Các giải pháp chính để nâng cao chất lượng các lớp tập huấn kỹ thuật cho người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 52)

kỹ thuật cho người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn.

4.2.7.1. Phát triển nguồn nhân lực.

Đối với cán bộ đào tạo và tập huấn kỹ thuật: Cần trang bị những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật mới, công nghệ mới, trang bị phương pháp chuyển giao, đặc biệt phương pháp truyền đạt kiến thức đến người dân và phương pháp tiếp cận cộng đồng của cán bộ tập huấn. Tạo điều kiện để các cán bộ tập huấn viên có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau, học hổi từ người nông dân, cùng rút kinh nghiệm trong quá trình thực hịên công tác của mình.

Đội ngũ cán bộ tập huấn, đặc biệt là các cán bộ trẻ cần được tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm thực tế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Cán bộ đào tạo, tập huấn chỉ đạo chương trình đào tạo, tập huấn cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đồng thời không ngừng cập nhập thông tin về tình hình các công tác tập huấn của các địa phương trong cả nước.

Có chế độ phụ cấp lương phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công tác tập huấn và chuyển giao công nghệ.

Hoàn thiện đội ngũ cán bộ tập huấn viên của huyện và cán bộ tập huấn viên cơ sở. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… trong công tác vận động triển khai thực hiện các hoạt động tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp.

Đồng thời tăng cường thời gian tập huấn để nhắc lại những kiến thức đã quên, củng cố kiến thức mà người dân đã tiếp thu được. Ngoài ra họ cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể trao đổi với tập huấn viên và những người cùng học về những vấn đề mà họ chưa rõ. Công tác tập huấn cần xem xét đến thời gian tập huấn cho hợp lý với lượng kiến thức tập huấn cũng như khả năng tiếp thu của bà con nông dân. Đồng thời sắp xếp thời gian tập huấn phù hợp với thời gian của người dân tạo điều kiện cho người dân tham gia một cách đầy đủ và công bằng.

4.2.7.3. Hoàn thiện phương pháp tập huấn kỹ thuật

Xác định chủ đề tập huấn: Chủ đề tập huấn nên là những vấn đề thực sự cần thiết đối với người nông dân như sửa chữa máy, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, an toàn vệ sinh lao động…xuất phát từ nhu cầu của người dân hơn là tập huấn theo kế hoạch.

Cần tăng cơ hội cho nông dân học tập qua thực nghiệm, thực hành và làm mẫu…

Cần trang bị đầy đủ công cụ, thiết bị cho thực hành, có thể tổ chức tập huấn ngay trên đồng ruộng, hộ gia đình…

4.2.7.4. Giám sát đánh giá công tác đào tạo, tập huấn

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và đánh giá đối với các hoạt động tập huấn về máy nông nghiệp của huyện.

Tập huấn viên cơ sở nên chú ý lắng nghe ý kiến của nông dân đối với hoạt động của mình để điều chỉnh sao cho hợp lý.

Liên kết chính quyền địa phương với Phòng Nông Nghiệp và PTNT, Trung tâm dạy nghề… để kết hợp tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn cho nông dân.

Phần 5

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w