KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 54)

5.1 Kết luận

Qua quá trình điều tra và phân tích số liệu cho thấy:

1. Các lớp đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp cho nông dân và số lượng người tham gia tập huấn được tổ chức tại các địa phương trong toàn huyện tương đối nhiều.

2. Về nội dung các chương trình vẫn còn sự chênh lệch, trong đó vẫn chủ yếu là nội dung về cấu tạo các loại động cơ, máy nổ; sửa chữa máy; an toàn vệ sinh lao động. Còn các nội dung về phương pháp sử dụng máy, kiến thức về sử dụng máy (phương pháp nâng cao hiệu quả máy, giảm chi phí sử dụng…), cấu tạo phần truyền lực, cấu tạo các loại máy canh tác chưa được quan tâm. Các nội dung tập huấn như cấu tạo của các loại động cơ, máy nổ; kỹ thuật sửa chữa máy…mỗi năm chỉ tổ chức một lần. Đặc biệt nội dung kỹ thuật sửa chữa máy vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cần được giải quyết. Như vậy hoạt động đào tạo, tập huấn đã được quan tâm nhưng hiệu quả của nó mang lại chưa thực sự được như mong muốn ban đầu đề ra.

3. Nội dung về sửa chữa máy, an toàn vệ sinh lao động được đánh giá là phù hợp hơn cả bởi sự phù hợp của nội dung đó đối với qua trình sản xuất của người dân, đã có sự tiếp thu các kiến thức và áp dụng nó vào sản xuất thực tế của nhiều hộ nông dân. Bên cạnh đó nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ cũng được sự quan tâm đặc biệt của người dân bởi vì nó sẽ bổ sung kiến thức cho quá trình chăm sóc và bảo dưỡng máy nông nghiệp của người dân.

4. Phương pháp tập huấn của cán bộ tập huấn viên được đánh giá là có sự tham gia của người dân và dễ hiểu. Nhìn chung các tập huấn viên đã sử dụng phương pháp thích hợp và chú ý đến sự tham gia của học viên trong lớp học. Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến cho rằng các phương pháp mà các tập huấn viên sử dụng mới chỉ dừng lại ở "Có thể tiếp thu được""Chủ yếu là thuyết trình".

5. Thời gian của các lớp tập huấn được người dân đánh giá là ngắn so với yêu cầu của họ cũng như lượng kiến thức đưa vào tập huấn. Trên thực tế thời gian của các lớp đào tạo, tập huấn được tổ chức trên địa bàn huyện chỉ kéo dài từ 1-2 ngày. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến ngược lại bởi vì họ là những người am hiểu, họ đã có những kiến thức thông qua các phương tiện khác.

6. Đối với người nông dân tham gia tập huấn thì các nội dung tập huấn về vệ sinh an toàn lao động là dễ tiếp thu hơn. Còn nội dung cấu tạo các loại động cơ, máy nổ, sửa chữa máy… khó tiếp thu hơn và họ cần nhiều thời gian hơn để hiểu và vận dụng nó vào thực tiễn. Mức độ áp dụng các kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất tại địa phương của người dân tham gia là tương đối nhiều.

7. Nhìn chung các chương trình đào tạo, tập huấn đã tác động đến kiến thức và kỹ năng, hành vi và thái độ của người nông dân. Tuy nhiên con số này vẫn còn khiêm tốn. Qua điều tra cho thấy mối quan hệ của người nông dân đã

được cải thiện, họ đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất với những người nông dân khác. Nhưng mối quan hệ với tập huấn viên vẫn còn hạn chế. Có thể do một số người còn tự ti, rụt rè và không hay tham gia đóng góp ý kiến trong lớp học.

5.2 Kiến nghị

Trong phạm vi đề tài này mới chỉ nghiên cứu về kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp trên khía cạnh: Đối tượng, nội dung và phương pháp tập huấn, thời lượng tập huấn, tác động của tập huấn đến người nông dân, tìm hiểu nhu cầu tập huấn. Một số vấn đề vô cùng quan trọng là đánh giá năng lực của tập huấn, đánh giá kết quả tập huấn, vấn đề này chưa được đề cập tới và chưa có nghiên cứu nào từ trước đến nay trên địa bàn huyện Tràng Định. Vì vậy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp cho từng địa phương.

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w