Phát triển công nghiệp chế biến làm động lực thúc đẩy chuyên môn

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 84)

nông thôn, tạo điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; và tăng thu nhập của các hộ nông nghiệp.

Theo tính toán, từ nay đến năm 2020, để chuyển tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 35% thì huyện cần chuyển 18.620 lao động sang các lĩnh vực hoạt động phi nông nghiệp. Để thu hút lao động từ nông nghiệp, ngoài việc phát triển các công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, phát triển các làng nghề hiện có, huyện Duy Xuyên cần tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, các hoạt động thƣơng mại và dịch vụ gắn với chuỗi ngành hàng nông sản.

Tóm lại, các biện pháp chuyển dịch sản xuất nông nghiệp của huyện Duy Xuyên những năm đến dựa vào các ngành có lợi thế so sánh nhƣng phải đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu; việc sản xuất phải theo hƣớng chuyên môn hóa, tập trung hóa, khai thác hợp lý vùng sinh thái kinh tế; lấy hiệu quả kinh tế làm động lực để phát triển và xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ. Việc chuyển dịch sản xuất nhƣ trên phải đồng thời chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các hoạt động kinh tế khác thì mới có cơ hội xây dựng nền nông nghiệp tại huyện Duy Xuyên theo hƣớng hiện đại.

4.2.2. Phát triển công nghiệp chế biến làm động lực thúc đẩy chuyên môn hóa, tập trung hóa hóa, tập trung hóa

Phát triển công nghiệp chế biến sẽ tạo điều kiện tiêu thụ nông sản ổn định và giúp liên kết kinh tế giữa ngành nông nghiệp với ngành công nghiệp và dịch vụ; liên kết giữa các đối tác trên chuỗi các ngành hàng nông sản, từ đó có điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa và thúc đẩy tập trung hóa.

Đối với Duy Xuyên, tiềm năng phát triển nông nghiệp khá toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và cây lâm nghiệp. Nhƣng những năm qua, nông dân Duy Xuyên chủ yếu vẫn bán sản phẩm “thô”; việc đa dạng hóa và làm gia tăng giá trị của các nông sản thông qua công nghiệp chế biến chƣa phát triển. Vì vậy, những năm đến, Duy Xuyên cần phải ƣu tiên phát triển công nghiệp chế biến theo hƣớng sau:

4.2.2.1. Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu

Duy Xuyên có tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản vì có ngƣ trƣờng rộng và có môi trƣờng nƣớc lợ, nƣớc ngọt phong phú cho nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên sản lƣợng thủy hải sản không lớn. Việc hình thành những cơ sở chế biến vừa và nhỏ giúp nâng cao giá trị sản phẩm thủy hải sản và giải quyết lao động địa phƣơng. Đồng thời mở rộng liên kết với các công ty chế biến lớn trong tỉnh để giải quyết đầu ra ổn định cho ngành thủy sản. Hiện nay Duy Xuyên có những cơ sở chế biến vừa và nhỏ đã phát huy hiệu quả của mô hình này. Trong đó phải kể đến các cơ sở chế biến nƣớc mắm, cá hấp, chế biến cá bò xuất khẩu…

Nếu công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ thúc đẩy gia tăng số lƣợng tàu và công suất đánh bắt của ngƣ dân, và sẽ mở rộng đƣợc vùng nuôi cá nƣớc mặn, nƣớc lợ và nƣớc ngọt tại Duy Xuyên.

4.2.2.2. Phát triển công nghiệp chế biến súc sản, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc

Ngành chăn nuôi tại Duy Xuyên đang phát triển, nhất là gà, vịt, heo, bò, trâu… những năm đến cần hƣớng ngành chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung tại các vùng trung du tại Duy Xuyên. Tuy nhiên, để ổn định đầu ra cần phát triển công nghiệp chế biến súc sản; không kể xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ nội địa hiện cũng rất lớn và xu hƣớng cải thiện dinh

dƣỡng và cơ cấu bữa ăn của ngƣời Việt Nam đang ngày một cao hơn. Duy Xuyên cũng có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc cho heo, gà, tôm, cá ở qui mô vừa và nhỏ vì nguồn bắp, đậu và bột cá luôn dồi dào, và là thành phần chính cho chế biến thức ăn gia súc. Hiện nay, Duy Xuyên đã có chủ trƣơng hình thành các điểm giết mổ tập trung, thời gian tới cần đẩy mạnh chƣơng trình này. Đồng thời hỗ trợ, kêu gọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, tôm, cá… về đầu tƣ tại Duy Xuyên, và đây là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu các loại cây phục vụ cho ngành công nghiệp này.

