Tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp thời gian qua

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 67)

qua

3.2.3.1. Hoạt động của các HTX NN và tổ hợp tác tại Duy Xuyên

Hiện nay, toàn huyện Duy Xuyên có 12 HTX NN với 18.936 xã viên tham gia. Tổng số THT, câu lạc bộ là 26 tổ.

Trong quá trình hoạt động, các HTX tiến hành đổi mới làm ăn có hiệu quả, đƣợc hộ xã viên hoan nghênh ủng hộ. Với lƣợng vốn khá, đội ngũ cán bộ giỏi, năng động, nhanh chóng chuyển sang làm chức năng dịch vụ trong nhiều khâu, mở rộng nhiều ngành nghề mới trong HTX, giải quyết đƣợc nhiều lao động,… các HTX đã đạt đƣợc nhiều thành công nhƣ năng suất, sản lƣợng của

nhiều loại cây trồng tăng, tổng đàn gia súc tăng lên, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng, điều quan trọng là thu nhập đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện.

Tình hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

- Về quy mô số lƣợng

Bảng 3.8: Quy mô, số lƣợng của các HTX NN

Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 Số xã viên ngƣời 23 210 16 412 16 415 16 420 16512 Số cổ phần cổ phần 18 204 16 412 16 415 16 420 16512

Số cán bộ ngƣời 82 82 56 53 59

Số lao động ngƣời 82 82 93 97 95

Nguồn : Phòng NN & PTNN huyện Duy Xuyên

- Về nội dung hoạt động của các HTX

Sau khi thực hiện bàn giao dịch vụ điện cho ngành điện quản lý các HTX trên địa bàn huyện vẫn giữ ổn định khâu dịch vụ thủy lợi. Đối với dịch vụ thủy lợi đây là dịch vụ cơ bản cho hộ xã viên, sau khi nhà nƣớc thực hiện miễn thủy lợi phí cho hộ nông dân thì HTX chỉ còn thu phí nội đồng để thực hiện việc dẫn nƣớc tới ruộng nên việc thu ở xã viên cũng hạn chế, từ đó công nợ cũng giảm.

Bên cạnh dịch vụ thủy lợi một số HTX sau khi củng cố đã tìm ra hƣớng đi mới mở thêm các ngành nghề để hoạt động, kinh doanh đã đem lại hiệu quả cho hộ xã viên và HTX nhƣ: Mở thêm dịch vụ làm giống, trồng rừng sản xuất, kinh doanh đá xuất khẩu, kinh doanh vật tƣ, thuốc BVTV, sản xuất gạch, kinh doanh hồ tôm, kinh doanh nƣớc sạch, kinh doanh du lịch... Nhìn chung các HTX vẫn giữ vững và hoạt động ổn định phục vụ đƣợc cho hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên HTX là đơn vị kinh tế tập thể đƣợc hình thành lâu đời nguồn vốn thiếu, công nghệ thấp kém, khả năng quản lý yếu nên việc sản xuất nhỏ lẻ tính cạnh tranh không mạnh trong kinh tế thị trƣờng. Trong những năm qua

cũng đã tiến hành giải thể 02 HTX do làm ăn yếu kém, thƣờng xuyên thua lỗ, công nợ lớn không có khả năng thanh toán làm ảnh hƣởng lớn tới nguồn vốn của HTX, không phát huy đƣợc tác dụng đối với hộ xã viên .

- Về nguồn vốn, tài sản, vốn góp của xã viên và vốn hoạt động của HTX, vấn đề sở hữu và phân phối trong các HTX

Bảng 3.9: Nguồn vốn và tài sản của các HTX NN

Đơn vị: triệu đồng

Danh mục 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng nguồn vốn kinh doanh 26 385 27 508 35 682 58 713 62.425 Vốn góp xã viên 4 692 3 802 4 739 4 920 5.455 Vốn đầu tƣ của nhà nƣớc - 2 538 3 747 8 567 9.125 Vốn tích lũy của HTX 21 124 21 162 22 436 23 906 26.287 Tổng giá trị TSCĐ 27 539 28 835 30 590 31 919 33.152 Tổng nợ phải thu 12 001 10 005 8 009 6 366 7.100

Nguồn : Phòng NN & PTNN huyện Duy Xuyên

Từ những năm trƣớc đến năm 2010, nguồn vốn của HTX ít đƣợc tăng lên, vốn tự tích lũy của HTX rất ít, đặc biệt việc vay vốn ngân hàng hầu nhƣ không thực hiện đƣợc vì vậy đã gây không ít khó khăn cho việc mở rộng sản xuất, tìm kiếm ngành nghề mới để hoạt động.

