Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 76)

6. Kết cấu luận văn

3.2.7 Các giải pháp khác

Ngoài các giải pháp đã được đề cập, các công ty ngành CN CB & CT muốn đạt đến mục đích phát triển mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi thì các công ty

cần phải, bảo đảm quy trình sản xuất hoạt động tốt, tạo dựng uy tín công ty thông qua chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và từng bước mở rộng thị trường.

Tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định giúp đảm bảo số lượng, chất lượng và giá cả đầu vào.

Tính chất của ngành CN CB & CT là sử dụng các nguyên vật liệu rồi chế biến chế tạo ra các sản phẩm khác nhau. Do vậy có được một nguồn nguyên liệu đầy đủ, chất lượng là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Đặc điểm của nguyên liệu đầu vào của ngành thường là các sản phẩm nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng nhiểu bởi thời tiết. Để chủ động trong nguồn cung đầu vào, đảm bảo cho các công ty cần có những giải pháp chủ động nhất.

Các công ty có thể khép kín chuỗi sản xuất từ nguyên liệu-chế biến- xuất khẩu. Giải pháp này có thể được áp dụng ở các công ty chế biến thủy sản, các công ty đầu tư vùng nguyên liệu, tự nuôi con giống theo công nghệ hiện đại từ thức ăn, con giống sạch bệnh, xây dựng nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra công ty có thể đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, ngoài các nguyên liệu tự chuẩn bị, các công ty cần liên kết với nông dân, bao tiêu sản phẩm thông qua chính sách thu mua ổn định hay kết hợp với nông dân cùng làm. Một cách khác, các công ty vẫn có thể nhập khẩu để đảm bảo nguyên liệu đầu vào, tuy vậy cách này rất tốn kém chi phí nên cần hạn chế.

Đổi mới công nghệ sản xuất, phát triển công nghệ thông tin

Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay công nghệ chế biến của các công ty còn lạc hậu chủ yếu là hoạt động thủ công sơ chế thực phẩm rồi xuất khẩu, giá trị thặng dư đem lại không cao, do đó các công ty cần đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển công nghệ kĩ thuật cao hiện đại trong tất cả các ngành CN CB & CT là yêu cầu cấp bách hiện nay trong bối cảnh hội nhập ngày nay. Các công ty cần đầu tư các loại máy móc, thiết bị với giá cả phù hợp với khả năng tài chính của công ty, tránh trường hợp vì tiết kiệm các công ty nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng, hết công suất, gây thiệt hại

cho công ty khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng, cần chú ý công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng như tài sản hữu hình khác nhằm tăng tuổi thọ, công suất làm việc của máy móc, đảm bảo chất lượng hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những gián đoạn, hư hỏng trong quá trình sản xuất làm giảm năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm.

Ngày nay công nghệ thông tin có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi công ty. Chủ động thiết lập mạng thương mại điện tử để giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, các công ty nên áp dụng mạng lưới Internet thông qua việc cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, quy định của nước nhập khẩu hàng hóa của từng công ty. Tổ chức tốt hệ thống thông tin nội bộ công ty, xây dựng các ngân hàng dữ liệu phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Công việc này đòi hỏi sự thiết kế tổng thể bao gồm từ các biểu mẫu báo cáo, cách thức lưu trữ, truy cập và xử lý thông tin đến các phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin. Ngoài ứng dụng công nghệ thông tin trong các dây chuyền sản xuất, đảm bảo cho tất cả các hoạt động được ổn định thì các công ty cũng nên tạo dựng các trang web đăng tải thông tin của công ty đến gần hơn với nhà đầu tư, một trang web có đầy đủ thông tin về công ty được cập nhật thường xuyên cũng là một cách minh bạch hóa thông tin để các nhà đầu tư có thể lựa chọn để góp vốn.