4.2.2.3. Phát triển công nghiệp chế biến rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày

Những năm qua ngành rau đậu của Duy Xuyên phát triển rất nhanh để phục vụ cho các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Nhu cầu rau sạch, rau có chứng nhận hữu cơ, rau đƣợc xử lý sẵn trƣớc khi cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn đang tăng nhanh. Vì vậy, việc xây dựng các kho xử lý, bảo quản, đóng gói tại các vùng sản xuất tập trung cần đƣợc quan tâm, và đây cũng là cách thức để gia tăng giá trị cho ngành trồng rau tại Duy Xuyên. Ngoài ra, các cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ ớt, bông, thuốc lá, vừng, đậu phộng là những cây công nghiệp đem lại giá trị cao phù hợp với vùng phù sa dọc theo sông Thu Bồn. Riêng cây ớt tại Duy Châu, Duy Trinh, Duy Phƣớc khi bán “thô” đã thu về giá trị gần 120 triệu đồng/ha, nếu qua chế biến sẽ làm giá trị cây ớt tăng lên rất nhiều, và việc bảo quản, đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu rất thuận lợi.

Ngoài các ngành công nghiệp chế biến chủ yếu trên, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề tại Duy Xuyên sẽ góp phần phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp lấy nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ những khiếm khuyết trong quá trình phát triển công nghiệp chế

biến những năm qua tại Duy Xuyên, việc phát triển công nghiệp chế biến những năm đến cần xuất phát từ mục tiêu phát triển, đồng thời bám sát các quan điểm sau:

+ Lựa chọn công nghệ phù hợp: Cần lựa chọn công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao sản lƣợng, giá trị sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Qui mô sản xuất: Phải phù hợp với vùng nguyên liệu, công nghệ và cơ sở hạ tầng.

+ Về qui hoạch: Không chỉ qui hoạch vùng nguyên liệu mà qui hoạch phải gắn với qui hoạch tổng thể kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Một nhà máy ra đời không chỉ đảm bảo về mặt phát triển sản xuất mà phải kết hợp phát triển vùng, xóa đói giảm nghèo, hạn chế di dân và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

+ Về đầu tƣ: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ, mở rộng liên doanh giữa các doanh nghiệp chế biến trong nƣớc và với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tăng nguồn lực về vốn và công nghệ. Định hƣớng phát triển nhƣ trên sẽ làm hình thành các vùng chuyên canh làm cho sản xuất hàng hóa phát triển. Quá trình này sẽ làm tập trung các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, nhất là tích tụ đất đai.

4.2.3. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể dựa hoàn toàn vào các nông hộ nhỏ mà phải dựa vào các trang trại qui mô lớn và các loại hình doanh nghiệp trong nông nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2020, lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm một lực lƣợng lớn đến 35%, nên những năm đến nông nghiệp Duy Xuyên vẫn phải dựa vào kinh tế nông hộ và trang trại là hai hình thức chủ yếu; củng cố, nâng cao năng lực cho các HTX và tổ hợp tác hiện có; hình thành và hoàn thiện các hình thức tổ chức khác nhƣ hợp tác xã kiểu mới.

4.2.3.1. Củng cố, nâng cao năng lực cho các HTX hiện có trên địa bàn huyện

Nhằm phát huy nhƣ̃ng kết quả đã đa ̣t đƣợc , khắc phu ̣c nhƣ̃ng tồn ta ̣i , thiếu sót, thúc đẩy các HTX , THT trên đi ̣a bàn phát triển , các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng phải thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động .Các tổ chức đoàn thể quần chúng hỗ trợ tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động. Đội ngũ cán bộ cần chú ý đến năng lực , đạo đức và phải nhiệt tình với công việc. Đặc biệt là ban quản trị có vai trò chính trong việc thực hiện, củng cố , tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, xã viên, nguồn vốn đầu tƣ để đổi mới và phát triển HTX, THT ngày càng hiệu quả hơn.

