1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

106 612 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---o0o---PHAN THỊ ÁNH DƯƠNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO NIÊM YẾT TẠI SỞ GIA

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-o0o -PHAN THỊ ÁNH DƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN

TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY NGÀNH

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-o0o -PHAN THỊ ÁNH DƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN

TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY NGÀNH

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS THÂN THỊ THU THỦY

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi từ người hướng dẫn khoa học

là TS Thân Thị Thu Thủy Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực,

nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy

Tp HCM, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Phan Thị Ánh Dương

Trang 4

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

Danh mục từ viết tắt

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa đề tài 2

6 Kết cấu luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ SUẤT SINH LỢI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO 4

1.1 Tổng quan về tỷ suất sinh lợi công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo 4

1.1.1 Khái niệm tỷ suất sinh lợi 4

1.1.2 Ý nghĩa tỷ suất sinh lợi 5

1.1.3 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return On Asset - ROA) 5

1.1.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity- ROE) 8

1.2 Các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo 10

1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu sự tác động các yếu tố nội tại đến tỷ suất sinh lợi công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo 16

1.4 Các nghiên cứu về các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty trên thế giới 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21

Trang 5

NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM 22

2.1 Các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM 22

2.1.1 Giới thiệu các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM 22

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM 25

2.2 Thực trạng tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM 29

2.2.1 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản 29

2.2.2 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 31

2.3 Các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 32

2.4 Phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 38

2.4.1 Mô hình nghiên cứu 38

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 39

2.4.3 Dữ liệu nghiên cứu 40

2.4.4 Giả thuyết nghiên cứu 40

2.4.5 Kết quả nghiên cứu 42

2.4.6 Kiểm định mô hình 45

2.5 Đánh giá sự tác động các yếu tố nội tại đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM 51

3.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 51

Trang 6

khoán TP.HCM 53

3.2.1 Giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn 53

3.2.2 Nâng cao trình độ quản trị tài chính 55

3.2.3 Sử dụng vốn hiệu quả 55

3.2.4 Mở rộng quy mô công ty 57

3.2.5 Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản 58

3.2.6 Tìm kiếm cơ hội phát triển kinh doanh 59

3.2.7 Các giải pháp khác 59

3.3 Giải pháp hỗ trợ 66

3.3.1 Đổi mới thể chế phát triển công nghiệp và xây dựng môi trường kinh doanh có hiệu quả 66

3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực 67

3.3.3 Hỗ trợ công ty trong việc tạo các nguồn lực cần thiết 68

3.3.4 Các hoạt động hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70

KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Chi phí hoạt động bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêmyết tại HOSE giai đoạn 2008-2013

ROA bình quân của một số ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008- 2013ROE bình quân của một số ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2013

Tỷ lệ nợ bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tạiHOSE giai đoạn 2008-2013

Tỷ suất vòng quay tài sản bình quân của các công ty ngành CN CB & CTniêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013

Quy mô công ty của các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại HOSEgiai đoạn 2008-2013

Công thức tính các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

Mô tả các biến ROE, ROA, DR, ASTUR, SIZE, ASTANG, GROWBảng hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Hệ số hồi quyKiểm định mô hìnhĐịnh hướng phát triển ngành CN CB & CT

Trang 8

HOSE giai đoạn 2008-2013Biểu đồ 2.2 ROA bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại HOSE

giai đoạn 2008-2013Biểu đồ 2.3 ROE bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại HOSE

giai đoạn 2008-2013Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ tài sản hữu hình bình quân của các công ty ngành CN CB & CT

niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ tăng trưởng tài sản bình quân của các công ty ngành CN CB & CT

niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013

Trang 9

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hiệu quả kinh doanh

Hoạt động kinh doanh

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Giá vốn hàng bán

Tài sản hữu hình

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và khấu hao trên tổng tài sản

Earnings before interest and tax plus depreciation to total assets

Tỷ số giữa giá trị thị trường của các khoản nợ và vốn cổ phần trên giá tịthay thế cho toàn bộ tài sản (market value of equity plus book value of debt to the bookvalue of assets)

Giá trị thị trường một cổ phiếu trên giá trị sổ sách một cổ phiếu

Dấu ngăn cách chữ số thập phân

Dấu ngăn cách hàng triệu, trăm, đơn vị

Tác động thuận chiều

Tác động nghịch chiều

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việc tìm ra sự tác động của các yếu tố nội tại đến tỷ suất sinh lợi của một công ty làvấn đề mà các nhà điều hành luôn quan tâm Một công ty được xem là hoạt động thànhcông khi có thể kết hợp một cách tối ưu các nguồn lực để tạo ra một tỷ suất sinh lợi caonhất Để làm được như vậy, các nhà điều hành phải nắm rõ được sự tác động của từngyếu tố đến tỷ suất sinh lợi, càng nắm rõ thì các nhà điều hành càng có thể sử dụng mộtcách có hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Ngành CN CB & CT là ngành quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong toàn ngành công nghiệp và được xem là một trong những chỉ tiêu để xem mộtnước là một nước công nghiệp Theo danh sách phân ngành của Sở giao dịch chứngkhoán TP HCM, ngành CN CB & CT có 98 cổ phiếu đang niêm yết chiếm 32% tổng

số cổ phiếu trong toàn thị trường Trong nhóm ngành này có thể kể đến một số ngànhquan trọng như dệt may, giày dép Trong cơ cấu xuất khẩu, nhóm ngành này tiếp tụcgiữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu Qua đây cóthể nhận thấy tầm quan trọng của ngành CN CB & CT trong nền kinh tế Việt Nam Cáccông ty trong nhóm ngành này càng hoạt động kinh doanh hiệu quả thì càng góp phầntạo ra nhiều giá trị gia tăng trong nền kinh tế

Hoạt động kinh doanh của một công ty phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm yếu

tố khách quan và yếu tố nội tại Nếu chỉ đề cập đến yếu tố nội tại bên trong mỗi công tythì cơ cấu nguồn vốn, quy mô tài sản, tăng trưởng công ty sẽ tác động rất lớn đến tỷsuất sinh lợi của công ty Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước cũng đã tập trung phântích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi các ngành kinh tế, riêng ngành CN CB &

CT, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào Vì thế trong phạm vi nghiên cứu, tác giảthực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công tyngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

TP.HCM”

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là phân tích tỷ suất sinh lợi và sự tác động của các yếu tố nộitại đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại Sở giao dịchchứng khoán TP HCM

Từ những phân tích định tính và định lượng đưa ra các giải pháp để phát huy cácyếu tố nội tại tích cực, hạn chế các yếu tố nội tại tiêu cực nhằm nâng cao tỷ suất sinhlợi tại các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

TP.HCM

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Có hai yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi là yếu tố kháchquan và yếu tố nội tại Tuy nhiên đề tài chỉ phân tích sự tác động của các yếu tố nội tạiđến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại Sở giao dịch chứngkhoán TP HCM

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu 98 công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại Sởgiao dịch chứng khoán TP HCM trong khoảng thời gian từ năm 2008-2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp:

+ Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phân tích thống kê, sosánh, mô tả để phân tích tỷ suất sinh lợi ROA, ROE

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính PLS, sửdụng phần mềm Eview 8 để phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợicác công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

5 Ý nghĩa đề tài

Đề tài cung cấp các thông tin cho các nhà quản trị công ty Kết quả nghiên cứu sẽ làcăn cứ cho ban lãnh đạo công ty cân nhắc các yếu tố trong quá trình xây dựng và ra cácquyết định về chính sách quản lí hiệu quả, nhằm giúp công ty đạt được tỷ suất sinh lợicao nhất

Trang 12

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:+ Chương 1: Cơ sở lý luận về tỷ suất sinh lợi và mối quan hệ với các yếu tố nội tạicủa công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo

+ Chương 2: Phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công tyngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán

TP.HCM

+ Chương 3: Giải pháp gia tăng các yếu tố nội tại tích cực nhằm nâng cao tỷ suấtsinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịchchứng khoán TP.HCM

Trang 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ SUẤT SINH LỢI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO

1.1 Tổng quan về tỷ suất sinh lợi công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo 1.1.1 Khái niệm tỷ suất sinh lợi

