Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 28)

Chuyên môn hóa sản xuất là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất của một đơn vị để sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hóa phù hợp điều kiện sinh thái vùng, nguồn lực có sẵn và với nhu cầu của thị trƣờng.

Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến tập trung hóa. Tập trung hóa sản xuất nông nghiệp là việc tập trung các yếu tố sản xuất của đơn vị sản xuất để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, làm cho qui mô của đơn vị sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, không chỉ tăng qui mô về đất đai mà cả việc tập trung vốn trên một đơn vị sản xuất hàng hóa (ha, đầu gia súc). Thúc đẩy chuyên môn hóa và tập trung hóa tạo điều kiện hình thành các trang trại sản xuất hàng hóa có qui mô lớn, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp cơ khí hóa, tự động hóa, tăng cƣờng năng lực trong liên kết với các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản và làm cho trang trại tham gia tích cực vào chuỗi nông sản toàn cầu.

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, địa hình, điều kiện khí hậu, đất đai mà việc chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam cần chú ý đến các vấn đề sau:

+) Chuyên môn hóa kết hợp với luân canh nhằm giúp cải thiện chất lƣợng đất đai, phòng chống sâu bệnh;

+) Chuyên môn hóa kết hợp với xen canh, gối vụ nhằm tận dụng điều kiện tự nhiên, địa hình, chu kỳ sinh trƣởng các loại cây trồng để tăng năng suất ruộng đất;

+) Chuyên môn hóa cây trồng kết hợp với phát triển chăn nuôi và ngành nghề nông thôn nhằm kết hợp hài hòa các yếu tố trong vùng sinh thái, tận dụng thời gian nông nhàn, tăng thu nhập nông hộ và phát triển nông thôn;

+) Trong tập trung hóa thì tích tụ đất đai đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế trang trại, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, nâng cao khả

năng hội nhập của trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp vào chuỗi nông sản toàn cầu.

Tuy nhiên, quá trình chuyên môn hóa, tập trung hóa kết hợp với khai thác tổng hợp các nguồn lực trong nông nghiệp nhƣ trên phải đảm bảo nguyên tắc:

Không làm cản trở sự phát triển của sản phẩm chuyên môn hóa; duy trì sự cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp; thúc đẩy phân công lao động, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại nông thôn.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, trƣớc yêu cầu phải chuyển đổi nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng công nghiệp và hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều kiện để thúc đẩy chuyên môn hóa và tập trung hóa trong sản xuất nông nghiệp là:

+) Nắm bắt các điều kiện tự nhiên của vùng để lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế. Nhƣng cũng cần nhận thức rằng con ngƣời với khoa học kỹ thuật có thể chế ngự các điều kiện thiên nhiên theo khả năng hoặc tạo ra những môi trƣờng nhân tạo cho cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển các cây trồng, vật nuôi đáp ứng đồng bộ và kịp thời theo nhu cầu của thị trƣờng.

+) Xây dựng vùng chuyên canh phải xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng. Việc lựa chọn sản phẩm không chỉ quan tâm đến số lƣợng, chất lƣợng, mà còn phải quan tâm đến sự kịp thời, đáp ứng đƣợc các đơn hàng lớn, và nhất là vấn đề an toàn thực phẩm.

+) Phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là thủy lợi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc nhằm tạo điều kiện cho lƣu thông nông sản, hạ chi phí sản xuất và giao dịch.

Ngành chế biến, bảo quản nông sản; các dịch vụ tài chính, marketing và kinh doanh nông sản phát triển sẽ giúp phát triển các vùng sản xuất chuyên môn hóa nông sản.

+) Xây dựng các doanh nghiệp hạt nhân làm đầu mối trong giao dịch nông sản và liên kết với các nông hộ nhỏ. Mô hình này sẽ giúp không chỉ thúc đẩy chuyên môn hóa ở các trang trại lớn mà quá trình này cũng sẽ thúc đẩy các nông hộ nhỏ hơn thực hiện đƣợc chuyên môn hóa trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp.

Từ những nội dung phân tích trên, các chỉ tiêu liên quan đến quá trình chuyên môn hóa và tập trung hóa trong sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:

+) Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa trong tổng giá trị sản xuất của ngành chuyên môn hóa;

+) Qui mô giá trị sản phẩm hàng hóa;

+) Tỷ trọng các yếu tố đầu vào cho sản xuất sản phẩm hàng hóa;

+) Diện tích đất đai trên nhân khẩu, lao động, đơn vị sản xuất nông nghiệp;

+) Vốn đầu tƣ trên đơn vị sản xuất hàng hóa (ha, đầu gia súc); +) Diện tích đất đai đƣợc tích tụ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 28)