Phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp và phân tích thông tin:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 42)

Thông tin thứ cấp quan trọng thu thập từ tổng hợp thống kê đã đƣợc công bố của UBND huyện Duy Xuyên trên lĩnh vực nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, lực lƣợng lao động, sản lƣợng lƣơng thực... Đặc biệt, tôi căn cứ trên số liệu chuyên ngành nông nghiệp do Phòng NN&PTNT và UBND huyện Duy Xuyên quản lý trong thời gian 10 năm (từ 2004 đến nay) để làm căn cứ đánh giá, tổng hợp, qua đó đề ra những giải pháp để đạt mục tiêu đã xây dựng. Ngoài ra tôi sử dụng các tài liệu từ những nghiên cứu đã đƣợc công bố, các ấn phẩm sách, tạp chí; các tài liệu, thông tin trên internet...

Nguồn thông tin quan trọng nữa là từ việc tập hợp các điều tra trên các lĩnh vực liên quan để phân tích nhƣ điều tra hộ nông dân về thay đổi cơ cấu cây trồng trong những năm qua, điều tra hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp, điều tra những thay đổi trong lĩnh vực thuỷ sản…

Từ những thông tin thu thập đƣợc, sử dụng các công cụ hỗ trợ để phân tích, đánh giá, tìm ra những quy luật vận động, thay đổi của ngành, cũng nhƣ phát hiện những tồn tại để xây dựng những phƣơng án nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đề ra.

Ví dụ thu thập đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trong những năm qua, từ đó tìm ra tỷ trọng đóng góp của đối tƣợng chuyển dịch đối với tổng giá trị toàn ngành. Dùng mô hình SWOT đánh giá những tồn tại cần khắc phục, qua đó đề xuất những giải pháp để đạt đƣợc những mục tiêu trong nội dung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi.

Ngoài ra, tiến hành thu thập số liệu trên những lĩnh vực khác nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, thuỷ sản… của huyện trong giai đoạn từ 7-10 năm. Từ đó phân tích, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách phát triển ngành những năm qua. Đồng thời xác định cơ cấu của từng lĩnh vực

trong ngành để xác định những khâu cần đột phá để đề xuất những giải pháp ƣu tiên tập trung phát triển nhằm tạo nên chuyển biến lớn cho ngành.

Xây dựng chiến lược thông qua phân tích SWOT

Việc đánh giá đầy đủ đặc điểm tình hình của lĩnh vực nông nghiệp địa phƣơng cho phép ta xây dựng một hƣớng đi đúng đắn hƣớng nền sản xuất đến mức độ đa dạng và đạt hiệu quả cao nhất. Song song với nó việc xác lập các mối quan hệ trong một chỉnh thể hoàn chỉnh nhƣ các mối quan hệ với thị truờng sẽ cung cấp cơ sở thông tin cần thiết để xây dựng phƣơng án chiến lƣợc Phát triển nông nghiệp huyện nhà một cách khả thi và hiệu quả. Điều này cho phép phản ảnh trình độ phát triển kinh tế hiện tại và đánh giá khả năng phát triển kinh tế của địa phƣơng. Một phƣơng pháp hiện đại thƣờng đƣợc sử dụng để tổng hợp các vấn đề then chốt mang tính chiến lƣợc của địa phƣơng đó là phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức).

Việc tổng hợp các vấn đề chiến lƣợc then chốt thông qua phân tích SWOT sẽ cho phép các nhà lãnh đạo của địa phƣơng bƣớc đầu hình dung ra những phƣơng án chiến lƣợc có thể áp dụng cho tƣơng lai, qua đó lựa chọn một phƣơng án phù hợp làm cơ sở cho việc xác định các mục tiêu và giải pháp Phát triển kinh tế địa phƣơng nói chúng, kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Phân tích SWOT có thể đƣợc tiến hành dƣới hình thức một cuộc điều tra hoặc sự đóng góp ý kiến của những nhà hoạch định trong lĩnh vực kinh tế lâu năm, có kinh nghiệm ở địa phƣơng.