Các công ty kinh doanh được thành lập với mục đích thu lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh Lợi nhuận là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệuquả hoạt động Lợi nhuận là phần còn lại sau khi đã trừ tất cả các chi phí hoạt động củacông ty Các công ty kinh doanh phải thay đổi để tồn tại, ổn định và phát triển trongmột môi trường năng động, bằng cách đi vào mở rộng quy mô hoạt động trên cơ sởthường xuyên và liên tục để tạo ra đủ lợi nhuận Lợi nhuận là linh hồn của công ty màkhông có thì không thể tồn tại Lợi nhuận có thể được coi như một tấm gương phảnchiếu về hiệu suất hoạt động của các hoạt động kinh doanh

Hầu hết các nhà đầu tư đều nhìn vào số lợi nhuận tuyệt đối để đánh giá hiệu quảhoạt động của công ty vì lợi nhuận chính là báo cáo của kết quả hoạt động năm trước,định hướng phát triển tương lai và là cơ hội cho các dự án đầu tư mới, tuy nhiên lợinhuận tuyệt đối có thể sẽ không phản ánh đúng mức độ hiệu quả kinh doanh vì chỉ tiêunày không chỉ chịu sự tác động của bản thân chất lượng kinh doanh mà còn chịu tácđộng của quy mô kinh doanh, ví dụ như so sánh hiệu quả hoạt động dựa trên lợi nhuậncủa một công ty lớn có mạng lưới kinh doanh rộng với một công ty nhỏ mới ra đời,chắc hẳn lợi nhuận công ty lớn phải nhiều hơn Chính vì thế, để đánh giá đúng đắn kếtquả kinh doanh cần phải sử dụng các tỷ số đo lường tỷ suất sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi là một trong những thước đo lợi nhuận và cũng là một cách để đolường hiệu quả kinh doanh, liên quan đến lượng thu nhập đạt được với nguồn lực sửdụng để tạo ra chúng Do đó tỷ suất sinh lợi được tính bằng nhiều cách tùy vào mốiquan hệ của lợi nhuận với các chỉ tiêu có liên quan

Nhiều nhà phân tích thường sẽ tập trung phân tích tỷ suất sinh lợi thông qua hai loại

tỷ số: tỷ suất lợi nhuận biên tế và tỷ suất thu nhập

Trang 14

+ Tỷ suất lợi nhuận biên tế đại diện cho khả năng của công ty tạo ra lợi nhuận từ doanhthu Tỷ suất này càng cao thì lợi nhuận tạo ra từ doanh thu càng lớn.

+ Tỷ suất thu nhập đại diện cho hiệu quả kinh doanh tạo ra phần thu nhập cho các cổđông sở hữu hay trên tổng tài sản

1.1.2 Ý nghĩa tỷ suất sinh lợi

+ Là chỉ tiêu, thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty, thước đo này chophép so sánh hiệu quả giữa các công ty cùng ngành, xác định khả năng thành công củacông ty

+ Đo lường tính hiệu quả của công tác quản trị ở các khía cạnh kỹ năng, kết hợp cácnguồn lực một cách đúng đắn xây dựng chiến lược kinh doanh thành công

+ Đo lường khả năng sinh lợi cũng như sức mạnh tài chính của công ty Tỷ số này sửdụng kết hợp cả báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán, do đó có thể đánh giá tỷsuất sinh lợi dưới các góc độ khác nhau

1.1.3 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return On Asset - ROA)

ty trong việc sản xuất và bán hàng hóa cũng như dịch vụ cho khách hàng Các nhà quản

lí không sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối để đánh giá giữa hai công ty vì sẽ khôngkhách quan Lợi nhuận nhiều chưa chắc là công ty kinh doanh tốt vì còn phải phụ thuộcvào quy mô công ty, quy mô lớn thì lợi nhuận sẽ nhiều hơn Do đó để đánh giá hiệuquả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, các nhà quản lí sẽ sử dụng tỷ số ROA

ROA được tính theo công thức:

Trang 15

à ả

ế

Ý nghĩa tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROA giúp nhà quản trị thấy được toàn diện trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản.ROA là thước đo hiệu quả đầu tư vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư ROA giúpxác định hiệu quả kinh doanh từ một đồng tài sản ROA cao khẳng định hiệu quả kinhdoanh của công ty có cơ cấu tài sản hợp lí, có sự điều động uyển chuyển linh hoạt giữacác khoản mục tài sản để tạo ra một khoản lợi nhuận cao nhất Nhưng nếu ROA caobất thường thì cũng là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh đang có vấn đề, hoặc làtổng tài sản đang sụt giảm hoặc là lợi nhuận tăng nhanh đột biến, các nhà quản trị cầnxem xét phân tích kĩ những dấu hiệu bất thường đó thông qua việc so sánh ROA giữacác kì hạch toán, đối chiếu với sự dịch chuyển các loại tài sản, các nhà quản trị có thểrút ra nhiều nguyên nhân, dấu hiệu bất thường của hoạt động công ty

Phân tích tỷ suất sinh lời trên tài sản

Trong phân tích tài chính, ROA được chia thành 2 yếu tố là tỷ suất lợi nhuận biên và

và tỷ suất vòng quay tài sản

ROA = Tỷ suất lợi nhuận biên x Tỷ suất vòng quay tài sảnợ

Tỷ suất lợi nhuận biên cho thấy khả năng của một công ty trong việc kiểm tra mứcchi phí liên quan đến doanh thu Bằng cách giữ cho chi phí thấp, một công ty có thểtăng lợi nhuận từ một mức doanh thu nào đó, như vậy làm tăng tỷ suất lợi nhuận biên

Tỷ suất vòng quay tài sản đo lường khả năng của một công ty để tạo ra doanh thu từmột mức độ đầu tư trong tài sản nào đó Lượng tài sản công ty càng bé để tạo ra mộtlượng doanh thu nhất định thì mức vòng quay tài sản càng lớn Mức quay vòng tài sản

Trang 16

đo lường khả năng của công ty trong việc kiểm soát đầu tư trong một doanh thu nhấtđịnh.

Các công ty cải thiện tỷ suất sinh lợi trên tài sản bằng cách tăng tỷ suất lợi nhuậnbiên, tỷ suất vòng quay tài sản hoặc cả hai Tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh sản phẩmtrên thị trường mà các công ty có thể sử dụng linh động các công cụ này

+ Tăng tỷ suất lợi nhuận biên tế: để cải thiện chỉ tiêu này, các nhà quản lí thường nghĩđến kiểm soát chi phí, cắt giảm các chi phí sản xuất nếu có thể hoặc là tăng giá bán đểtăng doanh thu, tuy nhiên phương án này là khó khăn

+ Tăng tỷ suất vòng quay tài sản: Tỷ suất vòng quay tài sản là tổng hợp các tác độngcủa tỷ suất vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tàisản cố định Một công ty sản xuất các sản phẩm mà có nhiều sản phẩm cùng loại thìkhó mà làm tăng lợi nhuận biên được thì các công ty cần phải cải thiện mức quay vòngtài sản như kiểm tra chặt chẽ hàng hóa tồn kho để giảm đến mức thấp nhất thời gianhàng hóa tồn kho, có kế hoạch thu nợ để giảm các khoản phải thu, giảm mức tồn khonguyên liệu, thành phẩm công cụ, loại bỏ các máy móc thiết bị không cần thiết để giảmbớt giá trị tài sản cần thiết để tạo ra doanh thu

ROA được các nhà quản lí công ty sử dụng để chứng minh năng lực lãnh đạo công

ty, họ tìm cách gia tăng lợi nhuận cao nhất và sử dụng ít tài sản nhất Điều này dẫn đếncác quyết định ngắn hạn nhưng có thễ dẫn đến hậu quả không tốt trong dài hạn Theophân tích, các nhà quản lí cắt giảm chi phí thì có thể hy sinh các hoạt động đầu tư trongtương lai như chi phí nghiên cứu phát triển, thay đổi phương pháp khấu hao Điều nàycải thiện được lợi nhuận hoạt động trong kỳ nhưng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm, mất thị phần và giảm khả năng sinh lợi trong tương lai Nhà quản lýcũng có thể cắt giảm chi phí trong năm bằng cách cắt giảm chi phí bảo dưỡng máy mócthiết bị trong năm, điều này cải thiện được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, tuynhiên có thể dẫn đến phải tiêu tốn nhiều chi phí sửa chữa hoặc phải thay thế máy mócthiết bị trong tương lai Hoặc là tìm cách tăng cường thu hồi công nợ phải thu, giảm sốngày bán chịu, giảm hàng tồn kho có thể dẫn đến giao hàng không đúng hạn, không

Trang 17

chủ động trong sản xuất khi thực hiện kế hoạch; không chú trọng trong việc đầu tư tàisản hữu hình có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm có vấn đề, những quyết định này cóthể dẫn đến mất khách hàng trong tương lai.