Tiếp tục triển khai thực hiện củng cố hợp tác xã theo NQ 113 của HĐND tỉnh Quảng Nam: Tiến hành rà soát củng cố lại các nội dung hoạt động của HTX. Đảm bảo các HTX đều có thể đảm nhận các khâu dịch vụ thiết yếu cho hộ nông dân nhƣ: Thủy lợi, giống cây trồng, làm đất, thu hoạch, nƣớc sạch…. trên cơ sở HTX và hộ nông dân đều có lợi.

+ Đối với khâu dịch vụ thủy lợi tiến hành rà soát lại chế độ, định mức tƣới tiêu cho 1 lao động đảm bảo đảm nhận từ 20-25 ha/ ngƣời, gắn trách nhiệm dọn kênh nội đồng với dẫn nƣớc để hạn chế thất thoát nƣớc và tăng thêm thu nhập cho thủy nông viên.

+ Dịch vụ làm đất, đây là khâu quan trọng trong cải tạo và điều hành sản xuất cũng nhƣ lịch thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy các HTX nên tổ chức điều hành công việc này bằng cách hàng vụ tiến hành phân bổ việc đảm nhận diện tích cày, lồng phù hợp cho từng loại sức kéo.

+ Dịch vụ các khâu đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

Do nhu cầu sản xuất ngày càng thay đổi, lực lƣợng lao động nông nghiệp ngày càng ít, chủ yếu là ngƣời lớn tuổi nên HTX cần chủ động trong sản xuất, cung ứng giống, vật tƣ cho các loại cây trồng cho hộ nông dân.

Đồng thời chủ động trong tổ chức dịch vụ thu hoạch cho cây lúa để đảm bảo chủ động mùa vụ và hỗ trợ cho hộ nông dân, tăng thu nhập cho HTX.

Bằng nguồn vốn tích lũy của HTX, tranh thủ các cơ chế hỗ trợ của nhà nƣớc có kế hoạch kiên cố hệ thống kênh mƣơng để phục vụ dịch vụ tốt hơn. Có kế hoạch tu bổ lại cơ quan trụ sở làm việc. Xây dựng, mua sắm các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ việc mở rộng các dịch vụ, ngành nghề mới trong HTX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh công tác Khuyến nông - Khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đây là công việc quan trọng để thúc đẩy tăng nhanh năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã. HTX phối hợp, đồng thời tranh thủ các ngành chuyên môn cấp trên tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho xã viên trên các lĩnh vực sản xuất nhƣ: Thời vụ, cơ cấu giống cây trồng; chuyển giao chƣơng trình IPM, chƣơng trình Bu Cáp; kỹ thuật sản xuất thực phẩm an toàn; du nhập và tổ chức sản xuất giống cây, giống con vật nuôi mới...

Đi tắt, đón đầu trong việc tiếp nhận thành tựu khoa học – kỹ thuật trong quản lý và sản xuất kinh doanh, biết tận dụng lợi thế đất đai, lao động tại chỗ để khai thác đƣợc tiềm năng vốn có của HTX tạo ra “thế” và “lực” cho HTX phát triển.

Xây dƣ̣ng kế hoa ̣ch và giải pháp củng cố, đổi mới, nâng cao hiê ̣u quả hoạt động của các HTX

- Đối với những HTX mà nhiều năm liền không hoạt động sản xuất - kinh doanh, không tổ chức đại hội xã viên thƣờng kỳ , thì tiến hành giải thể thu hồi giấp phép và con dấu theo luật định.

- Đối với những HTX thuộc diện yếu kém cần tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất- kinh doanh, thì tiến hành rà soát lại số lƣợng cụ thể và thực trạng của từng HTX để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên

quan giúp HTX kiện toàn lại bộ máy ban quản lý và ban kiểm soát, xây dựng điều lệ, phƣơng án sản xuất- kinh doanh... để tiếp tục hoạt động.

