Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng bộ và

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 36)

và hiện đại

Kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế-xã hội đƣợc diễn ra một cách bình thƣờng.

Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng luôn đƣợc xem là thƣớc đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đối với ngành nông nghiệp, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc chủ yếu sau:

- Hệ thống thủy lợi gồm các công trình cấp và tiêu nƣớc nhƣ đập nƣớc, đập ngăn mặn, hồ chứa, trạm bơm, hệ thống mƣơng dẫn, cống dẫn và mƣơng nội đồng. Thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chế độ canh tác, nuôi trồng thủy sản, giảm những tác hại của thiên nhiên đối với cây trồng, vật nuôi.

- Giao thông nội đồng, hệ thống giao thông nông thôn. Do tính không thể tách rời giữa nông nghiệp, nông thôn; mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và xã hội mà hệ thống giao thông nông thôn phát triển cũng góp phần làm hạ chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

- Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp là cơ sở để thực hiện điện khí hóa trong nông nghiệp, nhất là phát triển thủy lợi, cơ giới hóa, và tự động hóa.

- Nhà lƣới, sân phơi, lò sấy; các kho chứa vật tƣ, nông sản, các khu chế biến, kho bảo quản hạt giống; các trạm trại giống cây, con. Những cơ sở hạ tầng này góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lƣợng nông sản và giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Các cảng biển, cảng hàng không, cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền; các hoạt động logistics gắn liền với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản. Các cơ sở hạ tầng này giúp ngành hàng nông sản hội nhập tốt hơn vào chuỗi nông sản toàn cầu, phát triển thị trƣờng nông sản và giảm thiểu các rủi ro do biến động giá cả nông sản trên thị trƣờng gây ra nhiều bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp.

Do đối tƣợng sản xuất của nông nghiệp là các cây, con; sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành trên một không gian rộng lớn; nông sản là những loại sản phẩm tƣơi sống, dễ hƣ hỏng, mang tính thời vụ. Các đặc điểm này làm cho ngành nông nghiệp dễ bị tổn thƣơng bởi thiên tai và thị trƣờng, nên phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc xem là điều kiện và hệ quả của phát triển nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng là điều kiện vì muốn phát triển sản xuất nông nghiệp phải xây dựng các cơ sở hạ tầng để đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững; ngƣợc lại, kết cấu hạ tầng là hệ quả vì nông nghiệp phát triển sẽ làm cho kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, và mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp.

Để đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững, nâng cao đƣợc khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trƣờng nông sản toàn cầu, việc xây dựng một kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp đồng bộ và hiện đại thể hiện những nội dung cơ bản là:

+) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có tính hệ thống và đồng bộ, đi trƣớc một bƣớc trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đáp ứng trƣớc mắt

nhƣng đảm bảo yếu tố lâu dài và hiện đại;

+) Cần huy động nguồn vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nhiều nguồn, không chỉ từ ngân sách mà còn phải huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp và nhân dân;

+) Thực hiện quản lý và sử dụng các kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp theo nguyên tắc có sự tham gia, điều này là phù hợp với nền nông nghiệp nhỏ và phân tán của Việt Nam.

Từ những phân tích trên, hệ thống các chỉ tiêu thể hiện trình độ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:

+) Diện tích và tỷ lệ đƣợc tƣới, tiêu;

+) Các hồ chứa, các đập ngăn mặn, các trạm bơm;

+) Số km đƣờng nội đồng, đƣờng cấp phối, mật độ đƣờng;

+) diện tích nhà lƣới, kho tàng, kho bảo quản giống, nhà chế biến; +) tỷ lệ điện khí hóa, thông tin liên lạc, kết nối internet.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