1.1.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity- ROE)

Khái niệm

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu rất quan trọng với các nhà đầu tư Nó đo lườngthu nhập bằng tiền mà các nhà đầu tư có thể nhận được khi đã đầu tư vào công ty, cácnhà đầu tư sẽ đánh giá chỉ tiêu này và đưa ra quyết định có đầu tư hay không Côngthức tính ROE:

ợố

Ý nghĩa tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ROE là thước đo tốt nhất về năng lực của một công ty trong việc tối đa hóa lợinhuận từ mỗi đồng vốn đầu tư ROE giúp nhà đầu tư có thể đánh giá giữa các công tytrong cùng ngành nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư

Trang 18

ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn chủ sở hữu Tuy nhiênROE quá cao so với ROA, có nghĩa là vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nhiều so với tổng tàisản, như vậy trong tổng cơ cấu nguồn vốn, công ty vay nợ nhiều hơn so với vốn tự có,khoảng cách này càng cao cho thấy sự rủi ro, nguy cơ vỡ nợ của công ty khi hoạt độngkinh doanh gặp khó khăn.

Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần được tách ra thành nhiều yếu tố:

Theo phương trình Dupont

Như vậy, qua khai triển công thức tính, có thể thấy ROE được cấu thành bởi ba yếu

tố chính (1) là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là yếu tố phản ánh trình độquản lý doanh thu và chi phí (2) là tỷ suất vòng quay tài sản là yếu tố phản ánh trình

độ khai thác và sử dụng tài sản (3) là tỷ lệ tổng tài sản/vốn chủ sở hữu, yếu tố phảnánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của công ty

Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, công ty có ba sự lựa chọn cơ bản làtăng một trong ba yếu tố trên Công ty có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nângcao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên; công

ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có,nhằm nâng cao vòng quay tài sản Hay nói một cách dễ hiểu hơn là công ty cần tạo ranhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có; công ty có thể nâng cao hiệu quả kinhdoanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đểđầu tư Nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản của công ty cao hơn mức lãi suất cho vay thìviệc vay tiền để đầu tư của công ty là hiệu quả

Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu ROEcủa công ty qua các năm Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ sốnày qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xuhướng của ROE trong các năm sau

Trang 19

1.2 Các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo

Tỉ lệ nợ

Saad (2010) định nghĩa cấu trúc vốn của công ty là sự kết hợp của vốn chủ sở hữu,

nợ và các chứng khoán lai Tiềm lực vốn thể hiện sức mạnh của công ty, vốn phản ánhkhả năng tự chủ tài chính của công ty để quyết định thành công các chiến lược kinhdoanh Khả năng tự chủ tài chính càng cao thì khả năng thành công của kế hoạch kinhdoanh càng lớn Công ty sẽ chủ động trong việc lựa chọn các mô hình sản xuất sao chohợp lí, tối ưu nhất Quy mô vốn càng lớn thì khả năng thanh toán của công ty càng đảmbảo, có đủ khả năng để khắc phục khó khăn và vượt qua một số rủi ro kinh doanh trongquá trình hoạt động Thông thường, công ty sẽ kết hợp nhiều cách khác nhau giữa vốnchủ sở hữu và nợ tạo ra một cấu trúc vốn riêng biệt, phù hợp với khả năng tài chính Lýthuyết về cấu trúc vốn cũng như mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và tỷ suất sinh lợi làvấn đề đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cũng

có thể là thuận chiều hay nghịch chiều ( Pathirasawam, 2013, p.65)

Lợi ích của việc vay nợ là tiết kiệm được chi phí thuế vì chi phí lãi vay được trừ ratrước khi tính thuế phải nộp (Modigliani & Miller,1963) Bergar (2002) cho rằng giatăng tỉ lệ nợ sẽ làm giảm chi phí đại diện nên nâng cao được hiệu quả kinh doanh Phầngia tăng giá trị của công ty có vay nợ chính là chi phí lãi vay đã được khấu trừ trướcthuế Kết quả này tác động rất lớn đến các giám đốc tài chính, lợi ích của tấm chắn thuếthu hút các công ty sử dụng nợ đến mức cao nhất có thể, tuy nhiên thuế thu nhập công

ty không phải là duy nhất Miller (1976) xem xét ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân,ông giải thích rằng tiết kiệm thuế ròng từ nợ vay của công ty có thể ít hơn hoặc bằngkhông bởi vì thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập từ vốn cổ phần và thu nhập lãivay Sự thấp hơn của thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho thu nhập từ vốn cổphần và thuế thu nhập doanh nghiệp so với thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho lãi vaykhiến cho lợi ích của nợ bị giảm

Trang 20

Như vậy cấu trúc vốn tối ưu trong lý thuyết Modigliani & Miller được xác định lại.

Tỷ trọng nợ trong công ty sẽ được xác định đến khi khoản tiết kiện thuế thu nhập công

ty bằng các khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp Gill, Biger và Mathur (2011) thìkiểm chứng cho thấy tỉ lệ nợ có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận Chirstopher &cộng sự (2006) nghiên cứu cho thấy có sự tác động mạnh của tỉ lệ nợ ngắn hạn và dàihạn đến lợi nhuận, theo đó công ty sử dụng nhiều nợ dài hạn thì tạo ra lợi nhuận ít hơn

so với sử dụng các khoản nợ ngắn hạn

Không giống như lý thuyết của Modigliani & Miller có vẻ như muốn nói rằng công

ty nên vay càng nhiều nợ càng tốt thì lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn trình bày về sựlựa chọn giữa sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu sao cho tổng hòa được lợi ích vàchi phí của mỗi loại nguồn vốn Lý thuyết này cho rằng mỗi công ty sẽ nhắm đến một

tỷ lệ nợ mục tiêu khi cân bằng được giữa tiết kiệm thuế và chi phí phá sản (Myers,1984)

Lý thuyết trật tự phân hạng: Thuyết này nhấn mạnh đến việc sử dụng vốn tự có hay

sử dụng vốn vay bên ngoài Các nhà quản lí sẽ ưu tiên tìm kiếm các nguồn tài chínhbên trong công ty như lợi nhuận giữ lại, nếu nguồn này không đủ, các nhà quản lí sẽtìm các nguồn tài trợ bên ngoài như vay nợ và cuối cùng thì mới phát hành cổ phiếu

Do đó theo lý thuyết trật tự phân hạng, một công ty muốn tạo ra được nhiều lợi nhuậnthì công ty đó phải tạo ra thu nhập lớn để giữ lại nhằm hạn chế việc vay nợ trong cấutrúc vốn, từ đó các bài nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ và kếtquả hoạt động kinh doanh Titman (1988), Mojumder & Chiber (2004) nghiên cứu chothấy tỉ lệ nợ có mối quan hệ nghịch chiều với lợi nhuận Eriotis & cộng sự (2002) kếtluận rằng khi các công ty sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư cho dự án kinh doanh sẽđem nhiều lợi nhuận hơn là sử dụng các nguồn vốn vay

Một công ty sử dụng đòn bẩy tài chính (liên quan đến sử dụng nợ) làm điểm tựa thìmột thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi lớn hơn trong thu nhập

cổ phần Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi vì làm tăng tính khả biếnhay rủi ro trong lợi nhuận cổ đông Nếu sử dụng đòn bẩy trong hoàn cảnh nền kinh tế

Trang 21

trên đà tăng trưởng, công ty kinh doanh thuận lợi cùng với tác động của việc tiết kiệmthuế làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân giảm Khi đó đòn bẩy tài chính sẽ phóngđại thu nhập cổ đông gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Ngược lạitrong điều kiện kinh tế khủng hoảng, sử dụng đòn bẩy tài chính vượt qua một giới hạnnhất định làm chi sử dụng vốn bình quân tăng, tăng rủi ro tài chính trong khi đó công

ty không thể làm gia tăng tỷ suất sinh lợi để bù đắp các chi phí phải trả, trong trườnghợp này đòn bẩy làm giảm tỷ suất lợi nhuận đáng kể

