Thực trạng về chuyên môn hóa và tập trung hóa trong NN

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 59)

Những năm qua, quá trình chuyên môn hóa, tâp trung hóa sản xuất trong nông nghiệp huyện Duy Xuyên đã phát triển theo xu hƣớng sau.

3.2.2.1. Đối với vùng chuyên canh cây trồng và chăn nuôi

Do đặc điểm tự nhiên, việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi ở Duy Xuyên đã đƣợc sàn lọc qua nhiều năm. Hiện huyện Duy Xuyên có các vùng chuyên canh chủ yếu sau:

- Vùng chuyên canh cây lúa. Trồng lúa nƣớc là nghề truyền thống của ngƣời nông dân Duy Xuyên vì các vùng đất ở Duy Xuyên phù hợp với loại cây này. Nên qua các năm diện tích cây lúa có xu hƣớng ngày càng tăng, năm 2007 đất trồng lúa là 6.827 ha (chiếm 45,5% diện tích đất trồng cây nông nghiệp), thì đến năm 2013 diện tích đất trồng lúa tăng lên 7.735,3 ha (chiếm

51,8%). Ngày nay, nông dân Duy Xuyên đã có đầu tƣ lớn cho cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất lúa. Điều này đã giảm đáng kể công sức cũng nhƣ chi phí cho canh tác cây lúa. Đồng thời thị trƣờng lúa chất lƣợng cao hiện nay lớn do đó nông dân tập trung cho sản xuất lúa hàng hóa.

- Vùng trồng ngô. Ngô chủ yếu đƣợc trồng tại các bãi bồi các xã dọc sông Thu Bồn, vùng chuyên canh cây ngô tại Duy Xuyên tƣơng đối ổn định. Hiện nay, tại các xã đều quy hoạch vùng chuyên canh kết hợp với việc nâng cấp hệ thống kênh mƣơng và mở rộng hệ thống điện phục vụ tƣới cho các vùng này, đặc biệt cây ngô là loại cây dễ trồng và chi phí thấp, do đó với điều kiện canh tác ngày càng thuận lợi nên ngƣời dân duy trì diện tích loại cây này. - Đối với các cây công nghiệp ngắn ngày. Cây lạc có xu hƣớng tăng do giá trị kinh tế cao; trong khi, cây bông, cây đay không còn đƣợc nông dân ƣa chuộng và thay vào đó nông dân trồng lạc, ớt đem lại hiệu quả cao. Những năm qua, vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày biến động lớn, vì: phụ thuộc vào nhu cầu của thị trƣờng và giá cả; đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày có thể chuyển sang trồng cây lƣơng thực, thực phẩm một cách dễ dàng, đặc biệt chuyển sang trồng lúa, phụ thuộc vào cây nào đem lại thu nhập cao hơn; và tùy thuộc vào sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản.

- Vùng chuyên canh cây rau: Ngoài những vùng chuyên canh cây màu, huyện đã đầu tƣ một số vùng chuyên canh có những đặc điểm thích hợp sản xuất các loại rau nhƣ ở Duy Hải, Duy Nghĩa, Duy Trung. Các vùng chuyên canh này đem lại hiệu quả khá lớn trên mỗi đơn vị diện tích, sản phẩm chủ yếu cung cấp các siêu thị và thành phố lớn.

Dù diện tích cây trồng chủ yếu ở Duy Xuyên vẫn là cây lúa, tuy nhiên, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang cây lúa hàng hóa bằng cách nâng cao giá trị cây lúa thông qua phát triển các cánh đồng lúa chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, các cây trồng và vật nuôi khác là

nguồn thu nhập bằng tiền chủ yếu cho nông dân nên đã làm nông sản hàng hóa tăng lên. Vùng chuyên canh của huyện Duy Xuyên có qui mô không lớn, nhƣng các cây trồng, vật nuôi chủ yếu có sản lƣợng hàng hóa gia tăng đáng kể những năm qua; Để đạt đƣợc điều đó, nhờ vào năng suất cây trồng, vật nuôi cao hơn nên có điều kện gia tăng sản lƣợng hàng hóa; thị trƣờng nông sản phát triển, nhất là quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp, du lịch phát triển nhanh làm nhu cầu nông sản tăng lên; 3) giao thông phát triển đã làm cho nông sản lƣu thông từ nông thôn đến thành thị một cách dễ dàng, và có chi phí rẻ; an ninh lƣơng thực không còn là vấn đề sống còn vì nó có thể đƣợc đảm bảo nhờ hệ thống kinh doanh lƣơng thực ngày càng phát triển trên phạm vi cả nƣớc.

