Từ những nguyên nhân trên, nhằm giúp cho huyện trong việc xây dựng, hoạch định một chiến lược cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tôi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 6
1.1 KHÁI NIỆM HOẠCH ĐỊNH 6
1.1.1 Định nghĩa hoạch định 6
1.1.2 Lợi ích của hoạch định 7
1.1.3 Các loại hoạch định 9
1 2 TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH 13
1.3 NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 16
1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hợp lý và hiện đại 16
1.3.2 Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp 18
1.3.3 Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp 20
1.3.4 Phát triển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao 24
1.3.5 Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng bộ và hiện đại 26
CHƯƠNG 2 29
PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN DUY XUYÊN TỈNH QUẢNG NAM 29
2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 31
2.2 Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp và phân tích thông tin: 32
Trang 6CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
HUYỆN DUY XUYÊN 37
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên , kinh tế và xã hội của huyện Duy Xuyên 37
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37
3.1.2 Điều kiện kinh tế 38
3.1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội 41
3.1.4 Các nguồn lực 41
3.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Duy Xuyên 43
3.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 44
3.2.2 Thực trạng về chuyên môn hóa và tập trung hóa trong NN 49
3.2.3 Tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp thời gian qua 57 3.3 Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng 60
CHƯƠNG 4 67
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN DUY XUYÊN TRONG NHỮNG NĂM ĐẾN 67
4.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Duy Xuyên những năm đến 67
4.1.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp huyện Duy Xuyên 67
4.1.2 Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Duy Xuyên 67
4.1.3 Mục tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp huyện Duy Xuyên thời gian đến 68
4.2 Các giải pháp chủ yếu phát triển ngành nông nghiệp Duy Xuyên trong những năm đến 69
4.2.1 Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 69
4.2.2 Phát triển công nghiệp chế biến làm động lực thúc đẩy chuyên môn hóa, tập trung hóa 74
Trang 74.2.3 Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 77 4.2.4 Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp 82 4.2.5 Mở rộng thị trường và phát triển các ngành hàng nông sản 87 4.2.6 Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ và hiện đại 88 4.2.7 Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi trong phát triển nông nghiệp 91 KẾT LUẬN 96
Trang 86 WTO Tổ chức thương mại thế giới
7 TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương
8 CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Một số tiêu chí chủ yếu ngành nông nghiệp Duy Xuyên 30
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Duy Xuyên 42
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Duy Xuyên giai đoạn 2007-2013 44
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các tiểu ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên giai đoạn 2007-2013 45
Bảng 3 4: Cơ cấu cây lương thực tại huyện Duy Xuyên theo diện tích gieo trồng 45
Bảng 3 5: Cơ cấu cây công nghiệp hàng năm theo diện tích gieo trồng 46
Bảng 3.6: Tổng đàn gia súc, gia cầm tại huyện Duy Xuyên 47
Bảng 3.7: Giá trị và sản lượng ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản 48
Bảng 3.8: Quy mô, số lượng của các HTX NN 58
Bảng 3.9: Nguồn vốn và tài sản của các HTX NN 59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Hệ thống hoạch định theo cách phân loại của J Stoner 8 Hình 1.2 Các giai đoạn của tiến trình hoạch định 14 Hình 2.1 Ma trận phân tích SWOT – khuôn khổ xác lập chiến lƣợc và mục tiêu 35, 35
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp luôn được coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng của nhiều quốc gia Đối với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của nông nghiệp vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ngành nông nghiệp luôn nhận được
sự quan tâm lớn của Đảng và nhà nước Từ khi Việt Nam đảm bảo được an ninh lương thực và từng bước hướng đến xuất khẩu, ngành nông nghiệp nước nhà có những chuyển biến đáng kể Sản xuất nông nghiệp dần chuyển mình theo hướng sản xuất hàng hóa Nhiều lĩnh vực có sản phẩm xuất khẩu với giá trị cao như cà phê, điều, cá nước ngọt, gỗ… Tuy nhiên, nhìn chung ngành nông nghiệp nước nhà còn tồn tại nhiều yếu kém, thiếu tính bền vững Việc khai thác rừng ngày càng cạn kiệt, các sản phẩm nông sản xuất khẩu ở dạng thô, quản lý dịch bệnh trên cây trồng, con vật nuôi còn lỏng lẻo… Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cũng có chung thực trạng như vậy
Duy Xuyên là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam, địa hình tương đối
đa dạng Phía Tây là núi, trải về phía Đông là đồng bằng đến biển Do đó, ngành nông nghiệp của huyện cũng rất đa dạng, bao gồm: lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt hải sản Trong những năm gần đây, xác định đây là ngành đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế, huyện Duy Xuyên đã đầu tư rất lớn cho ngành nông nghiệp Tuy nhiên hiệu quả đem lại tư ngành nông nghiệp không được như mong đợi Nguyên nhân là đầu tư dàn trải, không có trọng tâm trọng điểm, do đó nguồn lực bị phân tán, không phát huy được hiệu quả
Trang 12Điều này xuất phát từ một thực trạng chung, đó là huyện chưa xây dựng được một chiến lược dài hạn, qua đó xác định những lĩnh vực trọng tâm để đầu tư nhằm đem lại tăng trưởng cao cho ngành Cần xây dựng chiến lược phát triển của ngành dựa trên những ưu thế nổi trội của huyện Trong đó cần xác định những ngành nào để tập trung đầu tư, những ngành nào chỉ duy trì, những ngành nào cần kêu gọi sự đầu tư từ doanh nghiệp, ngươì dân, phát triển những ngành phụ trợ như thế nào, xây dựng đội ngũ để thực hiện như thế nào