Tại các công ty Việt Nam thì trong thành phần các khoản nợ phải trả thường nợ vayngân hàng là chủ yếu vì các thị trường vay nợ khác như trái phiếu chưa phát triển chothấy sự phụ thuộc khá lớn của các công ty vào kênh tín dụng ngân hàng Do vậy đốivới các công ty ngành CN CB & CT có đặc điểm sử dụng nhiều vốn lưu động tức làthường xuyên sử dụng đòn bẩy tài chính nên khi có sự biến động lớn về lãi suất chovay làm gia tăng chi phí vốn Do vậy công ty cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả cácnguồn vốn sao cho đòn bẩy sẽ gia tăng được tỷ suất lợi nhuận

Như vậy việc chọn lựa một cấu trúc vốn phù hợp hay sử dụng đòn bẩy tài chínhđúng lúc sẽ giúp các công ty tối thiểu hóa chi phí vốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận côngty

Tỷ suất vòng quay tài sản

Ezeamama (2010) định nghĩa tỷ suất vòng quay tài sản là số lần giá trị tài sản được

sử dụng để tạo ra doanh thu bán hàng Pandey (2010) tỷ số này thể hiện được năng lựccủa công ty trong khả năng tạo ra doanh thu bằng tất cả các nguồn lực sẵn có Ngoài racũng thể hiện được cách quản lí và sử dụng tài sản của công ty như thế nào

Trong công thức phân tích ROA và ROE thì tỷ suất vòng quay tài sản hay hiệu suất

sử dụng tài sản đều được đề cập đến Tỷ số này càng cao cho thấy việc sử dụng tài sảnđang rất hiệu quả vì đã tạo nhiều lợi nhuận Do vậy tỷ suất vòng quay tài sản càng lớn

có thể dự đoán được tỷ suất sinh lợi trên tài sản hay tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữutăng tạo ra mối quan hệ đồng biến

Quy mô công ty

Trang 22

Một trong những đặc điểm của ngành công nghiệp là giải thích lợi nhuận thông quanghiên cứu quy mô công ty (Vaijayanthimala & Vijayakumar,2014) Quy mô công ty

là yếu tố căn bản để giải thích hiệu quả kinh doanh (Nunes & Serrasqueiro,2008, p 1)

Mô hình lí thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô hay lợi nhuận sẽ tăng dần theo quy

mô Fiegenbaum & Karnani (1991) khẳng định rằng chi phí vốn của công ty nhỏ

thường phức tạp hơn công ty lớn Các công ty nhỏ có thể thay đổi sản lượng theo thờigian để đáp ứng thay đổi điều kiện thị trường và sẽ tốn nhiều chí phí hơn, trong khi đócác công ty lớn ổn định hơn và trưởng thành cần thiết để duy trì tương đối mức sảnlượng không đổi, thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảmdần theo mức tăng của sản phẩm Quy mô công ty thể hiện lợi thế cạnh tranh và sứcmạnh thị trường (Chhibber & Majumdar, 1997) Lợi thế kinh tế theo quy mô được giảithích bởi các lí do sau:

+ Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí nhà xưởng, máy móc thiết

bị và một số yếu tố khác để duy trì hoạt động Chi phí cố định không thay đổi theo mứcsản lượng, vì thế nếu quy mô sản xuất càng lớn thì bình quân chi phí cho một đơn vịsản xuất càng thấp, nghĩa là càng nhiều số lượng sản phẩm được tạo ra thì chi phí cốđịnh sẽ giảm từ đó tăng năng suất lao động

+ Hiệu quả của tính chuyên môn hóa: khi quy mô sản xuất công ty tăng đương nhiêncông ty sẽ thuê thêm lao động, các công ty sẽ sắp xếp lao động theo từng công đoạnsản xuất, từng công việc cụ thể nên giải quyết công việc sẽ hiệu quả hơn, góp phần làmgiảm chi phí bình quân

Lee (2009) nghiên cứu 7000 công ty đại chúng tại Mỹ trong khoảng thời gian

1987-2006 cho thấy rằng tỷ suất sinh lợi có mối quan hệ đồng biến với quy mô công ty.Babalola (2013) cũng đưa ra mối quan hệ đồng biến giữa quy mô công ty và ROA khithực hiện nghiên cứu tại các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoánNigeria Tuy vậy Goddard, Tavakoli và Wilson (2005) phân tích các công ty sản xuất

và dịch vụ châu Âu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô công ty và lợinhuận Nunes và Serrasqueiro (2008) chỉ ra không có mối quan hệ giữa quy mô công ty

Trang 23

và lợi nhuận tại các công ty lớn của Bồ Đào Nha nhưng lại có mối quan hệ đồng biếngiữa hai yếu tố này tại các công ty nhỏ và vừa.

Tỷ lệ tài sản hữu hình

Tỷ lệ tài sản hữu hình cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu suất sảnxuất của công ty Việc sử dụng tài sản hữu hình tạo ra các chi phí hoạt động cố định màchính các loại chi phí cố định là điểm tựa cho đòn bẩy kinh doanh Một thay đổi trongdoanh thu sẽ được phóng đại thành một thay đổi lớn trong lợi nhuận trước thuế và lãivay (EBIT) Các công ty có sử dụng đòn bẩy kinh doanh cao cũng được xem là có khảnăng biến động lớn khi nên kinh tế có biến động và chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kìkinh doanh Trong những khoảng thời gian tốt đẹp, một đòn bẩy kinh doanh cao có thểgiúp tăng lợi nhuận, nhưng các công ty có chi phí gắn chặt trong máy móc, nhà xưởng,nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điềuhành sản lượng Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể rơi tự do.Các lập luận phổ biến ủng hộ mối quan hệ tích cực giữa tài sản hữu hình và hiệusuất công ty Mackie (1990) kết luận rằng một công ty với một phần lớn là nhà máy vàthiết bị hay còn gọi là tài sản hữu hình mà tài sản đó dựa trên vay nợ thì có khả năng vàảnh hưởng đến hiệu suất công ty tùy vào điều kiện kinh tế vĩ mô và tình hình kinhdoanh của công ty mà có mối quan hệ thuận chiều hay nghịch chiều với tỷ suất lợinhuận

Các công ty sản xuất như ngành CN CB & CT thường cần nhiều tài sản hữu hìnhhơn các công ty chuyên về phân phối và dịch vụ Tài sản hữu hình chiếm phần nhiềutrong bảng cân đối kế toán, tuy nhiên nó có tính thanh khoản kém Do vậy các công tykhi đã sử dụng đòn bẩy kinh doanh thì cần chú ý sử dụng tài sản thật hiệu quả, tăngnăng suất làm việc của tài sản sao cho tạo ra nhiều doanh thu nhất

Tăng trưởng công ty

Tăng trưởng là phần trăm thay đổi trong tổng tài sản của công ty giữa hai năm liêntiếp (Alkhatib, 2012) Một sự gia tăng của tổng tài sản được coi là dấu hiệu của sứcmạnh tài chính Sự tăng trưởng cũng được miêu tả như một tài sản vô hình của công ty

Trang 24

nhưng khó mà có thể dự đoán trước được Tăng trưởng thể hiện việc cung cấp cácnguồn tài chính công ty để đạt được mục tiêu bằng cách tăng quy mô lợi nhuận củacông ty, kích thích hiệu quả quản lý tài sản để dẫn đến một tỷ lệ sản lượng vốn thấphơn và cho một tỷ suất lợi nhuận cao hơn do vậy, tăng trưởng có thể có liên kết tíchcực với khả năng sinh lợi.