Phát triển hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm

Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm hoàn thiện hệ thống đo lường sản phẩm. Phát triển các phương pháp, phương tiện và hệ thống kiểm tra nhanh các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, tinh chế bảo quản thành phẩm về dịch vụ cung cấp đến người tiêu dùng. Phát triển hệ thống bao bì và đóng gói phù hợp với các chủng loại sản phẩm chế biến, cần ứng dụng các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, ISO

9001,… Các công ty cần nghiên cứu các tiêu chí chất lượng sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu nhất là thị trường châu Âu, châu Mỹ nơi mà mỗi thị trường đều có những

tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm khác nhau để các công ty tránh được các tình trạng chất lượng các lô hàng xuất khẩu bị trả về do không đáp ứng các tiêu chí, đó thật sự làm một sự thiệt hại về uy tín cũng như lợi nhuận của công ty. Do vậy các công ty có thể thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm nhằm đưa ra chiến lược sản phẩm một cách hợp lí với mẫu mã đẹp, đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chủ động tạo ra các sản phẩm phù hợp cho các thị trường mục tiêu. Thường xuyên tham gia các hoạt động kiểm tra và tập huấn về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôn trọng và cam kết bảo đảm chất lượng sản phẩm và hỗ trợ cho các chương trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm của công ty.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực

Có thể nói nhân lực là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của công ty với khối óc linh hoạt, sáng tạo của từng cá nhân trong công ty nếu được phát huy tốt thì ắt hẳn công ty sẽ càng ngày kinh doanh hiệu quả hơn. Do vậy việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn là rất quan trọng.

Các công ty cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, lí thuyết đi đôi với thực hành nội quy an toàn lao động, kiến thức cơ bản về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất cho các nhân viên trực tiếp sản xuất, cập nhật các kĩ thuật mới giúp cho người lao động càng ngày càng thạo việc, nâng cao năng suất lao động.

Đối với các bộ phận kinh doanh, các lãnh đạo công ty cần có những khóa bồi dưỡng kiến thức về kĩ năng bán hàng, kĩ năng giao tiếp, ngoại ngữ, vi tính… nhằm nâng cao khả năng đàm phán, khả năng thuyết phục với các đối tác để có được những hợp đồng mua bán thành công.

Xây dựng cơ chế cho phép thuê các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật, các chuyên gia thiết kế mẫu mã mới người nước ngoài nhằm giải quyết các khó khăn cho công ty trong việc thiếu hụt nhân lực có trình độ cao, am hiểu kỹ thuật, công nghệ, thị trường, thị hiếu của thị trường nước ngoài hoặc trong điều hành các dự án mới.

Cần có cơ chế khen thưởng, phúc lợi, các chế độ bảo hiểm nhằm tạo động lực cho người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình trong công việc, tăng năng suất và trung thành gắn bó công việc với công ty. Càng nhiều nhân viên tâm huyết với công ty, qua một thời gian các nhân viên càng thạo nghề, tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân viên mới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Xây dựng năng lực cạnh tranh của công ty để tạo ra một nguồn lực dài hạn. Năng lực cạnh tranh của một công ty được xây dựng trên hai yếu tố chi phí thấp hoặc khác biệt hóa. Đối với năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí thấp các công ty tập trung khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra sản phẩm có chi phí thấp nhất như tiết kiệm chi phí, sử dụng công nghệ hiện đại, động viên khuyến khích người lao động… để nâng cao năng suất lao động nhằm giảm giá thành sản phẩm. Đối với năng lực cạnh tranh dựa trên sự khác biệt hóa thì sự khác biệt có thể là chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, dịch vụ sau khi bán, chăm sóc khách hàng. Do vậy, công ty cần tập trung nghiêm túc đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Phát triển thị trường quốc tế

Ngày 13/1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Đây là thời cơ để ngành CN CB &CT có thêm nhiều cơ hội để phát triển ra thị trường quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của WTO là cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, mở rộng thị trường, thâm nhập vào thị trường của nhau. Đó là cơ hội cho các công ty có được sự lựa chọn thị trường rộng hơn

Các công ty tập trung tăng doanh số, lợi nhuận trên cơ sở khai thác những sản phẩm hiện tại và thị trường hiện tại công ty đã có. Sau đó tập trung xâm nhập thị trường sâu rộng hơn như chuyển từ xuất khẩu sản phẩm từ nội địa sang thị trường đó sang phương thức sản xuất tại chỗ dưới hình thức liên doanh hay đầu tư thành lập công ty.

Trong quá trình tìm kiếm thị trường, công ty cần phải xác định thị trường mục tiêu phù hợp. Hầu hết các sản phẩm của các công ty trong ngành có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế chưa cao. Bên cạnh đó thị trường các nước phát triển có những

yêu cầu rất cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm mà trong điều kiện hiện nay các công ty Việt Nam chưa có khả năng đáp ứng được. Thị trường hiện tại của các công ty trong ngành vẫn là các nước Đông Âu và một số nước Trung Đông. Các công ty cần chú ý đến các nước ASEAN vì có nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam về nhu cầu, thị hiếu sản phẩm, đòi hỏi về chất lượng có thể đáp ứng được đặc biệt là Lào, Campuchia, Myamar. Mục tiêu cao hơn cần nhắm đến là thị trường Châu Âu, Mỹ, các thị trường này luôn đòi hỏi khắt khe về quy trình, chất lượng sản phẩm nhưng sẽ đem lại giá trị gia tăng cao cho Việt Nam.