Từ những nguyên nhân trên, nhằm giúp cho huyện trong việc xây dựng, hoạch định một chiến lược cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tôi đã chọn đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam"
làm đề tài nghiên cứu của luận văn, với hy vọng những nghiên cứu của luận văn không chỉ đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên trong giai đoạn hiện nay mà còn tạo động lực góp phần đưa Duy Xuyên trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020
2 Tình hình nghiên cứu:
Tại Việt Nam:
Qua tìm hiểu, tôi thấy có những công trình nổi bật nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp như sau:
- Góp phần phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam - Nguyễn
Xuân Thảo - NXB CTQG, HN, 2004 Trong công trình này tác giả tiếp cận phát triển nông nghiệp chủ yếu trên góc độ chính sách của Nhà nước đối với từng ngành, từng địa phương cụ thể
- Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam: hôm nay và mai sau -
TS Đặng Kim Sơn - NXB CTQG, HN, 2008 Trong tác phẩm này, tác giả đã
Trang 13làm rõ thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay Liệt
kê những thành tựu, những khó khăn vướng mắc còn tồn tại Đồng thời đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa vấn đề nông nghiệp nông thôn nông dân phát triển
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt
Nam: con đường và bước đi - GS.TS Nguyễn Kế Tuấn - NXB CTQG, HN,
2006 Trong công trình này, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn tiếp cận vấn đề phát triển nông nghiệp chủ yếu dưới góc độ đánh giá tác động phát triển bền vững nông nghiệp đối với toàn bộ nền kinh tế
Trên thế giới:
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Ixrael - Th.S
Trần Thùy Phương - Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Trong công trình này tác giả nêu rõ những lý do thúc đẩy Ixrael phải phát triển nông nghiệp công nghệ cao Đặc biệt tác giả đã trình bày những chính sách về phát triển nông nghiệp mà Ixrael đang triển khai trên đất nước mình, đồng thời đánh giá hiệu quả các chính sách này đối với sự phát triển nông nghiệp của đất nước
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đề xuất những giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên trong những năm tới
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 14- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nói chung và chiến lược phát triển nông nghiệp nói riêng
- Phân tích thực trạng ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, chỉ rõ những thành tựu và những hạn chế, tồn tại của ngành trong thời gian qua trong công tác xây dựng chiến lược phát triển ngành
- Nghiên cứu, xây dựng những giải pháp nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu bao gồm những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của huyện Duy Xuyên
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những giải pháp tăng hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Duy Xuyên
5 Câu hỏi nghiên cứu :
a Thực trạng công tác hoạch định chiến lược phát triển ngành nông
nghiệp ở huyện Duy Xuyên như thế nào? Nó tác động như thế nào đến quá trình phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung?
b Trên cơ sở thực trạng chung của ngành nông nghiệp huyện Duy
Xuyên, cần hoạch định chiến lược phát triển của ngành như thế nào để giúp
huyện khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương?
6 Những đóng góp mới của đề tài
Thực hiện đề tài này, tôi hy vọng đóng góp được một số điểm mới trên
các mặt sau:
- Về mặt lý luận: Đề tài đưa ra cách tiếp cận toàn diện hơn về chiến lược phát triển ngành nông nghiệp hướng mạnh đến sản xuất hàng hóa
Trang 15- Về mặt phân tích thực trạng: Đề tài phân tích chi tiết về thực trạng các lĩnh vực lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản… Các hoạt động triển khai kế hoạch phát triển ngành trong từng năm
- Về mặt giải pháp: Đề tài đề xuất đƣợc một số nhóm giải pháp nhằm xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên đến năm 2020
5 Kết cấu của luận văn:
Chương 4: Các giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp huyện Duy Xuyên trong những năm đến
Kết luận chung
Trang 16CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Đối với tất cả các tổ chức, để định hướng tổ chức mình phát triển bền vững thì nhà lãnh đạo phải xây dựng chiến lược (hoạch định chiến lược) phát triển trong dài hạn, trung hạn nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Hoạch định là một trong những chức năng quản trị và là nền tảng của hoạt động quản trị Tất cả các nhà quản trị trong mọi cấp bậc của tổ chức đều phải thực hiện công tác hoạch định Thông qua hoạch định, nhà quản trị chuẩn bị cho tổ chức của mình những hoạt động cần thiết nhằm đạt được thành công cả trong ngắn hạn và dài hạn
Đối với một địa phương, quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển một ngành đơn lẻ nói riêng cũng cần phải xây dựng một mục tiêu rõ ràng và thiết lập lộ trình, các giải pháp để đạt được mục tiêu ấy Đó gọi là quá trình hoạch định
1.1 KHÁI NIỆM HOẠCH ĐỊNH
1.1.1 Định nghĩa hoạch định
Hoạch định là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định và lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu Hoạch định là chức năng cơ bản nhất của nhà quản trị Hoạch định thiết lập ra những cơ sở và định hướng cho việc thực thi các chức năng tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra Khả năng lập kế hoạch cho từng cá nhân, nhóm hay tổ chức được xem là một trong sáu năng lực quản trị cần được phát triển để thích ứng với những đòi hỏi của công việc quản trị
Hoạch định là tiến trình chính thức của:
Trang 17(1) lựa chọn viễn cảnh, sứ mệnh, mục tiêu chung cho cả ngắn hạn và dài hạn;
(2) đặt ra mục tiêu cho các bộ phận, phòng ban hoặc thậm chí cá nhân dựa trên mục tiêu tổ chức;
(3) lựa chọn chiến lược hoặc chiến thuật để đạt được các mục tiêu này; (4) phân bổ nguồn lực (con người, tiền bạc, thiết bị và cơ sở vật chất) để đạt được các mục tiêu khác nhau của chiến lược và chiến thuật
1.1.2 Lợi ích của hoạch định
Hoạch định là chức năng quản trị then chốt của mọi nhà quản trị ở bất kỳ
tổ chức nào Tuy vậy bên cạnh vai trò và những lợi ích không thể phủ nhận thì hoạch định cũng đòi hỏi những tốn phí nhất định Những tổn phí đối với việc hoạch định tạo nên những rào cản khi thực thi chức năng này ở các nhà quản trị, và điều này cũng đồng nghĩa với việc không phải lúc nào mọi người cũng ủng hộ việc hoạch định, và không phải lúc nào việc hoạch định cũng mang lại thành công
* Lợi ích của hoạch định
Về mặt lý thuyết, hoạch định thường mang lại những sự thành đạt tốt hơn cho tổ chức Về tổng thể, tiến trình hoạch định mang lại bốn lợi ích chính: (1) sự phối hợp tốt hơn, (2) tập trung suy nghĩ về tương lai, (3) kích thích sự tham gia, (4) hệ thống kiểm soát hiệu quả hơn
+ Sự phối hợp tốt hơn
Hoạch định cung cấp nền tảng cần thiết cho sự phối hợp các hoạt động của một tổ chức Hầu hết các tổ chức đều bao gồm nhiều bộ phận và mỗi bộ phận này chịu trách nhiệm góp phần vào việc thành đạt mục tiêu chung của tổ chức
+ Tập trung suy nghĩ về tương lai
Trang 18Thực hiện chức năng hoạch định sẽ thúc đẩy các nhà quản trị suy nghĩ về tương lai khi luôn cân nhắc những nguồn lực cần thiết và các cơ hội tiềm tàng hoặc các rủi ro mà tổ chức có thể đương đầu Nói cách khác, hoạch định là chuẩn bị cho tổ chức vận hành hiệu quả hơn trong tương lai
+ Kích thích sự tham gia
Xây dựng và thực thi các kế hoạch của tổ chức một cách thành công đòi hỏi sư tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức và tăng cường sự hợp tác của họ Sự tham gia của mọi người trong quá trình hoạch định mang lại hai lợi ích chính:
Hệ thống kiểm tra hiệu quả hơn
Hoạch định thiết lập các mục tiêu hoặc tiêu chuẩn và nhờ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm tra Nếu các thành viên của tổ chức không chắc chắn
họ đang cố gắng đạt được điều gì thì làm thế nào họ có thể xác định được họ
Trang 19Hình 1.1 Hệ thống hoạch định theo cách phân loại của J Stoner
1.1.3 Các loại hoạch định
Cách thức phổ biến nhất để mô tả các kế hoạch là theo khía cạnh phạm
vi và tính chất (chiến lược so với chiến thuật), khung thời gian (dài hạn so với ngắn hạn), đặc trưng (định hướng so với cụ thể) và mức độ thường xuyên sử dụng (đơn dụng so với thường xuyên) Hình sau mô tả mối quan hệ giữa các loại kế hoạch
1.1.3.1 Hoạch định chiến lược:
Hoạch định chiến lược là một tiến trình bao gồm (1) xây dựng sứ mệnh
và viễn cảnh, (2) phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức, (3) hình thành mục tiêu chung, (4) tạo lập và chọn lựa các chiến lược để theo đuổi, và (5) phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu tổ chức Để phân tích nội
hàm này, cần làm rõ chiến lược là gì?
a Khái niệm về chiến lược
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau và vào từng thời kỳ phát triển khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về chiến lược
“Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, các chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ” (Quinn, 1980)
“Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan” (Johnson và Scholes, 2002)
Từ các quan niệm khác nhau về chiến lược, theo cách tiếp cận thông thường phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước chúng ta có thể rút ra được một khái niệm chung nhất về chiến lược như sau:
Trang 20Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của tổ chức để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định
b Đặc điểm của Chiến lược:
- Xác định được các mục tiêu và phương hướng để phát triển trong thời
kỳ tương đối dài (5; 10 năm ) và được quán triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động của tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức phát triển bền vững
- Chiến lược chỉ phác thảo các phương hướng dài hạn, có tính định hướng, còn trong thực tế phải thực hiện việc kết hợp giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế, kết hợp giữa chiến lược và chiến thuật, giữa ngắn hạn
và dài hạn Từ đó mới đảm bảo được hiệu quả hoạt động và khắc phục được các sai lệch do chiến lược gây ra
- Mọi quyết định quan trọng trong quá trình xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược đều phải tập trung vào người lãnh đạo cao nhất của tổ chức Điều này đảm bảo cho tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn
- Chiến lược phát triển luôn được xây dựng dựa trên cơ sở các lợi thế so sánh Điều này đòi hỏi trong quá trình xây dựng chiến lược, các tổ chức phải đánh giá đúng thực trạng của tổ chức, địa phương mình để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và thường xuyên soát xét lại các yếu tố nội tại khi thực thi chiến lược
Đối với các tổ chức lớn hoạt động trong môi trường luôn bất ổn, có sự thay đổi nhanh chóng, thì hoạch định chiến lược còn bao gồm cả hoạch định
dự phòng, có nghĩa là chuẩn bị các điều kiện để ứng phó với các thay đổi nhanh chóng và không như đã dự kiến (cả tích cực hoặc tiêu cực) của môi trường có thể tác động mạnh đến tổ chức và yêu cầu phải phản ứng nhanh
Trang 21chóng Thông thường, chỉ nên cân nhắc một số hữu hạn các sự kiện (thường
là từ 3 đến 5) để lập kế hoạch dự phòng bởi vì quá nhiều sự kiện có thể làm cho tiến trình hoạch định không thể quản trị được
+ Sứ mệnh và viễn cảnh
Sứ mệnh là mục đích hoặc lý do mà một tổ chức tồn tại Một tuyên bố sứ mệnh liên quan đến việc những câu hỏi cơ bản, chẳng hạn như: (1) chúng ta kinh doanh cái gì? (2) chúng ta là ai? (3) chúng ta quan tâm đến cái gì? (4) chúng ta định làm gì?