Greiner (1972) cho rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng công ty và lợi nhuận có thể

là đồng biến hoặc nghịch biến Một mặt, tăng trưởng góp phần tạo nên các bước độtphá cho công ty, muốn tăng trưởng nhiều thì cần phải tạo ra nhiều các cơ hội hợp tác

mà điều này trong thời gian ngắn khó mà có thể đạt được từ đó làm giảm lợi nhuận.Mặt khác, tăng trưởng càng lớn có thể tạo ra nhiều lợi nhuận, kết quả là tạo nhiều độnglực cho người lao động vì họ có thể nhận được phần thưởng xứng đáng trong tương lai.Kết quả nghiên cứu của Greiner (1972) tại các công ty Bồ Đào Nha đó là có mối quan

hệ thuận chiều giữa tăng trưởng và lợi nhuận và ủng hộ ý kiến cho rằng hiệu quả củatăng trưởng đến lợi nhuận phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của chủ công ty độngviên khích lệ nhân viên Nếu các khích lệ tạo ra hiệu quả nhiều hơn là các mâu thuẫnhay xảy ra giữa chủ sở hữu và nhân viên chắc chắn rằng tăng trưởng sẽ tạo ra nhiều lợinhuận

Đối với các công ty ngành CN CB & CT thì tăng trưởng trong kinh doanh là bước

đi quan trọng tạo điều kiện cho công ty có thể kiếm được lợi nhuận, tích lũy để pháttriển trong tương lai, các ngành sản xuất tạo ra sản phẩm thì càng có nhiều cơ hội bánsản phẩm hay nói cách khác là có nhiều hợp đồng cung cấp sản phẩm là điều cực kìquan trọng, sản xuất và bán được sản phẩm là mục tiêu cuối cùng của các công ty Vàsau đó lợi nhuận cũng sẽ là nguồn cung cấp các khoản tiền cho các cơ hội kinh doanhtiếp theo, từ đó công ty có thể tiếp tục phát triển bằng cách tận dụng các lợi thế kinh tếcủa công ty về quy mô, sản phẩm đặc trưng và năng lực cạnh tranh Như vậy tăngtrưởng và lợi nhuận có tác động qua lại lẫn nhau tạo ra động lực để phát triển công ty

Trang 25

1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu sự tác động các yếu tố nội tại đến tỷ suất sinh lợi công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo

Trong hoạt động của công ty ngành CN CB & CT có nhiều khía cạnh để phân tích,trong đó tỷ suất sinh lợi là một trong những tỷ số quan trọng có chức năng kiểm tra,đánh giá việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện những khả năng tiềmtàng trong hoạt động kinh doanh từ đó cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh vàphòng ngừa rủi ro, cho phép các nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sứcmạnh cũng như những hạn chế trong công ty, trên cơ sở này công ty sẽ xác định đúngmục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả Do đó việc nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi là điều cần thiết Bởi vì:

Sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ suất sinh lợi là do nhiều yếu tố ảnh hưởng Nếu

có sự biến động bất thường thì ban lãnh đạo công ty cần phải biết nguyên nhân biếnđộng Khi biết được lí do thì ban lãnh đạo sẽ có các giải pháp kịp thời, hiệu quả nhằmngăn chặn các yếu tố đang làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận hay tiếp tục phát huy cácyếu tố đang tạo ra lợi ích chung của công ty

Có hai nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất sinh lợi của công ty đó là yếu tốkinh tế vĩ mô và yếu tố nội tại của công ty Nghiên cứu về môi trường vĩ mô nhằmđánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của công ty và sự tác động của các yếu tố môitrường như chính trị, kinh tế, xã hội… đối với công ty Khi nền kinh tế phát triển tốt thìhoạt động công ty có xu hướng đi lên và ngược lại khi kinh tế giảm sút thì hoạt độngcông ty đi xuống Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì

có thể dự báo được xu thế phát triển chung của công ty Tuy vậy, để một công ty hoạtđộng thực sự có hiệu quả thì các yếu tố nội tại của công ty mới là yếu tố quyết định.Tìm hiểu các nghiên cứu thế giới liên quan phân tích đến tỷ suất sinh lợi của các công

ty sản xuất thì các yếu tố như cấu trúc vốn, tăng trưởng công ty, tỷ suất vòng quay tàisản thật sự có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Đặc điểm của các công ty ngành

CN CB & CT của Việt Nam cũng không ngoại lệ, việc phụ thuộc vào vốn vay, cách kếthợp các nguồn lực sẵn có để tạo ra hiệu suất kinh doanh cao nhất Trong các yếu tố

Trang 26

này, mỗi yếu tố sẽ có mức độ tác động khác nhau, có mối quan hệ lẫn nhau, nếu chỉđánh giá riêng lẻ từng yếu tố thì sẽ không thể đánh giá chính xác được sự tác động, làmsai lệch bản chất vì sự tác động của yếu tố này có thể sẽ khác đi khi có thêm một yếu tốcũng tác động đến tỷ suất sinh lợi.

Ngoài ra với sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và cácthị trường tài sản khác thì việc phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi củacác công ty ngành CN CB &CT đã cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của mộtcông ty, là cơ sở quan trọng phục vụ cho đối tượng sử dụng kết quả phân tích đưa raquyết định hợp lý trong các vấn đề chủ yếu sau:

+ Giúp các cơ quan quản lý ban ngành nhà nước nắm được tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh và giá trị của lĩnh vực CN CB & CT để có chính sách quản lý, điềuhành, định hướng phát triển của ngành này trong tương lai

+ Giúp công ty có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh

+ Là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông của công ty khiphân chia cổ tức, góp vốn

+ Là cơ sở cho các tổ chức và cá nhân đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyểnnhượng các loại chứng khoán do công ty phát hành trên thị trường chứng khoán cũngnhư là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh công ty

1.4 Các nghiên cứu về các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty trên thế giới

Nghiên cứu của Adewale &Ajibola, 2013

Mục đích nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hiệu quảkinh doanh trong đó chủ yếu phân tích yếu tố cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh thông qua tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Mẫu nghiên cứu là 5 công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeriatrong khoảng thời gian 2002-2012 Các công ty này đều hoạt động lâu năm, số lượnglao động lớn và chất lượng sản phẩm tốt so với các công ty khác

Trang 27

Tác giả sử dụng kĩ thuật hồi quy dữ liệu chéo (PLS) để ước lượng các hệ số trongtừng mô hình hồi quy.

Mô hình như sau:

ROE=α+β1DR+β2ASTUR+ β3SIZE +β4ASTANG + β5GROW + eTrong đó

ROE: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

DR: tỷ lệ nợ

ASTUR: tỷ suất vòng quay tài sản

SIZE: quy mô công ty

ASTANG: tỷ lệ tài sản hữu hình

GROW: tăng trưởng công ty

e: sai số

Kết quả nghiên cứu cho rằng

+ Tỷ lệ nợ, tỷ suất vòng quay tài sản và quy mô công ty tác động thuận chiều đến tỷsuất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

+ Tỷ lệ tài sản hữu hình lại tác động nghịch chiều đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sởhữu (ROE), vì các công ty trong mẫu nghiên cứu đã không sử dụng các thành phầntrong tài sản hữu hình một cách hiệu quả để gia tăng tỷ suất sinh lợi

Nghiên cứu của Chinaemerem & Anthony, 2012

Nhóm tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 30công ty phi tài chính Nigeria trong 7 năm từ 2004-2010

Điểm mới của bài nghiên cứu:

+ Ngoài biến phụ thuộc ROE, hai tác giả cũng sử dụng thêm tỷ suất sinh lợi trêntổng tài sản ROA làm biến phụ thuộc để đại diện hiệu quả kinh doanh

+ Thêm vào hai biến mới đó là số năm hoạt động (AGE) và ngành kinh doanh(Industrial sector) là biến giả và các biến độc lập tương tự như nghiên cứu trên baogồm tỷ lệ nợ, tỷ suất vòng quay tài sản, quy mô công ty, tỷ lệ tài sản hữu hình,

Trang 28

Nhóm tác giả thiết lập hai mô hình để kiểm tra sự tác động, điểm khác nhau giữa 2

mô hình là có sự hiện diện của biến giả- ngành kinh doanh đang hoạt động Tác giảnghiên cứu bằng phương pháp OLS với dữ liệu bảng, kiểm định tính dừng (Unit RootTest) của dữ liệu và hiệu ứng cố định hay ngẫu nhiên của mẫu

Kết quả nghiên cứu như sau:

+ Tỷ lệ nợ có mối quan hệ nghịch chiều với ROA

+ Tỷ suất vòng quay tài sản có mối quan hệ thuận chiều với ROA và ROE

+ ROA và quy mô công ty có mối quan hệ thuận chiều nhưng lại không có ý nghĩa,tuy nhiên quy mô công ty và ROE cũng có quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa ở mức1% Tương tự như vậy ROA và số năm hoạt động có mối quan hệ thuận chiều nhưngkhông có ý nghĩa, số năm hoạt động và ROE có quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa ởmức 1%

+ Tỷ lệ tài sản hữu hình và ROA có mối quan hệ nghịch chiều ở mức ý nghĩa 1%,đối với ROE thì tỷ lệ tài sản hữu hình có mối quan hệ thuận chiều nhưng không có ýnghĩa

Hơn thế, khi tác giả đưa vào các biến giả ngành nghề kinh doanh thì kết quả đều chothấy các ngành kinh doanh như thức ăn nước uống, thuốc lá, hóa chất, in ấn, xây dựngđều có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả kinh doanh như vậy các ngành này thật sự

là đáng để đầu tư và các ngành về máy móc, thiết bị văn phòng, vật liệu xây dựng, vảisợi thì có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh nhưng không có ý nghĩa

Nghiên cứu của Zeitun & Tian, 2007

Hai tác giả cũng nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh Mẫunghiên cứu gồm 167 công ty của Jordan trong khoảng thời gian 1989-2003, niêm yếttrên thị trường Amman Các công ty thuộc 16 lĩnh vực ngành kinh tế trừ các công tybảo hiểm, ngân hàng, công ty thuộc lĩnh vực tài chính

Điểm mới của bài nghiên cứu:

Trang 29

+ Tiếp cận hiệu quả hoạt động kinh doanh cả hai khía cạnh là thông qua tỷ số tài chính

kế toán (ROA và ROE, PROF) và chỉ số thị trường (Tobin’s Q, MBVR, ) nên có thểđánh giá toàn diện khi phân tích tỷ suất sinh lợi

+ Ngoài các biến như tỷ lệ nợ, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng, tác giả sử dụngthêm các yếu tố có thể tác động đến hiệu quả kinh doanh như thuế, lĩnh vực sản xuấtkinh doanh (16 lĩnh vực), rủi ro chính trị bằng cách sử dụng biến giả

Kết quả nghiên cứu như sau:

+ Mô hình hồi quy sử dụng biến phụ thuộc là ROE không có ý nghĩa, chỉ có biến phụthuộc ROA và Tobin’s Q có ý nghĩa

+ Công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao thì ROA càng thấp, cụ thể nợ ngắn hạntrong cấu trúc vốn càng cao thì làm giảm hiệu quả kinh doanh, tuy vậy nhưng lại có tácđộng thuận chiều đến tỷ số Tobin’Q

+ Cơ hội tăng trưởng chỉ tác động thuận chiều đến ROA, giải thích cho lí do này là khităng trưởng càng cao thì sẽ làm giảm chi phí vốn từ đó tăng tỷ suất sinh lợi trên tài sản+ Quy mô công ty tác động thuận chiều đến ROA và Tobin’s Q Quy mô công ty làmột yếu tố quan trọng quyết định đến tài chính công ty, công ty càng lớn càng có thểtạo ra thu nhập lớn hơn so với công ty nhỏ vì có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, tạo

ra lợi thế cạnh tranh

+ Công ty có tỷ lệ tài sản hữu hình càng lớn thì ROA càng thấp vì các công ty ở Jordanđầu tư quá nhiều vào tài sản hữu hình mà những tài sản này lại không thể làm tăng hiệuquả kinh doanh, hoặc là các công ty này chưa sử dụng hiệu quả các tài sản này

+ Lĩnh vực kinh doanh cũng tác động đến ROA

+ Môi trường kinh tế và rủi ro chính trị cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Giaiđoạn 1990-1992 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước Trung Đông và BắcPhi đã tác động thuận chiều đến hiệu quả kinh doanh Lý do đưa ra là thị trường Jordan

mở rộng đến cả Iraq, vì thế nhu cầu của sản phẩm Jordan cứ thế tăng lên Hơn nữa thunhập của những công nhân Iraq hay các vùng khác của Trung Đông di cư làm tăng cầucủa sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, kéo theo đó là chỉ trong thời gian ngắn tình hình

Trang 30

kinh doanh của các công ty khả quan Tuy nhiên trong thời gian từ năm 2000, vớiphong trào Intifadah xảy ra tháng 9/2000 đã làm sụt giảm tỷ suất sinh lợi, nguyên nhân

là do việc xuất khẩu của các sản phẩm Jordan sang thị trường các nước dải Gaza giảmhơn 16%, và cũng ảnh hưởng đến du lịch và cả đầu tư tại Jordan

Như vậy qua ba bài nghiên cứu các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi trên thếgiới ,có thể nhận thấy được các tác giả sử dụng một trong hai phương pháp đo lường tỷsuất sinh lợi đó là theo các chỉ số kế toán (ROA và ROE) hoặc các chỉ số thị trường (Tobin’s Q) Các biến được sử dụng để quan sát sự thay đổi tỷ suất sinh lợi bao gồm tỉ

lệ nợ, tỷ suất vòng quay tài sản, tăng trưởng công ty, quy mô công ty, tỉ lệ tài sản hữuhình đều phù hợp và có ý nghĩa Các nghiên cứu này sẽ làm nền tảng cho việc lựa chọn

mô hình phù hợp để phấn tích vấn đề này tại các công ty ngành CN CB & CT tại ViệtNam

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày các tỷ số đánh giá tỷ suất sinh lợi của công ty, những yếu tốnội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi Bên cạnh đó, chương này cũng đã đưa ra các bằngchứng thực nghiệp trên thế giới nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố nội tại đến tỷsuất sinh lợi Các kết quả nghiên cứu không đồng nhất nhưng chính các kết quả này sẽgiúp cho bài nghiên cứu này định hướng khám phá nhằm đưa ra kết quả ước lượng phùhợp nhất

Dựa trên cơ sở lí luận chương 1, việc phân tích thực trạng về tỷ suất sinh lợi và phântích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các công ty ngành CN CB & CTniêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM sẽ được trình bày trong chương 2

Trang 31

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN

TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

2.1 Các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM

2.1.1 Giới thiệu các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Một số đặc điểm cơ bản

Ngành CN CB & CT là ngành công nghiệp dùng các nguyên vật liệu để tạọ ra cácsản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu con người Ngành CN CB & CT tạo ra nhiều sảnphẩm không chỉ phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước với cácsản phẩm đa dạng về ăn mặc, thức ăn mà còn phục vụ cho thị trường xuất khẩu đem lạinguồn ngoại tệ về cho quốc gia, làm gia tăng thu nhập quốc gia, đóng góp vào tốc độtăng trưởng GDP

Chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nên việc mua được nguyên liệu với giá thấp

là điều rất quan trọng

Sản phẩm của ngành rất phong phú, đa dạng về chủng loại và chất lượng, phụ thuộcvào tiềm năng nông lâm nghiệp và các ngành khác, trình độ công nghệ của ngành CN

CB &CT, nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng, nên có thể nói ngành CN CB

& CT gắn kết với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệplàm cho ngành này cũng phát triển theo, làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp Điềunày có ý nghĩa rất lớn vì chúng tạo ra đòn bẩy lẫn nhau để các ngành cùng phát triển

Do vậy quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu ngành phụ thuộc nhiều vào quy mô và trình

độ phát triển của sản xuất nông nghiệp

Ngành CN CB & CT có nhiều ưu thế như vốn đầu tư thấp hơn, thời gian thu hồi vốnnhanh hơn, các công trình đầu tư có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng Cụ thể ngành

CN CB & CT chia thành 19 phân ngành tại HOSE

Trang 32

Bảng 2.1: Số lượng công ty ngành CN CB & CT phân theo lĩnh vực kinh doanh

niêm yết tại HOSE

Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

Sản xuất thiết bị điện

Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất

Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

Sản xuất kim loại

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

29,599,189,188,167,147,146,124,084,083,062,042,042,041,021,021,021,021,021,02

(Nguồn: Danh sách phân ngành 2013 tại HOSE)Các công ty tập trung chủ yếu ở các phân ngành như: sản xuất chế biến thực phẩm(29,59%), sản xuất sản phẩm từ cao su plastic, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kimloại khác (cùng chiếm tỷ trọng 9,18%) Trong phân ngành sản xuất chế biến thực phẩmtập trung chủ yếu các công ty chế biến thủy sản, bánh kẹo, đường, đồ uống, có thể kểđến một số công ty như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), công ty cổ phần