3.2.2.2. Đối với vùng nuôi trồng thủy sản

Các vùng chuyên canh thủy sản phát triển khá ổn định trên đất Duy Xuyên, diện tích nuôi tôm năm 2007 là 91 ha, đến năm 2013 là 104 ha, tăng 14 %. Sản lƣợng nuôi trồng năm 2007 đạt 140 tấn, đến năm 2013 đạt 285 tấn, tăng 103%. Mặc dù diện tích tăng không cao nhƣng nhờ sự chuyển đổi con giống trong sản xuất nên sản lƣợng tăng mạnh làm cho giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích tăng nhanh, năm 2013 giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đạt 175,5 triệu, tăng 94,8 triệu đồng/ha so với năm 2007. Cụ thể, ngƣời nuôi chuyển từ tôm sú năng suất thấp sang tôm thẻ chân trắng cho năng suất cao. Đặc biệt là tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát tại các xã Duy Nghĩa, Duy Hải năm 2013 đạt năng suất đạt 14 tấn/ha/vụ. Riêng nuôi cá nƣớc ngọt có xu hƣớng giảm diện tích, năm 2007 có 70 ha thì đến năm 2013 còn 57 ha. Những địa phƣơng có phong trào nuôi cá nƣớc ngọt khá nhƣ Duy Trinh, Duy Hòa; nhiều hộ đã cải tạo những vùng đất trũng hoang hoá và tận dụng các hồ, đập, công trình thuỷ lợi để nuôi cá... Diện tích nuôi cá nƣớc ngọt giảm do đầu ra cho sản phẩm không ổn định, sản lƣợng thấp nên rất khó kêu gọi hay hợp

đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, với tiềm năng trên 1.000 ha mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, trong đó đến gần 300 ha có khả năng nuôi tôm và trên 700 ha có khả năng nuôi cá nƣớc ngọt chƣa khai thác cần phải đƣợc đầu tƣ thích đáng, khuyến khích nhân dân khai hoang mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của địa phƣơng.

3.2.2.3. Dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất:

Việc tích tụ đất đai tại Duy Xuyên những năm qua chủ yếu thực hiện qua công tác dồn điền đổi thửa. Đến năm 2013, cả huyện đã có 13/14 xã đã triển khai thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp với tổng diện tích đất thực hiện 1.539 ha, diện tích cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng 724,6 ha. Trong đó, diện tích đã tiến hành đo đạc, chỉnh lý là 300 ha và diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 118,6 ha. Nội dung này triển khai thực hiện ở 35 thôn. Trong đó, số thôn đã hoàn thành trên 80% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thôn: 19 thôn. Bình quân trƣớc khi dồn điền, đổi thửa là 4,25 thửa/hộ và 570 m2/thửa; bình quân sau dồn điền, đổi thửa là 2,4 thửa/hộ và 1.050 m2/thửa. Nhìn chung, công tác dồn điền đổi thửa trong thời gian qua trên địa bàn huyện đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể. Trong đó đã từng bƣớc hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất nhƣ giao thông nội đồng, qui hoạch 95 km; trong đó đƣờng nội đồng bê tông 24,8 km; hệ thống kênh tƣới tiêu 76 km, trong đó kênh bê tông 25 km... Bên cạnh đó, thông qua việc dồn điền, đổi thửa gắn với đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng đƣợc quan tâm đúng mức góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Cụ thể, hằng năm diện tích gieo trồng đất lúa chuyển sang cơ cấu cây trồng cạn là từ 50 - 75 ha, trong đó chủ yếu là nhóm cây thực phẩm, lạc, ngô…. Đối với đất màu, trong điều kiện chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới, nông dân tích cực đầu tƣ thâm canh tăng vụ, gối vụ với nhóm cây chủ lực nhƣ: Cây Ơt diện tích từ 25 ha (năm 2010) lên 100

ha (năm 2012 -2013); cây đậu các loại diện tích từ 35 ha (năm 2010) lên 110 ha (năm 2012 – 2013) v.v… Theo đó, năng suất cây trồng cũng đƣợc tăng lên từ 11 – 15,5% so với trƣớc dồn điền, đổi thửa. Ngoài ra, thông qua dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì hiệu quả sử dụng đất cũng đƣợc nâng lên từ 1,8 lần lên 2,8 lần.