+ Mục tiêu: Mục tiêu của tổ chức là những điều mà tổ chức cam kết đạt được Mục tiêu có thể được diễn đạt cả về định lượng và định tính (điều gì cần phải đạt được, cần đạt được bao nhiêu, và đạt được điều đó khi nào) Một cách thức khác để thể hiện mục tiêu cho cá nhân, cho công việc hoặc cho tổ chức là sử dụng hướng dẫn S.M.A.R.T Các tiêu chuẩn của S.M.A.R.T (Specific, Measurable, Attainable, Realistic và Timely) có nghĩa
là cụ thể, đo lường được, có thể đạt tới được, thực tế và ấn định thời gian Cấp bậc của mục tiêu Các mục tiêu trong tổ chức phân theo cấp bậc và việc đạt được các mục tiêu ở cấp thấp cho phép đạt được các mục tiêu ở cấp
độ cao hơn
+ Phân bổ nguồn lực
Khi một tổ chức phân bổ nguồn lực, nó phân bổ tiền bạc, con người, cơ
sở vật chất và thiết bị và các nguồn lực khác cho các chức năng và công việc khác nhau Như một phần của tiến trình hoạch định chiến lược, phân bổ nguồn lực thường bao gồm việc đánh giá riêng tiền bạc, thông qua ngân sách, cho các mục đích khác nhau
c Phân loại chiến lược :
Chiến lược có thể được quản lý ở nhiều cấp khác nhau trong một tổ chức hay một ngành nhưng thông thường có 3 cấp chiến lược cơ bản
Trang 22- Chiến lược chung (hay chiến lược tổng quát) : bao hàm định hướng
chung của tổ chức về tất cả các nguồn lực, xác định một cơ cấu mong muốn
về tổ chức, quản lý, sản phẩm trong tất cả các lĩnh vực của tổ chức
- Chiến lược cấp đơn vị (chiến lược ngành) : tập trung cải thiện vị thế
cạnh tranh của các sản phẩm do ngành mình sản xuất ra Chiến lược ngành bao gồm chủ thể cạnh tranh mà ngành lựa chọn để nhấn mạnh, cách thức mà
nó tự định vị vào thị trường để đạt lợi thế cạnh tranh
+ Các chiến lược cạnh tranh dựa vào lợi thế cạnh tranh :
# Chiến lược chi phí thấp : tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp dựa vào các ưu thế về địa lý, đất đai, con người nhằm cạnh tranh với các đối thủ Để làm được điều này cần lựa chọn sự khác biệt hóa sản phẩm ở mức thấp, phát triển những năng lực cho phép tăng hiệu quả
và giảm chi phí
# Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm : Đây là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm có sự khác biệt rõ với đối thủ Do đó cần phải tạo ra sản phẩm có đặc tính nổi trội như chất lượng, đổi mới, độ tin cậy, độc đáo từ đó cho thu nhập cao hơn
# Chiến lược tập trung trọng điểm : tập trung vào phân khúc mà ngành
có ưu thế vượt trội so với đối thủ
# Kết hợp chiến lược chi phí thấp và sự khác biệt
+ Chiến lược cạnh tranh theo vị trí thị phần trên thị trường : tùy theo sản phẩm đã được định hình trên thị trường mà ta có thể lựa chọn các phương
án như đổi mới, củng cố, quấy nhiểu hay tấn công đối thủ
+ Chiến lược đầu tư : đây là cách thức chủ yếu dùng để cạnh tranh trong một lĩnh vực cụ thể của một ngành Nó được hiểu là số lượng và chủng loại nguồn lực cần phải đầu tư nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh Khi lựa chọn
Trang 23chiến lược này cần xem xét vị thế cạnh tranh của sản phẩm, giai đoạn phát triển của ngành
- Chiến lược chức năng : Tập trung vào việc quản lý và sử dụng một
cách có hiệu quả nhất các nguồn lực của từng đơn vị, từng lĩnh vực Nó là cơ
sở nhằm thực hiện thành công chiến lược cấp đơn vị và từ đó thực hiện thành công chiến lược chung
1.1.3.2 Hoạch định chiến thuật
Hoạch định chiến thuật liên quan đến việc ra các quyết định: làm cái gì,
ai sẽ làm nó và làm thế nào với thời gian 1 năm hoặc ít hơn Nhà quản trị cấp trung và cấp tác nghiệp thường quan tâm nhiều đến hoạch định chiến thuật Quá trình hoạch định chiến thuật thường bao gồm các hoạt động sau:
+ Phát triển các mục tiêu định lượng và định tính nhằm hỗ trợ thực hiện các chiến lược của tổ chức
+ Xác định các hành động cần thiết để cải thiện tình hình hiện tại
+ Phân bổ ngân sách cho các bộ phận chức năng, các khu vực và các dự
án dưới sự hướng dẫn của các nhà quản trị cấp cao
1 2 TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH
Thông thường, tiến trình hoạch định bao gồm 8 giai đoạn nối tiếp nhau Nhà quản trị căn cứ tiến trình đã xây dựng để điều hành các hoạt động của tổ chức Trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược, có sự đánh giá để điều chỉnh khi chiến lược chưa phù hợp Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các giai đoạn này có sự thay đổi thứ tự, nó có thể được điều chỉnh để đảm bảo hoạch định thành công
Bước 1: Phát triển sứ mệnh và các mục tiêu:
Sứ mệnh và các mục tiêu của tổ chức được phát triển dựa trên việc trả lời các câu hỏi sau đây: chúng ta nên tập trung đầu tư những lĩnh vực nào? Chúng ta cam kết cái gì? và kết quả nào chúng ta cần đạt được? Mục tiêu
Trang 24chung cung cấp định hướng cho việc ra quyết định và nó có thể không thay đổi theo từng năm Các sứ mệnh và mục tiêu không được xây dựng một cách tách rời nhau Chúng được xác định dựa trên cơ sở đánh giá các cơ hội và đe doạ của môi trường (bước 2) và các điểm mạnh và điểm yếu (bước 3)
Hình 1.2 Các giai đoạn của tiến trình hoạch định
Bước thứ 2: Chẩn đoán các cơ hội và đe doạ
Trong tiến trình hoạch định chiến lược, các nhà quản trị cần xác định các
cơ hội và đe doạ từ môi trường, năm vững chúng trong mối quan hệ với việc xác định các sứ mệnh, các mục tiêu, các kế hoạch và các chiến lược của tổ chức
Bước 3: Chẩn đoán các điểm mạnh và điểm yếu:
Việc chẩn đoán các điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức giúp các nhà quản trị có khả năng nhận thức các năng lực cốt lõi và xác định những hoạt
đe doạ
Bước 3: Chẩn
đoán các điểm mạnh và điểm yếu
Bước 4 : Phát
triển các chiến lược
Bước 5:
Chuẩn bị kế hoạch chiến lược
Bước thứ 6:
Chuẩn bị các
kế hoạch chiến thuật
Bước 7:
Kiểm tra và chẩn đoán kết quả
Bước 8:
Tiếp tục việc
hoạch định
Trang 25động cần thiết để cải tiến Năng lực cốt lõi là những điểm mạnh giúp tổ chức tạo ra sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh qua việc cung cấp sản phẩm
và dịch vụ với giá trị độc đáo cho khác hàng Theo cấp đơn vị kinh doanh, thì năng lực cốt lõi bao gồm ba khía cạnh lớn: sự vượt trội về công nghệ, các tiến trình tin cậy, và các mối liện hệ chặt chẽ với các giới hữu quan bên ngoài
Bước thứ tư: Phát triển các chiến lược
Để phát triển các chiến lược cần đánh giá các vấn đề (1) các cơ hội và đe dọa bên ngoài,(2) các điểm mạnh và điểm yếu bên trong, và (3) các chiến lược nào có khả năng nhất để giúp cho tổ chức đạt được sứ mệnh và các mục tiêu
Bước 5: Chuẩn bị kế hoạch chiến lược
