0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đánh giá cơ bản về trình độ hiện tại của người dân sử dụng máy trên địa bàn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN (Trang 31 -40 )

máy trên địa bàn.

Để đánh giá trình độ hiểu biết của người dân về sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định, em tiến hành điều tra đối với 120 hộ nông dân sử dụng máy phục vụ lĩnh vực nông nghiệp trên tổng số các hộ có máy của 4 xã cánh đồng: Đại đồng, Tri Phương, Hùng sơn, Đề Thám. Các xã này có hệ thống máy nông nghiệp rất phát triển và có lượng người tham gia các lớp tập huấn tương đối nhiều.

4.2.3.1. Đánh giá trình độ hiểu biết về: Cấu tạo phần động lực - Máy nổ các loại, động cơ điện các loại.

Trên địa bàn huyện Tràng Định tỷ lệ các hộ dân sử dụng máy móc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp so với các huyện trong toàn tỉnh là tương đối cao. Những năm gần đây số lượng máy nông nghiệp tăng đột biến do nhu

cầu sử dụng máy móc vào các hoạt động sản xuất ngày càng cao. Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng máy móc vào sản xuất, trước tiên ta phải tiến hành điều tra mức độ am hiểu của các hộ về cấu tạo của loại động cơ mà gia đình đang sử dụng.

Động cơ Diezel là loại động cơ sử dụng phổ biến ở các máy nông nghiệp mà địa phương hiện có như: máy cày, máy bừa, máy phay...v.v. Số lượng máy chiếm đa số trong trong các loại máy làm đất, theo kết quả điều tra đã tiến hành đối với 120 hộ của 4 xã cánh đồng: Đại Đồng, Tri Phương, Hùng Sơn, Đề Thám. Ta có kết quả đánh giá trình độ hiểu biết về động cơ Diezel của người dân được thể hiện qua bảng 4.5:

Bảng 4.5: Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ diezel

Nội dung Mức độ (n=120) Thành thạo Tỷ lệ (%) Hiểu sơ sơ Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%)

Cơ cấu biên tay quay 18 15,0 36 30,0 66 55,0

Phân phối khí 16 13,33 34 28,33 70 58,34

Hệ thống bôi trơn 16 13,33 40 33,33 64 53,34

Cơ cấu giảm áp 22 18,33 50 41,67 48 40,0

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy rằng đối với một số bộ phận của động cơ như: cơ cấu giảm áp người dân đã cơ bản nắm được cấu tạo vì đây là những bộ phận thường là ít chi tiết, có cấu tạo đơn giản và nguyên lý hoạt động dễ hiểu nên người dân dễ nắm bắt và có thể học hỏi lẫn nhau khi sử dụng.

Còn một số bộ phận khác như: cơ cấu biên tay quay, phân phối khí, … v.v người dân chưa nắm được nhiều cấu tạo do các chi tiết này có cấu tạo phức tạp, ít tiếp xúc, khi gặp sự cố họ thường mang tới các xưởng sửa chữa trên địa bàn để khắc phục. Tỷ lệ người dân am hiểu về các bộ phận này là rất thấp, điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành cũng như bảo dưỡng

máy móc. Vì thế cần tìm phương pháp truyền đạt dễ hiểu, dễ năm bắt cho người dân tìm hiểu nhiều hơn trong các đợt tập huấn.

Động cơ xăng cũng là loại động cơ sử dụng phổ biến ở các máy phục vụ sản xuất nông nghiệp mà địa đang sử dụng như: máy gặt, máy tuốt lúa, máy bơm nước...v.v. Số lượng máy chiếm số lượng nhiều trong trong các loại thu hoạch và máy phục vụ nông nghiệp khác, theo kết quả điều tra đã tiến hành với 120 hộ trên tổng số hộ sử dụng máy. Ta có kết quả đánh giá trình độ hiểu biết về động cơ xăng của người dân được thể hiện qua bảng 4.6:

Bảng 4.6: Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ xăng

Nội dung Mức độ (n=120) Thành thạo Tỷ lệ (%) Hiểu sơ sơ Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%)

