6. Kết cấu luận văn
2.4.4 Giả thuyết nghiên cứu
Tỷ lệ nợ và tỷ suất sinh lợi
Các lí thuyết cấu trúc vốn đưa ra kết luận rằng công ty vay nợ sẽ có lợi ích tấm chắn thuế, chi phí nợ thấp cộng với lợi ích tấm chắn thuế sẽ làm chi phí vốn bình quân (WACC) giảm khi nợ tăng, những công ty có khả năng sinh lợi cao đối mặt với chi phí kiệt quệ tài chính kì vọng thấp hơn và lợi ích tấm chắn thuế cũng giá trị hơn. Tuy nhiên
khi nợ/VCSH tăng, các cổ đông yêu cầu tăng lợi ích của họ nghĩa là chi phí VCSH tăng. Ở mức tỷ lệ nợ/VCSH tăng cao, chi phí nợ cao vì thế có khả năng công ty không trả được nợ. Nhìn lại thực tế của các công ty Việt Nam, các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao tương ứng chi phí sử dụng vốn càng cao, trong giai đoạn 2008-2013, tình hình kinh doanh không được khả quan thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận.
Giả thuyết 1: Tỷ lệ nợ có tương quan (-) với tỷ suất sinh lợi.
Tỷ suất vòng quay tài sản và tỷ suất sinh lợi
Hiệu quả quản lí của ban lãnh đạo có thể được đo lường bằng việc mà họ sử dụng tài sản của công ty để tạo ra lợi nhuận. Tỷ suất vòng quay tài sản là chỉ tiêu tài chính quan trọng đánh giá hiệu quả quản lí tài sản của ban lãnh đạo, vì thế biến này là biến điều chỉnh trong mô hình.
Giả thuyết 2: Tỷ suất vòng quay tài sản có tương quan (+) với tỷ suất sinh lợi
Quy mô công ty và tỷ suất sinh lợi
Thực tế cho thấy công ty có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn công ty có quy mô nhỏ. Các công ty có quy mô lớn đương nhiên sẽ có tiềm lực tài chính, tài sản, áp dụng các công nghệ, kĩ thuật hiện đại nhất, có thương hiệu được nhiều người biết đến và có khả năng khai thác lợi thế theo quy mô, nhằm tối thiểu chi phí đầu vào gia tăng hiệu quả đầu ra, kéo theo là tỷ suất sinh lợi tăng. Các công ty lớn đã được coi là có những thuận lợi nhất định như chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn trên tài khoản của tiếp cận nguồn vốn thị trường và nền kinh tế của quy mô (Sidhu & Bhatia, 1993).
Giả thuyết 3: Quy mô công ty có tương quan (+) với tỷ suất sinh lợi
Tỷ lệ tài sản hữu hình và tỷ suất sinh lợi
Tỷ lệ tài sản hữu hình được xem như một trong yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty liên quan đến sử dụng đòn bẩy kinh doanh. Các công ty trong ngành này không sử dụng quá nhiều vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình chỉ đầu tư vào máy móc, dây chuyền hiện đại. Tuy nhiên trong giai đoạn 2008-2013, nền kinh tế gặp
khủng hoảng, việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh sẽ tạo ra tác động ngược vì làm lợi nhuận giảm.
Giả thuyết 4: Tỷ lệ tài sản hữu hình có tương quan (-) với tỷ suất sinh lợi
Tăng trưởng công ty và tỷ suất sinh lợi
Một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì rất cần nhiều cơ hội hợp tác có thể là hợp tác đầu tư, hợp đồng xuất khẩu… cho dù là hình thức hợp tác nào thì cũng giúp cho công ty càng ngày càng phát triển ở một khía cạnh nào đó. Vì thế một công ty càng có nhiều cơ hội đầu tư thì càng có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận trong tương lai (Zeitun & Tian, 2007). Các nghiên cứu đề cập đến tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi. Khi công ty phát triển nhanh, nắm bắt được cơ hội thì lợi nhuận đạt được cũng gia tăng theo. Do đó chỉ tiêu tăng trưởng được đưa vào mô hình để giải thích sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi
Giả thuyết 5: Tăng trưởng công ty có tương quan (+) với tỷ suất sinh lợi