Sau khi phát triển các phương án chiến lược và chọn lựa một phương án thích hợp, nhà quản trị cần phải chuẩn bị cho việc viết ra kế hoạch chiến lược
Bước thứ 6: Chuẩn bị các kế hoạch chiến thuật
Các kế hoạch chiến thuật được phát triển nhằm thực thi các kế hoạch chiến lược
Bước 7: Kiểm tra và chẩn đoán kết quả
Việc kiểm tra là cần thiết để bảo đảm chắc chắn rằng việc thực thi các kế hoạch là như mong đợi và đánh giá kết quả đạt được các kế hoạch này
Bước 8: Tiếp tục việc hoạch định
Các yếu tố môi trường bên ngoài và các yếu tố thuộc môi trường bên trong là không ngừng biến đổi Vì thế cần thực thi việc hoạch định một cách liên tục và thường xuyên để ứng phó với những thay đổi đó
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng ta chỉ tập trung vào tiến trình hoạch định chiến lược và nội dung phát triển ngành nông nghiệp của một địa phương Để có cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp,
Trang 26chúng ta giải quyết một số vấn đề lý luận về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
1.3 NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Trong phạm vi đề tài này, chúng ta tập trung nghiên cứu, vận dụng những kiến thức, lý luận về hoạch định chiến lược để xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của địa phương Theo đó, xác định những nội dung cơ bản của nông nghiệp cần quan tâm, phân tích kỹ để trên cơ sở đó xây dựng nên chiến lước cụ thể của ngành Những nội dung cần tập trung như sau:
1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hợp lý
và hiện đại
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp luôn vận động cùng với sự thay đổi của những điều kiện khách quan như nhu cầu thị trường, tiến bộ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, các đối thủ cạnh tranh, và đối tác kinh tế… Do đó, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là sự chuyển dịch vai trò, vị trí và tỷ
lệ hợp thành của các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý nhằm đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội cao Chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý là chuyển sang cơ cấu có khả năng tái sản xuất mở rộng, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và xã hội, đồng thời cơ cấu đó phải đảm bảo bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Quá trình phát triển nông nghiệp luôn làm chuyển dịch cơ cấu các ngành, các
bộ phận, các nguồn lực để tạo ra một cơ cấu hợp lý, hiện đại hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhờ đó tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển nhanh hơn
Việc chuyển sang một cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý và hiện đại chính là chuyển đổi sang một cơ cấu có khả năng khai thác được lợi thế so sánh, lấy thị trường và thị phần quốc tế làm căn cứ; tăng những ngành có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học công nghệ, có nhu cầu thị trường lớn và ổn
Trang 27định; tăng những ngành có suất sử dụng tài nguyên thấp, ít gây hại môi trường Trong thực tiễn hiện nay tại Việt Nam, nền nông nghiệp có cơ cấu kinh
tế hợp lý và hiện đại khi chuyển dịch theo các xu hướng sau:
- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng chuyển từ nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp thành nền nông nghiệp hàng hóa và cao hơn là nền nông nghiệp thương mại hóa
- Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt
- Đối với ngành trồng trọt, xu hướng chuyển dịch là giảm dần diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau màu, và cây công nghiệp
- Đối với ngành chăn nuôi, cơ cấu được chuyển dịch theo hướng thay các giống mới có năng suất cao và chất lượng; đồng thời, chuyển dịch sang đàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định thay cho những vật nuôi có giá trị kinh tế thấp
- Đối với ngành thủy sản, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản, giảm dần tỷ trọng đánh bắt
- Đối với cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp sẽ giảm dần để chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng và trẻ hóa lực lượng lao động trong nông nghiệp
Từ những nội dung phân tích trên, hệ thống chỉ tiêu thể hiện chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp gồm:
+) Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP
+) Cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành nông, lâm, ngư nghiệp
+) Cơ cấu diện tích các loại cây trồng, diện tích các loại mặt nước nuôi trồng thủy sản
+) Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động 4) Cơ cấu về trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi của lao động nông nghiệp
Trang 281.3.2 Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp
Chuyên môn hóa sản xuất là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất của một đơn vị để sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hóa phù hợp điều kiện sinh thái vùng, nguồn lực có sẵn và với nhu cầu của thị trường
Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến tập trung hóa Tập trung hóa sản xuất nông nghiệp là việc tập trung các yếu tố sản xuất của đơn vị sản xuất để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, làm cho qui mô của đơn vị sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, không chỉ tăng qui mô về đất đai
mà cả việc tập trung vốn trên một đơn vị sản xuất hàng hóa (ha, đầu gia súc) Thúc đẩy chuyên môn hóa và tập trung hóa tạo điều kiện hình thành các trang trại sản xuất hàng hóa có qui mô lớn, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp cơ khí hóa, tự động hóa, tăng cường năng lực trong liên kết với các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản và làm cho trang trại tham gia tích cực vào chuỗi nông sản toàn cầu
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, địa hình, điều kiện khí hậu, đất đai mà việc chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam cần chú ý đến các vấn đề sau:
+) Chuyên môn hóa kết hợp với luân canh nhằm giúp cải thiện chất lượng đất đai, phòng chống sâu bệnh;
+) Chuyên môn hóa kết hợp với xen canh, gối vụ nhằm tận dụng điều kiện tự nhiên, địa hình, chu kỳ sinh trưởng các loại cây trồng để tăng năng suất ruộng đất;
+) Chuyên môn hóa cây trồng kết hợp với phát triển chăn nuôi và ngành nghề nông thôn nhằm kết hợp hài hòa các yếu tố trong vùng sinh thái, tận dụng thời gian nông nhàn, tăng thu nhập nông hộ và phát triển nông thôn; +) Trong tập trung hóa thì tích tụ đất đai đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế trang trại, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, nâng cao khả