Qui trình thực hiện phân tích SWOT về Phát triển kinh tế địa phƣơng bao gồm các bƣớc sau đây:

Bước 1 : Tóm tắt các phát hiện về thực trạng phát triển ngành nông

nghiệp của địa phƣơng (điểm mạnh, điểm yếu) và về những tác động từ môi trƣờng bên ngoài đến Phát triển của ngành (cơ hội, thách thức).

Bước 2 : Xây dựng ma trận phân tích SWOT và liệt kê các phát hiện (ở

bƣớc 1) vào các ô tƣơng ứng trên ma trận.

Bước 3 : Hình dung ra các phƣơng án chiến lƣợc bằng cách kết hợp

giữa những điểm mạnh, điểm yếu của địa phƣơng với những cơ hội và thách thức đến từ môi trƣờng.

Bước 4 : Phân tích từng phƣơng án chiến lƣợc để đƣa ra kết luận về

những kịch bản có khả năng phù hợp nhất với sự lựa chọn trong phát triển nông nghiệp của địa phƣơng.

Việc xác định các vấn đề chiến lƣợc then chốt sẽ đƣợc thực hiện khi hoàn thành hai bƣớc đầu tiên của qui trình nêu trên.

Cơ hội

- Xác định các cơ hội cần đƣợc ƣu tiên, cần nắm bắt để tận dụng, khai thác

- Lựa chọn những cơ hội mang tính tiềm năng để xây dựng và phát triển chiến lƣợc lâu dài

Thách thức - Liệt kê những thách thức có ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành - Xác định những thách thức chủ yếu có thể gây ra những cản trở trong quá trình phát triển sắp đến Điểm mạnh

Liệt kê các điểm mạnh có tác động đến quá trình phát triển của ngành:

- Nguồn lực, tài sản, con ngƣời Chiến lƣợc S/O - Lập luận : Tận dụng thế mạnh - Tổng hợp các lĩnh vực hoạt động chính: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

Chiến lƣợc S/T

- Lập luận : Tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục những điểm yếu bên trong

- Các lĩnh vực hoạt động chính :

- Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu - Giá cả, chất lƣợng sản phẩm - Quy trình, hệ thống kỹ thuật

- Cơ hội / rủi ro : - Cơ hội / rủi ro :

Điểm yếu

Những vấn đề đang tồn tại bên trong ngành nông nghiệp mà chúng cản trợ ngành phát triển Chiến lƣợc W/O - Lập luận : - Các lĩnh vực hoạt động chính :

- Cơ hội / rủi ro :

Chiến lƣợc W/T

- Lập luận :

- Các lĩnh vực hoạt động chính :

- Cơ hội / rủi ro :

Hình 2.1. Ma trận phân tích SWOT – khuôn khổ xác lập chiến lược và mục tiêu

Trong quá trình tổng hợp, phân tích cần tập trung vào những nội dung chính sau:

- Đánh giá công tác chuyển dịch cơ cấu triển khai trong những năm qua thông qua hiệu quả do các đối tƣợng mới mang lại, đồng thời xem xét bổ sung những hạn chế trong quá trình chuyển dịch nảy sinh.

- Đánh giá hiệu quả trong quá trình triển khai cơ giới hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện

- Rà soát chƣơng trình kiên cố hoá kênh mƣơng trên địa bàn toàn huyện, đánh giá hiệu quả do chƣơng trình này mang lại

- Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa, công tác xây dựng vùng cây chuyên canh

tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện. Xây dựng, mở rộng liên kết trong các khâu bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

- Đánh giá chƣơng trình betong hoá giao thông nội đồng đã triển khai trong thời gian qua

Và những chƣơng trình trong lĩnh vực nông nghiệp đã triển khai trên địa bàn huyện trong những năm qua.

Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của những chƣơng trình này, đề ra những giải pháp nhằm phát huy những mặt đã đạt đƣợc, khắc phục và tìm ra những giải pháp mới nhằm hạn chế những điểm yếu. Song song với quá trình phân tích trên, kết hợp xử lý số liệu thu thập để lƣợng hoá và xây dựng kế hoạch triển khai các chƣơng trình mới.

Ngoài ra, tôi còn sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê, mô hình phân tích các nhân tố, mô hình hóa, đồ thị và các kỹ thuật phân tích khác để phục vụ cho quá trình hoàn thành những nội dung trong luận văn này

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 42)