Cơ cấu biên tay quay 18 15,0 36 30,0 66 55,0 Hệ thống cung cấp

nhiên liệu 17 14,17 30 25,0 73 60,83

Hệ thống bôi trơn 23 19,17 41 34,17 56 46,66 Hệ thống đánh lửa 21 17,5 38 31,67 61 50,83 Qua bảng số liệu 4.6, chúng ta thấy trình độ am hiểu của người dân về động cơ xăng là tương đối thấp. Trong đó hệ thống bôi trơn và hệ thống đánh lửa được tiếp cận nhiều nên phần lớn người dân đều nắm được, vì những bộ phận anỳ thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc bao dưỡng và hay gặp sự cố. Còn lại các hệ thống khác đa số người dân chưa nắm rõ được nhiều về cấu tạo. Điều này khiến người dân gặp nhiều rắc rối khi máy móc của họ gặp sự cố mà không hiểu được nguyên nhân sâu xa từ đâu. Do đó cần tìm hiểu, lên kế hoạch và phương pháp giảng dạy tốt hơn trong đợt tập huấn, giúp người dân có thể hiểu thêm về máy móc mà họ đang sử dụng, từ đó có thể nâng cao hiệu quả làm việc của các loại máy đó.

Động cơ điện cũng là loại động cơ sử dụng phổ biến trên địa bàn, hầu hết các hộ gia đình đều trang bị cho gia đình mình máy bơm nước, máy xay xát, máy tẽ ngô… Đặc biệt là máy xay xát cá nhân sử dụng động cơ điện (xuất xứ từ Trung Quốc) với thiết kế gọn, tiện dụng, sử dụng đơn giản và rẻ tiền. Phần lớn các hộ gia đình cũng trang bị các loại máy bơm sử dụng động cơ điện để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Các loại máy cũng đa dạng và phong phú về kiểu dáng và công suất. Theo kết quả điều tra đã tiến hành ta có kết quả đánh giá trình độ hiểu biết về động cơ điện của người dân được thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.7 : Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ điện

Nội dung Mức độ (n=120) Thành thạo Tỷ lệ (%) Hiểu sơ sơ Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%) Rotor (Phần ứng) 14 11,67 27 22,5 79 65,83 Stator (Phần Cảm) 14 11,67 27 22,5 79 65,83 Tụ điện 9 7,5 15 12,5 96 80,0

Qua bảng số liệu và kết quả phân tích ở bảng 4.7, chúng ta thấy trình độ am hiểu của người dân về động cơ điện là không nhiều, mặc dù mức độ tiếp cận đối với loại động cơ này và số lượng máy trên địa bàn là khá nhiều. Đa số người dân rất mơ hồ về cấu tạo của động cơ điện, khi gặp sự cố hoặc trục trặc gì người dân đều cần tới sự giúp đỡ của các thợ sửa chữa, thợ máy…đặc biệt là sự cố cháy cuộn dây, người dân hiểu rất ít về bộ phận này. Nhiều trường hợp họ không định hình được sự cố xảy ra ở bộ phận nào và cách khắc phục ra sao, ví dụ như hỏng tụ điện. Nếu nắm rõ được thì họ có thể tự khắc phục được 1 phần nào đó như mua linh kiện về thay thế, tránh hiện tượng tháo cả động cơ ra xưởng sửa chữa. Điều đó đã chứng tỏ người dân cần được tập huấn nhiều hơn nữa về vấn đề này để nâng cao sự hiểu biết của người dân về

đông cơ điện. Sự hiểu biết của người dân là chưa cao một phần là do động cơ điện có cấu tạp phức tạp, một phần do sự tìm tòi học hỏi của người dân về loại động cơ này chưa nhiều.

4.2.3.2. Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo phần truyền lực của các loại máy canh tác.

Bên cạnh việc tìm hiểu trình độ hiểu biết của người dân về cấu tạo phần động cơ và nguyên lý làm việc của các loại máy kéo, thì hệ thống truyền lực cũng là một hệ thống rất quan trọng của máy kéo. Tuy nhiên với một huyện miền núi chưa phát triển đa dạng các loại máy nên ở đây ta chỉ nghiên cứu sự hiểu biết của người dân về hệ thống truyền lực của máy kéo nhỏ. Đối với các loại máy kéo việc hoạt động liên tục và làm việc trong môi trường không thuận lợi nên hệ thống truyền lực thường xảy ra các sự cố và hỏng hóc. Việc tiến hành điều tra về sự am hiểu của người dân về hệ thống truyền lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác tập huấn và kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8. Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tao, chăm sóc bảo dưỡng về hệ thống truyền lực của máy kéo nhỏ