- Về kết quả kinh doanh dịch vụ

Doanh thu và lãi của HTX có xu hƣớng tăng lên. Các HTX mở thêm ngành nghề kinh doanh khác đa số đều có lãi, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân .

- Hiệu quả của hoạt động của HTX trong lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, lợi ích thành viên và tập thể

Các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho kinh tế hộ nhƣ thủy lợi, sản xuất và cung ứng giống, khuyến nông, làm đất, vôi, thu hoạch nên lợi nhuận đem lại chủ yếu cho kinh tế hộ xã viên

3.2.3.2. Tình hình hoạt động của tổ hợp tác nông nghiệp

Đến cuối năm 2013 toàn huyện có trên 26 THT, chi hội nghề nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, làm vƣờn, lâm nghiệp. Hoạt động chủ yếu của các THT là giúp đỡ, tƣơng trợ nhau trong sản xuất và đời sống nhƣ: Trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau bơm nƣớc, giống mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm; nạo vét kênh mƣơng, bờ bao chống lũ,...

3.3. Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng

Từ những kết quả phân tích thực trạng của ngành nông nghiệp của huyện Duy Xuyên, có thể thấy đƣợc sự phát triển của ngành qua từng năm, đồng thời cũng phân tích những yếu điểm cần phải tập trung giải quyết để tận dụng tốt những lợi thế của địa phƣơng và khắc phục những khó khăn về điều kiện tự nhiên, yếu kém trong quản lý góp phần chung vào sự phát triển của địa phƣơng. Trên cơ sở những phân tích đó, có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá nhằm hoạch định chiến lƣợc phát triển ngành nông nghiệp của huyện Duy Xuyên trên cơ sở điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội thách thức đối với ngành nông nghiệp của huyện.

Điểm mạnh:

Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội phát triển đồng bộ, đặc biệt hạ tầng trong ngành nông nghiệp đáp ứng cho phát triển bền vững của ngành. Trong đó phải kể đến hệ thống giao thông phát triển mạnh, bao gồm cả giao thông dân sinh và giao thông nội đồng; hệ thống điện đƣợc đầu tƣ đều khắp đáp ứng tốt cho ngành công nghiệp chế biến cũng nhƣ đảm bảo phục vụ cho tƣới tiêu của ngành; hệ thống hồ đập đƣợc đầu tƣ đồng bộ, đảm bảo nƣớc tƣới phục vụ nông nghiệp; hệ thống kênh mƣơng đƣợc phát triển đều khắp, số km kênh mƣơng đƣợc bêtong ngày một nhiều thêm; đồng ruộng đƣợc chỉnh trang theo

mô hình cánh đồng mẫu lớn, cuộc vận động dồn điền đổi thửa đang đƣợc nhân dân nhiệt liệt hƣởng ứng; dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển mạnh, xây dựng đồng bộ hệ thống cầu cảng phục vụ nghề cá, âu thuyền phục vụ tàu thuyền tránh trú bão...

Cơ sở vật chất của ngành phát triển khá tốt và đa dạng. Công cụ sản xuất đƣợc đầu tƣ mạnh nhƣ máy gặt đập liên hợp, máy cày máy kéo, tàu thuyền khai thác hải sản; cơ sở vật chất của nành chăn nuôi dần đƣợc đầu tƣ theo hƣớng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

Ngƣời dân đầu tƣ tƣơng đối lớn vào ngành nông nghiệp. Các loại máy cơ giới đƣợc đầu tƣ ở quy mô lớn hơn trƣớc đây; đặc biệt đầu tƣ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp cũng đƣợc ngƣời dân quan tâm; một số ngành chế biến cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣ các nhà máy chế biến thủy sản, nông sản.

Lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khá dồi dào, có sức khỏe, cần cù, sáng tạo. Đặc biệt đang dần hình thành các doanh nghiệp hoạt động trông lĩnh vực này, góp phần chế biến phân phối nông sản đến các thị trƣờng lớn.

Chính sách ƣu tiên đầu tƣ cho ngành nông nghiệp của huyện đƣợc lãnh đạo huyện quan tâm.

Các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp hình thành ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng hiệu quả nhƣ các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Điểm yếu:

Điều kiện tự nhiên của huyện tƣơng đối phức tạp. Địa hình bị chia cắt thành nhiều vùng khác nhau dẫn đến khó khăn cho đầu tƣ hạ tầng nông nghiệp, các tiểu ngành phát triển không tập trung, gây nên tình trạng manh mún nhỏ lẻ. Đa số các xã trong huyện có địa hình trũng thấp, hàng năm phải

hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn dẫn đến việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng tốn kém nhiều hơn so với nơi khác.

Hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dầu phát triển khá song vẫn chƣa đáp ứng tốt cho sự phát triển của ngành. Công tác chỉnh trang đồng ruộng ở một số xã triển khai còn chậm; còn trên 60% kênh mƣơng chƣa đƣợc bêtông; hệ thống điện phục vụ thủy lợi hóa đất màu một số nơi chƣa phát huy đƣợc hiệu quả.

Lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn dẫn đến thu nhập của ngƣời nông dân rất thấp. Một bộ phận nông dân chỉ hoạt động cầm chừng, không đầu tƣ nên rất lãng phí quỹ đất nông nghiệp. Đa số bộ phận nông dân có trình độ thấp, ngại thay đổi dẫn đến những khó khăn trong áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Nguồn vốn ngƣời dân đầu tƣ cho nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra nguồn vốn của huyện và địa phƣơng có dành cho nông nghiệp nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu của ngành.

Nguồn lao động dồi dào nhƣng chất lƣợng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đòi hỏi ở trình độ cao đối với cả đội ngũ quản lý và lao động trực tiếp. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp còn nhiều bất cập, tỷ lệ đào tạo nghề còn thấp.

Năng lực liên kết kinh tế “thấp” của các đơn vị sản xuất và tiêu thụ nông sản tại Duy Xuyên đã làm cho năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất và tiêu thụ luôn ở thứ hạng thấp nên nông nghiệp Duy Xuyên khó phát triển nhanh. Việc không kiểm soát đƣợc giá đầu ra vì nông dân không liên kết lại để đáp ứng các đơn hàng cho những nhà bán lẻ lớn mà chỉ sản xuất đơn lẻ và tiêu thụ qua thƣơng lái là chủ yếu.

Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng hạ tầng phục vụ xã hội và các cụm công nghiệp dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Có vị trí nằm giữa ba thành phố lớn là Đà Nẵng, Tam Kỳ và Hội An nên Duy Xuyên có thể cung cấp nông sản cho ba thành phố này, đặc biệt là rau sạch. Đây là những thị trƣờng rất có tiềm năng cho nông sản của huyện cần đƣợc đẩy mạnh khai thác.

Có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển các loại cay trồng chất lƣợng cao với chi phí thấp, tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt, rất thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại cây nông nghiệp và công nghiệp có giá trị cao; tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho nhiều ngành CN phát triển, đặc biệt đối với các ngành: Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm…

Thị trƣờng ngày càng có xu hƣớng sử dụng, tiêu dùng những sản phẩm có chất lƣợng cao, đặc biệt là gạo chất lƣợng cao, rau sạch, các sản phẩm cao cấp khác. Do đó đây là điều kiện để nông dân đầu tƣ sản xuất những nông sản có giá trị cao.

Đất nƣớc đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, đặc biệt là khi chúng ta gia nhập tổ chức WTO, sắp đến là TPP, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội xuất khẩu hàng nông sản ra nƣớc ngoài.