- Còn đối với những HTX thuộc diện yếu kém kéo dài không có nhu cầu hoạt động thì nên vận động giải thể tƣ̣ nguyê ̣n để chuyển qua loại hình kinh tế khác phù hợp hoặc giải thể để thành lập mới theo đúng luâ ̣t quy đi ̣nh.

Tranh thủ thời cơ, tận dụng điều kiện thuận lợi, trên cơ sở thực hiện đúng chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành ở địa phƣơng, sự chi viện hỗ trợ của nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, sự liên kết liên doanh với các thành phần kinh tế giúp cho HTX hoạt động tốt hơn.

4.2.3.2. Nâng cao năng lực kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế trang trại

Nâng cao năng lực kinh tế nông hộ chính là việc làm cho các nông hộ nhỏ liên kết lại thực hiện chuyên môn hóa để cùng đáp ứng đơn hàng của một vài ngành hàng cụ thể; chỉ có nhƣ vậy, nông hộ nhỏ mới có điều kiện áp dụng cơ giới hóa, không chỉ nâng cao năng lực sản xuất qua tích tụ đƣợc đất đai, hình thành các vùng chuyên canh mà còn tiếp cận đƣợc qui trình sản xuất tối ƣu, chứng nhận sản phẩm sạch, hữu cơ, tiếp cận thị trƣờng nông sản và hội nhập vào các ngành hàng một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, trong tƣơng lai xa hơn, nâng cao năng lực của các nông hộ tại Duy Xuyên phải đi liền với các giải pháp đồng bộ về nâng cao thu nhập của nông hộ, rút nhanh lao động nông nghiệp để chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp, phát triển các làng nghề, phát triển du lịch nông nghiệp. Đồng thời phải có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ nông dân từ bỏ ruộng đất và chuyển sang các ngành nghề khác.

Đối với phát triển kinh tế trang trại, Duy Xuyên hiện có 9 trang trại các loại. Trong đó, diện tích đất đai các trang trại chỉ đạt 101ha, giải quyết đƣợc

75 lao động, và giá trị sản xuất ra chỉ đạt 34 tỷ đồng. Nếu xét theo qui mô đất đai, lao động và vốn thì tất cả các trang trại tại Duy Xuyên đƣợc xem là các trang trại nhỏ chƣa đủ năng lực về sản xuất chứ chƣa nói đến năng lực tổ chức, liên kết các nông hộ, năng lực tiếp cận thị trƣờng, năng lực ký kết các hợp đồng với các nhà chế biến hay các tập đoàn bán lẻ. Chính vì vậy, những năm đến cần xây dựng các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các trang trại nông, lâm kết hợp có qui mô lớn cả về đất đai, vốn và lao động làm hạt nhân liên kết các nông hộ; áp dụng cơ giới hóa và thực hiện các biện pháp canh tác sạch phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng và của các đối tác trung gian trên chuỗi cung cấp.

4.2.3.3. Xây dựng các hợp tác xã kiểu mới

Ngoài hai hình thức tổ chức sản xuất cơ bản trên, việc phát triển các hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệ p, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản, và các doanh nghiệp chế biến nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các đơn vị sản xuất nông nghiệp và các đối tác khác trên chuỗi ngành hàng nông sản là cần thiết để phát triển nông nghiệphuyện Duy Xuyên ổn định và bền vững. Khác với mô hình hợp tác xã trƣớc đây, hợp tác xã theo mô hình mới phải hoạt động theo cơ chế thị trƣờng và có các chức năng:

- Cung cấp các vật tƣ đầu vào đảm bảo chất lƣợng.

- Chuyển giao các kiến thức khuyến nông từ Nhà nƣớc, các tổ chức. - Cung cấp các dịch vụ làm đất, thu hoạch, thú y, bảo vệ thực vật,… - Đối tác chính thu hoạch, xử lý và tiêu thụ nông sản của nông dân.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 84)