Vì vậy các công ty cần tiến hành các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thông qua nhiều kênh như siêu thị, triển lãm, hội chợ hay trên internet,…từ đó mở rộng quan hệ cộng đồng, đối tác hình thành hệ thống phân phối trong và ngoài nước, tham gia các hiệp hội ngành nghề nhằm chia sẻ những thông tin về thị trường tạo ra mỗi liên kết trong phân phối sản phẩm, tránh tình trạng mua bán tranh giành lẫn nhau trên thị trường thế giới.

Các công ty có thể đặt cơ sở ở nước ngoài dưới các hình thưc như đại diện thường trú, văn phòng liên lạc, đại diện ủy thác để phát triển thêm đối tác mới. Hình thức này tuy giúp cho công ty tiếp cận được thị trường một cách lâu dài nhưng chi phí khá tốn kém, đôi khi vượt quá khả năng của công ty. Do vậy công ty có thể kết hợp với cơ quan nhà nước ở nước ngoài hay công ty ở nước ngoài trưng bày sản phẩm tại các trung tâm thương mại. Kết hợp với các nhà kinh doanh Việt kiều để đẩy mạnh hàng hóa ra thị trường.

Xây dựng và phát triển thương hiệu

Để đảm bảo sự phát triển bền vững trên thị trường, công ty cần có một thương hiệu có uy tín. Vì cậy các công ty cần chú trọng hơn đến vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Người tiêu dùng có thói quen sử dụng các sản phẩm của thương hiệu có tiếng, thương hiệu càng nổi tiếng, càng được nhiều người biết đến là một lợi thế cạnh tranh vô cùng có giá trị, mang lại những lợi ích vô hình cho tất cả các công ty. Do vậy công ty cần có sự đầu tư hợp lý về nhân lực, tài chính để xây dựng và phát triển

thương hiệu, đăng kí bản quyền thương hiệu. Sau đó các công ty cần có chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng, tài trợ cho các chương trình, mở rộng quan hệ công chúng như từ thiện, hoạt động xã hội để tạo ấn tượng tốt cho thương hiệu, nâng cao vị thế và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Xây dựng được thương hiệu là một quá trình khó khăn và phức tạp, tiêu tốn nhiều công sức và tiền của của công ty. Nhiều công ty sau khi tập trung xây dựng thương hiệu trong một thời gian đã yên tâm với thành công nhất thời, không tiếp tục chăm sóc, duy trì và phát triển thương hiệu. Điều này sẽ khiến thương hiệu không thể lan tỏa vào các thị trường mới, thậm chí là không giữ vững được vị trí hiện tại. Xây dựng thương hiệu đã khó nhưng phát triển thương hiệu mạnh và bền vững lại càng khó hơn nhiều.

Quyền sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là công cụ đắc lực phục vụ cho sự phát triển của các công ty. Tài sản trí tuệ của công ty có vị trí không nhỏ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị Trung Quốc lợi dụng, đã gây thiệt hại không những đến lợi nhuận mà cả uy tín, những bài học từ các vụ việc đã xảy ra trong thực tế, những vụ tranh chấp bản quyền thương hiệu của Café Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre là những ví dụ điển hình để thức tỉnh các công ty còn mơ hồ và chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Do vậy công ty cần nâng cao nhận thức về vấn đề thương hiệu, công ty cần phải biết được nguy cơ cạnh tranh, mất thị phần nếu không có một thương hiệu vững chắc hoặc nếu không được theo dõi quản lí kịp thời thì dễ bị đánh cắp thương hiệu.

Để giải quyết vấn đề này các công ty cần quảng bá thương hiệu rộng rãi qua các phương tiện đại chúng, nhờ các chuyên gia tư vấn cách xây dựng thương hiệu, các công ty cần tham gia các hiệp hội để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, những cách làm thương hiệu hiệu quả. Bên cạnh đó, các công ty cần có một bộ phận chuyên trách vấn đề thương hiệu, lập các chiến lược dài hạn, có kế hoạch theo dõi sát sao và liên tục cập nhật kết quả hoạt động.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w