Nội dung Mức độ (n=120) Thành thạo Tỷ lệ (%) Hiểu sơ sơ Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%) Ly hợp 21 17,5 35 29,17 64 53,33 Hộp số 11 9,17 24 20,0 85 70,83 Bộ truyền đai 32 26,67 40 33,33 48 40,0 Bộ truyền xích 30 25,0 38 31,67 52 43,33

Căn cứ vào bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng: Bộ phận truyền động đai, xích có cấu tạo đơn giản nên người dân nắm khá vững, đối với bộ truyền đai nếu có mòn, hỏng thì có thể thay mới. Còn đối với bộ truyền xích nếu

hỏng hóc nhẹ thì có thể tự khắc phục như đột lại mắt xích… nếu hỏng năng thì thay thế mới. Ly hợp là bộ phận người dân nắm được tương đối cao vì hầu hết các ly hợp lắp trên máy kéo cầm tay nhỏ đều sử dụng ly hợp đĩa ma sát có cấu tạo tương đối đơn giản, ít chi tiết do đó người dân dễ nắm bắt. Hộp số là bộ phấn người dân ít tiếp xúc nhất, vì hộp số bình thường ít bị hỏng hóc và có cấu tạo tương đối phức tạp, khi có sự cố xảy ra đa phần người dân đều phải nhờ đến thợ sửa chữa, dù có được tập huấn nhưng những nắm bắt của người dân chỉ trên cơ sở lý thuyết.

4.2.3.3. Đánh giá trình độ hiểu biết về cách thức vận hành máy.

Việc hiểu biết về cách thức vận hành các loại máy trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn bởi vì nắm rõ cách thức sử dụng máy sẽ quyết định tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Qua tìm hiểu thông qua các hộ dân trên địa bàn ta có bảng đánh giá về mức độ am hiểu của người dân về máy nông nghiệp có trong xã cụ thể như sau:

Bảng 4.9: Mức độ am hiểu về cách thức vận hành máy nông nghiệp

Loại máy Mức độ (n=120) Thành thạo Tỷ lệ (%) Hiểu sơ sơ Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%)

Máy kéo cầm tay 31 25,83 52 43,33 37 30,83 Máy gặt đeo vai (n=9) 2 22,22 7 77,78 - - Máy phun thuốc (n=7) 2 28,57 5 71,43 - -

Máy đập lúa 34 28,33 56 46,67 30 25,0

Máy bơm nước 28 23,33 63 52,5 29 24,17

Máy xay xát 28 23,33 62 51.67 30 25,0

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hầu hết các hộ có máy đều biết cách sử dụng, số lượng người nắm rõ thành thạo là tương đối cao do học hỏi kinh nghiệm từ các khoá tập huấn và kinh nghiệm sử dụng máy trong thời gian dài của các hộ nông dân. Bên cạnh đó những máy mà các hộ gia đình sử dụng nhiều như máy làm đất, máy đập lúa … thì tỷ lệ người dân biết cách sử dụng và hiệu quả sử dụng là tương đối cao. Còn lại các loại máy khác thì người dân am hiểu ở một mức độ nào đó do người dân chưa thực sự quan tâm và mới mẻ, quá trình vận hành và các lớp tập huấn về các loại máy này chưa nhiều nên sự ít am hiểu của người dân về những loại máy này là khó tránh khỏi. Vì vậy tập huấn cho người dân về sử dụng các loại máy này có ý nghĩ rất lớn để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt hiệu quả cao hơn.

