Giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1 Giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ nợ tác động (-) đến tỷ suất sinh lợi của công ty ngành CN CB & CT trong giai đoạn 2008-2013, giai đoạn của khủng hoảng kinh tế. Điều này một lần nữa khẳng định khi các điều kiện kinh tế không thuận lợi thì càng sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính càng làm cho tỷ suất sinh lợi giảm sút. Vì vậy để nâng cao tỷ suất sinh lợi của công ty ngành CN CB & CT trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì cần phải giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn bằng cách tăng cường sự tác động tích cực của vốn chủ sở hữu hoặc đa dạng hóa thành phần trong cấu trúc vốn.

Tăng cường sự tác động tích cực của vốn chủ sở hữu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực của các công ty ngày càng sâu rộng cộng với sự phát triển không ngừng của kinh tế thị trường yêu cầu các công ty phải có khả năng cạnh tranh tốt, tiềm lực tài chính vững mạnh. Nhiều công ty ngành CN CB & CT Việt Nam có vốn tự có nhỏ dẫn đến tính tự lực tài chính của mỗi công ty còn thấp, dẫn đến nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh như không chứng minh năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng với khách hàng hoặc không được nắm quyền kiểm soát khi liên doanh với nước ngoài. Sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc dựa vào các tập đoàn kinh tế lớn là bài học lớn đối với các công ty Việt Nam. Các công ty có thể liên kết, hợp tác với nhau trong kinh doanh, các đơn vị có thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết nhờ vậy mà tiềm lực tài chính của công ty có thể tăng lên.

Phân tích nhu cầu vốn ngắn hạn, dài hạn, cân đối với nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, mức độ rủi ro kinh doanh và mục tiêu an toàn cho công ty trên cơ sở đó tìm ra một cấu trúc vốn tối ưu. Điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ phải trả đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu thông qua thanh lí các tài sản không còn sử dụng, tăng tỷ lệ chiếu khấu, ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, tránh tình trạng số ngày các khoản phải thu lại lớn hơn số ngày các khoản phải trả, làm tăng chi phí sử dụng vốn.

Đa dạng hóa cấu trúc vốn của công ty

Một công ty muốn thay đổi cấu trúc vốn thì ưu tiên trước hết là giảm sự lệ thuộc nguồn vốn vay từ ngân hàng thì bản thân của công ty phải làm cách nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất, sử dụng lợi nhuận này làm nguồn tài trợ chính cho các dự án kinh doanh tương lai của công ty thay vì sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài. Công ty cần có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo ra các sản phẩm khác biệt, có chất lượng từ đó tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Chính sự khác biệt này giúp công ty thu hút nguồn cầu, đẩy mạnh với tiêu thụ hàng hóa từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Trong giai đoạn 2008-2013, chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng của công ty ngành CN CB & CT khá cao trên mức 18%/năm cùng với tình hình kinh tế khó khăn đã làm cho các công ty khó mà có được tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức chi phí sử dụng vốn. Vì thế, công ty cần tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn thấp để mà cân bằng giữa lợi ích và chi phí đi vay. Công ty có thể tìm được các nguồn vốn giá rẻ trên thị trường thì trước hết tự công ty phải làm cho chính mình thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư, thuyết phục các nhà đầu tư đem vốn tài trợ cho công ty. Muốn vậy, công ty cần tạo dựng niềm tin lâu dài bằng nhiều cách khác nhau nhất là các công ty cần minh bạch hóa thông tin, các số liệu của báo cáo tài chính phải trung thực, đánh giá khách quan tình hình của công ty, các chiến lược kinh doanh phải khả thi, tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Một dự án kinh doanh càng khả thi, độ rủi ro thấp, tỷ suất sinh lợi cao thì ắt hẳn các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng góp vốn với mức sinh lợi yêu cầu thấp.

Đa dạng hóa thành phần trong cấu trúc vốn với các nguồn tài trợ khác nhau, đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất, giảm bớt tỷ trọng nợ vay từ đó tránh được tình trạng kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản. Một kênh huy động mà các công ty ngành CN CB & CT có thể tiếp cận là hình thức cho thuê tài chính, tuy hình thức này cũng là một hình thức tín dụng dài hạn nhưng cho thuê tài chính gắn chặt với việc trang bị và đổi mới máy móc, công nghệ và mở rộng sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực CN CB & CT. Với đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, nắm rõ các ưu điểm của từng dây chuyền sản

xuất, các công ty cho thuê tài chính có thể tư vấn cho các công ty sự lựa chọn tốt nhất. Như vậy phát triển thị trường cho thuê tài chính sẽ giúp cho công ty đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất sản xuất.

Ngoài các kênh huy động truyền thống đã có như phát hành cổ phần thường, vay tín dụng ngân hàng, công ty nên sử dụng các công cụ tài chính khác. Hiện nay, công ty có thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư vì hiện nay các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động càng nhiều ở Việt Nam. Quỹ đầu tư thường phân bổ vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, góp phần hình thành và ổn định hoạt động của thị trường chứng khoán với tư cách là một thành viên có nguồn tài chính lớn, có kinh nghiệm quản lí và uy tín. Các quỹ này có tiềm lực tài chính tốt, năng lực chuyên môn trong thu thập và phân tích thông tin sẽ giúp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn thông qua thu mua cổ phiếu, tư vấn chiến lược, cải tiến quy trình sản xuất, quản lí nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w