổi tập huấn không cao. Do đó cán bộ tập huấn nên lập kế hoạch một cách linh hoạt thời gian học/khối lượng kiến thức sao cho phù hợp với mặt bằng chung của lớp tập huấn.

Nhìn chung hầu hết các ý kiến cho rằng thời gian tập huấn là ngắn so với khả năng tiếp thu của họ. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến ngược lại bởi vì họ là những người am hiểu, họ đã có kiến thức đó thông qua các phương tiện khác.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN (Trang 43 -48 )

×