Trang 29năng hội nhập của trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp vào chuỗi nông sản toàn cầu
Tuy nhiên, quá trình chuyên môn hóa, tập trung hóa kết hợp với khai thác tổng hợp các nguồn lực trong nông nghiệp như trên phải đảm bảo nguyên tắc:
Không làm cản trở sự phát triển của sản phẩm chuyên môn hóa; duy trì
sự cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp; thúc đẩy phân công lao động, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại nông thôn
Trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, trước yêu cầu phải chuyển đổi nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp và hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh Điều kiện để thúc đẩy chuyên môn hóa và tập trung hóa trong sản xuất nông nghiệp là:
+) Nắm bắt các điều kiện tự nhiên của vùng để lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế Nhưng cũng cần nhận thức rằng con người với khoa học
kỹ thuật có thể chế ngự các điều kiện thiên nhiên theo khả năng hoặc tạo ra những môi trường nhân tạo cho cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển các cây trồng, vật nuôi đáp ứng đồng bộ và kịp thời theo nhu cầu của thị trường
+) Xây dựng vùng chuyên canh phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường Việc lựa chọn sản phẩm không chỉ quan tâm đến số lượng, chất lượng,
mà còn phải quan tâm đến sự kịp thời, đáp ứng được các đơn hàng lớn, và nhất là vấn đề an toàn thực phẩm
+) Phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là thủy lợi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc nhằm tạo điều kiện cho lưu thông nông sản, hạ chi phí sản xuất và giao dịch
+) Phát triển hệ thống công nghiệp và dịch vụ liên kết với nông nghiệp
Trang 30Ngành chế biến, bảo quản nông sản; các dịch vụ tài chính, marketing và kinh doanh nông sản phát triển sẽ giúp phát triển các vùng sản xuất chuyên môn hóa nông sản
+) Xây dựng các doanh nghiệp hạt nhân làm đầu mối trong giao dịch nông sản và liên kết với các nông hộ nhỏ Mô hình này sẽ giúp không chỉ thúc đẩy chuyên môn hóa ở các trang trại lớn mà quá trình này cũng sẽ thúc đẩy các nông
hộ nhỏ hơn thực hiện đƣợc chuyên môn hóa trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp
Từ những nội dung phân tích trên, các chỉ tiêu liên quan đến quá trình chuyên môn hóa và tập trung hóa trong sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:
+) Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa trong tổng giá trị sản xuất của ngành chuyên môn hóa;
+) Qui mô giá trị sản phẩm hàng hóa;
+) Tỷ trọng các yếu tố đầu vào cho sản xuất sản phẩm hàng hóa;
+) Diện tích đất đai trên nhân khẩu, lao động, đơn vị sản xuất nông nghiệp;
+) Vốn đầu tƣ trên đơn vị sản xuất hàng hóa (ha, đầu gia súc);
+) Diện tích đất đai đƣợc tích tụ
1.3.3 Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp
Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là việc phối hợp các nguồn lực, điều kiện của sản xuất nông nghiệp thông qua việc thiết lập các hình thức kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của sản xuất nông nghiệp Do đó phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, chính là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với qui mô và trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm không chỉ tạo ra sản lƣợng cao mà còn đem lại giá trị kinh tế cao của nông sản sản xuất ra; ngoài ra, phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng là một trong những
Trang 31nội dung quan trọng của phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp luôn gắn với quá trình sinh học của cây trồng vật nuôi, nên các hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất của hộ nông dân và trang trại Ngoài ra, còn có các hình thức hợp tác xã và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất cơ bản của nông nghiệp Hình thức này có ưu điểm là gắn người nông dân với đất đai và phát huy được tính
tự chủ của họ trong sản xuất nông nghiệp; nhờ vậy, mà hộ nông dân luôn tìm mọi cách để tăng năng suất ruộng đất và năng suất lao động ở mức cao nhất Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, kinh tế hộ nông dân với qui
mô nhỏ, vừa hay lớn đều có khả năng thương phẩm hóa sản xuất rất cao và tạo ra giá trị sản lượng nông nghiệp cao Nhiều nước, kinh tế nông hộ đạt trình độ thâm canh cao trong trồng trọt, chăn nuôi với việc tiến hành cơ giới hóa, hiện đại hóa và bắt đầu tự động hóa, tạo điều kiện tăng nhanh năng suất lao động nông nghiệp
Một hình thức sản xuất khác trong nông nghiệp được xem là tiên tiến hơn, đó là các trang trại Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến Sự hình thành của kinh tế trang trại chủ yếu từ sự vận động
đi lên của kinh tế nông hộ Về hình thức, trang trại trong quá trình phát triển cũng trải qua ba giai đoạn phát triển Nó đi từ trang trại đa dạng, tiến lên trang trại chuyên canh và hình thức cao hơn là trang trại nông-công-thương nghiệp Trang trại nông-công-thương nghiệp là hình thức phát triển cao của kinh tế trang trại có liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và tổ chức tiêu thụ
Trang 32nông sản
Ngoài ra, hợp tác xã cũng là một hình thức không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp Kinh nghiệm cho thấy, kinh tế nông hộ và trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn có nhu cầu hợp tác Theo Luật hợp tác xã tại Việt Nam, thì hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra nhằm cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên với mô hình hợp tác hóa, tập thể hóa, xóa bỏ kinh tế hộ nông dân thì sản xuất không phát triển được, mà cần có mô hình hợp tác hóa thực sự theo đúng nghĩa hợp tác giữa các hộ nông dân và các trang trại Các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp Trước đây các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp gồm các nông trường, lâm trường, và trạm trại Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, đến chế biến và tiêu thụ nông sản Doanh nghiệp có thể thuê công nhân nông nghiệp hoặc giao khoán đất đai; cung cấp giống; kỹ thuật canh tác, chăn nuôi đến hộ nông dân
và thu mua sản phẩm từ nông hộ theo giá cả thỏa thuận
Dù được tổ chức dưới các hình thức sản xuất nào thì các đơn vị sản xuất trong nông nghiệp không thể đạt hiệu quả kinh tế nếu không hợp tác và liên kết kinh tế Liên kết kinh tế là một phương thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, nó là sự hợp tác của hai hay nhiều bên trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản để đưa nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này