Qua thực tiễn, hiệu quả kinh tế cũng nhƣ hiệu quả xã hội ở những vùng dồn điền, đổi thửa là nâng lên rất cao. Đối với đất màu, thu nhập bình quân trƣớc dồn điền, đổi thửa từ 18 - 22 triệu đồng/ha/năm, sau dồn điền, đổi thửa lên 60 - 70 triệu đồng/ha/năm, có vùng lên đến 100 triệu đồng/ha/năm. Điển hình nhƣ vùng Lệ Bắc, Duy Châu; vùng Mậu Hòa, Duy Trung; vùng Phú Nhuận 3, Duy Tân; vùng Vạn Buồng, Duy Trinh; Đồng Cả, Duy Sơn…Và dồn điền, đổi thửa gắn xây dựng vùng chuyên canh bƣớc đầu tạo ra đƣợc diện mạo mới trong nông nghiệp với phƣơng thức sản xuất có tính hàng hóa cao, hiệu quả lớn.

Tuy nhiên, việc tích tụ ruộng đất theo hình thức dồn điền đổi thửa không giúp chuyển đổi lao động nông nghiệp tại nông thôn. Việc tập trung đất đai trên mỗi đơn vị sản xuất nông nghiệp trƣớc và sau dồn điền đổi thửa không thay đổi, chỉ làm cho số thửa ít lại và diện tích mỗi thửa tăng lên. Do đó trong những năm đến, tập trung hóa đất đai tại Duy Xuyên cần phải chuyển đổi lao động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp, thì quá trình tập trung hóa mới làm tăng qui mô nguồn lực đối với mỗi nông hộ, nhất là nguồn lực về đất đai thì mới có điều kiện phát triển kinh tế trang trại và làm hình thành các trang trại hạt nhân. Từ đó, mới hình thành các vùng chuyên canh lớn hơn đi liền với quá trình tích tụ đất đai.

Cơ sở hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh và đời sống của dân cƣ, là điều kiện thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế của huyện.

- Về giao thông:

Hệ thống giao thông đƣợc đầu tƣ xây dựng, điểm nổi bật là tuyến đƣờng ĐT 610 Nam Phƣớc - Trà Kiệu - Mỹ Sơn (dài 28km) đã đƣợc nâng cấp hoàn thiện, bên cạnh đó đã tập trung nguồn vốn của Nhà Nƣớc và sự đóng góp của nhân dân đã hoàn thành hơn 300 km đƣờng thôn, liên thôn, xã, liên xã đƣợc bê tông hóa. Tuyến đƣờng từ Nam Phƣớc xuống Bàn Thạch đã đƣợc tu bổ lớn để phục vụ cho việc xây dựng Bàn Thạch trở thành thị tứ của huyện, ngoài ra tuyến giao thông duy nhất đi vùng cát dài gần 11km cũng đã đƣợc đầu tƣ, trong đó có xây dựng chiếc cầu quan trọng bắt qua sông Trƣờng Giang nối liền giữa vùng Đông và vùng Trung của huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Mạng lƣới điện:

Mạng lƣới điện phát triển khá tốt 100% xã - thị trấn đã phủ kín lƣới điện trung - hạ thế. Bên cạnh đó hệ thống điện phục vụ thủy lợi hóa đất màu với chiều dài 103,6 km đảm bảo phục vụ nƣớc tƣới chủ động cho hơn 1035 ha gieo trồng hằng năm.

- Công trình thủy lợi:

Hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu. Trong những năm qua có nhiều hồ, đập, trạm bơm đƣợc nâng cấp. Duy Xuyên có 3 hồ chứa nƣớc lớn là: Vĩnh Trinh, Thạch Bàn, Phú Lộc với dung lƣợng 34,6 triệu m3, 39 trạm bơm điện. Hiện nay huyện đã xây dựng mới đập Khe Cát, đập làng ở Duy Trung, đập ngăn mặn ở Duy Thành,...và hệ thống kênh mƣơng đã đƣợc bê tông hóa 70 km.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân mà còn góp phần ổn định sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong vùng và xuất sang các vùng khác. Qua đó cho thấy thị trƣờng tiêu thụ cũng cũng là một trong những nhân tố quan trọng để định hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện. Thị trƣờng sẽ đặt ra những đòi hỏi về cây gì, con gì cần phải đáp ứng nhu cầu trong các thời điểm khác nhau, ở từng vùng khác nhau.

