Phát triển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 34)

Theo giáo trình “Kinh tế Nông nghiệp”, TS. Vũ Đình Thắng, 2005, NXB Hà Nội: Có hai phƣơng thức sản xuất cơ bản trong nông nghiệp; đó là quảng canh và thâm canh. Quảng canh là phƣơng thức sản xuất nhằm tăng sản lƣợng nông sản bằng cách mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụng độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Khái niệm này còn đƣợc hiểu theo nghĩa tiến bộ hơn, đó là sự tăng sản lƣợng nông sản dựa trên cơ sở mở rộng diện tích ruộng đất hoặc tăng số đầu gia súc với kỹ thuật không đổi. Trong giai đoạn đầu phát triển nền nông nghiệp chủ yếu sử dụng phƣơng thức này, nhƣng xu hƣớng đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, quỹ đất dành cho cây xanh, rừng tăng lên, xu hƣớng giảm vụ để đất đai có thời gian tái tạo độ phì nhiêu, nên nền nông nghiệp của các nƣớc chuyển dần qua phƣơng thức canh tác tiến bộ hơn; đó là phƣơng thức thâm canh.

Thâm canh ngƣợc lại với quảng canh, là phƣơng thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lƣợng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tƣ thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó cho thấy, bản chất của thâm canh là quá trình đầu tƣ phụ thêm tƣ liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu đƣợc nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm. Theo nhà kinh tế học A. Samuelson đây chính là tích lũy vốn theo chiều sâu, và điều này chỉ xảy ra khi có cải tiến về giống, kỹ thuật canh tác, áp dụng các công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, tự động hóa, đồng thời nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại nông thôn thông

qua giáo dục, khuyến nông, phát triển y tế và phát triển cơ sở hạ tầng tại nông thôn.

Ngày nay, thâm canh đã đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhƣ:

+) Thủy lợi hóa giúp ngƣời canh tác kiểm soát chế độ canh tác cây trồng và nuôi trồng thủy sản, ngày nay nhiều hình thức tƣới tiết kiệm, tƣới có kiểm soát, tƣới phun, tƣới kết hợp bón phân vi lƣợng giúp ngƣời nuôi trồng kiểm soát đƣợc vụ mùa và nâng cao năng suất canh tác.

+) Cơ giới hóa giúp tiết kiệm lao động, không những khâu làm đất, gieo trồng mà hầu nhƣ tất cả các khâu còn lại nhƣ phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sấy, lột vỏ đều có thể cơ giới hóa đƣợc.

+) Hóa học hóa giúp kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, và nhất là phân vi lƣợng và phân hóa học là một trong những thành tựu quan trọng của công nghệ góp phần đem lại năng suất cao trong canh tác cây trồng.

+) Điện khí hóa giúp giải quyết vấn đề động lực trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao chất lƣợng cuộc sống tại nông thôn.

+) Tự động hóa giúp việc canh tác và chăn nuôi kiểm soát đƣợc mọi khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp mà không cần sự tham gia trực tiếp của lao động nông nghiệp.

+) Và sinh học hóa giúp tạo ra giống cây, con có năng suất cao, chất lƣợng tốt và góp phần bảo vệ môi trƣờng.

Nhờ vào những tiến bộ về công nghệ sản xuất ở trên mà sản xuất nông nghiệp đã có những phƣơng pháp canh tác mới nhƣ trồng cây trong nhà kính, chăn nuôi theo phƣơng pháp công nghiệp. Ngày nay, đa phần các sản phẩm thịt, sữa, trứng, rau quả đƣợc bán tại siêu thị ở nhiều quốc gia đƣợc sản xuất theo phƣơng pháp nông nghiệp công nghiệp hóa.

thâm canh trong nông nghiệp gồm:

+) Mức đầu tƣ trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và trên lao động nông nghiệp.

+) Diện tích đất trồng trọt đƣợc tƣới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi.

+) Số lƣợng máy kéo trên 100 hộ nông dân, trên 100 ha đất nông nghiệp. +) Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của mỗi loại sản phẩm.

+) Năng suất cây trồng, con vật nuôi.

+) Năng suất lao động xã hội của ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 34)