4.2.3.4. Đánh giá trình độ hiểu biết về kiến thức sửa chữa máy

Trong thời gian 3 năm 2008 - 2010, sau khi tham gia các lớp tập huấn các học viên đã được trang bị những nội dung, kiến thức cơ bản về việc sữa chữa các loại máy nông nghiệp như: Máy làm đất, máy xay xát…mà chính các học viên nông dân đang sử dụng tại gia đình và địa phương. Sự hiểu biết về sửa chữa máy sẽ giúp người dân tiết kiệm về thời gian, tiền của và nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo kết quả điều tra đối với các hộ gia đình về kiến thức sửa chữa máy nông nghiệp ta thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.10: Đánh giá trình độ hiểu biết về sửa chữa máy nông nghiệp

Loại máy Mức độ (n=120) Thành thạo Tỷ lệ (%) Hiểu sơ sơ Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%)

Máy kéo cầm tay 15 12,5 41 34,17 68 56,66 Máy gặt đeo vai (n=9) - - 6 66,67 3 33,33

Máy đập lúa 14 11,67 46 38,33 64 53,33

Máy bơm nước 10 8,33 30 25,0 80 66,67

Máy xay xát 12 10,0 32 26,67 76 63,33

Máy tẽ ngô 10 8,33 28 23,33 82 68,34

Qua kết quả điều tra và phân tích ở bảng 4.10 ta thấy: Sự hiểu biết của người dân về sửa chữa đối với các loại máy đang sử dụng tương đối, đặc biệt đối với các loại máy như: máy làm đất, máy đập lúa… số người có thể sữa chữa tốt về các loại máy này tương đối cao, đặc biệt là máy kéo cầm tay có 15 người sửa được thành thạo (chiếm 12,5%), 41 người (chiếm 34,17) có thể sửa chữa được sơ sơ. Còn máy đập lúa có 14 người sửa được thành thạo (chiếm 11,67%), 46 người (chiếm 38,33) có thể sửa chữa được sơ sơ. Còn với máy bơm nước, tẽ ngô… thì tỷ lệ người dân có thể sửa chữa thành thạo là chưa cao.

Sở dĩ có sự hiểu biết cao của người dân đối với loại máy đập lúa, máy kéo cầm tay là do số lượng lớn các máy đập lúa trên địa bàn đang sử dụng có chung nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc có cấu tạo đơn giản, ít chi tiết phức tạp, giá cả hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế và sản xuất của địa phương. Còn đối với máy kéo cầm tay là do quá trình sử dụng lâu dài và các đợt tập huấn người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

Tuy nhiên đối với một số loại máy thì độ am hiểu của người dân chưa cao như: máy bơm nước, máy tẽ ngô… khả năng họ có thể tự sửa chữa đối với loại máy này là tương đối thấp chỉ khoảng 8,33%, mặc dù đây là loại máy rất gần gũi với người dân, do đó sự hiểu về sửa chữa đối với loại máy này là rất cần thiết.

Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giải phóng sức lao động, giảm nặng nhọc cho người nông dân, nhưng cũng kéo theo những nguy cơ tiềm ẩn về mất ATVSLĐ, ô nhiễm môi trường. Qua kết quả điều tra thu thập được ta đánh giá sự hiểu biết của người dân về an toàn vệ sinh lao động qua bảng 4.11:

Bảng 4.11: Đánh giá trình độ hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động

Nội dung Nắm toàn phần Tỷ lệ (%) Hiểu một phần Tỷ lệ (%) Không hiểu Tỷ lệ (%) Tai nạn do điện 18 15,0 35 29,17 67 55,83 Tai nạn do máy móc thiết bị 16 13,33 31 25,83 73 60,83 Nhiễm độc do việc sử dụng hóa chất 15 12,5 25 20,83 80 66,67 Qua kết quả điều tra và phân tích ở bảng 4.11 ta thấy trình độ hiểu biết của người dân về an toàn vệ sinh lao động là chưa cao, đặc biệt là nội dung nhiễm độc do sử dụng hoá chất số người không hiểu chiếm 80 người (chiếm 66,67%) trong tổng số 120 người được hỏi, trong khi đó những người hiểu toàn phần chỉ có 15 người (chiếm 12,5%) còn lại hiểu 1 phần là 25 người (chiếm 20,83%). Nội dung mà người tham gia tập huấn nắm rõ nhất là tai nạn do điện, số người hiểu toàn phần có 18 người (chiếm 15,0%), hiểu 1 phần là 35 người (chiếm 29,17%), số người không hiểu chiếm 67 người (chiếm 55,83%).

Ta thấy người nông dân trong quá trình lao động tiếp xúc với nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, từ tai nạn điện, tai nạn do máy móc thiết bị (máy cày, máy bừa, máy đập lúa, máy xay xát thóc gạo, lò sấy…); nhiễm độc do việc sử

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN (Trang 31 -40 )

×