Nhà nƣớc có nhiều chủ trƣơng, chính sách bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển, nhƣ: Luật doanh nghiệp đƣợc cải tiến thƣờng xuyên, Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thách thức:

Đất nông nghiệp còn rất manh mún, gây trở ngại lớn cho việc phát triển sản xuất trên qui mô lớn và áp dụng kỹ thuật tiên tiến.

Dịch bệnh trên cây trồng, con vật nuôi diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt xuất hiện nhiều loại dịch bệnh chƣa có thuốc đặc trị nhƣ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, H5N1 trên gia cầm, lở mồm lỏng móng trên trâu bò, bệnh đốm trắng trên tôm thẻ... dẫn đến những rủi ro ngày càng lớn cho nông dân.

Chi phí sản xuất hiện nay còn khá cao so với các nƣớc, do đó sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam nói chung, của huyện Duy Xuyên nói riêng rất thấp. Chúng ta sẽ rất khó cạnh tranh với nông sản các nƣớc khi thuế suất đƣợc dỡ bỏ trong lộ trình hội nhập.

Thời tiết biến động thất thƣờng, bão lũ nhiều nhƣng hạn hán cũng nhiều, gây bị động, ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất.

Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, con vật nuôi ngày càng có những diễn biến phức tạp.

Từ việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, chúng ta có thể tổng hợp thành ma trận SWOT với những điểm chính sau:

CHIẾN LƢỢC S/O

-Nguồn tài nguyên phong phú, lực lƣợng lao động dào làm thu hút các nhà đầu tƣ.

- Mạng lƣới giao thông kết nối với nhiều vùng làm cho quá trình vận chuyển đƣợc thuận lợi, ít tốn chi phí vận chuyển.

- Thu hút nhiều nguồn lực đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

CHIẾN LƢỢC W/O

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực nông nghiệp, phát huy vai trò cơ quan chuyên môn

- Cần đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao đáp ứng với yêu cầu của thị trƣờng, nhà đầu tƣ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức đủ trình độ để quản lý, vận hành bộ máy chính quyền địa phƣơng.

CHIẾN LƢỢC S/T

- Tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu bên trong.

CHIẾN LƢỢC W/T

- Chất lƣợng nguồn lao động thấp dẫn đến việc thiếu đội ngũ lao động địa

- Sự cạnh tranh gây gắt về lực lƣợng lao động tay nghề cao của các địa phƣơng lân cận dẫn đến thiếu hụt lực lƣợng lao động.

- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

phƣơng, dẫn đến thâm hụt các sản phẩm.

- Trình độ quản lý kém dẫn đến sự trì trệ trong các thủ tục hành chính, không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng.

Kết luận:

Qua phân tích có thể thấy rằng thế mạnh của nông nghiệp Duy Xuyên là cây lúa, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; canh tác cây công nghiệp ngắn ngày, cây nguyên liệu. Tuy nhiên, những năm qua, huyện Duy Xuyên chƣa tận dụng đƣợc các lợi thế so sánh này.

Kết quả là tốc độ tăng trƣởng sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2007-2013 không cao; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm; các nguồn lực của sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu giảm sút do ruộng đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần, lao động nông nghiệp bị già hóa và không đƣợc nâng cao kiến thức do hệ thống khuyến nông, khuyến công yếu kém; thu nhập thấp dẫn đến đầu tƣ thấp và đa số các hộ dân ở nông thôn chiếm tỷ lệ nghèo cao so với khu vực thành thị và so với bình quân cả nƣớc.

Có rất nhiều nguyên nhân, thứ nhất, do thiên tai và dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên mà chƣa có biện pháp khắc phục hiệu quả nên đã gây rất nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, số lƣợng và chất lƣợng các nguồn lực trong sản xuất chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tại Duy Xuyên; do lao động nông nghiệp dƣ thừa, dân còn nghèo nên khả năng tích lũy để đầu tƣ vào sản xuất không đáng kể; Thứ ba, việc chậm đổi mới thể chế, thực hiện chính sách đối với nông nghiệp

chƣa hiệu quả và đầu tƣ hạn chế đã làm cho nông nghiệp phát triển chậm;

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)