Do đó ngay khi tiến hành thực hiện chuyển dịch, huyện Duy Xuyên đã chủ động đƣa các giống cây trồng: vừa phù hợp với đặc điểm sinh thái, vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng vào trong sản xuất. Vì vậy trong thời gian qua huyện không chỉ củng cố thị trƣờng, mà còn mở rộng thị trƣờng ra khu vực xung quanh cũng nhƣ cả nƣớc nhƣ: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh...Bên cạnh đó còn đẩy mạnh xuất khẩu ra nƣớc ngoài với các bạn hàng chính: Trung Quốc, Lào, Thái Lan...

- Cơ chế chính sách tài chính. * Đầu tƣ:

Để đáp ứng cho công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt kết quả. Công tác đầu tƣ có trọng điểm là rất cần thiết. Vì vậy huyện đã chủ động đầu tƣ đầu tƣ một số mặt cần thiết nhằm hỗ trợ cho công tác chuyển dịch. Nội dung đầu tƣ bao gồm:

- Về đầu tƣ chuyển giao KHKT và công tác khuyến nông:

+ Tiến hành du nhập nguồn giống, khảo nghiệm và tuyển chọn để nhân rộng.

+ Tổ chức công tác khuyến nông xây dựng mô hình thực nghiệm. + Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật.

+ Đây là nội dung đầu tƣ cần thiết, huyện đã tính đến những vùng tƣơng đối thuận lợi để củng cố và xây dựng mới cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống thủy lợi, điện, giao thông.

+ Dựa theo khả năng thực hiện khối lƣợng công việc của từng địa phƣơng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng sẽ thực hiện có trọng điểm trong suốt quá trình thực hiện chuyển dịch.

- Vềnguồn vốn :

Nguồn vốn đầu tƣ đƣợc xác định từ nhân dân là chủ yếu, ngân sách huyện hỗ trợ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp huyện. Đối với những hộ có diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 5 sào trở lên theo đúng quy hoạch - kế hoạch của địa phƣơng thì huyện sẽ dùng nguồn chi sự nghiệp nông nghiệp hằng năm để hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng cho hộ nông dân để khuyến khích hộ nông dân chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa. Những vùng chuyển đổi có qui mô tập trung từ 2 ha trở lên huyện sẽ hỗ trợ cho nông dân 1.000.000đ/ha. Những hộ đạt mức thu nhập trên 50.000.000đ/ha sẽ đƣợc UBND huyện biểu dƣơng khen thƣởng kịp thời.

3.2.2.5. Thực trạng cơ giới hóa trong nông nghiệp

Trong những năm qua, huyện Duy Xuyên đã tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh công tác cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, việc tăng cƣờng cơ giới hoá các khâu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần rút ngắn quy trình sản xuất, đáp ứng lịch thời vụ và giảm giá thành các khâu sản xuất, nhất là khâu cày lồng, thu hoạch trong trồng trọt; tời kéo, sục khí trong khai thác, nuôi trồng thủy sản; khai thác, chế biến lâm sản... Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện đã bố trí kinh phí hỗ trợ một phần cho nông dân mua sắm thiết bị, xây dựng các cơ chế phù hợp giúp nhân dan dễ dàng, thuận tiện trong tiếp cận các nguồn vốn.

Trong năm 2014, tổng kinh phí huyện đã hỗ trợ cho công tác này là 1,2 tỷ đồng. Nhờ sự tích cực đầu tƣ của nhân dân và sự hỗ trợ của huyện nên đến nay, trên toàn huyện có 120 chiếc máy cày 2 bánh, 91 máy cày 4 bánh, 40 máy gặt đập liên hợp, 45 máy xẻ gỗ, 30 máy sục khí công suất lớn...

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục vận động nhân dân đầu tƣ mua sắm thiết bị nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ giới hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đến nay, huyện đã tiếp nhận 84 đơn xin hỗ trợ, trong đó có 43 máy gặt đập liên hợp và 41 máy cày 4 bánh, với tổng giá trị 14,3 tỷ đồng (số tiền xin hỗ trợ là 2,9 tỷ đồng)

Nhìn chung, trƣớc khi thực hiện cơ chế hỗ trợ, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, làm chậm tiến độ khâu thu hoạch và

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)