Bibica (BBC), công ty cổ phần Kinh Đô (KDC), công ty cổ phần Hùng Vương

Trang 33

(HVG)… Các phân ngành nhỏ chỉ có một công ty niêm yết là chế biến gỗ và sản xuất

từ gỗ, in sao chép bản in các loại, sản xuất đồ uống, sản xuất sản phẩm điện tử, sảnxuất trang phục, sản xuất xe động cơ

Chỉ xét riêng các công ty niêm yết tại HOSE, hiện tại có 98 công ty ngành CN CB

&CT đang niêm yết, số lượng các công ty ngành CN CB & CT chiếm đa số trong tổng

số các công ty đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (32%)

Vai trò của ngành CN CB & CT trong nền kinh tế

Công nghiệp chế biến thực phẩm thúc đẩy nông nghiệp phát triển Do nguồn nguyênliệu chính của ngành là sản phẩm nông nghiệp nên công nghiệp chế biến sẽ đảm bảođầu ra cho sản xuất nông nghiệp, giúp cho các sản phẩm nông nghiệp có nhiều lựachọn mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống, nên tạo động lực cho nông nghiệp pháttriển Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, phát triển CN CB & CT cho phép khaithác các điều kiện hiện có của nông nghiệp, hướng mạnh vào xuất khẩu, để tạo nguồnvốn tích lũy cần thiết cho công nghiệp hóa Bên cạnh đó, còn có tác động tích cực đếnviệc tăng thu nhập cho người nông dân, trực tiếp tạo việc làm cho người nông dân vìngành này vẫn cần nhiều lao động Sản phẩm nông nghiệp thường khó bảo quản, dễ bị

hư hỏng nên cần có hệ thống, các cơ sở chế biến để sơ chế, tinh chế tạo ra các sảnphẩm có tính năng sử dụng cao Giá trị sản phẩm nông nghiệp sau khi chế biến tăng lênrất nhiều so với sản phẩm thô Mặt khác, công nghiệp chế biến làm cho các sản phẩmnông nghiệp trở thành các sản phẩm đa dạng hơn, có tính năng sử dụng mới, có thể vậnchuyển đi xa và cất giữ được lâu hơn Như vậy ngành công nghiệp chế biến đã tạo điềukiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giảm sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian vàkhông gian trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng lựccạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, từ đó tạo điều kiện để nông nghiệp phát triểnmạnh mẽ

Ngành CN CB & CT góp phần đẩy mạnh xuất khẩu Ngành CN CB & CT đã gópphần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm sơ chế, đa dạng hóa mặthàng từ đó làm tăng giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên

Trang 34

thị trường thế giới, tăng kim ngạch xuất khẩu Hiện nay trong cơ cấu hàng xuất khẩu,

tỷ trọng sản phẩm của ngành này chiếm một tỷ trọng đáng kể Nông sản nhiệt đới lànhững thế mạnh của Việt Nam tạo ra lợi thế so sánh của Việt Nam so với nhiều nướctrên thế giới Đẩy mạnh xuất khẩu giúp làm giảm sự thâm hụt của cán cân thanh toán,làm tăng nguồn thu ngoại tệ

Ngành CN CB & CT góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành mà còn có tác động đến nềnkinh tế vì thúc đẩy phát triển các ngành liên quan như nông nghiệp, công nghiệp cơkhí, sản xuất bao bì… Sự phát triển ngành CN CB & CT thu hút được nhiều nguồn vốndân cư, phát huy được tay nghề người lao động, khai thác lợi thế của địa phương, tạođiều kiện cho người nông dân khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn và sức laođộng Trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các công ty trong ngànhbuộc phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, đầu tư vào chiềusâu để hiện đại hóa trang thiết bị, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộkhoa học kĩ thuật, ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản sản phẩm, tạo ra độnglực dây chuyền cho sự phát triển các ngành, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thành các cụmcông nghiệp - dịch vụ nông thôn, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn

Với những vai trò như trên ngành CN CB & CT không những có ý nghĩa lớn về mặtkinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Trang 35

Doanh thu và lợi nhuận gộp

Bảng 2.2 : Doanh thu và lợi nhuận gộp bình quân của các công ty ngành CN CB

& CT niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013

Tỷ lệ tăng

21,1%14,0%26,5%1,1%10,2%(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty ngành CN CB & CT)Doanh thu bình quân của các công ty ngành CN CB & CT đều tăng qua các nămnhưng không đều Năm 2009 tăng 4,5% so với năm 2008 và cứ tiếp tục tăng 25,6 %năm 2010, 28,8% năm 2011, 5,9% năm 2011 và 9,1% năm 2013 Tuy có sự sụt giảm

về tốc độ tăng, nhưng về giá trị tuyệt đối của doanh thu vẫn tăng lên theo các năm thểhiện sự nỗ lực kinh doanh trong giai đoạn này

Tương quan với doanh thu, lợi nhuận gộp cũng tăng qua các năm Đáng chú ý năm

2009, mặc dù doanh thu chỉ tăng 4,5% so với năm 2008 nhưng lợi nhuận gộp tăng hơn21,1%, điều này có thể nói lên giá vốn hàng hóa bán ra thấp, chi phí sản xuất được tiếtkiệm, các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán được giảm đến mức tối đa để tạo ra lợinhuận tối ưu nhất

Chi phí

Trang 36

Bảng 2.3: Giá vốn hàng bán bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêm

yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013

GVHB BQ

1.002.9511.009.0941.299.7021.681.0731.799.9371.958.878

Tỷ trọng GVHB BQ/DTBQ

cả các chi phí nguyên vật liệu và các chi phí liên quan để tạo ra một đơn vị hàng hóa

Lợi nhuận gộp bằng doanh thu trừ giá vốn hàng bán và các khoản giảm trừ Tỷ trọng

giá vốn hàng bán luôn chiếm gần 80% doanh thu của các năm, thể hiện được đặc điểmngành CN CB & CT là nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng nhất, thiết yếu nhất của cáccông ty và phần còn lại là lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 20% doanh thu

Ngoài chi phí giá vốn hàng bán, một công ty còn rất nhiều các loại chi phí để có thểvận hành được dây chuyển sản xuất Các chi phí có thể kể đến như chi phí lãi vay, chi

phí bán hàng, chi phí quản lí công ty được gọi chung là chi phí hoạt động

Bảng 2.4: Chi phí hoạt động bình quân của các công ty ngành CN CB & CT

niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013

Chi phí hoạt động BQ

144.350130.595189.023262.888259.848281.061

Tỷ lệ CPLV BQ/CPHĐ BQ

14,8%15,0%18,4%24,7%24,3%18,9%(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty ngành CN CB & CT)

Trang 37

Trong giai đoạn này, chi phí lãi vay chiếm khoảng từ 14,8% - 24,7% Cao nhất là

năm 2011 với tỷ lệ là 24,7% Điều này có thể được giải thích là do tình hình lãi suất

ngân hàng khá cao nên làm tăng chi phi lãi vay cho các công ty Sau đó, tỷ lệ chi phí lãivay giảm qua các năm 2012, 2013 lần lượt là 24,3%, 18,9%, cho thấy được công ty đã

cố gắng giữ mức chi phí vay không thay đổi hoặc làm giảm chi phí này, lí do có thể

đưa ra là do tình hình kinh tế trong thời gian này khó khăn, các ngân hàng thắt chặt tín

dụng, các công ty khó tiếp cận được nguồn vốn mà nếu tiếp cận được thì chi phí vay

khá cao, vượt ra khỏi khả năng bù đắp chi phí của công ty, các công ty đã cố gắng sản

xuất trong phạm vi năng lực tài chính, sản xuất vừa đủ, ít có kế hoạch mở rộng quy mô

kinh doanh

Lợi nhuận

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêm

yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013

Thông thường sẽ gồm phần lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và lợi

nhuận khác (lợi nhuận đầu tư cổ phiếu, liên kết các công ty, ) Lợi nhuận chủ yếu đến

từ hoạt động kinh doanh chính đó là chế biến và chế tạo, bán sản phẩm, chiếm trên