HUYỆN DUY XUYÊN TỈNH QUẢNG NAM

Duy Xuyên là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam, có địa hình tƣơng đối đa dạng, phía tây là đồi núi thấp, trải dài xuống là đồng bằng đến biển. Do đó ngành nông nghiệp của huyện cũng rất đa dạng. Từ lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuối đến nuôi trồng khai thác và chế biến thủy sản cũng rất phát triển. Toàn huyện có 15.025 ha đất trồng trọt, 160 ha mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu cây trồng rất đa dạng trong đó cây chủ lực vẫn là cây lúa với 7.761 ha. Ngoài ra còn các loại cây khác nhƣ khoai, sắn, đậu, bắp, ớt, thuốc lá, bông vải, đay, cói, các loại rau quả... Chăn nuôi cũng phát triển khá với tổng đàn gia súc đạt 59.250 con, gia cầm là 525.990 con. Toàn huyện hiện nay có 364 tàu đánh bắt thủy sản với tổng công suất 8.614 CV. Mỗi năm đánh bắt đƣợc khoảng 10.000 tấn hải sản. Nuôi trồng thủy sản cũng đƣợc nhân dân đầu tƣ nhiều, hàng năm sản lƣợng từ nuôi trồng khoảng 200 tấm tôm, 125 tấn cá nƣớc ngọt. Giá trị toàn ngành nông nghiệp năm 2012 đạt 853,877 tỷ đồng.

Điều kiện tự nhiên huyện Duy Xuyên đa dạng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện vẫn còn khiêm tốn, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện. Một số lĩnh vực cần thúc đẩy và hỗ trợ phát triển để tạo ra giá trị cao hơn. Trong đó cần tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hƣớng tăng những cây con có giá trị cao; tập trung cho công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch, đẩy mạnh ngành chế biến thức ăn gia súc, thức ăn nuôi tôm; ứng dụng mạnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng hệ

thống tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng nhƣ tạo ra liên kết trong tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, cần tập trung cho những yếu tố thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển nhƣ đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, betong kênh mƣơng, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp đồng bộ, hiện đại.

Để đánh giá đƣợc các chỉ tiêu của ngành nông nghiệp, qua đó đánh giá đƣợc hiệu quả chiến lƣợc phát triển ngành nông của huyện Duy Xuyên trong thời gian qua, chúng ta so sánh một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp Duy Xuyên với một số huyện có điều kiện tƣơng đồng và giáp giới với Duy Xuyên:

Bảng 2.1. Một số tiêu chí chủ yếu ngành nông nghiệp Duy Xuyên

Tiêu chí Duy Xuyên Điện Bàn Thăng Bình Quế Sơn

Đất lúa 7.761 11.558 15.570 6.976

Năng suất lúa 58,96 56,48 54,76 50,32

Giá trị sản phẩm trên 1ha trồng

trọt 104,77 99,31 65,39 50,36

Giá trị ngành lâm nghiệp 20.727 tr 4.517 tr 43.862 tr 60.772 tr Số lƣợng gia cầm 654.000 1.050.000 789.000 337.000 Giá trị thủy sản 435,27 191,77 562,97 3,7 Giá trị sản phẩm trên 1ha mặt

nƣớc nuôi trồng thủy sản 191,83 328,12 508,10 88,73 Giá trị toàn ngành nông nghiệp 853.877 1.114.994 923.547 515.361

(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, 2012)

Qua bảng số liệu cho thấy các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp Duy Xuyên phát triển đa đạng và tƣơng đối đều, trong đó năng suất, giá trị của một số lĩnh vực khá cao. Tuy nhiên tổng giá trị toàn ngành thấp hơn một số huyện. Điều này cho thấy mặc dù điều kiện tự nhiên rất đa dạng và thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhƣng giá trị toàn ngành chƣa phản ánh đƣợc mức độ khai thác hiệu quả các điều kiện trên.

Từ những nội dung đã phân tích cho thấy cần phải đánh giá một cách toàn diện nền nông nghiệp của huyện và hoạch định một chiến lƣợc hợp lý nhằm khai thác một cách hiệu quả tiềm năng của địa phƣơng. Bên cạnh đó cho thấy, cần tập trung vào những thế mạnh của địa phƣơng so với các huyện khác để đầu tƣ.

Để có cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc của ngành nông nghiệp, ta cần thu thập số liệu đầy đủ và phân tích, xử lý một cách khoa học hệ thống số liệu trên, đồng thời tổng hợp, đánh giá các yếu tố khác trên cơ sở lý luận về lĩnh vực hoạch định chiến lƣợc ngành nông nghiệp thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập số liệu, phân tích đánh giá cũng nhƣ phỏng vấn để làm rõ những nội dung cần đạt đƣợc trong luận văn này.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 36)