Một hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp được xem là tiến bộ khi
nó đạt được các tiêu chí:
Trang 33+) Liên kết đó đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các đơn vị sản xuất nông nghiệp đối với sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra;
+) Liên kết đó phải tăng khả năng cạnh canh của nông sản sản xuất ra như về chi phí, mẫu mã, an toàn thực phẩm;
+) Liên kết đó phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ;
+) Liên kết đó đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế
Hiện có hai mô hình liên kết được xem là tiến bộ đối với các nông hộ và các đơn vị sản xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc Liên kết dọc thể hiện sự liên kết giữa nông hộ và trang trại với các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản Còn liên kết ngang là sự liên kết của các nông hộ và trang trại, tạo ra các vùng chuyên canh để thực hiện được các đơn hàng lớn
Từ những nội dung phân tích trên, hệ thống chỉ tiêu thể hiện hình thức, qui mô và mối liên kết của các đơn vị sản xuất trong nông nghiệp gồm:
+) Tỷ trọng của mỗi loại hình sản xuất nông nghiệp đóng góp vào sản lượng và giá trị sản xuất trong nông nghiệp;
+) Cơ cấu sử dụng đất đai, lao động và vốn của các loại hình sản xuất nông nghiệp;
+) Cơ cấu đầu tư của các loại hình sản xuất nông nghiệp;
+) Tỷ lệ nông sản được chế biến (cấp 2, cấp 3);
+) Tỷ trọng nông sản chủ yếu xuất khẩu so với tổng sản lượng;
+) Kim ngạch xuất khẩu nông sản (tốc độ);
+) Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu; +) Thị phần một số nông sản xuất khẩu chủ yếu;
+) Tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp tại địa phương;
+) Kim ngạch xuất khẩu tính trên đơn vị canh tác và trên lao động nông
Trang 34nghiệp
1.3.4 Phát triển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao
Theo giáo trình “Kinh tế Nông nghiệp”, TS Vũ Đình Thắng, 2005, NXB
Hà Nội: Có hai phương thức sản xuất cơ bản trong nông nghiệp; đó là quảng canh và thâm canh Quảng canh là phương thức sản xuất nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụng độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất Khái niệm này còn được hiểu theo nghĩa tiến bộ hơn, đó là sự tăng sản lượng nông sản dựa trên cơ sở mở rộng diện tích ruộng đất hoặc tăng số đầu gia súc với kỹ thuật không đổi Trong giai đoạn đầu phát triển nền nông nghiệp chủ yếu sử dụng phương thức này, nhưng xu hướng đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, quỹ đất dành cho cây xanh, rừng tăng lên,
xu hướng giảm vụ để đất đai có thời gian tái tạo độ phì nhiêu, nên nền nông nghiệp của các nước chuyển dần qua phương thức canh tác tiến bộ hơn; đó là phương thức thâm canh
Thâm canh ngược lại với quảng canh, là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp Từ đó cho thấy, bản chất của thâm canh là quá trình đầu tư phụ thêm
tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm Theo nhà kinh tế học A Samuelson đây chính là tích lũy vốn theo chiều sâu, và điều này chỉ xảy ra khi có cải tiến về giống, kỹ thuật canh tác, áp dụng các công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, tự động hóa, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại nông thôn thông
Trang 35qua giáo dục, khuyến nông, phát triển y tế và phát triển cơ sở hạ tầng tại nông thôn
Ngày nay, thâm canh đã đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như:
+) Thủy lợi hóa giúp người canh tác kiểm soát chế độ canh tác cây trồng
và nuôi trồng thủy sản, ngày nay nhiều hình thức tưới tiết kiệm, tưới có kiểm soát, tưới phun, tưới kết hợp bón phân vi lượng giúp người nuôi trồng kiểm soát được vụ mùa và nâng cao năng suất canh tác
+) Cơ giới hóa giúp tiết kiệm lao động, không những khâu làm đất, gieo trồng mà hầu như tất cả các khâu còn lại như phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sấy, lột vỏ đều có thể cơ giới hóa được
+) Hóa học hóa giúp kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, và nhất là phân vi lượng
và phân hóa học là một trong những thành tựu quan trọng của công nghệ góp phần đem lại năng suất cao trong canh tác cây trồng
+) Điện khí hóa giúp giải quyết vấn đề động lực trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống tại nông thôn
+) Tự động hóa giúp việc canh tác và chăn nuôi kiểm soát được mọi khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp mà không cần sự tham gia trực tiếp của lao động nông nghiệp
+) Và sinh học hóa giúp tạo ra giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt và góp phần bảo vệ môi trường
Nhờ vào những tiến bộ về công nghệ sản xuất ở trên mà sản xuất nông nghiệp đã có những phương pháp canh tác mới như trồng cây trong nhà kính, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp Ngày nay, đa phần các sản phẩm thịt, sữa, trứng, rau quả được bán tại siêu thị ở nhiều quốc gia được sản xuất theo phương pháp nông nghiệp công nghiệp hóa
Từ những nội dung phân tích trên, hệ thống chỉ tiêu thể hiện trình độ
Trang 36thâm canh trong nông nghiệp gồm:
+) Mức đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và trên lao động nông nghiệp
+) Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi
+) Số lượng máy kéo trên 100 hộ nông dân, trên 100 ha đất nông nghiệp +) Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của mỗi loại sản phẩm
+) Năng suất cây trồng, con vật nuôi
+) Năng suất lao động xã hội của ngành nông nghiệp
1.3.5 Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng bộ
và hiện đại
Kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế-xã hội được diễn ra một cách bình thường
Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng luôn được xem là thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Đối với ngành nông nghiệp, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm các cơ sở vật chất,
kỹ thuật, kiến trúc chủ yếu sau:
- Hệ thống thủy lợi gồm các công trình cấp và tiêu nước như đập nước, đập ngăn mặn, hồ chứa, trạm bơm, hệ thống mương dẫn, cống dẫn và mương nội đồng Thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chế độ canh tác, nuôi trồng thủy sản, giảm những tác hại của thiên nhiên đối với cây trồng, vật nuôi
- Giao thông nội đồng, hệ thống giao thông nông thôn Do tính không thể tách rời giữa nông nghiệp, nông thôn; mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và