Trang 38

95% tổng lợi nhuận, cao nhất là năm 2012 gần 97%, năm 2011 là 96,7%, năm 2013 là96,2 % và 95,5%, 95,3%, 94,2% cho các năm 2009, 2008 và 2010 Từ đó có thể thấyđược các công ty này đã tập trung vốn chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh

chính, không đầu tư tràn lan vào các lĩnh vực khác

2.2 Thực trạng tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM

2.2.1 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Biểu đồ 2.2: ROA bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại

HOSE giai đoạn 2008-2013

Xu hướng ROA bình quân trong giai đoạn 2008-2013 của các công ty ngành CN CB

& CT niêm yết tại HOSE có xu hướng giảm và chỉ tăng duy nhất trong năm 2009, vàsuy giảm liên tục trong suốt giai đoạn 2009- 2013 ROA bình quân đã giảm từ 9,7%năm 2009, 7,1% năm 2011 và 5,1% năm 2013 Trong hai thành phần cấu thành nên

Trang 39

ROA thì tỷ suất sinh lợi trên doanh thu biến động cùng chiều với ROA và hiệu suất sửdụng tài sản thì có xu hướng giảm ROA năm 2009 tăng lên là do tỷ suất sinh lợi doanhthu bình quân tăng từ 3,8% lên 9,5% và sự sụt giảm tỷ suất vòng quay tổng tài sản từ

1,37 xuống 1,16 Tỷ suất sinh lợi doanh thu bình quân tăng do trong giai đoạn này cáccông ty đã cố gắng tiết kiệm các chi phí sản xuất trong tình trạng kinh tế khó khăn từ

đó làm tăng lợi nhuận, bên cạnh đó hiệu suất sử dụng tài sản giảm có nghĩa là số ngàyvòng quay cho một chu kì sản xuất tăng lên, hàng hóa có thể bị ứ đọng hoặc là các

công ty phải thực hiện chính sách tăng ngày bán gối đầu cho các bên bán, do vậy làmgiảm hiệu suất sử dụng tài sản Năm 2013, ROA chỉ còn là 5,1% do sự sụt giảm của cảhai thành phần tỷ suất sinh lợi doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản bình quân

Bảng 2.5: ROA bình quân của một số ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn

5,4 %9,7 %9,2 %7,1 %5,1 %5,1 %

Nông lâm nghiệp

và thủy sản

18,3 %15,9 %20,1 %24,4 %19,9 %11,9 %

Xây dựng

3,2 %6,6 %7,7 %4,7 %2,7 %1,9 %

Khai khoáng

16,3 %12,6 %22,4 %13,5 %10,3%8,7 %(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các công ty)

So sánh với ROA bình quân của các công ty của một số ngành niêm yết tại

HOSE, ROA bình quân của các công ty ngành CN CB & CT thuộc dạng thấp, chỉ caohơn ngành xây dựng và thấp hơn các ngành khác là khai khoáng và nông lâm nghiệp

thủy sản

Trong khi các ngành khác vẫn duy trì được ROA bình quân tăng trong các năm

2009, 2010, 2011 rồi mới giảm trong các năm 2012, 2013 thì ROA bình quân của các

Trang 40

công ty ngành CN CB &CT thì lại đạt đỉnh vào năm 2009 và suy giảm dần từ 2010 –

2013

2.2.2 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.3: ROE bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại

HOSE giai đoạn 2008-2013

suất sinh lợi trên doanh thu tương tự như xu hướng của ROE bình quân Hiệu suất sử

dụng tài sản thì biến động ngược chiều so với các thành phần khác Cấu trúc vốn tronggiai đoạn này cũng không thay đổi đáng kể, tỷ lệ nợ xung quanh giá trị 48%, cho thấy

sự phụ thuộc khá lớn vào nguồn vay vốn ROE lần lượt qua các năm là 9%, 17%, 17%,14%, 9% và 4% Đóng góp cho đỉnh của ROE năm 2009 là do tăng của tỷ suất sinh lợitrên doanh thu tăng từ 4% lên 9% và giảm hiệu suất sử dụng tài sản từ 8% - 6%

Nhìn lại hai tỷ suất sinh lợi ROE và ROA, có thể nhận thấy ROE trung bình cao hơnROA trong giai đoạn này, cho thấy các công ty sử dụng nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu,điểm này các công ty nên chú ý để điều chỉnh, tránh các nguy cơ vỡ nợ

Ngày đăng: 16/09/2015, 05:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Clyde P. Stickney, Roman L. Weil. Chương 6 Giới thiệu về phân tích báo cáo tài chính. Chương trình giảng dạy kinh tế FullBright, niên khóa 2011-2013. Biên dịch:Kim Dung, hiệu đính Nguyễn Minh Kiều, Tô Đình Khôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương 6 Giới thiệu về phân tích báo cáotài chính. Chương trình giảng dạy kinh tế FullBright, niên khóa 2011-2013
1. Goncalocrespo and richard a.clark, Deloitte (2011). Analyzing the Determinants of Profitability Evidence from European Manufacturers. Tax management transfer pricing report issn 1063-2069, vol .21, No.6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Goncalocrespo and richard a.clark, Deloitte (2011). Analyzing the Determinantsof Profitability Evidence from European Manufacturers
Tác giả: Goncalocrespo and richard a.clark, Deloitte
Năm: 2011
3. Khalid Alkhatib (2012). The determinant of leverage of list companies.Inernational Journal of Business and Social Science Vol. 3 No. 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khalid Alkhatib (2012). The determinant of leverage of list companies
Tác giả: Khalid Alkhatib
Năm: 2012
4. Mohamed M. Tailab ( 2014). Analyzing Factors Effecting Profitability of Non- Financial U.S. Firms. Research Journal of Finance and Accounting.ISSN 2222-1697 (Paper); ISSN 2222-2847 (Online) Vol.5, No.22, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mohamed M. Tailab ( 2014). Analyzing Factors Effecting Profitability of Non-Financial U.S. Firms
5. Mukhopadhyay & Amirkhalkhali (2010). Profitability performance and firm size- growth relationship. Journal of business & Economic research, Volume 8, Number 9, September, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mukhopadhyay & Amirkhalkhali (2010). Profitability performance and firmsize- growth relationship
Tác giả: Mukhopadhyay & Amirkhalkhali
Năm: 2010
6. Muritaiwo Adewale & Oguntade Busola Ajibola (2013). Does capital structure enhance firm performance? Evidence from Nigeria Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muritaiwo Adewale & Oguntade Busola Ajibola (2013)
Tác giả: Muritaiwo Adewale & Oguntade Busola Ajibola
Năm: 2013
8. Pignanelli & Csillag (2008). The Impact of Quality Management on Profitability: An Empirical Study. The flag research journal of internationalconference of the production and operation managemenr soceity.Volume 1,Number 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pignanelli & Csillag (2008). The Impact of Quality Management onProfitability: An Empirical Study." The flag research journal of international
Tác giả: Pignanelli & Csillag
Năm: 2008
9. Vaijayanthimala & Vijayakumar (2014). Determinants of Profitability- An empirical investigation using Indian Cement Industry. IJMT, Volume 4, Issue 12, ISSN 2249-1058 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vaijayanthimala & Vijayakumar (2014). Determinants of Profitability- Anempirical investigation using Indian Cement Industry
Tác giả: Vaijayanthimala & Vijayakumar
Năm: 2014
2. Innocent ,Mary &Matthew, 2013. Financial Ratio Analysis as a Determinant of Profitability in Nigerian Pharmaceutical Industry. International Journal of Business and Management; Vol. 8, No. 8; 2013 Khác
7. Osuji Casmir Chinaemerem & Odita Anthony (2012). Impact of capitalstructure on the financial performance of Nigerian firms. Arabian Journal of Business and Management Review (OMAN Chapter) Vol. 1, No.12 Khác
10. Zeitun, R., Tian, G., (2007), Capital structure and corporate performance:eviden ce from Jordan, Australasian Accounting, Business & Finance Journal, 1(4), p.40-61 Khác
11. Zélia Serrasqueiro (2009).Growth and profittability in Portuguese companies: a dynamic panel data approach. Economic interferences, vol XI, Nr26 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w