xã hội mà hệ thống giao thông nông thôn phát triển cũng góp phần làm hạ chi phí trong sản xuất nông nghiệp
- Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp là cơ sở để thực hiện điện khí hóa trong nông nghiệp, nhất là phát triển thủy lợi, cơ giới hóa, và tự động hóa
Trang 37- Nhà lưới, sân phơi, lò sấy; các kho chứa vật tư, nông sản, các khu chế biến, kho bảo quản hạt giống; các trạm trại giống cây, con Những cơ sở hạ tầng này góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản và giảm tổn thất sau thu hoạch
- Các cảng biển, cảng hàng không, cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền; các hoạt động logistics gắn liền với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản Các cơ sở hạ tầng này giúp ngành hàng nông sản hội nhập tốt hơn vào chuỗi nông sản toàn cầu, phát triển thị trường nông sản và giảm thiểu các rủi ro do biến động giá cả nông sản trên thị trường gây ra nhiều bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp
Do đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các cây, con; sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một không gian rộng lớn; nông sản là những loại sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng, mang tính thời vụ Các đặc điểm này làm cho ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương bởi thiên tai và thị trường, nên phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được xem là điều kiện và
hệ quả của phát triển nông nghiệp Kết cấu hạ tầng là điều kiện vì muốn phát triển sản xuất nông nghiệp phải xây dựng các cơ sở hạ tầng để đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững; ngược lại, kết cấu hạ tầng là hệ quả vì nông nghiệp phát triển sẽ làm cho kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, và
mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp
Để đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững, nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường nông sản toàn cầu, việc xây dựng một kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp đồng bộ và hiện đại thể hiện những nội dung cơ bản là:
+) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có tính hệ thống và đồng bộ, đi trước một bước trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đáp ứng trước mắt
Trang 38nhưng đảm bảo yếu tố lâu dài và hiện đại;
+) Cần huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nhiều nguồn, không chỉ từ ngân sách mà còn phải huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp và nhân dân;
+) Thực hiện quản lý và sử dụng các kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp theo nguyên tắc có sự tham gia, điều này là phù hợp với nền nông nghiệp nhỏ và phân tán của Việt Nam
Từ những phân tích trên, hệ thống các chỉ tiêu thể hiện trình độ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như sau:
+) Diện tích và tỷ lệ được tưới, tiêu;
+) Các hồ chứa, các đập ngăn mặn, các trạm bơm;
+) Số km đường nội đồng, đường cấp phối, mật độ đường;
+) diện tích nhà lưới, kho tàng, kho bảo quản giống, nhà chế biến;
+) tỷ lệ điện khí hóa, thông tin liên lạc, kết nối internet
Trang 39CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
HUYỆN DUY XUYÊN TỈNH QUẢNG NAM
Duy Xuyên là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam, có địa hình tương đối đa dạng, phía tây là đồi núi thấp, trải dài xuống là đồng bằng đến biển Do
đó ngành nông nghiệp của huyện cũng rất đa dạng Từ lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuối đến nuôi trồng khai thác và chế biến thủy sản cũng rất phát triển Toàn huyện có 15.025 ha đất trồng trọt, 160 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản
Cơ cấu cây trồng rất đa dạng trong đó cây chủ lực vẫn là cây lúa với 7.761 ha Ngoài ra còn các loại cây khác như khoai, sắn, đậu, bắp, ớt, thuốc lá, bông vải, đay, cói, các loại rau quả Chăn nuôi cũng phát triển khá với tổng đàn gia súc đạt 59.250 con, gia cầm là 525.990 con Toàn huyện hiện nay có 364 tàu đánh bắt thủy sản với tổng công suất 8.614 CV Mỗi năm đánh bắt được khoảng 10.000 tấn hải sản Nuôi trồng thủy sản cũng được nhân dân đầu tư nhiều, hàng năm sản lượng từ nuôi trồng khoảng 200 tấm tôm, 125 tấn cá nước ngọt Giá trị toàn ngành nông nghiệp năm 2012 đạt 853,877 tỷ đồng Điều kiện tự nhiên huyện Duy Xuyên đa dạng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện Một
số lĩnh vực cần thúc đẩy và hỗ trợ phát triển để tạo ra giá trị cao hơn Trong
đó cần tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng tăng những cây con có giá trị cao; tập trung cho công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch, đẩy mạnh ngành chế biến thức ăn gia súc, thức ăn nuôi tôm; ứng dụng mạnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng hệ
Trang 40thống tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo ra liên kết trong tiêu thụ nông sản Ngoài ra, cần tập trung cho những yếu tố thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển như đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, betong kênh mương, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp đồng bộ, hiện đại
Để đánh giá được các chỉ tiêu của ngành nông nghiệp, qua đó đánh giá được hiệu quả chiến lược phát triển ngành nông của huyện Duy Xuyên trong thời gian qua, chúng ta so sánh một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp Duy Xuyên với một số huyện có điều kiện tương đồng và giáp giới với Duy Xuyên:
Bảng 2.1 Một số tiêu chí chủ yếu ngành nông nghiệp Duy Xuyên
Tiêu chí Duy Xuyên Điện Bàn Thăng Bình Quế Sơn
Giá trị sản phẩm trên 1ha trồng
Giá trị ngành lâm nghiệp 20.727 tr 4.517 tr 43.862 tr 60.772 tr
Số lượng gia cầm 654.000 1.050.000 789.000 337.000 Giá trị thủy sản 435,27 191,77 562,97 3,7 Giá trị sản phẩm trên 1ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản 191,83 328,12 508,10 88,73 Giá trị toàn ngành nông nghiệp 853.877 1.114.994 923.547 515.361
(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, 2012)
Qua bảng số liệu cho thấy các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp Duy Xuyên phát triển đa đạng và tương đối đều, trong đó năng suất, giá trị của một
số lĩnh vực khá cao Tuy nhiên tổng giá trị toàn ngành thấp hơn một số huyện Điều này cho thấy mặc dù điều kiện tự nhiên rất đa dạng và thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng giá trị toàn ngành chưa phản ánh được mức độ khai thác hiệu quả các điều kiện trên